ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA PIO NĂM DẤU

  •  
    Chi Tran

    CHA PIO NĂM DẤU VÔ CÙNG TÔN KÍNH YÊU MẾN THÁNH THỂ
     
    ��Cha Piô thường cầm Mình Thánh Chúa cách rất khó khăn trông thấy, người tự nghĩ mình chẳng đáng lấy tay, dù được in dấu, chạm đến Mình Thánh Chúa.
    Một hôm, con thiêng liêng của cha Piô Pietrelcina hỏi ngài:
    “Thưa cha, chúng con phải dự thánh lễ như thế nào?”
    Cha trả lời:
    �� “Như Đức Mẹ, thánh Gioan và những bà đạo đức trên đồi Canvê, yêu mến Chúa và cảm thương Chúa”.
    Trong sách lễ của một con thiêng liêng, cha Piô viết:
    ��“Khi dự thánh lễ, hãy tập trung ý hướng vào mầu nhiệm vĩ đại này đang diễn ra trước mắt con, đó là sự cứu rỗi và hòa giải của linh hồn con với Chúa”.
    Lần khác người ta hỏi ngài:
    “Thưa cha, khi dâng lễ tại sao cha khóc nhiều như thế?”
    Ngài trả lời:
    ��“Hỡi con, những nước mắt này có là gì sánh với điều đang xảy ra trên bàn thờ? Nơi đó đáng phải đổ ra cả nguồn nước mắt”.
    Lần khác, người ta lại hỏi:
    “Thưa cha, cha đau đớn thế nào khi vết thương đang chảy máu mà phải đứng suốt buổi lễ?”
    Cha Piô trả lời:
    ��“Khi dâng lễ, không phải cha đứng mà cha bị treo”.
    Mấy tiếng “bị treo” ngắn ngủi nói lên mạnh mẽ ý nghĩa “cùng bị đóng đinh với Chúa” mà thánh Phaolô đã nói (Gl 2,19), nhờ đó phân biệt dự lễ trọn vẹn chứ không phải giả dối, lý thuyết suông, hay dự với những lời đọc bên ngoài.
    Thánh nữ Benadetta Soubirous nói với một tân linh mục rất chí lý rằng:
    �� “Xin cha nhớ rằng linh mục tại bàn thờ cũng giống như Chúa Giêsu trên thánh giá”.
    ��Thánh Phêrô Alcantara mặc áo lễ như ngài sắp lên đồi Canvê, vì tất cả lễ phục của linh mục đều liên quan đến cuộc tử nạn của Chúa.
    Áo dài trắng gợi lại áo trắng Herode đã cho Chúa mặc để chế diễu Ngài như kẻ dại, giây thắt lưng nhắc lại Chúa bị đánh đòn, dây đeo cổ nhắc lại giây thừng chúng trói Chúa. Khăn vai nhắc lại mũ gai, áo lễ ngoài có hình thánh giá nhắc lại thánh giá đè trên vai Chúa.
    ��Những ai dự thánh lễ cha Piô cử hành nhắc nhớ tới nước mắt nóng hổi của ngài, nhớ tới một điều kiện bó buộc ngài là những ai dự lễ phải quì gối, nhớ lại những lúc thinh lặng cảm động khi nghi lễ diễn ra, nhớ lại những đau khổ thống thiết tỏ ra trên khuôn mặt cha Piô khi ngài trịnh trọng tuyên đọc lời truyền phép, nhớ lại những lúc tín hữu đầy nhà nguyện, cầu kinh trong linh lặng, khi cha Piô âm thầm cầu nguyện vì chuỗi Mân côi kéo dài hàng giờ.
    ��Những sự chia sẻ của cha Piô lúc dâng lễ cũng giống như của các thánh. Nước mắt của ngài giống như nước mắt của thánh Phanxicô Assisi (đã có lúc biến thành máu), giống như thánh Vinhsơn Ferrier, thánh Laurensô Brindisi (đã có lần ướt cả 7 chiếc khăn tay), như thánh Veronica Giuliani, thánh Gemma Galgani, thánh Anphongsô, thánh Gemma Galgani.
    ��Nhưng vượt trên những điều đó, làm sao người ta có thể thờ ơ trước cuộc tử nạn và sự chết của Chúa Kitô?
    Chắc ta giống như các tông đồ nằm ngủ tại vườn Gietsimani, hoặc ít ra như lính tráng đứng dưới chân thánh giá, chỉ nghĩ tới trò chơi rút thăm, không quan tâm đến Chúa đang hấp hối, (và tuy nhiên đây là cảm nghĩ buồn phiền khi ta dự lễ “nhạc rock” với tiết điệu tây ban cầm, chơi kiểu thế gian với những cử chỉ tầm thường, với các phụ nữ ăn mặc thiếu nết na kín đáo, và giới trẻ mang những y phục kỳ lạ… xin Chúa tha cho).
    Ta hãy ngắm nhìn Mẹ Maria Đồng Trinh và các thánh. Hãy noi gương các ngài. Chỉ có noi gương các ngài, ta mới đi đúng đường, đường làm vui lòng Chúa (1 Cr 1,21).
    Thánh Anrê Avellinô thường cảm động đến chảy nước mắt nói rằng:
    ��“Người ta không thể phân rẽ Thánh Thể ra khỏi cuộc tử nạn của Chúa”