14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -LM MINH ANH

CHIỀU KÍCH SÂU THẲM CỦA TÌNH YÊU

“Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi!”; “Và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi!”.

Một nhóm các nhà thực vật học khám phá vùng Alps. Qua ống nhòm, họ phát hiện một loài phong lan quý hiếm và đẹp đến mức giá trị khoa học của nó là khôn lường; khổ nỗi, hoa lại nằm dưới khe núi, hai bên là vách đá! Để có nó, ai đó phải thòng mình xuống. Một cậu bé tò mò đang ở gần; họ nói với cậu, cậu sẽ được tưởng thưởng hậu hĩ nếu giúp họ gỡ gốc hoa lên. Nhìn xuống vực, sâu đến chóng mặt, cậu nói, “Tôi sẽ quay lại ngay!”. Một chốc, cậu trở lại, theo sau là một người đàn ông; cậu nói, “Tôi sẽ xuống vách núi, lấy gốc hoa, nếu người này giữ dây. Ông ấy là bố tôi!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay không nói đến chiều sâu của một vách núi, nhưng nói đến ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’. Chúa Giêsu nói đến việc yêu mến Thiên Chúa “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn”, Ngài không chỉ nói đến toàn bộ con người chúng ta; nhưng như cậu bé, Ngài còn nói đến Cha, Đấng mà nhờ Ngài, chúng ta có thể khám phá ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ đó!

Vậy trong thực tế, ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ này trông như thế nào? Thật dễ dàng để điều này trở thành một tư tưởng cao quý hay là chủ đề của những bài diễn thuyết sâu sắc, nhưng sẽ là một thách đố để cho những suy tư hoặc những ý tưởng này trở thành chứng từ cho một cách sống, một hành động. Chúng ta có yêu mến Chúa bằng cả con người mình với tất cả những gì chúng ta có và chúng ta là; bởi lẽ, ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ thể hiện theo nhiều cách. Đó là sự phó thác cho Thiên Chúa, sự đốt cháy của Thánh Thần và sự biến đổi của ân sủng Ngài.

Trước hết, yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn là phó thác cuộc đời chúng ta cho Ngài; đó là một đòi hỏi của tình yêu. Thiên Chúa là Đấng thánh; vì thế, tình yêu dành cho Ngài đòi hỏi chúng ta nhận biết sự thánh thiện của Ngài. Một khi nhận biết Thiên Chúa là ai, chúng ta sẽ tin cậy Ngài hoàn toàn mà không dè giữ; đồng thời, tin cậy Ngài ở một mức độ ‘không mức độ’.

Thứ đến, niềm tín thác này sẽ ‘đốt cháy’ trái tim chúng ta bằng một ngọn lửa yêu mến bên trong. Chúa Thánh Thần là tác nhân của sự nung nấu nội tâm này; Ngài sẽ làm nhiều hơn những gì chúng ta có thể làm cho mình, lớn lao hơn những gì chúng ta có thể nghĩ tới. Thánh Thần sẽ làm cho lửa này bùng cháy, thiêu rụi mọi bất xứng và tẩy luyện chúng ta nên tinh ròng, hầu có được những gì tinh tuyền nhất, thánh thiện nhất. Hãy nhìn xem các thánh, những con người đã được biến đổi; các ngài đã đáp lại tình yêu Thiên Chúa cách tốt nhất. Cuối cùng, điều kỳ diệu sẽ xảy ra là, qua các ngài, Thiên Chúa đã làm những điều vĩ đại trong thế giới. Chúng ta sẽ kinh ngạc trước những gì Thiên Chúa làm; tận mắt chứng kiến ​​sức mạnh tuyệt vời đã biến đổi những con người mà qua các thánh, Thiên Chúa biến đổi họ; và qua chúng ta, Ngài sẽ biến đổi những người khác!

Câu chuyện bà Ruth hôm nay là một minh hoạ cho ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ bên trong đó. Noêmi, một phụ nữ đã yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn; bà quên đi bản thân để cho các nàng dâu tự do lựa chọn đi hay ở. Và rồi, ‘cô Ruth’ cũng đã quên đi chính mình, “Xin mẹ đừng bắt con bỏ mẹ, mẹ đi đâu, con cũng đi theo đó; dân tộc của mẹ là dân tộc của con; Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con!”. Cuối cùng, điều kỳ diệu đã xảy ra, chính ‘cô Ruth’, người phụ nữ ngoại giáo này, sẽ là ‘Bà Tổ’ của Giêsu, Đấng Cứu Thế. Để từ đó, muôn dân có thể cất lên lời ngợi khen, “Ca tụng chúa đi hồn tôi hỡi!” như lời Thánh Vịnh đáp ca hân hoan gọi mời.

Anh Chị em,

Trong lịch sử của Giáo Hội, thế giới không thể phủ nhận đã có những con người yêu mến Thiên Chúa trọn trái tim, trọn cuộc sống và yêu tha nhân như chính mình. Họ đã khám phá ra một ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ nơi Thiên Chúa, hiện sinh nơi Chúa Giêsu, Đấng yêu Chúa Cha, yêu nhân loại hết trái tim, hết trí khôn, hết cuộc sống và nhất là, hết thần tính của Ngài. Một trong những con người nổi bật đáp lại tình yêu Thiên Chúa là Mẹ Maria. Mẹ là mẫu gương đích thực sống ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’ này, Mẹ đã trao vào tay Chúa cả lòng trí, sức lực và tâm hồn; Mẹ được Thánh Thần nung đốt; Thiên Chúa đã làm bao điều kỳ diệu nơi Mẹ và nơi những con người được Mẹ cưu mang. Có vị thánh nào mà không yêu mến Đức Mẹ! Cả chúng ta, hãy níu áo Mẹ và trở nên những Maria thứ hai, để Thiên Chúa cũng có thể làm bao điều kỳ diệu.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con khám phá được ‘chiều kích sâu thẳm của tình yêu’. Từ đó, Chúa có thể làm nơi con và anh chị em con muôn điều kỳ diệu”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 21 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
19:35
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    'Xuan Nguyen' via PSXH>
    Thu, Jul 29 at 8:06 AM
     
     

     

     
     
     
     
     
    GIF AIGLE
     
     
     
     
     
     
     
     

    image.png


     
     
    Kết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gifKết quả hình ảnh cho flying birds gif
     

    Từ thiện

     
     
     
     
     

    Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm, thời gian hay là cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe hay là những hành động trợ giúp tinh thần như an ủi. Từ thiện có thể là hành động của cá nhân hay là một tập thể, cộng đồng, thông qua các Tổ chức từ thiện.

    Từ xưa, từ thiện được xem là căn bản của đạo đức và tình nhân đạo cũng như là một đức tính hay là đức hạnh cần thiết trong nhiều tôn giáo. Trong Kitô giáo, Do Thái giáo, Phật giáoHồi giáo, các giáo dân được khuyến khích thực hiện việc này .

    Butterfly Insect GIF - Butterfly Insect Flowers GIFsbutterfly flowers meadow animated gifpassion-butterfly-gifFlowers Butterfly GIF - Flowers Butterfly GIFsRose Purple GIF - Rose Purple Butterfly GIFsYellow Flower and ButterflyFlowers GIF - Flowers GIFsRoses Butterfly GIF - Roses Butterfly Flowers GIFsYellow flowersWhite Blue GIF - White Blue Flowers GIFsDownload Animated 240x320 «Цветы, дождь,бабочка» Cell Phone Wallpaper. Category: FlowersAnimated Blue Rose & Butterfly
     
    YOU DO IT TO ME : Nhửng gì chúng con làm cho nhửng người nghèo khó thấp hèn nhất củng chính là làm cho TA.
     
     
    image.png
     
     

    CHARITY, HUMAN DIGNITY, UNIVERSAL PEACE, BROTHERHOOD, ONE GOD

     
     Inline image

    TỪ : LOVING KINDNESS is active good will toward to all.

     

    BI : COMPASSION is identifying the suffering of other as one's own.

    HỶ : EMPATHY JOY is the feeling of joy because others are happy even if  one did not contribute to it, it is a form of sympathetic joy.

    XẢ : EQUANIMITY is even mindedness and serenity, treating everyone impartially.
     
     
     
    image.png

    BỐ THÍ, NHẨN NHỊN, TRÌ GIỚI, TỊNH TẤN, THIỀN ĐỊNH, TRÍ TUỆ

     

     
    image.png
     
     
     
    image.png


     
    BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG
    TUY RẰNG KHÁC GIỐNG, NHƯNG CHUNG MỘT GIÀN

     

    nature, riviere, zen, foret, river, woodshttps://1.bp.blogspot.com/-cptchrNd1vE/WAYftYNDAYI/AAAAAAAABjA/Wlk4tjfvyhU-lfn8mXNF7vmkPj09HMpKQCLcB/s1600/gifsanimadosgifemmevimento.blogspot.com.br.gifhttp://www.erct.com/2-ThoVan/NguyeYDuc/00-Video-Menu.htmSee the source imagesunny day sun GIFBlue Creeklandscape GIFriver stream GIF

    QUÀ TÌNH THƯƠNG
    THỰC THI BÁC ÁI, THƯƠNG QUÁ SÀI GÒN ƠI.
     
    bbc one sea GIF by BBCbaja california fish GIF by Monterey Bay Aquariumfish swimming GIFMarine Biology Ocean GIFHappy Fish GIF by BBC Americaaquarium GIFfish GIFGreat Big Story ocean fish earth planet GIFgoldfish GIF
    goldfish GIF
    Có đó rồi mất theo năm tháng
    Chỉ còn tình thương ở lại đời
     
     
    Coffee Heart GIF - Coffee Heart - Discover & Share GIFs
     
     
    image.png
     
     
             Sunset Reflection GIF - Sunset Reflection Lake GIFs  

                

     
     
     
     
     

     

    --
    ************************************

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚ YÊU TÔI-

  •  CHI TRAN

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Chữa người phong cùi.

    25/06 – Thứ Sáu tuần 12 thường niên.

    "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch".

     

    Lời Chúa: Mt 8, 1-4

    Khi Chúa Giêsu ở trên núi xuống, đám đông dân chúng theo Người.

    Có một người cùi đến lạy Người mà thưa rằng: "Lạy Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi được sạch".

    Chúa Giêsu giơ tay ra chạm đến anh ta và phán: "Ta muốn. Anh hãy lành bệnh".

    Tức thì anh ta liền lành khỏi bệnh phong cùi.

    Chúa Giêsu phán bảo anh ta: "Hãy ý tứ, đừng nói với ai. Hãy đi trình diện với tư tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng cho họ biết".

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    SUY NIỆM 1: Nếu Ngài muốn

    Suy niệm:

    Sau Bài Giảng trên núi thì đây là phép lạ đầu tiên của Đức Giêsu

    trong chuỗi mười phép lạ ở chương 8 và 9 của Tin Mừng Mátthêu.

    Người phong chẳng rõ từ đâu đã dám lại gần Đức Giêsu,

    dù lẽ ra anh không được phép làm như thế (Lv 13, 45-46).

    Ai đã nói cho anh về Ngài, ai đã dạy anh bái lạy và khấn xin ?

    ‘Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm tôi được sạch” (c. 2).

    Một lời cầu xin mẫu mực đáng chúng ta suy nghĩ.

    “Nếu Ngài muốn” : anh đặt ý muốn của Đức Giêsu lên trên ý muốn của anh.

    Dù rất muốn được khỏi, nhưng anh vẫn để Ngài tự do làm theo ý của Ngài.

    Chữ “nếu” thật đơn sơ, nhưng nói lên sự phó thác trọn vẹn của anh

    cho ý muốn tốt lành của Đức Giêsu.

    Ngài được tự do muốn hay không muốn, làm hay không làm.

    Đức Giêsu không thấy mình bị áp lực phải chiều theo ý muốn của anh.

    Sau này trong Vườn Dầu, Đức Giêsu cũng dùng chữ “nếu”

    khi nài xin Cha cất chén đắng cho mình.

    “Lạy Cha, nếu có thể được…” (Mt 26, 39. 42).

    Nhưng trong trường hợp này, Cha đã không cất chén Khổ nạn của con.

    “Ngài có thể làm cho tôi được sạch.”

    Anh tin vào quyền năng phi thường từ nơi Ngài,

    quyền năng có thể làm cho những nhơ uế trên người anh biến mất,

    và da thịt anh phút chốc được lành sạch.

    Khi con người tin vào Thiên Chúa như một đứa con thơ phó thác,

    Thiên Chúa sẽ chọn cho con người điều tốt nhất.

    Thái độ phó thác, tuy có vẻ liều lĩnh, vì Thiên Chúa có thể nói không,

    nhưng thật ra lại rất khôn ngoan, vì biết mình sẽ được điều tốt hơn cả.

    “Tôi muốn, anh hãy được sạch” (c. 3).

    Đức Giêsu được tự do để muốn, thoải mái để bày tỏ lòng quảng đại.

    Ngài chẳng những chữa lành bằng ý muốn được nói ra lời,

    Ngài còn làm một điều không cần thiết và bị cấm (Lv 5, 3),

    đó là đưa tay đụng đến người phong.

    Cả tình yêu của Ngài diễn tả qua cái đụng nhẹ đó.

    Da thịt của Ngài chạm vào da thịt không lành lặn của anh.

    Ngài không bị nhiễm uế, trái lại Ngài làm cho anh được sạch.

    Rõ ràng người phong ở rất gần Đức Giêsu và không làm Ngài kinh tởm.

    Đức Giêsu muốn anh trở về với đời sống bình thường,

    hội nhập trở lại với Đền thờ, gia đình và xã hội.

    Vì thế Ngài sai anh đi trình diện với các tư tế và dâng của lễ (c. 4).

    Dù không là người phong, nhưng ai trong chúng ta tránh được ô nhơ?

    Ai trong chúng ta lại không có lần xin Chúa tẩy mình cho sạch?

    Thân xác người phong bị tàn phá và làm cho dị dạng, đáng sợ.

    Chỉ mong tâm hồn chúng ta tránh được bệnh phong.          

     

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa

    in ban cho chúng con ánh sáng đức tin

    để nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,

    nơi khuôn mặt khốn khổ

    của tất cả những người bị thử thách:

    những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn,

    nhưng vì thiếu lời Chúa

    những kẻ khát không chỉ vì thiếu nước,

    nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật,

    công bằng và tình thương

    những kẻ vô gia cư,

    không chỉ tìm kiếm một mái nhà,

    nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương,

    những kẻ bệnh hoạn và hấp hối,

    không chỉ trong thân xác,

    nhưng còn trong tinh thần nữa,

    bằng cách thực thi lời hy vọng này:

    “Điều mà ngươi làm

    cho người bé mọn nhất trong anh em

    là làm cho chính ta.”  (Mẹ Têrêxa Calcutta)

    Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

     

    Suy Niệm 2: Tôi muốn

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Người “mắc bệnh phong tiến lại, bái lạy Người và nói: “Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”. Bệnh phong là bệnh nan y thời ấy. Không ai có thể chữa lành. Bệnh phong giống như người chết. Vì bị khai trừ ra khỏi cộng đoàn. Người bệnh phong này có đức tin mãnh liệt. Chỉ có Chúa mới có thể chữa ông. Chúa Giê-su “giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch”. Chúa là Thiên Chúa của sự sống. Chúa dựng nên sự sống. Không dựng nên sự chết. Chúa muốn sự sống cho con người. Chúa giơ tay đụng vào người bệnh. Bàn tay yêu thương đụng đến chỗ đau yếu nhất. Ngón tay thần linh ban sự sống. Như ngón tay Thiên Chúa chạm vào ngón tay A-đam. Thiên Chúa ban sự sống. Kỳ diệu hơn nữa. Thiên Chúa trả lại sự sống.

    Thiên Chúa muốn sự sống. Nên đã tuyển chọn Ít-ra-en. Nhưng các vua chúa lại phản bội. Làm điều dữ trước mặt Chúa. Nên đi vào con đường sự chết. Xít-ki-gia-hu cũng đi vào đường tội lỗi như vua cha. Nên dẫn đến cái chết. Cái chết của một dân tộc. Tất cả phải đi lưu đày. Chỉ còn “lại một phần dân cùng đinh trong xứ để trồng nho và canh tác”. Vua chết dần mòn vì “vua Ba-by-lon đâm mù mắt vua Xít-ki-gia-hu, lấy hai dây xích đồng xiềng vua lại và điệu về Ba-by-lon”. Chết cả dòng họ. Tuyệt tự. “Chúng cắt cổ những người con của vua Xít-ki-gia-hu trước mắt vua cha”. Không còn sự sống (năm chẵn).

    Áp-ra-ham thờ phượng Chúa nên Chúa ban sự sống qua dòng dõi trường tồn. Ông đã nản lòng. Vì chín mươi chín tuổi mà chưa có con. Ông muốn người quản gia thừa kế. Chúa không đồng ý. Ông muốn đứa con của nữ tỳ thừa kế. “Ước chi Ít-ma-en được sống trước nhan Ngài”. Chúa cũng không chịu. Vì Chúa sẽ ban cho ông người con chính ông sinh ra. “Không đâu! Chính Xa-ra, vợ ngươi, sắp sinh cho ngươi một con trai, và ngươi sẽ đặt tên cho nó là I-xa-ác. Ta sẽ lập giao ước của Ta với nó; đây sẽ là giao ước vĩnh cửu cho dòng dõi nó sau này” (năm lẻ).

    Chúa là Thiên Chúa của sự sống. Chúa muốn ta được sống. Và sống đời đời. Nhưng sự sống chỉ có ở trong Chúa. Hãy ở lại trong Chúa. Bằng tuân giữ Lời Chúa. Như tổ phụ Áp-ra-ham. Ta sẽ ở trong sự sống. Sự sống yêu thương. Sự sống sung mãn. Sự sống trường cửu.

    -------------------------------------------

     


CAM NGHIEM TINH CHUA YEU TOI -

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NIỀM VUI - MỘT DẤU CHỈ CỦA THIÊN CHÚA

     

    Niềm vui không chỉ là một dấu chỉ chắc chắn về cuộc sống thuộc về Thiên Chúa, nó còn là dấu chỉ của một cuộc sống có Thiên Chúa.

     

    Chỉ có một nỗi buồn thực sự, đó là không làm thánh được! Tiểu thuyết gia, triết gia người Pháp, Leon Bloy đã kết thúc quyển tiểu thuyết Người phụ nữ nghèo (The Woman Who Was Poor) bằng câu nói thường xuyên được trích dẫn này. Còn đây là một câu khác của Leon Bloy ít được trích dẫn hơn, nhưng rất hữu ích để giúp ta hiểu lý do vì sao lại buồn khi không được làm thánh! Niềm vui là dấu chỉ chắc chắn về cuộc sống của một tâm hồn có Chúa trong lòng.

     

    Niềm vui không chỉ là một dấu chỉ chắc chắn về cuộc sống thuộc về Thiên Chúa, nó còn là dấu chỉ của một cuộc sống có Thiên Chúa. Niềm vui cấu thành cuộc sống nội tâm có Thiên Chúa. Thiên Chúa là niềm vui. Đây là điều mà chúng ta không dễ gì tin. Vì nhiều lý do, chúng ta thấy thật khó để nghĩ về một Thiên Chúa hạnh phúc, vui vẻ, thoải mái, tự tại và mỉm cười (theo lời Julian thành Norwich). Kitô giáo, do thái giáo, hồi giáo, dù có nhiều khác biệt, nhưng đều có điểm này là điểm chung. Trong nhận thức chung của mình, chúng ta hình dung Thiên Chúa là người nam, độc thân, và thường không hài lòng, thường thất vọng về chúng ta. Chúng ta khó nghĩ Thiên Chúa vui với cuộc sống chúng ta, và quan trọng hơn nữa, Thiên Chúa là Đấng hạnh phúc, vui vẻ, tự tại và mỉm cười.

     

    Sao lại có thể khác được chứ? Kinh Thánh cho chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng tạo ra mọi sự tốt lành và mọi sự tốt lành đều đến từ Thiên Chúa. Mà trên đời này, có sự gì tốt đẹp hơn hạnh phúc, vui vẻ, tiếng cười và vẻ đẹp mang lại sự sống của một nụ cười nhân hậu? Rõ ràng là không. Những điều này cấu thành sự sống thiên đàng và là những gì làm cho cuộc sống trên đời này đáng sống. Chắc chắn chúng phải phát xuất từ Thiên Chúa. Và như thế có nghĩa, Thiên Chúa vui vẻ, Thiên Chúa là niềm vui.

     

    Nếu đúng thế, mà đúng thế thật, thì chúng ta không nên xem Thiên Chúa như một người yêu hay thất vọng, một người chồng hay giận dữ, một người mẹ hay đau lòng, cau mày trước những thiếu sót và phản bội của chúng ta. Đúng hơn, chúng ta phải hình dung Thiên Chúa như người ông, người bà, vui mừng trước cuộc sống và sinh lực của chúng ta, thoải mái với những kém cỏi của chúng ta, tha thứ cho những yếu đuối của chúng ta và luôn mãi nhẹ nhàng dỗ dành hướng chúng ta đến những gì cao đẹp hơn.

     

    Một phần đang ngày càng phát triển trong dòng văn học hiện đại, gợi ý rằng sự hiện diện thuần khiết nhất của tình yêu và niềm vui trên trái đất này không phải là những gì giữa các tình nhân, giữa vợ chồng, hay thậm chí giữa bố mẹ và con cái. Trong những mối quan hệ này, có đủ căng thẳng và sự vị kỷ không thể tránh khỏi và cũng không phải là chuyện lạ lùng gì, và chính chúng làm cho sự thuần khiết và niềm vui của các mối quan hệ này bị phủ lên một màu khác. Nhưng điều này lại không mấy đúng trong quan hệ giữa ông bà và cháu chắt. Mối quan hệ đó ít căng thẳng và vị kỷ hơn, thường là sự hiện diện thuần khiết của tình yêu và niềm vui trên trái đất này. Trong mối quan hệ này, sự phấn khởi tuôn trào tự do hơn, thuần khiết hơn, đẹp đẽ hơn, và phản chiếu thuần khiết hơn những gì nội tại của Thiên Chúa, cụ thể là niềm vui và phấn khởi.

     

    Thiên Chúa là tình yêu, Kinh Thánh cho chúng ta biết như vậy, nhưng Thiên Chúa còn là niềm vui. Thiên Chúa là nụ cười nhân hậu của người ông người bà nhìn ngắm con cháu với niềm tự hào và phấn khởi.

     

    Tuy nhiên, làm sao điều này hợp với đau khổ, với khổ nạn phục sinh, với một Đức Kitô chịu khổ nạn dùng máu và thống khổ để chuộc tội chúng ta? Niềm vui của Thiên Chúa nằm ở đâu trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu đau đớn trên thập giá? Cũng vậy, nếu Thiên Chúa là niềm vui, làm sao chúng ta giải thích biết bao lần cuộc sống của chúng ta, dù chân thành tin tưởng và dâng hiến, lại chẳng cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc, tiếng cười?

     

    Niềm vui và đau đớn không phải là hai thứ bất tương hợp. Hạnh phúc và buồn sầu cũng thế. Đúng hơn, chúng ta thường cảm nhận chúng cùng đi với nhau. Chúng ta có thể rất đau đớn mà vẫn hạnh phúc, cũng như chúng ta có thể không đau đớn, thấy khoái lạc, nhưng lại bất hạnh. Niềm vui và hạnh phúc được khẳng định dựa vào một điều gì đó tồn tại được qua đau đớn, cụ thể là ý nghĩa, nhưng chuyện này không dễ gì hiểu được. Chúng ta có xu hướng mang một ý niệm hời hợt vô ích về cấu thành của niềm vui và hạnh phúc. Với chúng ta, chúng bất tương hợp với đau đớn, thống khổ và buồn sầu. Tôi tự hỏi nếu vào Thứ Sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu đang bị treo trên thập giá, mà có người hỏi “Ngài có hạnh phúc khi ở trên đó không?” thì Chúa sẽ trả lời thế nào. Tôi cho rằng Ngài sẽ nói tương tự thế này. “Nếu ngươi hình dung hạnh phúc theo cách của ngươi, thì câu trả lời là không! Ta không hạnh phúc! Nhất là trong ngày hôm nay! Nhưng giữa những thống khổ Ta trải qua hôm nay, Ta cảm nghiệm được ý nghĩa, một ý nghĩa quá sâu sắc đến nỗi nó bao hàm cả niềm vui và hạnh phúc đi kèm thống khổ. Trong đau đớn, có một niềm vui và hạnh phúc thâm sâu từ việc hy sinh bản thân vì điều này. Cái bất hạnh và thiếu vắng niềm vui như ngươi cảm nhận, là thứ đến rồi đi, nhưng ý nghĩa thì tồn tại mãi trong mọi cảm giác này”.

     

    Biết được thế nhưng chúng ta vẫn không dễ gì chấp nhận Thiên Chúa là niềm vui và là một dấu chỉ chắc chắn về cuộc sống thuộc về Thiên Chúa trong tâm hồn. Tuy nhiên, biết được vậy là một khởi đầu quan trọng để dần dần chúng ta cảm nhận và ý thức thêm về nó.

     

    Có một nỗi buồn thực sự khi không làm thánh. Tại sao lại thế? Vì khoảng cách giữa chúng ta với sự thánh thiện cũng là khoảng cách giữa chúng ta với Thiên Chúa và khoảng cách giữa chúng ta với Thiên Chúa cũng là khoảng cách giữa chúng ta với niềm vui.

    Ronald Rolheiser,

    J.B. Thái Hòa dịch

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - THÁNH GIOAN TIỀN HÔ

  •  
    Chi Tran

     
     
     

    Con đường thiêng liêng của Thánh Gioan Baotixita

    Thánh Gioan Baotixita là ai ?

    Câu trả lời đúng nhất là lời Chúa Giêsu nói về ngài. Phúc âm thánh Luca viết : “Khi những người ông Gioan sai đến đã ra về, Đức Giêsu bắt đầu nói với đám đông về ông Gioan rằng : Anh em đi xem gì trong hoang địa ? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng ? Hẳn là không ! Thế thì anh em đi xem gì ? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng ? Những kẻ áo quần lộng lẫy, đời sống xa hoa thì ở trong cung điện. Thế thì anh em đi xem gì ?  “Một vị ngôn sứ chăng ? Đúng thế đó.“Mà tôi nói cho anh em biết : Đây còn hơn ngôn sứ nữa ! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng : “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến” (Lc 7,24-27).

      

    Theo lời Chúa Giêsu phán trên đây, thì thánh Gioan là vị ngôn sứ, được Chúa sai đi dọn đường cho Đấng Cứu thế.

    Với những tước vị đó và với những trọng trách đó, thánh Gioan Baotixita là một nhân vật có một không hai trong Phúc âm. Lịch sử của ngài cũng minh chứng như vậy.

    Tuy sao, con đường thiêng liêng ngài đã đi không thuộc riêng cho ngài. Nhưng nó là một kho tàng chung. Mỗi người có thể học được nơi ngài một bài học mà mình thấy cần.

    Riêng đối với tôi, bài học mà ngài dạy tôi kỹ nhất để nên đạo đức, đó là biết dùng con đường thời gian của mình.

    Con đường thời gian của thánh Gioan Baotixita chia thành ba giai đoạn :

    - Giai đoạn thứ nhất là thời gian ngài được Chúa đào tạo và tự đào tạo.

    - Giai đoạn thứ hai là thời gian ngài thi hành nhiệm vụ rao giảng.

    - Giai đoạn thứ ba là thời gian ngài hy sinh hiến tế, kết quả của giai đoạn rao giảng.

    Thánh Gioan Baotixita đã biết dùng thời gian một cách khôn ngoan trong từng giai đoạn cuộc đời của ngài.
     

    1/ Giai đoạn thứ nhất là thời gian đào tạo

    Thánh Gioan Baotixita đã biết dùng thời gian để cho Chúa đào tạo  và tự đào tạo mình. Đào tạo bằng lối sống khổ chế, chiêm niệm và vui hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên trong sa mạc yên tĩnh.

    Lối sống đó lấp kín thời gian. Qua lối sống ấy, ngài lắng nghe ý Chúa. Tâm hồn ngài được Chúa kéo về  hướng chân thiện mỹ. Qua nhiều ngày, lối sống đó trở thành thói quen.

    Trong sa mạc, ngài đón nhận được các ơn của Chúa, nhưng rất có thể ngài cũng gặp các chước ma quỷ cám dỗ. Đây là dịp ngài thu lượm kinh nghiệm về những đấu tranh giữa thiện và ác. Muốn cho mình luôn thuộc về sức mạnh sự thiện và thắng vượt được thế lực sự ác, ngài phải tỉnh thức, cầu nguyện, cậy nhờ ơn Chúa. Mỗi thành công là một kinh nghiệm về sự phải từ bỏ tội lỗi, để trở về với Chúa.

    Thời gian đào tạo mình cho ngài thấy : Đào tạo là việc lâu dài. Không sách vở nào thay thế được kinh nghiệm bản thân. Không trường sở nào thay thế được thời gian tập luyện.

     

    2/ Giai đoạn thứ hai là thời gian thi hành nhiệm vụ rao giảng

    Trong giai đoạn này, thánh Gioan Baotixita đã rất tận dụng thời giờ cho nhiệm vụ của mình. Đề tài rao giảng đầu tiên được nêu lên rất rõ. Đó là sám hối, đền tội.

    Về việc sám hối, ngài đòi hỏi phải chịu phép rửa và đền tội bằng những việc bác ái, chia sẻ công bằng. Ngài nói : “Ai có hai áo, thì hãy chia cho người khác. Ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11)… Với những người thu thuế, ngài bảo : “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho mình” (Lc 3,13).

    Tiếp liền với việc sám hối, thánh Gioan Baotixita chuyển sang đề tài đợi chờ Đấng Cứu thế. Đợi chờ bằng thái độ khiêm tốn hạ mình, và tôn vinh Đấng Cứu thế: “Tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Lc 3,16).

    Khi vừa thấy Chúa Giêsu đến từ đàng xa, Gioan Baotixita liền nói“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Ngài quả quyết như vậy, không phải bằng trực giác, mà bằng chứng cớ rõ ràng : Tai ngài đã nghe lời trên trời báo, và mắt ngài đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Đức Kitô (x. Ga 1,31-34).

    Ngài rao giảng với tư cách người làm chứng.

    Ngài rao giảng với lửa thiêng từ nội tâm phát ra. Ngài làm chứng bằng chính đời sống đạo đức khác thường của ngài. Có thể nói : Lời giảng của ngài đã được chuẩn bị từ nhiều năm tháng kết hợp với Chúa.

     

    3/ Giai đoạn thứ ba là thời gian hy sinh hiến tế, kết quả của việc rao giảng

    Trong thời gian này, Gioan Baotixita nếm niềm vui do thành công và nỗi buồn khổ do thất bại. Phúc âm thánh Luca viết : “Nghe Gioan giảng, toàn dân, kể cả những người thu thuế, đều nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng công chính và đã chịu phép rửa của ông. Còn những người Pharisêu và các nhà thông luật thì khước từ ý định của Thiên Chúa về họ, và không chịu phép rửa của ông” (Lc 7,29-30).

    Bị giới đạo đức và thông luật trong đạo khước từ, Gioan Baotixita cảm thấy đau xót.

    Cơn đau đớn càng tăng thêm, khi Gioan Baotixita bị vua Hêrôđê bắt bỏ tù. Cảnh đó xảy ra bất ngờ. Gioan Baotixita đón nhận với lòng phó thác. Thời  gian này, Gioan Baotixita sống đời hiến tế. Sau cùng, ngài hy sinh mạng sống trong đớn đau xác hồn.

    Trong suốt giai đoạn bị thử thách này, Gioan Baotixita dùng thời gian một cách khác. Đó là hết lòng tin cậy vào Chúa, hết lòng quảng đại chịu đau khổ vì Chúa.

    Những suy nghĩ trên đây đưa tôi kết luận này : Thời giờ là vàng. Chúa đã trao cho thánh Gioan Baotixita một số vàng thời gian. Ngài đã dùng số vàng đó để sinh lời lãi. Lời lãi rất lớn, lời lãi rất quý, lời lãi rất nhiều cho Nước Trời.

    Mỗi người chúng ta cũng đã nhận được thứ vàng quý là thời gian. Kẻ nhiều người ít. Chúa đợi chúng ta nộp cho Người số lời lãi phải có. Chúng ta đã sinh lời lãi thế nào ? Điều đó tùy ở sự chúng ta biết dùng thời gian của mình một cách thông minh, theo đúng định hướng hợp ý Chúa.

    Thiết tưởng đây là gợi ý tốt, để chúng ta mừng lễ thánh Gioan Baotixita
    ĐGM GB BÙI TUẦN.

      “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.



     
     
    • 1624492433040blob.jpg
      531.5kB