BÁNH SỰ SỐNG LC - TĨNH CAO - THỨ NĂM
- Details
- Category: 4. Bánh Sự Sống
-
Tinh Cao
Phụng Vụ Giờ Kinh
LỜI CHÚA LÀ BÁNH SỰ SỐNG
"GẶP ĐƯỢC LỜI CHÚA TÔI ĐÃ NUỐT VÀO" (GR 15, 16)
Ngày 25 tháng 3
LỄ TRUYỀN TIN
lễ trọng
Chín tháng trước lễ Giáng Sinh, chúng ta mừng ngày Con Thiên Chúa nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Biến cố này được thánh Lu-ca tường thuật lại trong phần đầu sách Tin Mừng của người. Phụng vụ ngày hôm nay được soi sáng nhờ lời của tác giả thánh vịnh 39. Lời này đã được tác giả thư Híp-ri đặt lên miệng Chúa Ki-tô khi Người bước vào trần gian : “Lạy Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài.”Thánh thi (phụng vụ giờ kinh sáng)
Rực rỡ ngày lên báo tin lành,
Thiên thần mang đến Mẹ Đồng Trinh
Lời Thiên Chúa hứa và thực hiện
Cho cả trần gian hưởng thái bình.Đấng tự ngàn đời đã sinh ra
Từ lòng muôn thuở Chúa Ngôi Cha,
Giáng trần phải chọn người thân mẫu
Sống kiếp phàm nhân chẳng nề hà.Chân Lý ngàn thu nay nhập thể
Trong lòng Trinh Nữ chẳng ai ngờ,
Chỉ hồn trong trắng được chiêm ngưỡng,
Xin giãi sáng vào cõi bùn nhơ.Được phúc cưu mang Đấng Cửu Trùng,
Dẫu là tỳ nữ rất khiêm cung,
Giờ đây Bà Chúa trên Thiên Quốc
Xin Mẹ hằng thương chúng con cùng.Muôn tiếng ngợi khen dâng kính Chúa
Giáng trần sinh bởi Mẹ Đồng Trinh.
Ngài cùng Thánh Linh và Thánh Phụ
Thiên thu hiển trị cõi thiên đình.Lời cầu
Nhân ngày mừng kỷ niệm thiên sứ báo tin Con Thiên Chúa khởi đầu công trình cứu độ, chúng ta hãy sung sướng cầu xin :
Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
xin Chúa thương nhậm lời chúng con.Lạy Chúa, như xưa Đức Mẹ đã vui mừng đón nhận tin Con Chúa nhập thể, - xin cho chúng con nay cũng biết noi gương Đức Mẹ mà hoan hỷ đón rước Người.
Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
xin Chúa thương nhậm lời chúng con.Như Chúa đã nhìn đến Đức Mẹ là nữ tỳ khiêm tốn của Chúa, - xin cũng nhớ đến chúng con mà rộng lượng xót thương.
Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
xin Chúa thương nhậm lời chúng con.Như Đức Mẹ là E-va mới đã vâng nghe lời Chúa, - xin thực hiện những gì Chúa muốn làm cho chúng con.
Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
xin Chúa thương nhậm lời chúng con.Chúa đã chọn Đức Ma-ri-a làm Mẹ Thánh Tử Giê-su và làm Mẹ chúng con, - xin cho tất cả những ai đang gặp cảnh gian truân được cảm nghiệm tình mẫu tử của Người.
Vì lời Đức Mẹ chuyển cầu,
xin Chúa thương nhậm lời chúng con.Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Ngôi Lời của Chúa mặc lấy xác phàm trong lòng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a để cứu độ loài người. Này chúng con tuyên xưng Đấng Cứu Độ là Thiên Chúa thật và là người thật, xin cho chúng con cũng được thông phần bản tính Thiên Chúa của Người. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.
Phụng Vụ Lời Chúa
Bài Ðọc I: Is 7, 10-14
"Này trinh nữ sẽ thụ thai".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ngày ấy, Chúa phán bảo vua Achaz rằng: "Hãy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu ở dưới lòng đất hay ở trên trời cao!" Nhưng vua Achaz thưa: "Tôi sẽ không xin, vì tôi không dám thử Chúa". Và Isaia nói: "Vậy nghe đây, hỡi nhà Ðavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa? Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 11
Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).
Xướng: 1) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". - Ðáp.
2) Như trong cuốn sách đã chép về con, lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và luật pháp của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Ðáp.
3) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Ðáp.
4) Con chẳng có che đậy đức công minh Chúa trong lòng con; con đã kể ra lòng trung thành với ơn phù trợ Chúa; con đã không giấu giếm gì với đại hội về ân sủng và lòng trung thành của Chúa. - Ðáp.
Bài Ðọc II: Dt 10, 4-10
"Ở đoạn đầu cuốn sách đã viết về tôi là, lạy Chúa, tôi thi hành thánh ý Chúa".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, máu bò và dê đực không thể xoá được tội lỗi. Vì thế, khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: "Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã nói về con ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật". Ðoạn Người nói tiếp: "Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa". Như thế đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hoá nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia hoặc Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 1, 14ab
(Mùa Chay: bỏ Alleluia)
Alleluia, alleluia! - Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn thấy vinh quang của Người. -Alleluia.
Phúc Âm: Lc 1, 26-38
"Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ". Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.
Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".
Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"
Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".
Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm
Mầu Nhiệm Của Việc Con Người Hòa Giải Với Thiên Chúa
(St. Lêô Cả, Epist. 28 ad Flavianum, 3-4: PL 54, 763-767)
Thấp hèn được bảo toàn nơi uy nghi, yếu đuối nơi quyền năng và sự chết nơi hằng hữu. Để trả món nợ cho tình trạng tội lỗi của chúng ta, một bản tính bất khả khổ đau đã hợp với một bản tính có thể đau khổ. Bởi thế, để thực hiện việc chữa lành cần thiết cho chúng ta, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người này là con người Giêsu Kitô đã có thể chết đi nơi bản tính này và bất khả tử nơi bản tính kia.
Đấng là Thiên Chúa thật, bởi thế, cũng là Đấng đã được sinh ra trong một bản tính hoàn toàn trọn vẹn của một con người thực sự, toàn thể con người nơi bản tính riêng của Người, toàn thể con người nơi bản tính của chúng ta. Nói về bản tính của mình là chúng ta muốn nói đến những gì Thiên Chúa đã hình thành nơi chúng ta ngay từ ban đầu, và Người cũng đã mặc lấy nó để phục hồi nó.
Bởi vì, nơi Đấng Cứu Thế, không có một dấu vết nào của những gì tên cám dỗ đã mở đường dẫn lối đánh lừa con người tự mình bước vào. Như thế không có nghĩa là vì Người đã chấp nhận tham phần vào nỗi yếu đuối của loài người chúng ta nên Người cũng can dự vào tội lỗi của chúng ta.
Người đã mặc lấy bản tính của một người tôi tớ mà không bị ô nhơ tội lỗi, thăng hóa nhân tính của chúng ta mà không suy giảm thần tính của Người. Người đã tự hư không hóa chính mình; là Đấng vô hình Người đã trở nên hữu hình, là Hóa Công và là Chúa của tất cả mọi sự Người đã muốn trở thành một trong những con người hửu tử chúng ta. Tuy nhiên, đây là việc tự hạ của lòng cảm thương, chứ không phải là sự mất mát của quyền toàn năng. Bởi thế, Đấng tự bản tính là Thiên Chúa đã dựng nên con người cũng đã trở thành chính con người nơi bản tính của một tôi tớ.
Như thế là Con Thiên Chúa đã đi vào cái thế giới thấp hèn này. Người đã từ thiên ngai mà xuống, tuy nhiên Người vẫn không tách mình khỏi vinh quang Cha của Người. Người đã được sinh ra trong một thân phận mới, bằng một cuộc hạ sinh mới.
Người đã được sinh ra trong một thân phận mới, vì vô hình nơi bản tính của mình, Người đã trở nên hữu hình nơi bản tính của chúng ta. Ở ngoài tầm tay với của chúng ta, Người muốn ở trong tầm tay của chúng ta. Hiện hữu trước khi có thời gian, Người bắt đầu hiện hữu vào một khoảnh khắc trong thời gian. Là Chúa của vũ trụ, Người đã che giấu vinh quang vô cùng của mình đi và mặc lấy bản tính của một tôi tớ. Bất khả khổ đau như là một vị Thiên Chúa, Người vẫn không ngại trở thành một con người để có thể chịu khổ. Vốn bất tử, Người đã muốn qui thuận lề luật tử thần.
Đấng là Thiên Chúa thật cũng là người thật. Nơi việc hiệp nhất này không có vấn dề sai trái, miễn là nỗi thấp hèn của loài người và sự cao sang của Thiên Chúa cùng nhau hiện hữu trong một mối liên hệ tương giao.
Như Thiên Chúa không đổi thay nơi việc tự hạ của mình thế nào thì con người cũng không bị mất hút khi được thăng hóa như vậy. Mỗi bản tính thể hiện theo sinh hoạt của mình trong mối hiệp thông với nhau. Ngôi Lời làm những gì hợp với mình, xác thịt hoàn tất những gì hợp với xác thịt.
Một bản tính thì rạng rỡ với những phép lạ, còn bản tính kia lại trở thành nạn nhân của những tổn thương. Như Ngôi Lời không mất đi thân phận ngang hàng với vinh quang của Cha thế nào, xác thịt cũng không bỏ mất bản tính của loài người chúng ta như vậy.
Cần phải lập đi lập lại mãi mãi là, cùng một con người duy nhất lại thật sự là Con Thiên Chúa và cũng thực sự là con của con người. Người là Thiên Chúa, ở chỗ từ ban đầu đã có Lời và Lời ở nơi Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa. Người là con người, ở chỗ Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 1375-1376)
Toàn Thể Hoàn Vũ Đợi Chờ Lời Mẹ Maria Đáp Ứng(St. Bênađô, viện phụ, Hom. 4:8-9: Ipera onmia, Edit. Cistere: 4 [1966]: 53-54)
Ôi Đức Nữ Trinh, Đức Nữ đã nghe thấy rằng Đức Nữ sẽ được thụ thai và hạ sinh một người con trai; Đức Nữ đã nghe thấy rằng việc này xẩy ra không bởi loài người mà là bởi Thánh Linh. Vị thiên thần đợi chờ câu trả lời của Đức Nữ; đã đến lúc ngài phải trở về cùng Thiên Chúa là Đấng đã sai ngài. Ôi Vị Nữ Lưu, cả chúng tôi cũng đợi chờ Người nữa, đợi chờ lời thương cảm của Người; bản án luận phạt đang đè nặng trên chúng tôi đây này.
Giá cứu chuộc của chúng tôi được trao cho Người. Chúng tôi sẽ được lập tức giải thoát miễm là Người tỏ ý ưng thuận. Nơi Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, tất cả chúng tôi đã được hiện hữu, thế nhưng, này đây chúng tôi đã chết. Bằng lời đáp thưa ngắn ngủi của Người, chúng tôi sẽ được tái tạo để nhận lại sự sống.
Ôi Nữ Trinh ưu ái, trong cuộc lưu đầy khỏi Địa Đường, cùng với gia đình sầu khổ của mình, Adong đẫm lệ van xin Người hãy đáp lại. Abraham cầu khẩn Người làm việc này. Đavít van xin Người làm điều ấy. Tất cả mọi vị thánh tổ phụ khác là tổ tiên của Người trong chốn tối tăm chết chóc cũng xin Người điều này. Đó là điều mà toàn thể hoàn vũ qùi dưới chân Người đợi trông. Làm như vậy là phải, vì lời của Người ảnh hưởng đến niềm an ủi cho kẻ bất hạnh, là giá chuộc cho kẻ tù đầy, là tự do cho kẻ bị luận tội, thật vậy, là cứu độ cho tất cả mọi con cái của Adong, cho toàn thể giòng giống của Người đấy.
Ôi Trinh Nữ, Người hãy trả lời nhanh lên. Người hãy đáp lại cho vị thiên thần ngay đi, đúng hơn, Người hãy đáp lại lời Chúa qua vị thiên thần ngay đi. Một câu đáp lại là Người lãnh nhận Lời của Thiên Chúa. Một lời lên tiếng là Người thụ thai Lời thần linh. Một lời thoát ra khỏi cửa miệng là Người được ôm lấy Lời hằng sống.
Vậy tại sao Người lại chần chờ, tại sao Người lại lo sợ cơ chứ? Người hãy tin tưởng, chúc tụng và nhận lãnh. Lòng khiêm nhượng cần phải cương quyết, đức đoan trang cần phải tin tưởng. Đây không phải là lúc của đức đơn sơ ngay lành mà bỏ mất đức khôn ngoan. Ôi Nữ Trinh khôn ngoan, nơi vấn đề này, xin đừng sợ tự tin. Tuy thinh lặng dịu dàng có đáng yêu nhưng lúc này đây lời tỏ lòng thuận phục lại cần thiết hơn. Ôi Đức Nữ Trinh, xin Người hãy mở lòng tin tưởng, hãy mở miệng chúc tụng, mở lòng cho Đấng Hóa Công. Kià, Đấng tất cả mọi dân nước ước mong đang đứng chờ ở ngoài, g cửa muốn vào. Nếu vì Người cứ trù trừ mà Ngài đành bỏ ra đi thì Người sẽ phải đau buồn đi tìm kiếm Ngài trở lại, Đấng Người mến yêu. Người hãy chỗi dậy đi, mau lên, mở lời. Hãy chỗi dậy trong tin tưởng, hay mau mắn trong sùng mộ, hãy mở lời chúc tụng và tạ ơn. Người nói: Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin thực hiện nơi tôi theo như lời ngài.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 69-70)Maria là một Tân Evà đã tự nguyện tuân phục Thiên Chúa
Nhận định về biến cố Truyền Tin, Công Đồng Chung Vaticanô II đa đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị của việc Mẹ Maria đa tỏ ra ưng thuận chấp nhận nhưng lời từ vị sứ giả của Thiên Chúa. Không giống như nhưng gì đa xẩy ra ở các trình thuật Thánh Kinh tương tự, vị thiên thần đa thực sự đợi chờ việc ưng thuận của Mẹ Maria: “Vị Cha của nguồn mạch xót thương muốn việc Nhập Thể phải được mở lối bằng việc ưng thuận về phía của người mẹ tiền định, để, như một người nư đa góp phần vào việc mang lại sự chết thế nào thì một người nư cung phải đóng góp vào sự sống như vậy” (Lumen Gentium, 56).
Hiến chế Lumen Gentium đa nhắc lại sự tương phản giưa tác hành của Evà và tác hành của Mẹ Maria, một tác hành đa được Thánh Irênê diễn tả thế này: “Như nhân vật trước là Evà đa bị nhưng lời của một thiên thần dụ dỗ làm cho bà bỏ Thiên Chúa bằng việc bất tuân phục lời của Ngài thế nào, thì nhân vật sau là Mẹ Maria đa lanh nhận tin mừng từ lời loan báo của một thiên thần một cách cởi mở đối với Thiên Chúa bằng việc tuân phục lời Ngài như vậy; như nhân vật trước bị dụ dỗ đến độ tỏ ra bất tuân phục Thiên Chúa thế nào thì nhân vật sau tỏ ra thâm tín tuân phục Thiên Chúa như vậy, bởi thế, Trinh Nư Maria đa trở nên người bênh chưa cho trinh nư Evà. Và như loài người đa bị chết bởi một trinh nư thế nào thì cung được giải thoát bởi một Vị Nư Trinh như vậy; thế là việc bất phục tùng của một trinh nư đa được cân đối lại bằng việc phục tùng của một Vị Nư Trinh” (Adv. Haer., V, 19, 1).
2-Trong việc nói lên lời “xin vâng” toàn vẹn của mình đối với dự án thần linh, Mẹ Maria hoàn toàn tự do trước nhan Thiên Chúa. Đồng thời Mẹ cung cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm đối với tương lai nhân loại, một tương lai có liên hệ đến lời thân thưa của Mẹ.
Thiên Chúa đặt định mệnh của tất cả loài người vào tay của một người nư trẻ trung. Lời “xin vâng” của Mẹ Maria là căn bản cho việc hoàn tất dự án mà Thiên Chúa đa yêu thương sửa soạn cho việc cứu độ thế giới.
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo tóm tắt một cách ngắn gọn và đầy đủ giá trị quyết liệt của việc Mẹ Maria ưng thuận đối với toàn thể loài người trong dự án cứu độ thần linh như sau: “Trinh Nư Maria ‘cộng tác vào việc cứu độ loài người bằng đức tin tự do và bằng đức tuân phục’. Mẹ đa ‘nhân danh tất cả bản tính loài người’ thưa tiếng xin vâng. Bằng việc tuân phục của mình, Mẹ đa trở nên một Tân Evà, mẹ của sinh linh” (số 511).
3-Bằng việc làm của mình, Mẹ Maria đa nhắc nhở mỗi một người chúng ta về trách nhiệm nghiêm chỉnh trong việc chấp nhận dự án của Thiên Chúa đối với cuộc đời của chúng ta. Trong việc hoàn toàn tuân phục ý định cứu độ của Thiên Chúa, một ý định được bộc lộ qua lời nói của thiên thần, Mẹ đa trở nên một mẫu gương cho nhưng ai Chúa tuyên bố cho biết là có phúc, vì họ “nghe lời Thiên Chúa và tuân giư” (Lk 11:28). Để trả lời cho người đàn bà trong đám đông chúc tụng Mẹ Người có phúc, Chúa Giêsu đa tiết lộ lý do thực sự làm cho Mẹ Maria được diễm phúc, đó là việc Mẹ gắn bó với ý muốn của Thiên Chúa, một nỗi gắn bó khiến Mẹ chấp nhận vai trò Thiên Chúa Thánh Mẫu.
Trong Thông Điệp Redemptoris Mater, Tôi đa cho thấy là vai trò làm mẹ thiêng liêng mới mẻ được Chúa Giêsu nói tới ấy chẳng qua chỉ liên quan đến một mình Mẹ mà thôi. Thật vậy, “không phải hay sao, Mẹ Maria là người đầu tiên trong số ‘nhưng ai nghe lời Thiên Chúa và thực hiện’? Thế nên, niềm hạnh phúc Chúa Giêsu nói tới khi trả lời cho người đàn bà trong đám đông không thực sự ám chỉ về Mẹ hay sao?” (số 20). Bởi vậy, theo một ý nghĩa nào đó, Mẹ Maria đa được công nhận là người môn đệ đầu tiên của Con Mẹ (x cùng nguồn vừa dẫn), và bằng mẫu gương của mình, Mẹ mời gọi tất cả mọi tín hưu hay quảng đại đáp lại ơn Chúa.
4-Công Đồng Chung Vaticanô II đã cắt nghĩa việc toàn hiến của Mẹ Maria cho con người Chúa Kitô cũng như cho công cuộc của Chúa Kitô như thế này: “Như một nữ tỳ của Chúa Mẹ đã toàn hiến bản thân mình cho con người của Con mình cũng như cho công cuộc của Con mình, với tư cách phụ giúp Người cũng như đóng vai trò cùng với Người trong việc phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc, nhờ ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (Lumen Gentium, 56).
Đối với Mẹ Maria, việc Mẹ hiến thân cho con người của Chúa Giêsu cũng như cho công việc của Chúa Giêsu nghĩa là việc Mẹ hiệp nhất với Con Mẹ, việc Mẹ dấn thân nuôi dưỡng Con Mẹ phát triển về phương diện loài người cũng như việc Mẹ cộng tác với công cuộc cứu độ của Người.
Mẹ Maria thực hiện khía cạnh cuối cùng trong việc hiến thân cho Chúa Giêsu này với tư cách “phụ giúp Người”, tức với thân phận phụ thuộc, thân phận là hoa trái của ân sủng. Tuy nhiên, đây là một việc cộng tác thực sự, vì việc cộng tác này được thực hiện “cùng với Người”, và kể từ biến cố Truyền Tin việc cộng tác ấy cho thấy Mẹ tích cực tham phần vào công cuộc cứu chuộc. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhận định: “Bởi thế, các Nghị Phụ thực sự thấy Mẹ Maria không phải chỉ được Thiên Chúa sử dụng một cách thụ động, mà là chủ động cộng tác vào công cuộc cứu độ loài người bằng đức tin và đức tuân phục. Như Thánh Irênêô nói, vì nhờ vâng phục, Mẹ ‘đã trở nên căn do cứu độ cho chính bản thân Mẹ cũng như cho toàn thể loài người’ (Adv. Haer. III, 22, 4)” (cùng nguồn vừa dẫn).
Liên kết với việc Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi gây ra do nhị vị cha mẹ nguyên tổ của chúng ta, Mẹ Maria đã xuất hiện như là “mẹ sinh linh” thực sự (cùng nguồn vừa dẫn). Tự nguyện tỏ ra vâng phục chấp nhận dự án thần linh, vai trò mẫu thân của Mẹ đã trở nên nguồn mạch sự sống cho toàn thể loài người.
(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 11/9/1996,
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ngày 18/9/1996)