Tiêu điểm
(" Mừng vui lên … - Lætare) là chủ đề của Chúa nhật IV Mùa Chay. Từ phụng vụ lễ ca cho đến màu sắc phụng vụ, tím chuyển sang hồng, màu của bình minh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối, nay Giáo hội tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm Phục Sinh. Nghỉ để cảm tạ Chúa vì những gì ta đã làm, xin Chúa ban thêm nghị lực để bước tiếp những chặng cuối.
Lời ca nhập lễ : ("Mừng vui lên, Giê-ru-sa-lem ! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng mến yêu Thành !... Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi : Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa") (Tv 121,1). Niềm vui dâng trào thể hiện qua các dụ ngôn : "Con chiên lạc" (x. Lc 15, 4-7); "Đồng bạc đánh mất" (x. Lc 15, 8-10). Nhưng cụ thể . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Ta thường gọi là dụ ngôn “Người con hoang đàng”. Cách gọi này không được chính xác. Trước hết vì sự trở về của đứa con không đáng làm khuôn mẫu cho ta. Hơn nữa, xét theo bối cảnh và nội dung, Chúa Giêsu, khi kể dụ ngôn này, có ý đề cao tình yêu thương, lòng khoan dung nhân hậu của người cha.
Bối cảnh: Nhóm Pharisêu và các Kinh sư chê trách Chúa Giêsu vì Người ngồi ăn với những kẻ tội lỗi. Để trả lời họ, Chúa Giêsu kể một chuỗi 3 dụ ngôn: Con chiên đi lạc, Đồng bạc bị mất và Người cha nhân hậu.
Nội dung: Có thể coi đây là một vở kịch 2 màn.
MÀN 1: NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON ÚT.
Đứa con ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân.
Sự ích kỷ được biểu lộ trước hết trong việc . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Ba điều cần phải làm trong mùa chay là cầu nguyện, chay tịnh và thực hành bác ái. Đây là những việc sẽ dẫn chúng ta tiến tới mối tương quan gần gũi hơn với Thiên Chúa, đón nhận ánh sáng Phục Sinh. Nhưng để được gần gũi, thân mật với Ngài, con người phải biết thống hối và trở về với Ngài. Và để diễn tả thái độ “thống hối và trở về”, Giáo Hội đã dùng dụ ngôn người con hoang đàng trở về làm minh họa và đề tài để suy niệm. Theo Thánh Luca thì cả hai người con đều không tốt, đã làm cho cha họ phải khổ tâm, nhưng mỗi người lại có những hành động thống hối khác nhau (Luca 15:11-32).
Trong câu chuyện người con thứ với trái tim vô cảm và vị kỷ đã đòi được chia . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Câu chuyện người con hoang đàng trong Tin Mừng Luca (Lc. 15: 11-32) nói đến trở về. Mùa chay là mùa xám hối. Ði tìm một khoảnh hồi tâm, ta hãy đọc lại đoạn Tin Mừng.
Người con hoang đàng
Từ xưa tôi vẫn nghĩ rằng hãy trở về như người con hoang đàng. Ðứa con hoang đàng như một mẫu mực trở về. Khi thấy con về, người cha vui mừng quá làm tôi thấy sự trở về của người con như một hành động anh hùng. Ðã bao năm tháng qua, tôi vẫn được nhắc nhở rằng hãy lên đường anh hùng, dứt khoát như người con ấy.
Ðọc kỹ đoạn Tin Mừng, tôi thấy man mác đó đây một mầu tím buồn. Một giải mây tím buồn rất xa. Ở một điểm nào đó, tôi thấy sự trở về của người con có làm cho cha . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Giáo hội Công giáo dạy rằng đạo đức dựa trên phẩm giá vốn có của mỗi con người, con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Do đó, Giáo hội công nhận tiềm năng trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng theo cách tôn trọng hoặc vi phạm phẩm giá con người, tùy thuộc vào ý định và hành động của những người tạo ra và sử dụng AI.
Giáo hội công nhận những lợi ích tiềm năng của AI, chẳng hạn như cải thiện chẩn đoán y tế, giảm tác động đến môi trường và nâng cao giáo dục. Tuy nhiên, Giáo hội cũng cảnh báo về những rủi ro và thách thức do AI gây ra, đặc biệt là trong các lĩnh vực quyền riêng tư, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình. Ngoài ra, Giáo hội . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Tính loài người quen ỷ lại, cái gì mượn hoặc sai người khác làm được, là ta không muốn làm. Có những hạng người chỉ quen miệng sai khiến, không khi nào, hoặc rất ít khi, họ chịu bắt tay vào công việc gì; từ những việc to tát, đến những việc nhỏ mọn… nhất nhất cái gì cũng sai hoặc mượn người khác làm thay.
Nhưng việc gì thì việc, chứ đến việc “ăn thay” thì quả là không ai mượn được: có đời nào Bạn ăn thay cho tôi mà tôi lại no được?
Trên đường thiêng liêng cũng có những thứ không ai làm thay được. Thứ ấy là thứ gì? Thứ ấy là Triều thiên của mỗi người. Mỗi người có triều thiên của mình, chính mình phải kết lấy, không thể cậy người khác kết thay. Triều . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
“Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi!”.
Người La Mã, đôi khi, xích tù nhân cạnh một xác chết cho đến khi mùi thối của tử thi hủy hoại họ. “Người sống và kẻ chết ‘tay trong tay’ cho đến nghẹt thở vì tử khí; họ kéo dài cuộc sống thê lương cho đến chết! Không có Chúa Kitô, chúng ta bị cùm vào tội lỗi như người tù bị cùm vào xác chết! Chỉ ăn năn sám hối thực lòng mới giải thoát chúng ta, vì cuộc sống bấy giờ, không chỉ là một sự tồn tại vô sinh nhưng còn là một cái ‘chết chậm!’.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay tiết lộ, Thiên Chúa . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Bài đọc Tin Mừng hôm nay đề cập đến hai thảm kịch. Một là tổng trấn Philatô sử dụng quyền lực sai quân lính giết những người Galilê đang dâng lễ vật trong Đền thờ: “Có mấy người đến kể lại cho Chúa Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng” (Lc 13: 1). Thảm kịch thứ hai là một tai nạn đáng tiếc khi một tòa tháp ở Silôác đổ xuống và làm chết mười tám người: “Cũng như mười tám người kia bị tháp Silôác đổ xuống đè chết” (Lc 13: 4). Ngày nay cả hai loại thảm kịch này vẫn xảy ra. Mọi người tiếp tục bị giết vì sự lạm dụng quyền lực tàn bạo và nhiều người mất mạng vì những tai nạn bất . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY
(Xh 3, 1-8b.13-15; 1Cor 10, 1-6.10-12; Lc 13, 1-9).
Hành trình đức tin của tổ phụ Abraham là mẫu gương sáng ngời soi chung cho mọi người ở mọi nơi và trong mọi thời. Dòng dõi con cái cháu chắt nhiều đời của ông tổ phụ đã trở nên một dân tộc đông đúc sinh và sống ở Ai-cập. Trong chương trình cứu độ, từng bước Thiên Chúa đã hướng dẫn lịch sử của dân đã được chọn này. Thiên Chúa mạc khải cho ông Môisen về ý định cứu dân ra khỏi vùng đất bị làm tôi đòi nô lệ để đi vào miền Đất Hứa. Ông Môisen nhìn thấy sự lạ, là bụi gai cháy, nhưng không bị thiêu rụi. Đây là dấu hiệu loan báo một sứ điệp. Ông đã tiến lại gần để ngắm nhìn và lắng . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Sứ điệp: Hãy trổ sinh hoa trái thiêng liêng để khỏi bị loại trừ.
***
Nỗi buồn đau của nông dân mất mùa
Tại nông thôn, đa số nông dân nghèo ít đất, ít vốn, chỉ biết đầu tư vào cây sắn cũ khoai… Rồi thấp thỏm chờ đợi ngày đêm mong sao khi đến mùa sẽ thu hoạch được kha khá để nuôi sống gia đình. Thế nhưng năm nào thời tiết không thuận, họ thường bị thua lỗ nặng nề hoặc mất trắng tay! Buồn đau biết chừng nào!
Đó cũng là nỗi buồn của người chủ vườn trong dụ ngôn cây vả không sinh trái do Chúa Giê-su kể lại như sau (Lc13, 6-9) :
Có người trồng một cây vả trong khu vườn của mình. Thỉnh thoảng ông ra vườn tìm đến cây vả, mong kiếm được ít trái trăng cho bữa ăn . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp