Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - CHÚA QUAN PHÒNG

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     


    CHÚNG TA CÓ MỘT THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG

     

    Thiên Chúa không đến để làm cho hết đau khổ. Người cũng không đến để giải nghĩa về đau khổ, Người đến để lấp đầy đau khổ bằng sự có mặt của Người.

     

    Một thầy dòng Tên ở Rôma kể câu chuyện này:

    Trước ngày thi kết thúc môn học, thầy đến nhà thờ thánh Phaolô ngoại thành để cầu nguyện với Thiên Chúa. Trong nhà thờ nguy nga tráng lệ, thầy tìm một chỗ thinh lặng để trò chuyện với Thiên Chúa quan phòng. Nhanh chóng thầy có thể gặp được Thiên Chúa và cuộc trò chuyện bắt đầu. Thầy liền kể ước mong của mình cho Thiên Chúa:

    • “Dạ thưa Đức Chúa, ba ngày nữa con phải thi kết thúc môn học. Con mong ngài giúp để con thành công trong kỳ thi quan trọng này được không ạ?”
    • “Dĩ nhiên là được!” – Thiên Chúa trả lời.
    • Tuy nhiên sau hồi suy nghĩ, Thiên Chúa hỏi thầy rằng: “Vậy con đã học bài kỹ chưa?”
    • Thầy lưỡng lự điều gì đó, nên một lát sau mới thì thào: “Dạ, thưa Thiên Chúa, thú thật là con chưa học nhiều. Vả lại, con chưa đủ tự tin nên mới đến xin Chúa giúp đây!”
    • “Dĩ nhiên là ta luôn giúp con mà, nhưng con phải giúp chính con trước.” – Chúa ân cần chia sẻ.
    • “Dạ con chưa hiểu lắm. Ngài có thể nói rõ hơn được không ạ?” – Thầy đưa tay van xin Thiên Chúa.
    • “Ah! Còn ba ngày nữa mới đến kỳ thi, con hãy đi về học bài thật chăm chỉ. Sau đó là ta mới giúp con thi tốt được!”

    Sau những phút trò chuyện giằng co kết thúc, thầy ra về và lao mình vào bài vở…

     

    Các bạn thân mến,

    Tôi muốn giới thiệu cho các bạn về một Thiên Chúa quan phòng. Quan nghĩa là nhìn xem, quan sát và chăm chú vào điều gì đó. Phòng có nghĩa là bảo vệ, đề phòng hoặc giữ gìn. Như vậy, quan phòng là việc Thiên Chúa luôn quan tâm chăm sóc và yêu thương con người. Đó là sự thật mà nhiều lần Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắn nhủ các bạn trẻ: “Cha muốn nói với mỗi người trong chúng con về chân lý thứ nhất: “Thiên Chúa yêu thương các con”. Dù trước đây các con đã nghe về điều ấy rồi cũng không sao, Cha muốn nhắc lại cho các con: Thiên Chúa yêu thương các con. Không bao giờ được nghi ngờ điều này, dù bất cứ điều gì xảy ra với các con trong cuộc sống. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các con được yêu thương vô hạn.” (Christus Vivit, 112).

     

    Tôi tin các bạn cũng nghe về Thiên Chúa quan phòng nhiều lần rồi. Vả lại, khi học giáo lý, Giáo hội chia sẻ rằng: “Thiên Chúa không dựng nên mọi sự rồi bỏ mặc chúng, nhưng quan tâm, bảo tồn, chăm sóc và hướng dẫn chúng theo ý định muôn thuở của Người.” (x. GLHTCG 307). Niềm tin Kitô giáo cũng nói với con người rằng: “Thiên Chúa luôn điều khiển thế giới và chi phối đời sống con người mà chỉ mình Người biết. Không lúc nào Người để cho các tạo vật Người đã dựng nên lại vượt ra khỏi bàn tay Người.” Tiếc một điều là thụ tạo tuy tốt lành nhưng chưa tuyệt đối hoàn hảo, nên mới có những khổ đau hoặc bất hạnh. Dù sao, Giáo hội vẫn luôn mời gọi các tín hữu phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa (Mt 6,31-33).  

     

    Chúng ta cần phân biệt rõ hai điều này: phó thác và thoái thác. Thoái thác là kiếm cớ từ chối, không làm điều người khác yêu cầu. Người này không tin tưởng, chẳng dấn thân cho mục tiêu phía trước. Nói cách khác, người này không muốn tra tay làm việc. Vì thế mà họ cũng chẳng có sáng kiến hay động lực để vươn lên. Ai cũng đoán ra người này thường là kẻ thất bại. Thiên Chúa cũng “bó tay” với những loại người này. Trong ví dụ trên, dường như trong tư tưởng của thầy trên đây cũng có chút thoái thác. Tạ ơn Chúa, vì sau đó thầy này cũng biết phó thác vào Thiên Chúa quan phòng. Trong khi đó, phó thác hay tín thác (fiducia filialis) nói lên lòng tin cậy của con người vào Thiên Chúa. Thành công chỉ đến với những ai có lòng tin. Trong niềm tin tôn giáo, người này tin vào sự dẫn dắt của Thiên Chúa, kể cả những lúc gặp khó khăn.  

     

    Trong Tin mừng, vài lần chúng ta thấy Đức Giêsu giới thiệu về một Thiên Chúa quan phòng, ngài luôn yêu thương con người: “Dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu.”[1] (Lc 21,18). 

    Số là Đức Giêsu báo cho các môn đệ (cho chúng ta) về những khó khăn sẽ xảy ra. Có người thấy sợ những điều này. Hy vọng chúng ta thấy đó là những cơ hội làm chứng cho Thiên Chúa. Chính trong hoàn cảnh khó khăn, ai tin tưởng và phó thắc vào Thiên Chúa, chính ngài sẽ giúp họ biết phải làm gì. Điều này cũng có nghĩa là người ấy cần dùng hết khả năng của mình để cộng tác với ơn của Chúa. Trong linh đạo dòng Tên có một châm ngôn liên quan đến điều này: “Hãy tin tưởng vào Chúa như thể thành công hoàn toàn do bạn chứ không phải do Chúa; nhưng hãy dùng hết tài năng của bạn như thể chỉ có Thiên Chúa làm mọi thứ chứ không phải do bạn làm.” Cả hai cùng làm việc. Từ hai nguồn lực này, thành công sẽ đến với chúng ta. Nói cách khác, chúng ta sẽ chiến thắng, vượt qua những hoàn cảnh khó khăn bằng chính năng lực của mình với sự trợ giúp của Thiên Chúa. Rồi với lòng khiêm tốn, mỗi người nhận ra rằng: Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi mình, nhưng luôn yêu thương, ủng hộ, gìn giữ và cùng với tôi vững bước trên đường đời. Đây là nét đẹp của một Thiên Chúa quan phòng.

     

    Trước những khó khăn và đau khổ, người trẻ chúng ta có quyền đặt câu hỏi về sự quan phòng của Thiên Chúa. “Lạy Chúa, Ngài tốt lành và quyền năng, tại sao lại có đau khổ, chết chóc? Hoặc tại sao con phải học bài thật nhiều ngài mới giúp con thành công trong thi cử?” Các bạn trẻ rất thân mến, trong đêm tối của tột cùng đau khổ, thật khó để giải thích về một Thiên Chúa yêu thương. Thành thực mà nói, trong đau khổ thử hỏi mấy ai thấy Thiên Chúa luôn chăm sóc cho họ. Chỉ có ai đủ niềm tin và phó thác mọi sự vào Thiên Chúa, họ mới đón nhận đau khổ và tin rằng: “Thiên Chúa cũng muốn viết thẳng trên những đường cong của đời ta.” Chỉ có ai yêu mến Thiên Chúa đủ, họ mới dám chấp nhận mọi thứ, ngay cả án tử vì đạo, họ cũng tin đó là một hồng ân đến từ Thiên Chúa quan phòng!

     

    Thật khó để giải mã đau khổ, nhưng nói như Thánh Tôma Aquinô: “đau khổ vẫn luôn đặt nền tảng trên sự khôn ngoan vô cùng của Thiên Chúa.” Chúng ta tin Thiên Chúa đã dựng nên một thế giới này thật tốt đẹp, nhưng chưa được hoàn thành. Nó còn nhiều xáo trộn với những khổ đau. Giáo Hội phân biệt sự dữ thể lý (bệnh tật, chết chóc, thiên tai…), và sự dữ luân lý phát xuất do con người sử dụng tự do sai lầm trong thế gian. Dù hoàn cảnh nào đi nữa, Thiên Chúa vẫn luôn quan phòng và giúp con người đến chỗ thành toàn. Bởi đó thật chí lý khi văn sĩ Clive Staples Lewis, (1898–1963, văn sĩ Anh, tác giả cuốn Ký sự Namia) viết rằng: “Thiên Chúa thì thầm trong những lúc ta vui, Người thì thầm trong lương tâm ta. Nhưng Người nói lớn mạnh trong những đau khổ của ta. Những đau khổ đó là cái loa tăng âm để làm thức tỉnh một thế giới ngủ mê.” (Youcat 51).

     

    Khi lắng nghe người khác chia sẻ về khổ đau, tôi cũng muốn chia sẻ với họ rằng: hãy hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa tốt lành! Hơn nữa, chúng ta cũng tin rằng đi theo Chúa Giêsu là chấp nhận một hành trình thú vị. Nơi ấy, “Con người không có chỗ tựa đầu”. (Lc 9,57-62). Dẫu sao trước đau khổ ấy, thực tế cho thấy nếu ai tin vào Thiên Chúa, đón nhận thực tại như nó là, thì họ tìm được hạnh phúc bình an ngay trong đau khổ. Điều này nghe có vẻ lạ tai! Đừng quên chính Đức Giêsu của chúng ta cũng cảm thấy Thiên Chúa quan phòng dường như vắng bóng: “Lạy Cha, sao Cha bỏ con?” (Mt 27,36). Nhưng dù thế nào, Đức Giêsu chỉ một vâng theo ý Cha!

     

    Tôi muốn kết thúc bài chia sẻ này với các bạn bằng lời nhắn của Tin Mừng: “Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.” (Lc 21,19). Chính Đức Giêsu là mẫu gương kiên trì trong đau khổ cho mỗi người chúng ta. Hoặc nói như Thánh Lêô Cả Đức Giêsu vẫn đang chịu đau khổ, “vì cuộc Khổ Nạn của Chúa còn kéo dài cho tới tận thế.” Hoặc nói như nhà toán học Pascal: “Ðức Kitô còn hấp hối cho đến tận thế.” Nghĩa là, Người vẫn luôn đồng hành với những đau khổ của con người để cứu độ con người. Chính thi sĩ Paul Claudel thốt lên rằng: “Thiên Chúa không đến để làm cho hết đau khổ. Người cũng không đến để giải nghĩa về đau khổ, Người đến để lấp đầy đau khổ bằng sự có mặt của Người.” (Youcat 100).

     

    Tôi tin nếu thầy trên đây cam đảm dùi mài kinh sử, vất vả học tập, thì chính Thiên Chúa cũng giúp cho thầy ấy đạt đến thành công. Tôi cũng tin chúng ta có một Thiên Chúa quan phòng hằng yêu thương và ở với mỗi người. Amen.

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

    [1] “Đối với anh em, ngay tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi.” (Mt 10,30).

     
     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    NGHỈ HÈ: NGHỈ NGƠI NHƯ THIÊN CHÚA

     

    Sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa không có ý nghĩa trong chính mình, nhưng chỉ trong tương quan của Ngài với vũ trụ đã được tạo dựng.

      

    Trình thuật đầu tiên về tạo dựng (Stk 1,1 - 2,4a) không phải là chuyên luận khoa học mô tả nguồn gốc vũ trụ mà là một huyền thoại, và như mọi huyền thoại khác, nó có mục đích giải thích những khía cạnh nền tảng nào đó về thế giới và thân phận con người. Và trình thuật này gán một vị trí quan trọng cho việc nghỉ ngơi. Khi xem xét đến trình thuật này cũng như mức độ mà Kinh Thánh nhấn mạnh đến nhu cầu phải giữ ngày nghỉ sabát, ta có thể rút ra được nhiều kết luận về điều có thể gọi là “sự nghỉ ngơi theo Kinh Thánh”.

     

    Thiên Chúa nghỉ ngơi

    Trình thuật tạo dựng đầu tiên (Stk 1, 1 – 2, 4a) kết thúc với bằng việc Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy,[1] sau khi đã làm xong mọi công chuyện của mình (Stk 2, 2). Khẳng định này dường như khá lạc lõng trong thế giới đề cao hiệu năng mà chúng ta đang sống cũng như có thể đặt lại vấn đề toàn năng của Thiên Chúa. Tuy nhiên, ý tưởng này hoàn toàn bình thường ở vùng Cận Đông cổ xưa nơi mà sự nghỉ ngơi là một đặc quyền của các thánh thần. ta đặc biệt tìm thấy nó trong Enuma Elish, thiên đại sử thi của Babylon nói về cuộc tạo dựng, được soạn thảo giữa thế kỷ 14 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, và từ đó những người Do Thái bị lưu đày ở Babylon vào thế kỷ 6 trước Công nguyên đã cảm hứng để sáng tác ra huyền thoại tạo dựng của riêng mình.

     

    Những người Do Thái bị lưu đày đã vay mượn nhiều tình tiết trong Enuma Elish, nhưng đã thay đổi chúng để xác quyết về Thiên Chúa của mình và tương quan của họ với Ngài. Chủ đề về sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa là một trong những xác quyết ấy. Vì thế, trong Enuma Elish, ta thấy rằng những thế hệ thần thánh đầu tiên phàn nàn vì không thể nghỉ ngơi do loài thụ tạo của họ làm quấy động. Trái lại, trong trình thuật Kinh Thánh, Thiên Chúa nghỉ ngơi sau khi dựng nên sinh vật dưới biển, chim trời, muôn thú trên mặt đất và con người mà Ngài muốn thấy họ sinh sôi nảy nở. Tóm lại, Ngài nghỉ ngơi sau khi đã tạo dựng nên thế giới dường như rất náo động và như ý muốn.

     

    Ta cũng thấy một sự khác biệt về lý do nghỉ ngơi của Thiên Chúa. Trong thiên đại sử thi Babylon, các thần thánh nghỉ ngơi sau khi đánh bại hay tiêu diệt quân thù trong khi Thiên Chúa trong Kinh Thánh nghỉ ngơi sau khi đã tạo dựng thế giới. Như vậy, Ngài nghỉ ngơi sau hành động tạo dựng chứ không phải hủy diệt. Trong hai trường hợp này có liên quan đến chiến thắng trên sự hỗn mang và thiếu trật tự, nhưng hành động của Thiên Chúa không có tính bạo lực và cạnh tranh. Ngài dừng mọi hoạt động sau khi đã tạo dựng một thế giới mà Ngài đánh giá là tốt đẹp (Stk 1, 4.10.12.18.21.25), thậm chí rất tốt đẹp (Stk 1, 31), chỉ bởi quyền năng của lời Ngài.

     

    Cuối cùng, cũng lưu ý đến sự khác biệt đánh dấu thời khắc nghỉ ngơi của các thánh thần. Trong Enuma Elish, thần Ea và Marduk nghỉ ngơi trước hành động tạo dựng, trong khi trong Kinh Thánh, Thiên Chúa nghỉ ngơi sau khi tạo dựng thế giới. Rõ ràng thời gian nghỉ ngơi sau công việc dường như cao quý hơn. Nhưng còn hơn thế nữa, vì sự khác biệt này có nghĩa là Thiên Chúa nghỉ ngơi trước sự hiện diện của thụ tạo, trong khi các thần thánh   Babylon không có sự hiện diện của thụ tạo. Một lần nữa, điều này không chỉ tôn giá trị cho công cuộc tạo dựng trong nhãn quan Kinh Thánh mà còn đem lại ý nghĩa cho sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa. Theo cái nhìn thần học, Thiên Chúa chắc chắn có thể nghỉ lúc nào Ngài muốn, nhưng sự tích cực của việc Thiên Chúa nghỉ ngơi sau hành động tạo dựng của mình trong trình thuật Kinh Thánh là cố gắng xác định Thiên Chúa trong tương quan với thụ tạo. Sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa không có ý nghĩa trong chính mình, nhưng chỉ trong tương quan của Ngài với vũ trụ đã được tạo dựng.

     

    Hai đặc ân lớn

    Như chúng ta thấy ở trên, các thần thánh Babylon chuộng sự nghỉ ngơi. Chẳng mấy ngạc nhiên khi điều này là chính đáng để tránh cho họ khỏi phải làm việc và cho phép họ hưởng hạnh phúc như Marduk, vị thần thủ lĩnh đã tạo dựng con người. Trong nhãn quan của người Babylon, thế giới được tạo dựng là dành cho các thánh thần, và con người được sinh ra là để tránh cho thánh thần khỏi phải làm việc. Chúng ta có mặt trên thế giới này là để làm nô lệ. Động lực này rất khác trong Kinh thánh vì vũ trụ được tạo dựng là dành cho con người và con người được sinh ra là để điều hành thế giới này. Chúng ta hiện diện ở đây theo lý luận hợp tác (partenariat). Thiên Chúa đã dựng nên thế giới này, kỳ diệu và hoàn toàn trật tự, rồi giao cho con người chăm sóc. Đây là một đặc ân vĩ đại và một trách nhiệm cao quý nhất.

     

    Nhưng Thiên Chúa không chỉ mời gọi nhân loại tham gia vào hành động tạo dựng của mình bằng cách trở thành người canh giữ và quản lý công cuộc tạo dựng, Ngài còn mời gọi con người tham gia vào sự nghỉ ngơi của Ngài bằng cách lập nên ngày nghỉ sabát, tiếng Hípri có nghĩa là “sự nghỉ ngơi”. Đây hoàn toàn là một ý không thể có trong tư tưởng của người Babylon, một đặc ân đề cao thân phận con người và ghi dấu vững chắc sự hợp tác của con người với Thiên Chúa. Hơn nữa, ngày sabát được trình bày như một giao ước vĩnh cửu trong Xh 31,16: “Con cái Israel sẽ giữ ngày sabát, nghĩa là nghỉ ngơi trong ngày đó, qua mọi thế hệ: đó là một giao ước vĩnh viễn”. Đây là một giao kèo còn thú vị hơn nữa nếu ta xét rằng con người, được tạo dựng vào ngày thứ sáu, đã bắt đầu công việc mới mẻ này … bằng một ngày nghỉ! Một công việc đáng mơ ước!

     

    Lấy lại hơi thở

    Ta chưa nhấn mạnh đủ tầm quan trọng của ngày sabát trong Kinh Thánh. Đây là ngày duy nhất được chúc phúc và thánh hóa trong trình thuật tạo dựng đầu tiên (Stk 2, 3: “Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người”), là giới răn dài nhất trong Mười điều răn (Xh 20, 8-11[2]) và là chỉ dẫn quan trọng nhất trong Luật tư tế (Xh 25-31). Quả thật, ta thấy sự quan trọng ấy ở đoạn cuối bộ luật dài này diễn tả chi tiết tất cả những điều phải làm[3] để xây dựng và phục vụ cung thánh, nhấn mạnh rõ rằng: Cách riêng, các ngươi sẽ giữ các ngày sabát của Ta” (Xh 31, 13). Đây là một chuỗi sự kiện giống với trình thuật tạo dựng đầu tiên nơi mà trước hết Thiên Chúa làm việc (Xh 1, 7.16.25.26.31; 2, 2a) và sau đó nghỉ ngơi (Stk 2, 2b.3).

     

    Tuy nhiên, hướng dẫn tuân giữ ngày sabát trong bộ Luật tư tế xác định một điều không thấy có trong trình thuật tạo dựng đầu tiên: Con cái Israel sẽ giữ ngày sabát, nghĩa là nghỉ ngơi trong ngày đó, qua mọi thế hệ: đó là một giao ước vĩnh viễn. Đó là một dấu hiệu vĩnh viễn giữa Ta và con cái Israel; vì trong sáu ngày Đức Chúa đã dựng nên trời đất, nhưng ngày thứ bảy Người đã ngưng các việc và nghỉ xả hơi” (Xh 31, 16-17). Ta thấy cùng một động từ trong Xh 23, 12[4] nói về sự nghỉ ngơi sabát cần thiết cho các nô lệ và những người ngoại quốc. Động từ Hípri dùng trong hai câu này (naphash) có cùng gốc Hípri với từ nephesh, chỉ hơi thở mà Thiên Chúa thổi vào trong con người để ban sự sống (Stk 2, 7). Được sử dụng 756 lần trong Cựu Ước, từ này được dịch bằng nhiều cách: hơi thở, hơi thổi, sự sống, linh hồn, sinh vật, con người, ước muốn, sự ngon miệng, cảm xúc, đam mê. Tóm lại, nephesh là yếu tính của sự sống và là điều cho phép sự sống vươn lên.

     

    Nhận xét này buộc chúng ta không thể nghi ngờ sự toàn năng của Thiên Chúa, vì cho rằng Ngài phải làm đầy lại yếu tính của sự sống. Đúng ra, nó khiến chúng ta suy nghĩ về cách thức hoạt động của Ngài. Sự toàn năng này không mở ra như một sức mạnh thường hằng, lúc nào cũng căng thẳng, nhưng như một nhịp đập nhịp nhàng luân chuyển giữa sự căng thẳng và nghỉ ngơi. Nó khiến chúng ta tránh xa quan niệm về một Thiên Chúa tĩnh và bất biến, đưa chúng ta đến gần với ý tưởng rằng Ngài năng động và luôn dịch chuyển. Hãy thêm rằng Thiên Chúa rất dứt khoát về vấn đề ngày sabát: con người cũng phải theo nhịp sóng của Ngài và bố trí một thời gian đều đặn để tách mình riêng ra, lấy lại yếu tính của sự sống.

     

    Để nghỉ ngơi đúng theo Kinh Thánh

    Cái nhìn thoáng về trình thuật tạo dựng đầu tiên và lệnh truyền phải giữ ngày sabát có thể soi sáng cho chúng ta về kiểu nghỉ ngơi của Kinh Thánh nói riêng để có thể hướng những kỳ nghỉ của chúng ta về đó.

     

    Trước hết, sự nghỉ ngơi này không cần thiết là vấn đề phải tĩnh lặng. Theo hình ảnh của Thiên Chúa nghỉ ngơi trong sự hỗn độn của vũ trụ mà Ngài đã tạo dựng cơ bản là tốt đẹp, chúng ta được mời gọi sống thời gian lấy lại sức trong sự tràn trề sức sống của nó. Có ích gì khi phải cật lực cả năm để chi tiền cho một bể tắm hay chuyến đi đến biển nếu chỉ để truyền lệnh cho bọn trẻ không được làm ồn và giữ yên lặng? Đừng trở thành những người Babylon!

     

    Chúng ta cũng nhận xét rằng Thiên Chúa nghỉ ngơi sau hành động tạo dựng, đánh giá chúng khá cao. Trong nhãn quan này, phải nhận rằng thật ích lợi khi có thời gian xét lại những gì mình đã hoàn thành trong suốt năm làm việc vừa mới chấm dứt. Trong bối cảnh công việc, cái nhìn của chúng ta thường hướng về tương lai, đến những mục tiêu phải đạt được và những kế hoạch phải vạch ra. Kỳ nghỉ phải là thời gian bù lại khi nhìn về phía sau, xem xét những gì mà chúng ta đã thực hiện trong năm qua và ý thức rằng chúng ta không làm việc uổng công.

     

    Cuối cùng, ta cũng lưu ý rằng chính Thiên Chúa đã lấy lại hơi thở sau khi tạo dựng và truyền cho nhân loại làm như thế, cho chính mình (Xh 20, 8-11), cho thú vật (Xh 23, 12) và ngay cả cho đất đai (Lv 25, 1-7). Ta không thể đi theo trào lưu sản xuất tối đa 24 giờ trên 24 và 365 ngày mỗi năm. Trái tim con người không cho phép máu lưu thông đến toàn thân thể nếu nó thường xuyên trong tình trạng phải dồn nén; nó làm cho máu lưu thông là vì có sự luân phiên giữa ép lại và giãn ra. Phổi không thể bơm ôxy cho thân thể nếu nó không được hít vào thở ra. Chẳng phải chúng ta đã đến với thế giới bằng một loạt co thắt đó sao? Đối với các vận động viên, người ta cũng khẳng định rằng sẽ ích lợi hơn khi tập chạy từng quảng hơn là cứ chạy lúc nào cũng ở vận tốc cực đại. Ngay cả những nghiên cứu mới đây về vật lý thiên văn cũng khẳng định rằng trước khi có “vụ nổ lớn” (big bang) thì cũng có một “vụ co lớn” (big crunch), nghĩa là cả vũ trụ co lại thành một điểm cô đặc cực lớn, rằng chúng ta sẽ hướng đến một vụ co lớn mới và rằng vũ trụ đã hoạt động như thế từ thời vĩnh hằng, cô đặc và giãn nở luân phiên nhau.

     

    Theo hình ảnh của trái tim, buồng phổi, của vũ trụ và của chính Thiên Chúa, cần phải có thời gian phục hồi hơi thở, không có nghĩa là không làm gì, nhưng đúng hơn là đi vào trong một hoạt động khác mà những kỳ nghỉ tạo nên một đối trọng với tất cả những gì cấu thành công việc quen thuộc của chúng ta. Có lẽ phải hoạch định những kỳ nghỉ nghịch lại với công việc của chúng ta chăng? Một người thường xuyên di chuyển vì công việc phải trải qua kỳ nghỉ của mình tại chỗ và không đi du hành. Người trí thức có lẽ phải lánh xa thư viện; vận động viên phải rời xa sàn tập; người quản lý rời xa những trách nhiệm; và nhạc sĩ ở trong thinh lặng?

     

    Nhu cầu thay đổi giữa công việc và nghỉ ngơi có thể cho thấy một cuộc sống chỉ toàn là kỳ nghỉ không phải cuộc sống đáng mơ ước. Điều này có thể giải thích được sự trống rỗng của người nào đó đến tuổi về hưu. Có lẽ người hiểu được một ngày nghỉ tuyệt vời là người… của công việc!

     

    Tác giả: Francis Daoust

    Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính
    Chuyển ngữ từ: Parabole, Juin 2019, vol. xxxv, no 2, tr. 6-8

     


    [1] Bản văn Kinh Thánh chơi chữ trên sự trùng âm giữa hai từ trong tiếng Hípri: shabbat (nghỉ ngơi) và sheva‘ (bảy), trong tiếng Hipri, chữ “b” và chữ “v” cùng một mẫu tự.

    [2] Ngươi hãy nhớ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sabát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. Vì trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày sabát và coi đó là ngày thánh.

    [3] Động từ ‘asah trong tiếng Hípri, nghĩa là “làm”, được lập lại không dưới 95 lần trong bảy chương này.

    [4] Trong sáu ngày, ngươi sẽ làm công việc của ngươi; nhưng ngày thứ bảy, ngươi sẽ nghỉ, để bò lừa của ngươi được nghỉ ngơi, và để đứa con của nữ tỳ ngươi và người ngoại kiều lấy lại sức.

     

     

THIÊN CHÚA LÀ CHA - THÁNH THOMAS AQUINAS

 

  •  
    Hong Nguyen
     
    Wed, May 12 at 5:00 PM
     
     

    image.png

    cách chứng minh có Thiên Chúa theo thánh Toma

    (St. Thomas Aquinas, on the Truth of the Catholic Faith, book one, Image book, 1955, p. 85 và tiếp theo)

     

    1. Chuyển biến (Motion)

    Kinh nghiệm cho thấy các sự vật quanh ta có sự chuyển vận rõ rệt: (chuyển về bản thể: Sinh, diệt.  Chuyển về phẩm tính: Tốt, xấu. Chuyển về lượng tính: Thêm, bớt. Chuyền về hành động: Bắt đầu, chấm dứt. Chuyển về nơi chốn: Đây, đó.) - mà chuyển biến này không thể tự nó "Whatever is being moved is being moved by another" (bất cứ cái gì bị động đều phải nhờ một căn nguyên khác). Vậy điều cần là phải nhờ một căn nguyên khác giúp nó chuyển biến, nhưng ta không thể giả thử một chuỗi vô tận chuyển biến như vậy mà không thấy mâu thuẫn, nên phải nhân rằng có một nguyên nhân tự mình chuyển biến mà không nhờ căn nguyên khác. Nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.

     

    2. Nguyên nhân tác động (Efficient cause)

    Theo kinh nghiệm ta thấy trong vũ trụ có những nguyên nhân tác thành tùy nhau. Ví dụ: Con tùy cha, búa tùy thợ ... mà không thể mỗi nguyên nhân tác thành lại tùy thuộc nhau một chuỗi vô cùng. Vậy điều cần là phải có một nguyên nhân tác thành hoàn toàn dộc lập: Nguyên nhân đó chính là Thiên Chúa.

     

    3. Sự vật bất tất (Contingency of things- không cần thiết, có cũng được, không cũng được)

    Chung quanh ta có những vật có cũng được, mà không có cũng chẳng sao, gọi là bất tất. Nhưng vật bất tất thì không đủ lý do để hiện hữu - mà không thể cứ đi mãi tới vô tận chỉ toàn những vật bất tất. Vậy phải có một vật tất hữu (necessery being) cần thiết phải có và tự mình mà có.

    Vật tất hữu ấy chính là Thiên Chúa.

     

    4. Cấp bậc hoàn hảo (grade of perfection in being)

    Trong vũ trụ, cũng như trong nhân loại có hơn có kém - Mà đã có hơn có kém thì phải có cái tốt nhất là căn nguyên của mọi cái các khác. Vậy cái tốt nhất chính là Thiên Chúa.

     

    5. Trật tự vũ trụ (The order of the world)

    Mọi vật trong vũ trụ dầu muôn muôn ngàn thứ, cũng hành động theo một trật tự lạ lùng hướng về đích riêng từng loại, và các loại đều hướng về đích chung, (khoáng vật nuôi thực vật, thực vật nuôi động vật, trời đất xoay vần đều hoà . . . ) - Mà chỉ con người trí tuệ mới có thể lựa chọn đích riêng mình. Vậy trật tự vũ trụ tạp đa đòi một trí khôn cực kỳ thông minh, khôn ngoan điều khiển; Trí khôn thông minh đó chính là Thiên Chúa.

     

    Từ tất cả các chứng minh trên cho ta kết luận:

    Có một động lực tiên khởi, một nguyên nhân tất hữu, một hữu thể tối cao, một nguyên nhân quản trị vạn vật theo trí tuệ và ý muốn, là hạnh phúc cao cả, là hạnh phúc chúng ta, là Thiên Chúa đáng ca tụng muôn đời./

    xuanha.net

     

     



     

     

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - HIỆP THÔNG NÊN MỘT

HIỆP THÔNG NÊN MỘT

Gia đình Thiên Chúa[1], ba Ngôi nên một

Nhân ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, chúng ta cùng chiêm ngắm ba Ngôi Thiên Chúa như một “Gia đình” huyền nhiệm. “Gia đình” nầy có ba vị hay ba ngôi riêng biệt: Ngôi thứ nhất là Chúa Cha, ngôi thứ hai là Chúa Con, ngôi thứ ba là Chúa Thánh Thần.

Giáo lý Hội thánh Công giáo dạy rằng: “Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần thực sự phân biệt với nhau… Chúa Con không phải là Chúa Cha và Chúa Cha không phải là Chúa Con, Chúa Thánh Thần không phải là Chúa Cha hoặc Chúa Con” (GLHTCG số 254).

Mặc dù Chúa Cha không phải là Chúa Con, nhưng cả hai hiệp nhất nên một trong tình yêu thương như lời Chúa Giê-su nói: “Thầy với Chúa Cha là một” (Ga 10,30). Vì thế, “Ai thấy Thầy là đã xem thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).

Còn Chúa Thánh Thần tuy không phải là Chúa Cha hoặc Chúa Con, nhưng được xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con, là một với Chúa Cha và Chúa Con.[2]

Từ “một” ở đây không nhằm chỉ số lượng ít nhiều, nhưng có ý nói đến sự hiệp nhất. Chẳng hạn như khi Chúa Giê-su nói: “Người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.” (Mc 10,8). Hai vợ chồng tuy trở nên “một” do tình yêu thương nối kết, nhưng xét theo số lượng, họ vẫn là hai.

Cũng thế, trong “Gia đình Thiên Chúa”, tình yêu thương sâu đậm giữa ba Ngôi đã liên kết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần nên một, thế nên Hội thánh dạy rằng dù có ba Ngôi, nhưng chỉ có một Chúa.

Chúa Giê-su mong muốn gia đình chúng ta yêu thương hiệp nhất như gia đình của ba Ngôi Thiên Chúa

Gia đình ba Ngôi Thiên Chúa là trung tâm của tình yêu thương, hoan lạc và hiệp nhất, là mẫu mực tuyệt vời nhất cho các gia đình khác noi theo.

Vì thế, hôm xưa, trước khi rời xa các môn đệ để bước vào cuộc khổ nạn, Chúa Giê-su mong ước các môn đệ Ngài yêu thương gắn bó nên một với nhau như ba Ngôi Thiên Chúa hằng hiệp nhất trong yêu thương, nên Ngài tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha rằng: “Lạy Cha, xin cho tất cả chúng nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha…. để họ được nên một như Chúng Ta là một…” (Ga 17, 20-23).

Và hôm nay, Chúa Giê-su cũng mong ước gia đình của mỗi chúng ta luôn sống trong yêu thương và hiệp nhất như gia đình của Ngài nên Ngài hướng nhìn về mỗi thành viên trong gia đình chúng ta và cầu xin với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin cho người cha, người mẹ và đứa con nầy nên một, “như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha… để họ được nên một như Chúng Ta là một.”

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con quyết tâm chọn “Gia đình” của Chúa làm mẫu mực lý tưởng để xây dựng gia đình chúng con, xây dựng giáo xứ chúng con thành gia đình yêu thương và hiệp nhất bền chặt như “Gia đình” ba Ngôi Thiên Chúa, nhờ đó mỗi gia đình sẽ trở nên hình ảnh sống động về Thiên Chúa ba Ngôi như lời nhắn nhủ của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Ki-tô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa ba Ngôi Thiên Chúa.[3]

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà  

TIN MỪNG LỄ CHÚA BA NGÔI (Mt 28, 16-20)

Bài kết thúc Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: “Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Đó là lời Chúa.

 

[1] “Gia đình Thiên Chúa” là cụm từ mà Đức Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền phát biểu tại Công đồng Vatican II và được các nghị phụ hoan hỉ đón nhận.

[2] GLHTCG số 245

[3] Thư mục vụ HĐGMVN năm 2002

  Lm. Inhaxio Trần Ngà

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Ba Ngôi B

Video Player
 
00:00
 
15:16
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, May 10 at 11:49 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    HÃY TẠ ƠN VÌ THƯỢNG ĐẾ
    RẤT HÀO PHÓNG VÀ CÔNG BẰNG
     
    Trên đời này,
    những thứ quý giá nhất đều là miễn phí
    Trên cuộc đời này, nhiều người hay than thở rằng cuộc đời thật bất công, rằng “Ông trời không có mắt” nhưng bạn có biết rằng, nếu ông trời “không có mắt”, không yêu thương nhân loại, thì nhân loại đã chết từ lâu rồi không?
    Ánh sáng mặt trời là miễn phí
    Trên thế gian này, không sinh vật nào có thể sống sót nếu thiếu ánh mặt trời. Thế nhưng có ai từng phải trả một đồng nào cho thứ ánh sáng kỳ diệu đó chưa?
    Không khí là miễn phí
    Một người chỉ cần là đang sống trên Trái đất này, có ai mà có thể không hít thở mà có thể sống được? Thế nhưng từ xưa đến nay, đã có ai từng phải trả tiền cho thứ không thể thiếu này chưa?
    Tình thân là miễn phí
    Mỗi người chúng ta đều trần trụi khi đến với thế gian này và đều nhận được sự che chở vô bờ bến của cha mẹ, một thứ tình thương không mong báo đáp in sâu trong máu thịt. Nhưng không có người cha mẹ nào nói với con mình rằng: “con cho mẹ tiền mẹ mới thương con”.
    Tình yêu thương này của cha mẹ, sẽ không giảm giá trị vì bạn đã trưởng thành, càng không mờ nhạt vì họ đã già đi, chỉ cần cha mẹ còn sống ở trên đời này, bạn vẫn nhận được tình yêu thương này trước sau như một.
    Tình yêu là miễn phí
    Đoạn tình cảm sâu đậm cùng nhau vượt sóng gió đó, cuộc tình hoạn nạn có nhau đó, sự hòa hợp của hai tâm hồn cùng đồng điệu đó, chính là sự đồng cảm sâu sắc nhất và là chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc đời chúng ta. Tất cả những điều này, đều là miễn phí hết và là thứ mà có tiền bạc cũng không thể mua được.
    Tình bạn là miễn phí
    Người âm thầm ở bên cạnh bạn khi bạn cô đơn, người giơ cánh tay ra đỡ bạn khi bạn ngã, người cho bạn dựa vào vai an ủi bạn khi bạn đau lòng, người luôn sẵn sàng xuất hiện mỗi khi bạn cần giúp đỡ, thế nhưng người đó có bao giờ đổi những thứ đã cho đi thành tiền mặt, sau đó kêu bạn trả không?
    Mục tiêu là miễn phí
    Bất luận là hoàng tử ăn sung mặc sướng, hay là người lang thang ăn mặc rách rưới, bạn đều có thể đặt ra mục tiêu riêng cho cuộc đời mình. Mục tiêu này có thể là vĩ đại, cũng có thể là bình thường, vừa có thể là huy hoàng và cũng có thể là giản dị, chỉ cần bạn cảm thấy bằng lòng với nó là đủ rồi.
    Tín ngưỡng là miễn phí
    Mỗi một cơ thể máu thịt đều nên có một tín ngưỡng chính xác và kiên định để dựa vào. Đó là nơi nương dựa tốt nhất của linh hồn, là ngọn đèn soi sáng giúp chúng ta vượt qua được mọi khó khăn, trắc trở trên đường đời.
    Còn có gió xuân, thì còn có mưa phùn, còn có ánh trăng trong vắt, thì còn có các vì sao lấp lánh trên trời…
    Vậy nên bạn đừng có than thở với ông trời nữa, ông trời không những rất công bằng mà lại còn rất hào phóng. Từ lâu ngài đã đem mọi thứ quý giá nhất, ban tặng miễn phí cho mỗi người rồi, chỉ có điều là bạn có nhận ra hay không mà thôi.
    Ban Mai Hồng
    fb Gia Nguyễn