14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHI TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    Kim Bang Nguyen
     
    Thu, Jun 17 at 2:26 PM
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: KittyThiênKim

    THIÊN CHÚA HIỆN DIỆN
     
    Thiên Chúa có hiện hữu không?  Nếu có, tại sao Ngài dửng dưng với nỗi thống khổ của con người?  Đó là câu hỏi nhiều người thường đặt ra, khi đối diện với đau khổ thử thách trong cuộc đời.  Không dễ đưa ra một câu trả lời cho câu hỏi trên.  Đau khổ là một thực tại gắn liền với cuộc sống con người.  Dù cao sang giàu có đến mấy, con người ta không tránh khỏi đau khổ.  Nếu thoát khỏi đau khổ do thiếu thốn vật chất, thì lại vướng vào đau khổ về tinh thần.  Lời Chúa hôm nay khẳng định với chúng ta: Thiên Chúa luôn hiện diện giữa con người và Ngài sẽ ra tay cứu giúp họ vào lúc Ngài muốn.
     
      Chúng ta còn nhớ rõ buổi chiều ngày 27-3-2020, khi đại dịch Covid-19 đang lên đến đỉnh điểm tại châu Âu và châu Mỹ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự một buổi cầu nguyện chưa từng có trong lịch sử.  Tại quảng trường thánh Phêrô, trong thời tiết mưa và lạnh của Rôma, chỉ mình Đức Thánh Cha với mấy người phụ tá hiện diện.  Đức Thánh Cha đã cùng với cả thế giới Công giáo cầu nguyện cho đại dịch chấm dứt.  Một buổi cầu nguyện đầy cảm xúc.  Trong giờ cầu nguyện này, Bài Tin mừng theo Thánh Máccô được đọc lên để diễn tả bối cảnh thế giới.  Đức Giêsu ở trên thuyền với các môn đệ.  Bão ập đến.  Chúa đang ngủ.  Các môn đệ kinh hãi kêu với Chúa: chúng con chết mất!  Chúa Giêsu đã dẹp yên bão tố bằng một lời ra lệnh.  Biển trở lại an bình.  Diễn giải Lời Chúa, Đức Thánh Cha trấn an chúng ta: Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện với nhân loại đang gánh chịu đại họa do dịch bệnh.  Như Người ở trên cùng một chiếc thuyền với các môn đệ, nay Chúa cũng đang hiện diện giữa chúng ta.  Sau khi truyền lệnh cho sóng gió và biển yên lặng, Chúa quở trách các môn đệ: “Sao nhát thế! Anh em vẫn chưa có lòng tin sao?”  Từ bài Tin Mừng, Đức Thánh Cha mời gọi thế giới hãy tin tưởng vào Chúa, hãy liên đới với nhau trong lúc hoạn nạn và chắc chắn Chúa sẽ giải cứu chúng ta.
     
       Trong truyền thống của một số nền văn hoá cổ xưa, biển là quyền lực của sự dữ.  Biển cũng như một quái vật, nuốt chửng vào lòng những nạn nhân bị đắm tàu thuyền hay đuối nước.  Qua mạc khải của Thánh Kinh, Thiên Chúa quyền năng thống trị biển.  Ngài ra lệnh cho chúng và chúng phải vâng phục.  Điều này được thể hiện trong Bài đọc thứ nhất trích sách ông Gióp: “Ta phán: ngươi chỉ tới đây thôi, chứ không được tiến xa hơn nữa.  Thiên Chúa cũng điều khiển mọi thế lực hùng mạnh mà con người thường tôn thờ như các thần linh.  Thánh vịnh 106 được chọn làm Đáp ca trong thánh lễ cũng diễn tả ý tưởng này.  Nội dung Thánh vịnh làm cho ta liên tưởng tới câu chuyện ngôn sứ Giôna: ông đi tàu thuỷ sang một hướng khác để trốn khỏi lệnh truyền của Chúa sai ông đi Ninivê.  Bão tố đã nổi lên và biển chỉ yên lặng khi thuỷ thủ ném ông Giôna xuống biển.  Qua sự kiện này, quyền năng của Thiên Chúa thể hiện, khiến người ngoại tôn vinh và thờ lạy Ngài.
     
       Đại dịch Covid-19 đã hoành hành thế giới từ 2 năm nay.  Đại dịch ấy chắc chắn sẽ kết thúc, nhờ nỗ lực cố gắng của con người.  Người tín hữu chúng ta tin rằng Thiên Chúa tác động qua các nhà chuyên môn để nghiên cứu ra những loại thuốc phòng chống và chữa trị dịch bệnh.  Dịch bệnh sẽ hết, cuộc sống của chúng ta vẫn tiếp tục và như thế sóng gió bão táp vẫn vây bủa cuộc sống của chúng ta.  Thực vậy, đời sống con người được sánh ví như một cuộc vượt biển.  Trong cuộc vượt biển này, có biết bao sóng gió thử thách vây bọc chúng ta.  Có những lúc chúng ta cảm thấy như Chúa vắng bóng trong cuộc đời, giống như các môn đệ kêu van với Chúa: “Thày ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao?”  Khi kêu lên những lời đó, các ông nghĩ rằng Chúa đang ngủ và bỏ rơi các ông.  Tuy vậy, vào lúc các ông đang gặp gian nguy, Chúa đã can thiệp.  Biển trở lại an bình, và niềm vui cũng trở lai với mọi người.
     
     
     
        Thiên Chúa không dửng dưng trước nỗi thống khổ của con người.  Bằng chứng là Ngài đã sai Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô xuống thế làm người và chịu khổ hình vì chúng ta.  Phó thác cậy trông nơi Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh và mọi thử thách gian nan, đó là lời khuyên của Thánh Phaolô với giáo dân Côrinhtô.  Thánh Phaolô đã đạt tới sự viên mãn của Đức tin, khi khẳng định: “Từ đây, chúng tôi không còn biết một ai theo quan điểm loài người” (Bài đọc II).  Tin vào Chúa Giêsu là đoạn tuyệt với quá khứ, cũng là thay đổi quan niệm về Người, để nên giống Người trong suy nghĩ cũng như trong hành động hàng ngày. Đó là lý tưởng của đời sống Kitô hữu chúng ta.

    TGM Giuse Vũ Văn Thiên%40mail.gmail.com.
    Download all attachments as a zip file
    • image001.jpg
      119.8kB
    •  
      THIÊN CHÚA HIỆN DIỆN.docx
      136.4kB

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LÀM CHO CHẢY TRÀN TÌNH YÊU CỦA THÁNH TÂM


    Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa, đã làm nổi bật nơi chính cuộc đời và sự sống của Ngài tất cả nỗi yêu thương tràn đầy và tuyệt đối ấy. Từ những trang Tin Mừng, chúng ta không thể kể hết những lần Chúa tỏ tình yêu xót thương đối với con người. Sau đây xin trích vài bằng chứng của Tin Mừng, trong số nhiều bằng chứng về lòng chạnh thương ấy:

     Với bà Maria Mađalêna, một phụ nữ sa đoạ, truỵ lạc, Chúa cảm thông và thươNg xót cô. Chúa tha thứ cho cô. Chúa chữa cô khỏi bảy quỷ. Sau khi sống lại, Chúa còn hiện ra với cô để trao sứ mệnh loan báo tin mừng phục sinh.

    – Với phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, bằng lời trìu mến “Ta không kết án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11)Chúa không chỉ cứu chị thoát khỏi án chết vì bị ném đá, mà còn tha thứ cho chị. Chúa cho chị cơ hội để ăn năn tội, để khám phá ra tình thương của Chúa. 

    – Với ông Giakêu, người thu thuế, Chúa công bố ơn cứu độ cho cả gia đình ông.

    – Với thánh Mathêu, không chỉ tha thứ, Chúa còn chọn làm tông đồ của Chúa.

    – Với thánh Phêrô, dù ông có lỗi, Chúa không chỉ tha thứ nhưng tiếp tục đặt ông làm người đứng đầu Hội Thánh. Chua vẫn tín nhiệm trao phó cho ông sứ mệnh quan trọng, cao cả: Chăn dắt đàn chiên của Chúa ( Ga 21, 15-16).

    – Với người trộm lành, dù ông phạm trọng tội, bị xã hội Do thái trừng trị bằng cực hình đóng đinh, ông vẫn được Chúa tha thứ. Chúa lập tức hứa ban nước trời cho ông, ngay sau lời ông cầu xin: Khi Ngài vào Nước của Ngài xin nhớ đến tôi”.

    – Với tất cả những kẻ sát hại Chúa,  Chúa biện minh cho họ, vì “họ không biết việc họ làm”, cùng lúc Chúa cầu xin: “Lạy Cha xin tha cho họ”.

    Trên thánh giá, Trái Tim bị đâm thâu, mở ra và bày tỏ tình yêu ngút ngàn, một tình yêu không đủ lời hay ý tưởng để diễn tả, một tình yêu không có bất cứ cái gì sánh ví hay đong đếm.

    Tình yêu xuất phát từ Trái Tim Thiên Chúa làm người là để bao bọc, chở che, nâng đỡ, bênh vực cả nhân loại. Nhờ Trái Tim cực thánh ấy, nhân loại hạnh phúc ngụp lặn trong biển tình yêu vời vợi mà chính Thiên Chúa, qua Trái Tim, tuôn đổ trên họ. Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về cả loài người. Chúa thương xót loài người chúng ta.

    Vì thế, nơi Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu, dòng máu cứu chuộc trở thành nguồn sự sống và sức sống cho tất cả mọi người thiết tha tìm đến. Tình yêu nơi Trái Tim Chúa vẫn tiếp tục lan toả trong Hội Thánh qua nguồn sống của bí tích, đặc biệt là bí tích giải tội và Thánh Thể, để bất cứ lúc nào, ta cũng có thể dễ dàng nhận lãnh.

    Đón nhận tình yêu của Trái Tim Chúa, nhất là sau mỗi lần tham dự hy tế Thánh Thể trong từng thánh lễ và sau khi lãnh bất cứ bí tích nào, ta xác tín, Chúa hiện diện trong ta. Chúa đổ tràn trề ân huệ và lòng yêu thương của Ngài trên ta.

    Có ý thức như vậy, chúng ta mới thật sự càng lúc càng thấm thía và cảm nghiệm tình yêu của Chúa cách sâu sắc trong đời mình. Nhờ đó, ta góp phần mình cùng với Chúa Giêsu, mang tình yêu của Chúa đến với tha nhân và làm cho chảy tràn trề, khiến mỗi ngày một lan rộng tình yêu ngút ngàn và đậm đặc ấy.

    Để tự giúp bản thân đủ động lực làm sứ giả của tình yêu Thiên Chúa, chúng ta học đòi gương bác ái yêu thương của Mẹ Têrêxa Calcutta và lắng nghe Mẹ dạy:

    “Hãy phổ biến tình yêu khắp nơi bạn sinh sống, trước hết là trong gia đình: cha mẹ hãy yêu thương con cái, vợ chồng yêu thương nhau, mọi người yêu thương người thân cận, đừng để bất cứ ai đến với bạn mà lúc ra về lại không cảm thấy mình được trở thành tốt hơn, hạnh phúc hơn. Hãy biểu lộ hình ảnh sự tốt lành của Thiên Chúa trong ánh mắt, nụ cười, trong lời nói việc làm”.

    Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LTX CỦA CHÚA

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 28 at 10:06 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    QUYỀN NĂNG VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA
     

    Câu chuyện thứ hai: Xảy ra tại Catania, thủ phủ đảo Sicilia ở miền Nam nước Ý. Đó là thời kỳ chế độ phát-xít (1922-1945) tung hoành tàn phá đất nước dưới thời nhà độc tài Benito Mussolini (1883-1945) cai trị.

    Hồi ấy, luật sư Pietro Angelo Mammana làm tỉnh trưởng Catania. Ông thật quyền uy độc đoán, nhưng trong tỉnh lại đầy dẫy tệ đoan. Ông còn là người bài xích tôn giáo, chế nhạo hàng giáo phẩm và khinh thị các Linh Mục, mặc dầu ông là tín hữu Công Giáo từ lúc mới lọt lòng mẹ! Ông quên mất nguồn gốc Kitô của mình để chạy theo bọn phát-xít, làm hại nước hại dân và làm cho Giáo Hội Công Giáo tại Ý phải điêu đứng, khốn khổ.

    Một ngày, người bạn thân đến thăm luật sư Mammana. Vừa bắt tay bạn xong, ông cho bạn một cái tát nẩy lửa. Lý do chỉ vì người bạn mang trước ngực huy hiệu Công Giáo Tiến Hành. Chưa hết, ông còn thẳng tay giật mạnh tấm huy hiệu quăng xuống đất. Rồi vừa lấy chân đạp trên chiếc huy hiệu ông, vừa khiêu khích:

    – “Tao thách mày dám đi thưa với vị Giám Mục của mày đó!”

    Vào một ngày mùa hè trong thời đệ nhị thế chiến 1939-1945 nơi dinh thự Trecastagni, ông Mammana ngồi nơi sân, hút thuốc lá phì phèo. Cạnh ông, người tài xế loay hoay chuyển xăng từ xe hơi này qua chiếc xe khác. Bỗng xăng bốc lửa cháy bừng. Tài xế nhanh trí lanh chân thoát kịp. Còn ông tỉnh trưởng chậm chạp, nên bị lửa chụp lên mình đốt cháy phầng phầng!!!

    Tất cả gia nhân hoảng kinh hồn vía. Mọi người chạy lấy mền phủ lên người ông, dập tắt lửa cháy. Rồi họ tức tốc chở ông tỉnh trưởng đến nhà thương “Vittorio Emmanuele” của thành phố. Lửa thiêu rụi làn da, khiến thịt lòi ra, trông vừa kinh khiếp, vừa đau đớn vô cùng.

    Trong cơn đau tột cùng, ông Pietro Angelo Mammana vẫn còn tỉnh táo. Ông xin mời ngay Linh Mục đến ban cho ông các bí tích sau cùng.

    May mắn thay, phòng bên cạnh, có Cha Giuseppe Consoli đang điều trị. Cha đến liền. Ông Mammana thều thào nói:

    – Thưa Cha, khi ngọn lửa phủ kín người, con nghe một tiếng nói: ”Đáng lý, con phải chết và rơi xuống Hỏa Ngục, nhưng lòng Từ Bi Thiên Chúa thương xót con, vì con đã thực hành 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp” .. Nếu con không từng làm việc đạo đức này khi còn niên thiếu, hẳn giờ đây, con đang lao mình xuống Hỏa Ngục!!!”

    Nói xong, ông Mammana sốt sắng dọn mình xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và chịu phép Xức Dầu. Ông lãnh nhận các bí tích sau cùng với lòng thống hối chân thành và lòng đạo đức sâu xa. Rồi ông cương quyết không tiếp bất cứ ai, kể cả người thân yêu và các bạn hữu. Ông chỉ xin gặp duy nhất Cha Giuseppe Consoli. Ông tha thiết xin Cha giúp ông dọn mình chết lành.

    Trong cơn đau đớn, vừa thể xác vừa tinh thần, ông chỉ lặp đi lặp lại:

    – “Tôi bị như thế này là cân xứng với tội lỗi tầy trời của tôi!”

    Cơn hấp hối kéo dài 15 ngày.

    Sau đó, ông Pietro Angelo Mammana êm ái trút hơi thở cuối cùng, gương mặt thật bình an vì đã giao hòa với Thiên Chúa.

    +++

    Câu chuyện ông tỉnh trưởng Mammana được ơn chết lành, thực hiện lời Đức Chúa GIÊSU long trọng phán với thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690), người Pháp, trong lần hiện ra vào một ngày Thứ Sáu năm 1688:

    – “Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: ”Tình Yêu Toàn Năng của Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng nhưng sẽ được lãnh nhận các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất.”

    (”Sembra Impossibile .. eppure è così”, Ed. Comunità, 1992, trg 90-91+60-61) R

    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt


     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI -

  •  
    Kristie Phan
     CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI
     
    Sun, Jun 6 at 8:43 AM
     
     
     
     
     
     
     
    TRAO BAN ĐẾN TẬN CÙNG
     
       Tình thương là động cơ chính thúc đẩy người ta ban tặng cho nhau. Vì tình yêu thương có nhiều cấp độ hơn kém khác nhau nên việc trao ban cũng có nhiều mức độ nhiều ít khác nhau.
    1.    Trao ban những thứ dư thừa
        Khi gặp một người ăn xin xa lạ trên đường phố chìa tay tìm sự giúp đỡ, khách bộ hành dừng lại, tần ngần mở ví, tìm đồng tiền nhỏ nhất trao cho người ấy.  Khi gặp người lỡ bước không chỗ tạm trú qua đêm, người chủ của căn nhà sang trọng chỉ nhường cho người đó một xó nhỏ ngoài hành lang nhà mình.  Khi có nạn nhân những vùng bị lũ quét cuốn trôi hết gia tài sản nghiệp, người dư ăn dư mặc chỉ chia sẻ cho họ những bộ áo quần cũ kỹ, mặc không vừa ý...  Vì tình thương đối với những người hoạn nạn ấy rất nhỏ nhoi nên người ta chỉ trao tặng họ những của dư thừa.
     2.    Trao ban những điều cần thiết
        Khi tình yêu dành cho người khác lớn hơn, người ta sẽ ban tặng cho họ những thứ cần thiết hơn.  Hai người bạn tù thương mến nhau đang sống trong cảnh tù đày thiếu đói, người nầy sẵn sàng bẻ đôi miếng bánh đang ăn để chia sớt cho người kia cùng chịu cảnh tù tội đói khát với mình.
     
    3.    Trao ban cả bản thân
       Cao cả hơn hết là trao ban chính bản thân mình.  Đó là khi người có đôi mắt tinh tường sẵn sàng hiến một con mắt của mình cho người bị nạn hỏng cả hai mắt; người có hai quả thận hoạt động tốt, hiến cho người bị hư thận hoàn toàn một quả; người có hai lá phổi lành lặn, hiến cho người bị ung thư hai buồng phổi một lá; người có hai cánh tay khoẻ mạnh tình nguyện hiến nguyên cả một cánh tay của mình cho người bị tai nạn nghề nghiệp đứt lìa hai chi trên.
        Chỉ khi nào người ta yêu mến nạn nhân hết lòng hết sức, yêu nạn nhân còn hơn cả bản thân mình, người ta mới hiến tặng những chi thể trong thân mình cho họ.  Vì thế, những nghĩa cử cao đẹp đó rất hiếm hoi trên cõi đời ô trọc nầy.  Chỉ có Chúa Giêsu mới trao ban cả thân xác và mạng sống của Người cho chúng ta.
        Người đời nghèo thiếu tình yêu nên cũng rất bủn xỉn trong việc trao ban.  Chúa Giêsu yêu thương chúng ta hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự nên Người trao ban cho chúng ta tất cả không tiếc nuối điều gì, thậm chí còn ban cả bản thân và mạng sống của Người cho chúng ta.
        Khi nhân loại ngụp lặn trong đại dương chết chóc mong ước có một "Tấm Phao" thần diệu cứu họ khỏi đắm chìm trong biển chết hãi hùng, Chúa Giêsu từ trời gieo mình xuống và trở nên "Phao Cứu Sinh" cho họ.  Khi nhân loại khao khát thứ bánh thần thiêng mang lại sự sống đời đời, Chúa Giêsu hiến ban Thân Mình Người làm bánh trường sinh mang lại sự sống vĩnh cửu cho thế nhân.  Khi loài người cần máu của Con Thiên Chúa đổ ra tẩy rửa tội lỗi ngút ngàn của họ, Chúa Giêsu sẵn sàng trút máu mình ra không tiếc nuối.  Khi con người cần sinh mạng của Ngôi Hai Thiên Chúa để đổi mạng cho mình, Chúa Giêsu vui lòng dâng hiến mạng sống mình chết thay cho muôn dân...
        Chúa Giêsu luôn đáp ứng tất cả những nhu cầu sâu xa nhất, bức thiết nhất của chúng ta cho dù Người phải thiệt mất mạng sống.  Chúa Giêsu trao ban hết tất cả những gì Người có và ban chính bản thân Người vì yêu thương chúng ta.  "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình" (Ga 15,13).
     
    Lạy Chúa Giêsu,
    Không ai trên cõi đời nầy yêu thương chúng con bằng Chúa.  Dù chúng con có phản bội, có thờ ơ hờ hững với Chúa thì Chúa vẫn trọn đời yêu quý chúng con.
       Vậy mà tiếc thay, nhiều người trong chúng con không nhận ra tình yêu cao vời ấy.
      Xin đừng để chúng con trở nên người bội bạc vong ân vì không cảm nhận được tình yêu của Chúa và không biết đáp đền tình yêu trời bể Chúa dành cho chúng con.
     Lm. Ignatiô Trần Ngà


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    Download all attachments as a zip file
    •  
      TRAO BAN ĐẾN TẬN CÙNG.docx
      54.9kB
    • image001.jpg
      38kB

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    nguyenthi leyen chuyển
     
    Thu, May 27 at 11:33 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA CHÚA
     

    Câu chuyện xảy ra tại xứ đạo vùng quê nước Ý và do Cha Sở kể lại.

    Buổi sáng tinh sương một ngày Thứ Sáu Đầu Tháng, tôi giật mình thức giấc vì tiếng ồn ào cãi cọ, vọng sang nhà xứ. Tôi ra ban công xem chuyện gì xảy ra.

    Đó là ngôi nhà ông Mario. Mọi người trong gia đình xúm nhau hết lời nhiếc mắng, chửi rủa ông. Lý do là đang mùa gặt mà ông Mario thức dậy thật sớm đi lễ và rước lễ vào ngày Thứ Sáu Đầu Tháng!
    Trong khi đó, ông bỏ mặc công việc bề bộn ngoài đồng cho thợ gặt. Vào thời kỳ ấy, chưa có Thánh Lễ cử hành vào ban chiều. Và việc giữ chay rước lễ rất nhiệm nhặt: bắt đầu từ nửa đêm cho đến khi chịu lễ, không được ăn uống thức gì!

    Bình thường, ông Mario rất nóng tính. Nhưng hôm ấy, tôi thấy ông thật điềm tĩnh và nhẫn nhục. Ông im lặng lắng nghe mọi người la lối om sòm. Sau cùng, ông cất tiếng:

    – “Mấy người có để yên cho tôi nói một lời không?”

    Họ đáp ngay :
    – “Thì nói đi, nói thử nghe xem sao!”

    Ông Mario đằng hắng giọng, rồi trịnh trọng tuyên bố:

    – “Nếu có ai hứa cho tôi mẫu đất với đủ loại cây ăn trái như chanh cam quít bưởi táo lê mận .. với điều kiện tôi phải đi lễ và rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp, thì mấy người nói sao?

    Ai nấy nhao nhao trả lời:
    – “Nếu được như thế thì đồng ý cho đi xem lễ và rước lễ 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp!”

    Ông Mario cao giọng tiếp lời ngay:
    – “Mấy người thật là quân kém Đức Tin! Khi chết, tôi sẽ bỏ lại tất cả tài sản gia nghiệp. Trong khi đó, Thiên Đàng đáng giá gấp trăm triệu triệu lần cái mẫu đất đủ loại cây ăn trái kia! Và tôi có thể hưởng phúc Thiên Đàng với việc thi hành 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tục. Nếu thợ không chịu gặt lúa trong lúc tôi vắng mặt thì không sao cả. Đối với tôi, việc đi lễ và rước lễ vào Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng quan trọng hơn nhiều!”

    Mấy năm dài đằng đẵng trôi qua.

    Một ngày kia, ông Mario ngã bệnh.

    Độ một tuần lễ sau, vào một buổi tối mùa đông, tôi trở về nhà xứ lúc quá 11 giờ đêm. Tôi thấy nhà ông Mario vẫn còn đèn sáng. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ sang thăm ông. Tuy nhiên, tôi cảm thấy hơi ngại ngùng vì trời đã khuya. Không ngờ ông Mario thật vui mừng tiếp đón tôi.

    Tôi lấy ghế ngồi cạnh giường ông và chúng tôi nói đủ mọi thứ chuyện. Xong, tôi đứng lên chào ông và ra về. Lúc vừa khép nhẹ cánh cửa phòng, tôi nghe tiếng ông Mario gọi lại. Tôi trở vào thì ông thưa:

    – “Xin Cha giải tội cho con.”

    Tôi nói:

    – “Thôi để lần khác. Bây giờ đã khuya rồi. Ông ngủ đi. Vã lại bệnh tình ông chưa có gì trầm trọng.”

    Nhưng ông nài nĩ :
    – “Tốt hơn, Cha cứ giải tội cho con ngay bây giờ đi!”

    Tôi chìu ý ông. Tôi giải tội cho ông và cùng ông, đọc một vài kinh. Sau đó, tôi ra về.

    Một lúc sau, tôi nghe tiếng khóc vọng sang. Thì ra, ông Mario trút hơi thở cuối cùng sau khi sốt sắng xưng tội và cầu nguyện chung với tôi.

    Câu chuyện nông dân Mario được ơn chết lành, thực hiện lời Đức Chúa GIÊSU long trọng phán với thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690), người Pháp, trong lần hiện ra vào một ngày Thứ Sáu năm 1688:

    – “Trong mức độ tột cùng lòng từ bi Trái Tim Cha, Cha hứa với con rằng: ”Tình Yêu Toàn Năng của Cha sẽ ban ơn hoán cải sau cùng cho những ai rước lễ 9 ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp. Những người này sẽ không chết khi còn mắc tội trọng, nhưng sẽ được lãnh nhận các Bí Tích và trong giờ sau hết, Trái Tim Cha sẽ là nơi nương náu vững vàng nhất.”

    (”Sembra Impossibile… eppure è così”, Ed. Comunità, 1992, trg 90-91+60-61)   R
    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt