ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -LECTION DIVINA -CN15TN-C
- Details
- Category: 9. Đào Tạo Môn Đệ
LECTIO DIVINA - CHÚA NHẬT TN 15 C
“TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC
SỰ SỒNG ĐỜI ĐỜI LÀM GIA NGHIỆP?”
Lc 10, 25
Hát thánh ca khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa,
Chúa đã thu gọn toàn thể lề luật thánh vào giới răn độc nhất
là mến Chúa yêu người.
Xin giúp chúng con hằng vâng giữ điều Chúa truyền dạy,
để sau này đạt tới phúc trường sinh.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện CN 25 TN)
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo T. Luca 10, 25-37.
• Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
• Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2. SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau :
• Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
• Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
• Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
(Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
3. CHIÊM NGHIỆM
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
1. "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp” (c.25)
Có khi nào tôi đã suy nghĩ và khao khát được sự sống đời đời làm gia nghiệp” như thầy thông luật này chưa? Hiện nay lòng tôi khao khát và trí tôi tìm kiếm cách nào để có sự sống đó không? Tại sao? Tôi lặng thinh hỏi hạnh phúc lòng tôi mong muốn là gì?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
2. "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình" (câu 28.)
Đây là việc làm quan trọng và thiết yếu nhất để được hạnh phúc và sống đời đời. Tôi cố gắng đọc đi đọc lại, chậm rãi, nhiều lần lời Chúa dạy này, cho đên khi nghĩ rằng mình đã hiểu. Rồi tự hỏi: Sống như vậy sẽ đem lại có ích gì cho mình ?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
3. Đức Giêsu hỏi: “Trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy" (câu 36-37).
• Người thứ 1 là ai? Làm gì?........................................................
...................................................................................................
• Người thứ 2 là ai? Làm gì?.......................................................
..............................................................................................
• Người thứ 3 là ai ? Làm gì?................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
Hôm nay tôi nghe Chúa Giêsu nói với tôi thế nào?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
4. CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết theo Bài đọc 2, Thư Côlôsê 1,15-20
Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót,
chúng con cảm tạ Cha
đã thương ban Con Một cho loài người chúng con.
Người là hình ảnh Thiên Chúa vô hình,
là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo,
vì trong Người, muôn vật được tạo thành
trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình.
Người có trước muôn loài muôn vật,
tất cả đều tồn tại trong Người.
Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh;
Người là khởi nguyên, là trưởng tử
trong số những người từ cõi chết sống lại,
để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.
Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn
hiện diện ở nơi Người,
cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật
được hoà giải với mình.
Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá,
Thiên Chúa đã đem lại bình an
cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời “Tạ Ơn Chúa !"
5. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
• Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để đọc đi đọc lại và suy ngẫm.
....................................................................................
• Nhớ lại trong gia đình mình, xưa nay có ai bị tổn thương, về phần xác hay tinh thần, thất bại trong làm ăn, học hành hay đau khổ vì bất cứ lý do nào, là vợ chồng hay cha mẹ, tôi đã có thái độ và đối xử với người bị nạn như thế nào? Hôm nay nghe lời Chúa Giêsu, tôi nghĩ mình sẽ làm gì khác ?
...............................................................................................
...............................................................................................
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Chúa Giêsu tự giới thiệu như thân cây nho đích thực và mời gọi chúng ta hiệp nhất với Ngài để mang lại nhiều hoa trái (x. Ga 15,1-8). Thân cây nho là một cây họp thành một toàn bộ với các ngành, và các ngành nho chỉ được phong phú nếu gắn liền vào thân nho. Tương quan này là bí quyết đời sống Kitô và thánh sử Gioan biểu lộ qua động từ ”ở lại”.
Vấn đề là ở lại với Chúa Giêsu để tìm được can đảm ra khỏi chính mình, ra khỏi những thoải mái tiện nghi, ra khỏi không gian chật hẹp và được bảo bọc của chúng ta, để tiến ra biển khơi với những nhu cầu của tha nhân và mang lại một đà tiến rộng rãi cho chứng tá Kitô của chúng ta trên thế giới.
Sự can đảm ra khỏi chính mình tự nó nảy sinh từ niềm tin nơi Chúa Phục Sinh và từ niềm xác tín Thánh Thần của Chúa đồng hành với lịch sử chúng ta.
Một trong những hoa trái chín mùi nhất nảy sinh từ sự hiệp thông với Chúa Kitô chính là sự dấn thân bác ái đối với tha nhân, yêu thương anh chị em trong tinh thần quên mình, đến độ chấp nhận những hậu quả cuối cùng, như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta.
Năng động bác ái của tín hữu không phải là kết quả của chiến lược, không nảy sinh từ những lời kêu gọi từ bên ngoài, như những yêu cầu xã hội hoặc ý thức hệ, nhưng từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và do việc ở lại trong Chúa Giêsu.
Đối với chúng ta, Ngài chính là thân cây nho từ đó chúng ta kín múc nhựa sống, nghĩa là "sự sống” để mang lại trong xã hội những cách thức sống và xả thân, đặt mình ở chỗ rốt cùng.
(trích Huấn dụ CN 29.4.2018)
liên lạc : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
website : giadinhctc.com