14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, May 16 at 12:24 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    Cây Thánh giá Chúa Giêsu đã ôm tên trộm ...
     
    Trong một đền thờ ở tỉnh Bayern, Đức, có một Thánh Giá rất lạ: đôi tay Chúa Giêsu không bị đóng đinh giăng ra nhưng lại xoè ra như ôm lấy một vật gì.
    Tại sao thế?
    Số là, theo như lời truyền kể lại, một đêm âm u tối tăm kia, trong khi nhà thờ chỉ có một chút ánh sáng leo lét của cây đèn Nhà Tạm, trong khi mọi cửa nhà thờ đã đóng hết và ông từ đã về nhà nghỉ, thì có một tên trộm đào ngạch, chun vào nhà thờ. Nó chăm nhìn lên Chúa Giêsu bị treo trên Cây Thánh Giá, không phải vì nó tỏ lòng ăn năn đau đớn tội lỗi nó đã phạm làm mất lòng Chúa, nhưng vì nó thấy trên đầu Chúa Giêsu, người ta có đặt một mũ triều thiên bằng vàng chạm ngọc.
    - "Ta sẽ lấy chiêc mũ triều thiên nầy. Ta sẽ giàu có, sung sướng." Nó ngghĩ bụng như vậy.
    Tên trộm trèo lên bàn thờ, vói tay định lấy chiếc mũ triều thiên quý giá trên đầu Chúa Giêsu thì bỗng hãi hùng làm sao, hai bàn tay của Chúa Giêsu cũng rời khỏi hai lổ đinh thâu và ôm choàng lấy tên trộm.
    Bị Chúa ôm thình lình, tên trộm không kịp phản ứng, và dầu rất mạnh, nó vẫn không thể nào vùng vẫy được vì Chúa ôm nó quá cứng. Tên trộm nhìn vào cặp mắt của Chúa. Chúa cũng nhìn nó lại.
    Ba giờ trôi qua! Ba giờ, Chúa Giêsu và tên trộm nói chuyện thì thào với nhau trên Cây Thánh Giá.
    Sau cùng, tên trộm khóc. Nó đau buồn vì đã phạm tội làm mất lòng Chúa. Nó xin xưng tội với Chúa. Nó hứa chừa tội và sửa mình lại. Xưng tội xong, nó ôm chặt lấy Chúa để tỏ lòng ăn năn đau đớn. Lúc đó, Chúa Giêsu lại càng ôm chặt nó hơn nữa...

    ST

     
     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 12 at 1:01 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LÒNG TÍN THÁC 
     
    Có một bà nổi tiếng đạo đức, nhân hậu và luôn bình tâm trước mọi thử thách
    Một bà khác ở cách xa ít dặm, nghe nói thì tìm đến, hy vọng học được bí quyết để sống bình tâm và hạnh phúc. 
    Bà hỏi: 
    - Thưa bà, có phải bà có một đức tin lớn lao? 
    - Ồ không, tôi không phải là người có đức tin lớn lao, mà chỉ là người có đức tin bé nhỏ đặt vào một Thiên Chúa lớn lao.
     
    Hãy tin tưởng phó thác vào Chúa, Ngài sẽ giúp đỡ ta khi ta trông cậy nơi Ngài, không có gì mà Chúa không giúp ta khi ta tín thác nơi Ngài, miễn điều đó hợp ý Ngài.
    Hãy nói với Ngài: "Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa."
    Sưu tầm.
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - YÊU NHƯ THẦY YÊU

  •  
nguyenthi leyen
 
Wed, May 5 at 11:28 PM
 
CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI
 
Ảnh cùng dòng


 

NHƯ THẦY YÊU THƯƠNG

Chúa Nhật 6 Phục Sinh năm B : Ga 15, 9-17

 

Thế giới ngày nay khao khát một tình yêu đích thực. Kitô hữu phải là nhân chứng của tình yêu ấy. Chúng ta không có dịp để chết cho người khác như cha Kônbê, nhưng ta luôn có nhiều dịp để sống cho anh em.

 

Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ

Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu ký thác bí mật cuối cùng là lời di chúc quý báu nhất từ trái tim Ngài:“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Nhưng để yêu như Thầy yêu, thì điều cốt lõi là “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy”.

 

 “Ở lại” là đừng sống xa cách Ngài, đừng ra khỏi Ngài, nhưng hãy sống gắn bó với Ngài mọi nơi mọi lúc, qua mọi việc, như chim liền cánh như cây liền lành. Tất cả các cành cây đều được nuôi sống bằng một dòng nhựa, nên hiệp thông với Chúa khiến ta hiệp thông với nhau.

 

Chỉ có một dòng tình yêu duy nhất luân chuyển: Như Cha đã yêu Thầy, Thầy đã yêu anh em, anh em hãy yêu nhau. Yêu thương là một dòng chảy không ngừng phát xuất từ Cha, nên chúng ta không được biến nó thành ao tù, mà phải làm cho lan tỏa khắp nơi, đến với mọi người trên thế giới. Đức Giêsu muốn toàn thể nhân loại làm thành một cộng đồng tình yêu, không muốn các môn đệ chỉ loay hoay vun quén cho nhau để rồi làm thành một thứ Hội Thánh đóng kín. Vì vậy mà “Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi và sinh được hoa trái”.

 

Yêu thương là điều tự nhiên trong đời sống con người. Ai cũng muốn yêu và được yêu. Tuy nhiên, tình yêu không phải là thứ tình cảm cạn cợt và hời hợt như tình đời. Tình yêu mà Chúa Giêsu mong đợi nơi chúng ta là tình yêu hy sinh quên mình, để đem lại hạnh phúc cho con người. Bởi vậy, ta thấy dễ yêu nhưng yêu không dễ, như lời bài hát:“Đường vào tình yêu có nhiều trái đắng mang tên khổ qua”, hoặc “Trong tình yêu có trăm lần vui có vạn lần sầu”. Các cô họa thêm là: Trong tình yêu có trăm lần thua có một lần huề. Tình yêu là một tiến trình trải nghiệm gian nan nhất, có khi rơi vào tình trạng khổ sở và cay đắng nhất. Chúng ta không gặp tình yêu trong tình trạng đã tốt đẹp và có sẵn để mà hưởng, nhưng phải tập luyện và làm tăng trưởng mãi.

 

Thực tế có nhiều quan niệm về tình yêu, và vì có những quan niệm lệch lạc nên tình yêu bị biến chất, biến dạng, có khi còn biến thái. Trong Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Đức Bênêđictô XVI cho thấy: chưa bao giờ “hai chữ tình yêu” bị lạm dụng như ngày nay. Trong một xã hội chạy theo lợi nhuận và hưởng thụ, nên những người trẻ cũng dễ yêu cuồng sống vội, tình yêu chỉ còn là một thứ chộp giựt. Trong một não trạng xã hội ngày càng tôn vinh thân xác và lạc thú, thì tình yêu trở thành trò đùa, hay thứ hàng hóa để mua bán đổi trao. Trong một xã hội mà người ta chỉ quan trọng vật chất và coi nhẹ giá trị tinh thần, thì tình yêu bị giảm thiểu xuống hàng thứ yếu. Bao nhiêu hỗn loạn phát sinh từ đó, vì đã đánh mất bản chất của tình yêu.

 

Tình yêu không phải là cảm xúc, cảm xúc đến rồi đi, chỉ có tình yêu là ở lại. Cảm xúc có thể là một tia sáng khai mở diệu kỳ, nhưng tổng thể của tình yêu không phải như thế. Tình yêu là một bước tiến vươn lên sự thiện hảo, luôn được đặt trong tiến trình thanh luyện và trưởng thành. Để đạt được mức độ trưởng thành của tình yêu, phải có sự góp phần của toàn thể con người, bằng sự kết hợp mọi khả năng của lý trí, ý chí, tình cảm, không chỉ là những hành động và kiểu cách bề ngoài.

 

Tình yêu không tìm chiếm đoạt mà tìm niềm vui trong sự trao ban, cho dù người khác không đáp trả, không biết ơn, không dễ thương, không xứng đáng. Tình yêu đích thực chỉ ao ước làm điều thiện cho mọi người, coi hạnh phúc của họ quan trọng hơn hạnh phúc của bản thân, dù nhiều khi phải trả giá đắt. Tình yêu có cái giá của nó, là chính thập giá để biểu hiện tình yêu. Chính nỗi đau mới dạy cho chúng ta cách thức yêu thương. Tình yêu như vậy trở thành sự từ bỏ, sẵn sàng trở thành lễ vật tặng ban như chính Chúa Giêsu, Đấng nâng cao chúng ta lên thành bạn hữu, và đã “hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu”.

 

Thế giới ngày nay khao khát một tình yêu đích thực. Kitô hữu phải là nhân chứng của tình yêu ấy. Chúng ta không có dịp để chết cho người khác như cha Kônbê, nhưng ta luôn có nhiều dịp để sống cho anh em. Sống cho anh em là chết cho chính mình: chết qua những hy sinh âm thầm hằng ngày. Chết không đổ máu, nhưng đổ mồ hôi và nước mắt. Chết không chỉ một lần, nhưng chết dần mòn cho hạnh phúc của tha nhân. Kahil Gibran viết: "Bạn cho đi quá ít khi chỉ cho đi của cải. Chỉ khi nào cho đi chính mình, bạn mới thực sự cho đi". Chỉ khi thực sự yêu mến Chúa ta mới biết yêu thương tha nhân. Và chỉ khi thực sự yêu thương tha nhân ta mới nói lên được tình yêu mến Chúa.

 

Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu!
Xin cho con hiểu rằng,
điều làm nên cuộc sống con hôm nay,
không phải là những công trình to tát,
kiến thức uyên bác hay là công trạng,
nhưng là tình yêu thương đầy tràn,
vì mọi sự sẽ qua đi, chỉ tình yêu là ở lại.

 

NHỜ ƠN CHÚA TÁC ĐỘNG, con tận dụng mọi khoảnh khắc,
để sống với với nhau và cho nhau,
vui với người vui, khóc với người khóc,
chia sẻ và cho đi với tất cả tấm lòng.

 

Sống ở đời chỉ có thân phận và tình yêu,
thân phận thì giới hạn mà tình yêu vô hạn,
xin cho con biết sống bằng tình yêu,
là chính Chúa trong tất cả mọi điều.

 

Chúa đã yêu con thật quá nhiều,
mà tình con đáp trả chẳng bao nhiêu,
nên thánh ý Chúa chẳng mấy khi con hiểu,
vì chỉ ham sống theo kiểu của người đời,
lo sao cho danh lợi có thật nhiều,
mà quan trọng nhất là tình yêu con lại thiếu.

 

NHỜ ƠN THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, CON QUYẾT TÂM

KHÔNG chạy theo nhãn hiệu,
kẻo đời con sẽ phải sống kiếp cô liêu,
vì thiếu tình yêu là điều tồi tệ nhất,
là chính ngục thất khiến cho đời tàn úa.

 

ĐỂ CHÚA gột sạch trái tim con nhem nhúa,
để có một tình yêu tinh ròng như Chúa,
biết quên mình và quảng đại hy sinh,
trong mọi nơi mọi lúc sống tận tình,
yêu người như Chúa đã yêu con,
là bằng chứng vẹn tròn con yêu Chúa. 
Amen.

 

Lm Thái Nguyên

 
 

 


 

 

  •  
  •  

 

 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -TĨNH CAO

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, May 10 at 9:43 AM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
    Chúng ta đang sống trong Mùa Đại Dịch Covid-19 đầy lây nhiễm nguy tử và chết chóc.
    Hai ổ dịch lớn nhất và nguy hiểm nhất hiện nay đang hoành hành dữ dội là Ba Tây Nam Mỹ và Ấn Độ Nam Á,
    đang đe đọa lây nhiễm chung một thế giới đã bắt đầu rục rịch sinh hoạt trở lại bình thường về kinh tế lẫn du lịch.
     
    Thậm chí cả những quốc gia, chừng hơn 10 nước tân tiến, trong số 200 nước, may mắn có dồi dào váccin đang chủng ngừa,
    nhưng với những biến chủng càng ngày càng nhiều và càng dữ dội hơn, do tình trạng càng bị lây nhiễm gây ra từ các ổ dịch mới,
    đã khiến các thứ thuốc chủng ngừa trở thành hầu như vô dụng hay ít công hiệu hơn, hoặc cần phải liên tục bổ túc, thậm chí hằng năm...
     
    Biến cố đại dịch covid-19 toàn cầu bất ngờ này quả thật là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử loài người,
    một biến cố chẳng những đã, đang và sẽ tiếp tục gây tác dụng kinh hoàng khiến cả nhân loại, cho dù văn minh đến đâu, 
    cũng bị điên đầu và đảo lộn, loay hoay luống cuống chống đỡ bao nhiêu có thể, đến độ phải cúi mình tuân phục một thứ vi khuẩn li ti chẳng biết gì,
    như nó bảo, qua các khoa học gia, phải giãn cách 6 feet, phải đeo khẩu trang và phải liên tục sát trùng bàn tay, bằng không sẽ biết tay nó, 
    và nó ngăn chặn cấm cản tất cả mọi sinh hoạt trên thế giới: chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, nhất là nó làm cho thế giới càng chia rẽ hơn  bao giờ hết,
    chẳng những về nguồn gốc vi khuẩn corona, mà còn về cả những nỗ lực phòng chống bất nhất lẫn phân phối các thứ thuốc chủng ngừa bất công nữa.
     
    Có thể nói, chưa bao giờ loài người, ở vào một thời điểm văn minh hầu như bá chủ cả không gian lẫn nhân  gian như hiện nay,
    mà lại trở nên đáng thương hơn bao giờ hết, cần đến LTXC hơn bao giờ hết, để có thể thoát được đại dịch cả về thể lý lẫn tâm lý của họ.
    Phải chăng đại dịch covid-19 toàn cầu, không biết đến bao giờ chấm dứt này, là một dấu hiệu kêu gọi từ trời cao "hãy ăn năn xám hối và tin vào Phúc Âm" (Marco 1:15)
    Thế nhưng, Thời Điểm Thương Xót đã bắt đầu từ hồi nào và ở đâu? Từ Chị Thánh Faustina ở Balan từ năm 1931?? hay từ 3 Thiếu Nhi ở Fatima năm 1917???
    Xin mời cộng đồng dân Chúa theo dõi loạt bài chia sẻ trực tuyến online lần đầu tiên trong năm 2021, vào mỗi ngày 13/5, từ Tháng 5 tới Tháng 10, thứ tự như sau:
     
    13/5 Thứ Năm - Fatima: Ơn Gọi Thương Xót
    13/6: Chúa Nhật - Fatima: Trái Tim Thương Xót
    13/7: Thứ Ba - Fatima: Bí Mật Thương Xót
    19/8: Thứ Năm - Fatima: Sứ Vụ Thương Xót
    13/9: Thứ Hai - Fatima: Kinh Nguyện Thương Xót
    13/10: Thứ Tư - Fatima: Sứ Điệp Thương Xót
     
    Lần nào cũng vào lúc 6 giờ chiều California, hay 8 giờ tối Texas, hoặc 9 giờ tối Miền Đông Bắc Hoa Kỳ, và 8 giờ sáng ở VN ngày hôm sau.
    Từng cái link youtube sẽ được gửi sau, một ngày trước ngày chia sẻ từng lần.
    Xin Thánh Mẫu Thương Xót Fatima chúc lành cho 6 buổi chia sẻ trực tuyến về chủ đề: Fatima - Thời Điểm Thương Xót.
     
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpOOX6FG_5BQBw9LLk%2BZZC6X9xbVfwJ%3D9xG8Z-onsm57g%40mail.gmail.com.
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - QUANG VŨ - REMAIN IN MY LOVE

                             “Remain in My Love” (Jn 15:9)    

Living in fast-pace and competitive society, especially during pandemic time, feeling of being lonely and discouraged is an experience for almost everyone once for a while.

The Gospel of Saint John the Apostle for the entire last week including this 6th Sunday of Easter have given all readers a(n) inner joy and peace of heart of Jesus’ words of love and intimacy, “Remain in my Love.” (Jn 15:9).

The question whether I am remained in Jesus and how do I know that I am remain in His Love is repeatedly echoed in my heart. Despite of my intention through prayers and daily life activities to remain in Jesus and His love, I have often felt that I am alone and separated from God’s presence.

Through my prayers, reflection, reading and observation, The Holy Spirit has enlightened me in order for me to remain in God’s presence and love, I have to journey this life not with my own ego-self, but with God’s self in me.

My ego-self is the self of pride, selfishness, competition, cruelness and separateness. God-self in me is the self of love, union, compassion, understanding, listening and cooperation.

God calls me to realize God’s self in me and in others so that we all together can remain in God’s love and live in harmony although we are all diverse.

QUANG VŨ

-----------------------------------------