Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - PHẢI YÊU THƯƠNG NHAU

 

  •  
     
    On Monday, January 6, 2020, 5:57:52 PM CST, Tinh Cao <

    Thứ Ba sau Hiển Linh 8/1

     

    ĐỌC VÀ LẮNG NGHE Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: 1 Ga 4, 7-10

    "Thiên Chúa là Tình Yêu".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

    Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì hễ ai thương yêu, thì đã sinh ra bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không thương yêu, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Tình yêu là thế này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta.

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 71, 2. 3-4ab. 7-8

    Ðáp: Lạy Chúa, muôn dân khắp mặt đất sẽ thờ lạy Chúa (x. c. 11).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. - Ðáp.

    2) Ước gì núi non đem hòa bình cho dân, và đồi nổng đem lại sự công chính. Người sẽ bênh vực kẻ khiêm tốn trong dân, sẽ cứu thoát con cái người nghèo khó. - Ðáp.

    3) Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất. - Ðáp. 

    Alleluia: Mt 4,22

    Alleluia, alleluia! - Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng nước trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân. - Alleluia. 

    Phúc Âm: Mc 6, 34-44

    "Hoá bánh ra nhiều, Chúa Giêsu tỏ ra Mình là Ðấng Tiên tri".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu xem thấy dân chúng đông đảo thì động lòng thương xót họ, vì họ như chiên không người chăn giữ, và Người bắt đầu giảng dạy họ nhiều điều. Và khi giờ đã muộn, các môn đệ đến thưa Người rằng: "Chỗ này hoang vắng, mà giờ đã muộn, xin Thầy giải tán họ, để họ đi tới các làng các xóm gần đây mà mua gì ăn". Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Các con hãy cho họ ăn đi". Họ thưa Người: "Chúng con phải đi mua đến hai trăm đồng bạc bánh để phát cho họ ăn". Người nói với họ: "Các con có mấy cái bánh? Hãy đi xem". Khi biết được rồi, họ thưa: "Có năm cái bánh và hai con cá". Người ra lệnh cho họ bảo mọi người ngồi xuống làm thành từng nhóm trên cỏ xanh. Họ ngồi xuống từng nhóm, chỗ một trăm, chỗ năm mươi. Người cầm năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời mà chúc tụng, rồi bẻ bánh ra và trao cho các môn đệ, để họ phân phát cho người ta; còn hai con cá, Người cũng chia cho mọi người. Và tất cả đều ăn no. Mụn bánh và cá còn dư lại, người ta lượm được mười hai thúng đầy. Mà số người ăn là năm ngàn người.

    Ðó là lời Chúa. 

     

    image.pngimage.png

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

     Emmanuel Sự Sống   

     

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Ba sau Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, thời điểm vẫn còn trong Mùa Giáng Sinh cho tới Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, vẫn tiếp tục chủ đề cho riêng Mùa Giáng Sinh là "Lời ở cùng chúng ta" (Gioan 1;14), như "sự sống là sự sáng chiếu soi con người" (Gioan 1:4).

     

    Đúng thế, "Lời ở cùng chúng ta" như "sự sống chiếu soi con người" trong Bài Phúc Âm hôm nay là ở chỗ Chúa Giêsu đã hóa bánh ra nhiều để nuôi "năm ngàn người" từ "năm  bánh và hai con cá", chỉ vì Người "động lòng thương xót họ", thành phần "như chiên không người chăn giữ" và đã vất vả cùng chịu đói khát để đi theo nghe "Người giảng dạy họ nhiều điều".

     

    Ở đây, qua phép lạ bánh hóa ra nhiều, được Chúa Giêsu thương tình thực hiện để nuôi đám dân chúng rất đông đảo theo Người trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy dường như Chúa Giêsu muốn ngầm khẳng định rằng: vẫn biết người ta sống không nguyên bởi bánh mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra (xem Mathêu 4:4), người ta cũng không chỉ sống nguyên bởi mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra mà còn phải sống nhờ ở lương thực hằng ngày nuôi sống thân thể nữa, như thể "có thực mới vực được đạo", miễn là đừng vì của ăn phần xác mà quên mất phần hồn, hay coi trọng phần xác hơn phần hồn, nhưng nhờ phần hồn thánh đức và tin tưởng mà phần xác được biến đổi và thánh hóa, ở chỗ sống bác ái yêu thương phục vụ.

     

    Phép lạ bánh hóa ra nhiều đây, chẳng những được bộ Phúc Âm Nhất Lãm, bao gồm cả Thánh ký Marco và Thánh ký Luca thuật lại, mà còn cả Thánh ký Gioan nữa, ở nguyên đoạn thứ 6 của phúc âm thứ tư này. Thế nhưng, trong đoạn thứ 6 của mình, Thánh ký Gioan chẳng những thuật lại biến cố phép lạ bánh hóa ra nhiều mà còn bao gồm cả bài giảng rất quan trọng và cần thiết về Bánh Sự Sống của Chúa Giêsu nữa, để cho những ai ăn bánh được Người hóa ra nhiều nuôi sống phần xác của họ ấy hướng về một thứ bánh thần linh ban sự sống trường sinh bất diệt là chính bản thân Người:

     

    "Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống" (Gioan 6:47-51).

     

     

    Thật vậy, "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14) chẳng khác gì như "bánh từ trời xuống", một thứ bánh không phải để nuôi phần xác của con người mà là nuôi phần hồn của họ, ở chỗ ban cho họ sự sống thần linh, bằng cách Người đã "hiến mạng sống mình vì chiên cho chiên được sự sống và là sự sống viên trọn" (Gioan 10:10), tức là Người lấy chính "thịt" của Người, ám chỉ thân xác tử giá và phục sinh của Người, cho phần rỗi của chung nhân loại, nhất là của riêng những ai tin vào Người, một tác động tin tưởng được biểu hiệu qua cử chỉ họ "ăn bánh này", cử chỉ cho thấy họ chấp nhận Người, chấp nhận Ơn Cứu Độ Người thực hiện cho họ.

     

    Tuy nhiên, muốn được "sự sống và là sự sống viên mãn" nơi Bánh Sự Sống từ trời xuống là bản thân Chúa Giêsu Kitô, "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" đây, không phải chỉ ở chỗ tin tưởng chấp nhận Người, qua tiếng thưa công khai "amen", trước khi rước lấy Thánh Thể của Người lúc hiệp lễ. 

     

    Kinh nghiệm sống đạo phũ phàng cho thấy không phải là ít tín hữu Công giáo hằng ngày rước lễ nhưng dường như Thánh Thể là Bánh Sự Sống, Bánh Trường Sinh chẳng có tác dụng thần linh tí nào ở nơi họ, trái lại, Thánh Thể hình như còn làm cho họ càng rước càng bị tẩu hỏa nhập ma nữa. Ở chỗ, họ vẫn cứ đoán xấu cho anh chị em mình, vẫn cứ nói hành nói xấu nhau, vẫn bỏ vạ cáo gian nhau, vẫn giận hờn ghen tức nhau, vẫn oán ghét thù hằn nhau, vẫn chấp nhất không chịu tha cho nhau hay không thể tha cho nhau v.v.

     

    Chính vì "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6), hay ngược lại, đức ái là hoa trái của đức tin, là chứng cớ hùng hồn nhất về đức tin, mà Thánh ký Gioan trong Thư thứ nhất của mình, ở Bài Đọc 1 hôm nay, mới huấn dụ Kitô hữu của ngài sống yêu thương bác ái như sau:

     

    "Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì hễ ai thương yêu, thì đã sinh ra bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không thương yêu, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Tình yêu là thế này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta".

     

    Qua đoạn Thư thứ nhất này của mình, Thánh Gioan Tông Đồ đã cho chúng ta biết tất cả lý do sâu xa tại sao chúng ta cần phải yêu thương nhau và phải yêu thương nhau như thế nào. 

     

    Trưóc hết, về lý do, đó là "vì Thiên Chúa là tình yêu", Đấng "đã thương yêu chúng ta trước", như trong chính bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, Chúa Giêsu đã "động lòng thương" dân chúng và tự động làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi họ, không đợi họ phải van xin Người, nên chúng ta cũng phải làm sao để có thể đáp ứng tình yêu của Ngài như Ngài đã yêu thương chúng ta. 

     

    Sau nữa, về cách thức yêu thương, nếu "Thiên Chúa là tình yêu... đã yêu chúng ta trước", ở chỗ "Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống", tức là Ngài "đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta", thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau như vậy, "yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con" (Gioan 13:34, 15:12). 

     

    Tuy nhiên, chúng ta không thể nào yêu mến Thiên Chúa như Ngài đã yêu thương chúng ta, thậm chí chúng ta cũng không nào yêu thương nhau như chính Chúa yêu thương chúng ta hay yêu thương anh chị em của chúng ta. Bởi thế, mới có chuyện "Lời đã hóa thành nhục thể và ở cùng chúng ta" (Gioan 1:14), mặc lấy nhân tính bất toàn, hữu hạn, yếu hèn và tội lỗi của chúng ta, để làm người như chúng ta mà lại có thể yêu mến Thiên Chúa một cách xứng đáng và tương hợp thay cho chúng ta và với chúng ta.

     

    Thánh Tâm Chúa Giêsu không phải chỉ là biểu hiệu cho tình yêu vô biên bất tận của Thiên Chúa đối với loài người vô cùng khốn nạn đáng thương chúng ta, mà còn biểu hiệu cho tình yêu của nhân loại thấp hèn chúng ta đối với tình yêu vô cùng nhân hậu và trọn lành của Thiên Chúa đã yêu thương loài người chúng ta nữa.

     

    Bởi vậy, cùng với Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay, chúng ta hãy hân hoan phấn khởi mà xướng lên rằng:

     

    1) Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực. 

     

    2) Ước gì núi non đem hòa bình cho dân, và đồi nổng đem lại sự công chính. Người sẽ bênh vực kẻ khiêm tốn trong dân, sẽ cứu thoát con cái người nghèo khó. 

     

    3) Sự công chính và nền hòa bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất.

      

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    GS.ThuBaSauHienLinh.mp3  

     

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA - LM BRIAN - LỄ GIÁNG SINH

  •  
    Mo Nguyen
    Dec 22 at 8:55 PM
     
     

    G S.jpg

                                           

                                                 THE POWER OF CHRISTMAS

     

    On a trip to the Holy Land, a man called James Martin bought a crib, a nativity set. All the figures were there - Mary, Joseph, the baby Jesus, the shepherds, the kings, and the animals. When James arrived at Tel Aviv airport for his journey home to Australia, security was extremely tight. Customs officers checked and X-rayed each figure, even the baby Jesus. 'We can't take any chances,' the officer apologized to James. ‘We have to be sure there's nothing explosive in this set.' Afterwards James thought to himself, 'If that officer only knew! That set contains the most explosive power in the world.'

     

    It’s a power, which is far from obvious at first glance. For Jesus Christ came on earth, not as a powerful prince, living in a great mansion in the most powerful nation on earth. He came as the foster son of a poor carpenter in a dirty stable in one of the weakest nations on earth, a nation ruled by the Roman emperor, a nation paying taxes to a hated foreign occupying power.

     

    When he arrived in the world, he was not greeted or visited by world leaders, generals, or celebrities. No, he was greeted and visited by poor shepherds,  no doubt smelling somewhat of their sheep. They counted so little In their time and place that their testimony was not accepted by any law court. But it was to those shepherds, nevertheless, that God gave his good and wonderful news: 'I bring you news of great joy, a joy to be shared by the whole people.'

     

    The choice by God of those nobodies, as the first to receive the Christmas message, shows us that God has no special preference for the rich and famous, the movers and shakers of this world, and the manipulators of markets. On the other hand he does have a quite special care and affection for the victims, the suffering, the poor, the downtrodden, the rejected and neglected. He is clearly on their side. This truth, this fact, is illustrated by the condition of the Christ-child himself. The sign the shepherds are to look for is a baby wrapped in rags and lying in a manger, the feed box of animals. So within and beyond these signs of poverty, vulnerability and weakness, there is to be discovered the power of love, which is to say, the power of God, of Love with a capital ‘L’.

     

    The impact and the significance of the circumstances of the birth of Jesus could not be better expressed than in two sentences from our scripture readings today. The first sentence says: 'The people that walked in darkness have seen a great light.' The second sentence says: 'Today in the town of David a saviour has been born to you; he is Christ the Lord.

    In fact, Jesus was born to us and among us, so that we might be born in a new way. Born to live like sons and daughters of the God who is particularly caring about the poor, the deprived, the lonely, the lost, the grieving and the broken-hearted. Born to live with the same sensitivity and compassion as Jesus - walking his way, telling his truth and living his values.

     

    Jesus, seemingly so helpless and powerless in the manger, but whom we come to adore, is destined as the strong adult Jesus to make everything new again. He does this by inviting us to respond to some of the many needy and broken human beings not too far away, who won’t be having even a tiny fraction of the goodies you and I will be enjoying at our Christmas celebrations.

     

    But I’m not pretending that the invitation of Jesus at Christmas to get a life, a new life, will always come to us at the most convenient time. He may e.g., come to us in our neighbour, knocking on our door for help, just as we are starting our Christmas dinner with family and friends. He may be in our co-worker dropping by for a chat when we are on some deadline over Christmas. He may be in the smile of a child gazing at her first Christmas tree, and we don't have a camera with us to capture the precious moment. He may come to us in the fund-raising letter that arrives from Caritas Australia on the very same day of our holidays that our credit card bill also arrives in the mail.

     

    I’m not pretending either that that the invitation of Jesus at Christmas time to get a life, a new life, always happens at a time of perfect peace, tranquillity and contentment. To give an extreme example: - A newspaper reporter once said that whenever he was assigned to the Christmas shift he always did a story on how many more murders occur on this day than on any other day in the whole year. Unfortunately, what is meant to bring out the best in people when they get together to celebrate Christmas, sometimes brings out the very worst.

     

    However, we, the People of God gathered today, have only kind and gentle thoughts for one another and for all our fellow human beings as we celebrate this feast of God's overwhelming love. My personal wish and prayer for you for both Christmas and the coming New Year, is that the God Who loves you personally, individually and dearly, and who has sent you his Son, will bless you with patience and endurance, with mercy and forgiveness, with faith, hope and love. Above all may the God, Whose power and love are one and the same thing, draw you to take Jesus Christ to your hearts with new commitment and dedication, when he gives himself to you in Holy Communion this Christmas!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Hillsong - O Come let us adore Him – Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=pIj6wtHN21s

     

    hang.jpg
     

    Hang Belem - Lệ Hằng - (St: Hải Linh & Minh Châu) - Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời...

    https://www.youtube.com/watch?v=EJlB85_Eq_Y

     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - THỨ BẢY CN33TN-C

  •  
    Tinh Cao - Nov 22 at 4:56 PM
     
     

    Thứ Bảy CN33TN-C

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

    THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) 1 Mcb 6, 1-13

    "Vì các tai hoạ trẫm đã gây cho Giêrusalem mà trẫm phải buồn bực mà chết".

    Trích sách Macabê quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, vua Antiôcô rảo khắp các tỉnh miền bắc. Vua nghe nói tại Ba-tư có thành Êlymai nổi tiếng là giàu có và lắm vàng bạc; trong thành lại có một ngôi đền thờ lắm bảo vật, đầy những binh giáp bằng vàng, chiến bào, khiên mộc di sản của Alexanđrô, con Philipphê, vua xứ Macêđônia, là vua tiên khởi cai trị dân Hy-lạp. Vậy ông đến tìm cách chiếm lấy thành để cướp của. Nhưng ông không thành công, vì dân thành đã biết trước ý định của ông, nên đã vùng lên chống lại. Ông bỏ chạy và buồn bực lui quân trở về Babylon.

    Lúc vua còn ở Ba-tư, có người đến đem tin cho vua hay toán quân của ông ở Giuđa đã bị đánh bại chạy tán loạn, và Lysia, vị tướng chỉ huy một đoàn quân hùng hậu, cũng đã phải tháo lui chạy trốn quân Do-thái; quân Do-thái lại càng mạnh thêm nhờ ở khí giới, lương thực và chiến lợi phẩm rất nhiều đã lấy được của các đoàn quân họ đánh bại. Họ đã hạ tượng thần vua đã đặt trên bàn thờ ở Giêrusalem; họ cũng đã xây thành đắp luỹ cao như trước chung quanh Ðền thờ và chung quanh thành Bethsura.

    Nghe tin ấy, nhà vua khiếp đảm và rất xúc động. Vua vật mình xuống giường và buồn đến lâm bệnh, (bởi vì) sự việc đã không xảy ra như vua ước muốn. Vua liệt giường nhiều ngày, càng ngày càng buồn. Và tưởng mình sắp chết, vua liền triệu tập tất cả bạn hữu lại mà nói với họ rằng: "Trẫm không còn chớp mắt được nữa và lòng trẫm tan nát vì ưu tư. Trẫm tự nghĩ: trước kia khi trẫm còn quyền thế, trẫm vui sướng và được người ta quý mến, mà giờ đây trẫm lâm cảnh buồn sầu và đau khổ biết bao! Bây giờ trẫm hồi tưởng lại các tai hoạ trẫm đã gây cho Giêru-salem: trẫm đã chiếm đoạt các chén bằng vàng bạc tại đó, và đã ra lệnh tiêu diệt dân Giuđêa cách vô cớ. Trẫm nhìn nhận là vì các việc ấy mà phải khốn khổ như thế này, mà giờ đây trẫm phải buồn bực mà chết nơi đất khách quê người".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 9, 2-3. 4 và 6. 16b và 19

    Ðáp: Lạy Chúa, con mừng rỡ vì ơn Ngài cứu độ (x. c. 16a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, con sẽ kể ra mọi điều lạ lùng của Chúa. Con sẽ mừng rỡ hân hoan trong Chúa, con sẽ đàn ca danh Ngài, lạy Ðấng Tối Cao. - Ðáp.

    2) Vì quân thù của con đã tháo lui, chúng chạy trốn và vong mạng trước thiên nhan Chúa. Chúa trách phạt chư dân, diệt vong đứa ác, bôi nhoà tên tuổi chúng tới muôn đời. - Ðáp.

    3) Người chư dân rơi chìm xuống hố mà họ đã đào, chân họ mắc vào cạm bẫy mà họ đã che. Vì kẻ cơ bần không bị đời đời quên bỏ, hy vọng người đau khổ không mãi mãi tiêu tan. - Ðáp.

     

    Alleluia: Pl 2, 15-16

    Alleluia, alleluia! - Anh em hãy tích trữ lời ban sự sống, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao ở giữa thế gian. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 20, 27-40

    "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng của kẻ sống".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, có mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại, đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ đó để anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ, rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ goá đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào. Sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy, vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ?"

    Chúa Giêsu trả lời rằng: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống, vì mọi người đều sống cho Chúa".

    Bấy giờ có mấy luật sĩ lên tiếng thưa Người rằng: "Lạy thầy, Thầy dậy đúng lắm". Và họ không dám hỏi Người điều gì nữa.

    Ðó là lời Chúa. 

     

     

     

    Suy nghiệm Lời Chúa

    THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI

     

     

    Một cánh chung biến đổi canh tân  

     


    H
    ôm nay, Thứ Bảy, cuối Tuần XXXIII Thường Niên, Bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc vẫn tiếp tục bài Phúc Âm hôm qua là bài Phúc Âm cho biết cuộc hành trình Giêrusalem của Người đã tới đích điểm của nó là chung thành thành Giêrusalem và riêng đền thánh Giêrusalem, nơi Người sau khi thanh tẩy thì Người tiếp tục giảng dạy cho dân chúng.
     
     
    Và giáo huấn cuối cùng trong cuộc hành trình Giêrusalem của Người ở chính giáo đô Giêrusalem là đích điểm tỏ mình ra của Người này, đặc biệt liên quan đến mầu nhiệm cánh chung và lai thời hậu thế, như bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, qua lời vấn đáp của Chúa Giêsu với "mấy người thuộc phái Sađốc, là những người chối không tin có sự sống lại", nên đã "đến gần Chúa Giêsu hỏi Người rằng:
     
     
    "Thưa Thầy, Môsê đã viết cho chúng tôi: nếu ai có một người anh cưới vợ, rồi chết đi mà không có con, thì người em phải cưới người vợ đó để anh mình có kẻ nối dòng. Vậy có bảy anh em: người thứ nhất cưới vợ, rồi chết mà không có con. Người kế tiếp cưới vợ goá đó, rồi cũng chết không con. Người thứ ba cũng cưới người vợ góa đó. Và tất cả bảy người đều cưới như vậy và đều chết mà không để lại người con nào. Sau cùng người thiếu phụ đó cũng chết. Vậy đến ngày sống lại, người đàn bà đó sẽ là vợ ai trong các người ấy, vì tất cả bảy người đều lấy người ấy làm vợ?"
     
     
    Qua thực đây là một câu hỏi của những người không tin có vấn đề sống lại, nghĩa là không tin có đời sau, hay có đời sau thì cũng không thể nào xẩy ra chuyện bao gồm cả thân xác hữu hình và hữu hạn này, nghĩa là thân xác con người không thể nào trở thành vô hình và vô hạn bất biến với thời gian sau thời gian ở đời này được. 
     
    Theo lý lẽ tự nhiên thì không phải là họ không có lý. Và chính vì thế, họ mới phủ nhận sự kiện thân xác phục sinh, hay ngược lại, vì có ý nghĩ không thể nào có vấn đề phục sinh của thân xác mà họ mới đặt ra một trường hợp không bao giờ có thể xẩy ra, hoàn toàn không thực tế, hợp với tầm mức hiểu biết thiển cận theo tự nhiên của họ trên đây.
     
     
    Tuy nhiên, họ đã lầm. Nhưng cũng may, họ vẫn còn thiện chí để nói ra, để hỏi han, lại hỏi ngay chính vị mà họ tin rằng, (hơn là cố ý thử Người như thường thấy nơi thành phần luật sĩ và biệt phái tin có sự sống lại), có thể giải đáp vấn đề then chốt nhất của họ, nhưng cũng là vấn đề hóc búa đến độ như thể bất khả nan giải của họ. 
     
    Câu trả lời của Chúa Giêsu là Đấng tự thân sẽ sống lại đầu tiên từ trong kẻ chết như thế này, một câu trả lời đã được chính thành phần luật sĩ cũng có mặt ở đó bấy giờ hết sức khâm phục: "Lạy thầy, Thầy dậy đúng lắm", đến độ "họ không dám hỏi Người điều gì nữa". Và câu trả lời của Chúa Giêsu về chuyện xác loài người ta sẽ sống lại như sau:

    "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, song những ai sẽ xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết, thì sẽ không cưới vợ lấy chồng; họ sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa: vì họ là con cái của sự sống lại. Về vấn đề kẻ chết sống lại, thì Môsê trong đoạn nói về Bụi gai, khi ông gọi Chúa là Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, và Thiên Chúa Giacóp. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống, vì mọi người đều sống cho Chúa".
     
     
    Trong câu trả lời này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Đấng "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) bao gồm cả sự sống lại của thân xác và sự sống bất diệt đời sau của cả toàn thân con người cả hồn lẫn xác
     
     
    Trước hết, về sự sống lại, lần đầu tiên Chúa Giêsu được dịp chính thức mạc khải cho biết rằng con người ta sẽ sống lại, mà sống lại là sự kiện trước hết liên quan đến thân xác đã chết đi của họ, nên vấn đề sống lại là vấn đề của thân xác, và một khi thân xác sống lại thì "sẽ không thể chết nữa, vì họ giống như thiên thần, họ là con cái Thiên Chúa". 
     
     
    Nghĩa là thân xác hữu hình và hữu hạn của con người khi còn tại thế, còn sống trong không gian và thời gian, khi sống lại sẽ trở thành thiêng liêng vô hình, trở thành bất tử và bất diệt, như thân xác phục sinh của Ngưòi sau này, có thể xuyên qua cả căn phòng khóa kín của các tông đồ đang sợ sệt trốn lánh bấy giờ.
     
    Thế nhưng, tự mình thân xác hữu hình và hữu hạn của con người không thể nào sống nếu thiếu linh hồn vẫn được gọi là hồn sống của nó, thì cũng thế nó sẽ không tự mình sống lại và sống đời sau vô cùng nếu không có hồn thiêng bất tử của nó. 
     
     
    Mà linh hồn của con người chỉ thực sự sống, sống sự sống thần linh, sống sự sống siêu nhiên, sống sự sống đời đời, sống sự sống trường sinh bất tử, dù ở đời này hay ở đời sau, ở chỗ nhận biết "Thiên Chúa chân thật duy nhất" được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô (xem Gioan 17:3), tức là nhận biết vị Thiên Chúa bất biến trước sau như một: "Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, và Thiên Chúa của Giacóp", vị Thiên Chúa hằng hữu và tồn tại dù con người có qua đi ba đời Abraham, Isaac và Giacóp, một khoảng thời gian không ai còn tồn tại trên trần gian thế mà Thiên Chúa hằng sống vẫn hiện hữu
     
     
    "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống" là như thế, "vì mọi người đều sống cho Chúa", ở chỗ nhận biết Ngài như Ngài là, như Ngài đã tỏ ra nơi Chúa Giêsu Kitô là Người Con nhập thể và vượt qua của Ngài, nhờ đó "họ sẽ không thể chết nữa" cùng với thân xác của họ, với tư cách "là con cái Thiên Chúa" như Chúa Kitô, nhờ Thánh Linh là Đấng chứng tỏ họ là con cái Thiên Chúa (xem Roma 8:16; 1Gioan 4:13): "Nếu Thần Linh của Đấng đã làm cho Chúa Kitô từ trong kẻ chết sống lại thì cũng sẽ mang lại sự sống cho thân xác chết chóc của anh em, nhờ Thần Linh của Người ở trong anh em" (Rôma 8:11).
     
     
    Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là nếu thân xác con người sống lại là nhờ linh hồn nhận biết Thiên Chúa hằng sống thì những linh hồn nào không nhận biết Thiên Chúa hằng sống có sống lại nơi thân xác của họ và với thân xác của họ hay chăng? 
     
     
    Theo tín lý dạy thì tất cả mọi người đều sống lại, dù là "kẻ sống" hay "kẻ chết", kẻ lành hay kẻ dữ, kẻ được rỗi hay kẻ hư đi. Bởi vì, dù là thành phần kẻ dữ bị hư đi vì khi còn sống trên thế gian này họ không nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất để hội đủ điều kiện được cứu rỗi chăng nữa, khi qua khỏi trần gian này, khi không còn thời gian nữa thì trong cõi đời đời họ lại càng không thể chối cãi sự thật mà họ chối bỏ là chính Vị Thiên Chúa hằng sống của họ
     
     
    Và vì các linh hồn hư đi sau khi qua khỏi đời này không thể không nhận biết Thiên Chúa hằng sống như Ngài đã tỏ tất cả mình ra là nơi Chúa Giêsu Kitô, một cách bất đắc dĩ không chân nhận không được, mà linh hồn hư đi ấy vẫn tồn tại với cả thân xác của họ, vô cùng ở đời sau, trong cõi đời đời. Nhưng tình trạng hư đi của họ hoàn toàn khác với tình trạng của các linh hồn được cứu rỗi là thành phần, nhận biết Thiên Chúa chân thật duy nhất nhờ Thánh Thần, như lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, "xét đáng được dự phần đời sau và được sống lại từ cõi chết", một cách rạng ngời "giống như thân xác vinh hiển của Người (Chúa Kitô)" (Philiphê 3:21).

    Sách Tiên Tri Daniên trong Bài Đọc 1 Chúa Nhật XXXII Chu Kỳ Năm B cũng chứng thực như vậy, chứng thực rằng cả kẻ dữ người lành đều sống lại, nhưng kẻ lành thì hiển vinh sáng láng: "Nhiều kẻ an giấc trong bụi đất sẽ chỗi dậy; có người sẽ được hưởng phúc trường sinh, có kẻ phải tủi nhục muôn đời. Những người thông minh sẽ sáng chói như ánh sáng vòm trời, và những kẻ khuyên dạy sự công chính cho nhiều người, sẽ nên như các vì tinh tú tồn tại muôn ngàn đời".


    Kinh nghi
    ệm nhân sinh cho thấy con người ta khi còn sống trên đời này, vì bản tính đã bị nhiễm lây nguyên tội, nên luôn hướng hạ theo trần tục hơn là hướng thượng sống siêu nhiên, cho dù linh hồn họ được Thiên Chúa dựng nên để được hạnh phúc trường sinh ở đời sau. Và chính vì linh hồn con người vô hình thiêng liêng tự bản chất bất tử "như các thiên thần" mà họ rất sợ chết, và cho dù cả đời có tìm kiếm đủ mọi thứ thỏa mãn trên trần gian này họ vẫn không no thỏa, vẫn không thể nào thỏa đáng được ước vọng bất tử của chính cõi lòng luôn hướng về vô biên viên mãn của con người. 

    Nếu "Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống", ở chỗ "vì mọi người đều sống cho Chúa", nghĩa là nhận biết và tin tưởng Thiên Chúa, Đấng luôn tỏ tra cho từng người, tùy hoàn cảnh của họ, để họ có thể nhận biết Ngài là "Thiên Chúa của kẻ sống" khi họ nhận biết Ngài và "sống cho Ngài", thì trường hợp của Vua Antiôcô của đế quốc Ba Tư trong Sách Macabê quyển thứ 1 ở Bài Đọc 1 hôm nay là một trường hợp điển hình, ở chỗ, sau khi bị thất bại ở khắp nơi, thì vua đã tỏ ra thống hối ăn năn trước khi chết:

    "Nghe tin ấy, nhà vua khiếp đảm và rất xúc động. Vua vật mình xuống giường và buồn đến lâm bệnh, (bởi vì) sự việc đã không xảy ra như vua ước muốn. Vua liệt giường nhiều ngày, càng ngày càng buồn. Và tưởng mình sắp chết, vua liền triệu tập tất cả bạn hữu lại mà nói với họ rằng: 'Trẫm không còn chớp mắt được nữa và lòng trẫm tan nát vì ưu tư. Trẫm tự nghĩ: trước kia khi trẫm còn quyền thế, trẫm vui sướng và được người ta quý mến, mà giờ đây trẫm lâm cảnh buồn sầu và đau khổ biết bao! Bây giờ trẫm hồi tưởng lại các tai hoạ trẫm đã gây cho Giêru-salem: trẫm đã chiếm đoạt các chén bằng vàng bạc tại đó, và đã ra lệnh tiêu diệt dân Giuđêa cách vô cớ. Trẫm nhìn nhận là vì các việc ấy mà phải khốn khổ như thế này, mà giờ đây trẫm phải buồn bực mà chết nơi đất khách quê người'".

     

    Đối với Thiên Chúa, cũng như đối với từng con người, thì ơn cứu độ là quan trọng nhất của cuộc sống tạm bợ mau qua ngắn ngủi của họ trên trần gian này. Nếu cuối cùng, cho dù cả cuộc đời có hư thân mất nết, có tội lỗi xấu xa đến mấy, nếu trước khi chết mà nhận ra chân lý thì thật là có phúc là dường nào, như Vua Antiôcô trong Bài Đọc 1 hôm nay, một vị vua có thể xứng hợp với câu họa của bài Đáp Ca hôm nay: "Lạy Chúa, con mừng rỡ vì ơn Ngài cứu độ" , bài Đáp Ca theo Thánh Vịnh 9 cũng chất chứa những tâm tình của dân Chúa sau khi được Ngài giải phóng khỏi kẻ thù bởi chính cạm bẫy của kẻ thù, một Vị Thiên Chúa tỏ mình ra một lúc cho cả hai, chính họ và kẻ thù của họ:

    1) Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, con sẽ kể ra mọi điều lạ lùng của Chúa. Con sẽ mừng rỡ hân hoan trong Chúa, con sẽ đàn ca danh Ngài, lạy Ðấng Tối Cao.

    2) Vì quân thù của con đã tháo lui, chúng chạy trốn và vong mạng trước thiên nhan Chúa. Chúa trách phạt chư dân, diệt vong đứa ác, bôi nhoà tên tuổi chúng tới muôn đời.

    3) Người chư dân rơi chìm xuống hố mà họ đã đào, chân họ mắc vào cạm bẫy mà họ đã che. Vì kẻ cơ bần không bị đời đời quên bỏ, hy vọng người đau khổ không mãi mãi tiêu tan.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIIIL-7.mp3  

     

    --

     

THIÊN CHÚA LÀ CHA - NGUYỄN CÔNG MINH- CN4MV-A

 

  •  
    Mo Nguyen
    Dec 21 at 6:00 AM
     
     
    photo.jpg

     

    CN 4A-Vọng : Ba điều GIUSE cho GIÊSU (Mt 1: 18-24)

     

    Tuy dành rất ít đất cho Giuse (*) trong các sách Tin Mừng, nhưng vai trò của thánh Giuse trong chương trình của Thiên-Chúa-làm-người khá quan trọng. Có người mạnh miệng nói, rất quan trọng ! Ta chỉ dùng, quan trọng. Quan trọng vì Giuse cho Giêsu 3 điều : (1) cho Giêsu được sống (2) trong gia đình (3) thuộc hoàng tộc.

     

    1. Cho Giêsu được sống

    Nếu không có Giuse, Giêsu không chào đời được. Bởi chẳng cần đợi đến ngày chào đời, khóc một tiếng rồi chết, mà ngay khi còn trong dạ mẹ, Giêsu đã bị ném đá chết cùng với mẹ mình là Maria. Một người nữ chưa về nhà chồng mà có thai với ai đó, Việt Nam ta cạo trọc đầu bôi vôi, nhưng luật Môi-sê là : đem ra ngoài thành ném đá cho đến chết.

    Thế kỉ 21 rồi, mà luật Hồi Giáo cũng mạnh tay như vậy, khi tại Nigeria bà kia có thai, cương quyết không khai tác giả, bị toà sơ thẩm kết án tử hình. May sao nhờ sự can thiệp của quốc tế, kể cả của ĐGH, và Tổng Thống sở tại hứa xem xét, nên toà cao hơn đã tha bổng.  Tôi có lưu lại mẩu tin cùng với hình của bà ôm đứa nhỏ khóc vì vui, nhưng đêm qua tìm lại mãi không thấy vì bà nấp đâu kỹ quá (trong máy vi tính) !

    Còn Maria thì không thể nấp kỹ được, nên chỉ còn lãnh đá ném, nếu Giuse không đem Maria về nhà mình. Thế là Giuse đã cho Giêsu sống.

    Tại một sa mạc bên Phi Châu, tu sĩ Caretto, Dòng Tiểu đệ Chúa Giêsu, nghe biết có cô gái kia khoảng 14 tuổi mà đã được nhắm để gả cho một chàng trai cách trại bố mẹ cô khá xa. Trong thời gian chờ đợi ngày cưới đến, cô gái vẫn tiếp tục đi kín nước và làm việc nội trợ như thường. Bẵng một thời gian khoảng 2 năm sau, tình cờ tu sĩ Caretto gặp bố cô gái. Tu sĩ hỏi xem con gái của ông đã về nhà chồng chưa. Bố cô gái bối rối không muốn trả lời. Chiều đến khi đi kín nước tại lưu vực cách trại vài trăm mét, tu sĩ Caretto đã gạn hỏi người đầy tớ của bố cô gái. Người đầy tớ này cũng không dám lên tiếng trả lời, mà chỉ ra hiệu cho biết: cô gái ấy đã bị bóp cổ chết (Châu Phi không có tục ném đá). Tại sao vậy ?

    Vì người ta đã khám phá ra cô gái ấy có thai trong thời gian chờ ngày về nhà chồng, nên vì danh dự, người ta đòi buộc cô sự hy sinh vừa nói, cô bị bóp cổ chết. Một cái chết giết luôn hai sinh mạng: cô gái và thai nhi trong bụng. Nhưng nếu có một Giuse nào đó đứng ra, chắc cô và con cô không chết.

    Nhiều bộ tộc, và cả một số làng bên Ấn Độ hiện nay, người cha sẽ đích thân giết con gái của mình ngay, nếu cô ta có thai trước ngày cưới. Họ xem đó là vì danh dự, vì lệnh, vì luật ! Còn trường hợp Maria nhờ Chúa quan phòng cho có Giuse, nên Giêsu được sống.

     

    2. Cho Giêsu được sống trong gia đình

    Nếu thời đó (thời Maria-Giuse) có sự can thiệp của quốc tế, -một chữ "nếu" chẳng bao giờ xảy ra-, mà Maria không bị ném đá, khi Giuse lìa bỏ Maria cách kín đáo, thì thử hỏi Maria có sống nổi không khi nhà cửa chẳng giàu có gì, khi Nazaret quê hương là một thôn làng chẳng ai biết đến, như Natanael : Nazaret nào có chuyện gì lạ hay !

    Bởi thế nếu không có Giuse, thôn nữ Maria sinh ra Giêsu, biết lấy ai làm chỗ dựa. Có thể là còn ông bà ngoại Gioakim Anna, nhưng đây là ta đã có một chữ “nếu” to tướng, nếu Maria không bị ném đá, Giêsu được sinh ra. Và sinh ra không có cha. Ông bà ngoại đâu phải là cha. Đi học các bạn cùng lớp hỏi “bố mầy đâu,” về nhà Giêsu hỏi : “mẹ, ba con đâu,” Maria biết trả lời sao. Bởi thế, trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa, Chúa Cha muốn Con của mình giáng sinh trong một gia đình có cha có mẹ, như chính Ba Ngôi là một gia đình.

    Trong gia đình nhân loại, người cha là chỗ dựa cho vợ con. Mà quả Giuse là chỗ dựa thật sự, nhất là khi ấu vương Giêsu trốn chạy qua Ai Cập. Chắc gia đình nào chạy loạn, 68 Mậu Thân, 72 đỏ lửa, 75 loạn ly sẽ thấy được nhà nào có người cha là thấy an tâm hơn. Tôi không nói, nhiều nhà người mẹ đóng vai trò thật xuất sắc khi vắng cha, hay khi người cha không đáng là chỗ tựa. Nhưng bình thường lúc có việc, nơi tựa vững chắc vẫn là người cha.

    Thế là vai trò của thánh Giuse đối với Giêsu: cho Giêsu được sống (tuy hơi quá, vì Thiên Chúa mới cho sống !), và cho Giêsu được sống trong gia đình. Và cái “cho” thứ ba là :

     

    3. Cho Giêsu được sống trong gia đình hoàng tộc

    Cách đây ít lâu, ta thấy có bài báo đăng tin người cuối cùng của dòng tộc của vua Nguyễn, sống ẩn dật tại Cần Thơ, chứ không phải tại Huế hoàng triều. Giuse coi vậy chứ cũng thuộc dòng dõi vua chúa, và là vua nổi tiếng, Đavit chứ không phải Saulê. (Luca thuật biến cố truyền tin đã nói một trinh nữ thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng tộc vua Đavít. Còn sứ thần nói trong giấc mộng với Giuse của sách Tin Mừng Matthêu thì : Này Giuse, con vua Đavit). Lẽ ra Giuse phải ở tại miền Nam có Giêrusalem là kinh đô, nhưng vì lý do nào đó đã lưu lạc lên phía Bắc, vậy mới đính hôn được với thôn nữ Maria, người Nazaret. Khi kiểm tra dân số, Giuse phải đưa vợ mình là Maria về quê Đavit để khai sổ bộ.

    Tại sao lại cần có Giuse để Giêsu nhập hộ hoàng gia. Lý do là lời tiên báo của các ngôn sứ loan rằng Đấng Cứu Thế phải xuất thân từ dòng dõi Đavit, chi tộc Giuđa. Maria nếu bà con gần với Zacaria, chắc thuộc chi tộc Lêvi, còn nếu là bà con gần với Elizabet thì chẳng biết thuộc chi tộc gì. Có người nói, Maria cũng thuộc hoàng tộc Đavit, dẫu vậy, vẫn chưa đủ, vì Israel theo chế độ phụ hệ, quan trọng là người cha. Chính anh sẽ đăt tên con trẻ là Giêsu. Bởi thế cần có một người cha nhân loại, thuộc dòng tộc Đavit, để các lời loan báo về Đấng Thiên Sai (Messia) ứng nghiệm. Cái “cho” thứ ba này nặng kí lắm đối với dân kinh sư và luật sĩ, bị điều họ không chịu nhận ra thôi, chứ nếu Giêsu không thuộc dòng dõi vua Đavit, là họ dễ dàng phi bác cái một. Đây là cái cho về mặt pháp lý, về mặt luật  (Kinh Thánh là luật).

     

    Vậy Giuse đã cho Giêsu 3 điều :

    -được sống

    -được sống trong gia đình

    -được sống trong gia đình hoàng tộc.

     

    Ngày nay thánh Giuse cũng cho chúng ta, những người em của anh cả Giêsu nhiều điều. Nhưng đó lại là đề tài của một bài giảng khác. Tuy nhiên những lời xướng trong kinh cầu ông thánh Giuse là một gợi ý đáng giá về những cái cho mà thánh Giuse dành cho chúng ta.

     

    Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

     

     

    ____________

    (*) Trong 4 Chúa nhật chu kỳ ba năm A, B, C của Mùa Vọng (tức 12 bài Tin Mừng của Mùa Vọng), Phụng vụ chỉ nhắc tới Giuse có một lần : CN IV năm A, Truyền tin cho Giuse ; hai lần cho Đức Mẹ (CN IV : Năm B và C); nhưng 6 lần cho Gioan Tẩy Giả (CN II và III của cả 3 năm A, B, C) !

     

     

    Lạy Thánh Giuse (md) - demo - http://songvui.org:

    https://www.youtube.com/watch?v=JsBUmWjiO44

     

    giuse.jpg

     

    Two thousand years ago - Song on St Joseph:

    https://www.youtube.com/watch?v=A4I1o1bMV90    

     
     
     

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - THỨ BẢY CN32TN-C

  •  
    Tinh Cao
    Nov 15 at 5:57 PM
     
     

    Thứ Bảy CN32TN-C

     

    LẮNG NGHE Lời Chúa

    THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 18, 14-16; 19, 6-9

    "Giữa biển đỏ đã xuất hiện một lối đi không có chướng ngại, và họ nhảy mừng như đoàn chiên".

    Trích sách Khôn Ngoan.

    Ðang lúc yên tĩnh bao trùm vạn vật, và đêm đã tới nửa vòng xoay: từ vương toà trên trời cao, lời toàn năng của Chúa tựa như một dũng sĩ rắn rỏi xông tới giữa miền đất bị tiêu diệt, tựa như gươm bén mang mệnh lệnh cố định của Chúa, đứng sừng sững, đầu chạm trời, chân đạp đất, gieo chết chóc khắp muôn loài.

    Và muôn loài được tác tạo như thuở ban đầu, phụng lệnh Chúa để gìn giữ thần dân Chúa được an toàn, vì Chúa đã khiến mây bao phủ trại binh họ, và từ nơi trước kia đầy nước, đã xuất hiện vùng đất ráo khô. Và giữa Biển Ðỏ đã xuất hiện một lối đi không có chướng ngại, và từ vực sâu xuất hiện một cánh đồng xanh tươi. Toàn dân được tay Chúa che chở, đi qua nơi ấy và chiêm ngưỡng những diệu kỳ phi thường của Chúa. Lạy Chúa, họ như đàn ngựa giữa bãi cỏ, như đoàn chiên nhảy mừng, họ tán dương Chúa, là Ðấng đã giải thoát họ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 104, 2-3. 36-37. 42-43

    Ðáp: Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm (c. 5a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người; hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của Chúa. Hãy tự hào vì danh thánh của Người; tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui. - Ðáp.

    2) Chúa sát phạt mọi con đầu lòng trong lãnh thổ, của đầu mùa do sức lực cường tráng chúng sinh ra. Người dẫn họ ra đi cùng với bạc với vàng, và trong các bộ lạc của họ, không một ai đau yếu. - Ðáp.

    3) Vì Người đã nhớ lời thánh thiện của Người, lời Người đã ban bố cùng Abraham là tôi tớ Người. Người đã đưa dân tộc Người ra đi trong niềm vui vẻ, đưa những kẻ Người kén chọn ra đi trong tiếng hân hoan. - Ðáp.

     

    Alleluia: 2 Tm 1, 10b

    Alleluia, alleluia! - Ðấng Cứu Chuộc chúng ta là Ðức Giêsu Kitô đã dùng Tin Mừng mà tiêu diệt sự chết, và chiếu soi sự sống. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 18, 1-8

    "Thiên Chúa sẽ minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ ngôn, dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng mà rằng:

    "Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: "Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù". Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: "Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc".

    Rồi Chúa phán: "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"

    Ðó là lời Chúa.


     

    Suy Nghiệm Lời Chúa

     

    Đức tin cánh chung - thời điểm minh oan  

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XXXII Thường Niên hôm nay liên quan đến những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ về "một dụ ngôn dạy các ông phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng".
     
     
    Nguyên văn dụ ngôn này như sau: "Trong thành kia, có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa, cũng không kiêng nể người ta. Trong thành đó lại có một bà goá đến thưa ông ấy rằng: 'Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ thù'. Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu, nhưng sau đó ông nghĩ rằng: 'Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng kính nể người ta, nhưng vì bà goá này cứ quấy rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc'".
     
     
    Phải chăng đây là dụ ngôn liên quan đến ngày tận thế nói chung và cuộc chung thẩm nói riêng? Bởi vì, nếu tất cả mọi sự xẩy ra trên trần gian này, mà thực tế phũ phàng cho thấy, sự dữ dường như lấn át sự lành, kẻ lành bị thua kẻ mạnh. Kẻ dữ lại được may lành hơn người công chính. Người lành thường gian nan khốn khó lận đận. Kẻ cô đơn yếu thế (mà bà góa trong Bài Phúc Âm hôm nay tiêu biểu) bị đàn áp bất công. Bởi thế, nếu không có đời sau, không có vấn đề thưởng phạt công minh thì sống đức tin và tin vào Chúa thật là vô lý và vô cùng dại dột. Mất cả 2 đời.
     
     
    Đó là lý do, sau khi đã nói với các môn đệ về dụ ngôn bà góa kêu oan, hay cũng có thể nói là dụ ngôn quan tòa nể xử, Chúa Giêsu đã kết thúc bằng một câu vừa để trấn an và phấn khích các môn đệ của Người vừa có tính cách cảnh báo liên quan đến ngày tận thế như sau:

    "Các con hãy nghe lời vị thẩm phán bất lương nói đó. Vậy Thiên Chúa lại không minh xử cho những kẻ Người tuyển chọn hằng kêu cứu với Người đêm ngày, mà khoan giãn với họ mãi sao? Thầy bảo các con, Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"

    Qua câu này, Chúa Giêsu chỉ có ý khuyên các môn đệ của Người, không phải chỉ cho thành phần môn đệ đang ở bên Người bấy giờ, mà cho mọi thế hệ môn đệ của Người, phải "bền đỗ đến cùng mới được cứu độ" (Mathêu 24:13). Nhất là thế hệ môn đệ cuối cùng ở vào thời tận thế, thời Người đến lần thứ hai, đến lần cuối cùng, thời điểm mà như Người cảnh báo: "không biết có còn đức tin trên thế gian này nữa hay chăng?

    Đó là lý do Thánh Phaolô đã khẳng định rất chính xác về thời cánh chung liên quan đến tận thế, hay đến mục đích lần đến cuối cùng của Chúa Kitô đó là để cứu độ những ai tin tưởng Người cho đến cùng, cho đến khi Ngưi tái giáng: 

    "Người sẽ xuất hiện lần thứ hai không phải để xóa tội trần gian mà là để mang ơn cứu độ cho những ai thiết tha trông đợi Người(Do Thái 9:28). Chẳng hạn như trường hợp của 5 cô trinh nữ / phú dâu khôn ngoan cầm đèn đức tin cháy lửa đức mến bằng dầu đức cậy vậy (xem Mathêu 25:1-12).

    Thật ra, thời cánh chung đã được mở màn từ khi "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), tức là "vào thời điểm viên trọn" (Galata 4:4), "thời sau hết - final age" (Do Thái 1:2), thời Thiên Chúa tỏ hết mình ra nơi Con Một của Ngài là Đấng Thiên Sai Cứu Thế đúng như lời Ngài đã hứa với nguyên tổ sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15). 

    Nếu thời cánh chung được bắt đầu từ lần đến thứ nhất của Chúa Kitô thì thời cánh chung này cũng kết thúc vào lần đến thứ hai của Người, một lần đến quyết liệt cho phần rỗi của chung nhân loại cũng như của riêng từng người, liên quan đến đức tin cứu độ, một đức tin sẽ bị khủng hoảng đến tận gốc... và bị bật gốc nơi nhiều tâm hồn yếu dại! 

    Đúng thế, thời tận thế là thời kinh hoàng khủng khiếp đến độ đối với loài người về cả thể xác lẫn linh hồn của họ, như Chúa Giêsu còn thẳng thắn tiết lộ không giấu diếm như sau: "vì những ngày ấy tràn đầy những gì là thống khổ hơn bất cứ thời nào từ khi hiện hữu thế giới này... Thật vậy, nếu giai đoạn này không được rút ngắn lại thì không một ai được cứu độ..." (Mathêu 24:21-22).

    Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ở khoản 675 cũng đã phải công nhận cuộc thử thách cuối cùng Giáo Hội phải trải qua đầy nguy hiểm đến đức tin của Kitô hữu là phần tử của mình vào thời điểm trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai cũng là lần cuối như sau:

    "Trước khi Ðức Kitô quang lâm, Hội Thánh phải trải qua một cuộc thử thách cuối cùng khiến nhiều tín hữu bị lung lạc đức tin (x. Lc 18, 8; Mt 14, 12). Những cuộc bách hại mà Hội Thánh phải chịu trong suốt cuộc lữ hành trên trần thế (x. Lc 21, 12; Ga 15, 19-20) sẽ vạch trần 'mầu nhiệm sự dữ' dưới hình thức bịp bợm tôn giáo; hình thức này chỉ đem lại cho con người một giải đáp giả tạo cho các vấn đề của họ để rồi họ phải xa rời chân lý. Sự bịp bợm tôn giáo nham hiểm nhất là sự bịp bợm của tên Phản Kitô, nghĩa là của một thuyết Mêsia giả hiệu: trong đó, con người tự tôn vinh chính mình thay vì tôn vinh Thiên Chúa và Ðấng Mêsia của Người đã đến trong xác phàm (x. 2Th 2, 4-12; 1Th 5, 2-3; 2Ga 7; 1Ga 2, 18. 22)".

    Đúng thế, ngày Kitô quang lâm sẽ là ngày "Chúa sẽ kíp giải oan cho họ", một sự thật được Sách Khôn Ngoan ở Bài Đọc 1 diễn tả một cách bóng bẩy về Lời Nhập Thể xuất hiện như "ánh sáng chiếu soi trong tăm tối" (Gioan 1:5) để giải thoát những ai tin tưởng vào Người khỏi quyền lực tối tăm như sau:
     

    "Ðang lúc yên tĩnh bao trùm vạn vật, và đêm đã tới nửa vòng xoay: từ vương toà trên trời cao, lời toàn năng của Chúa tựa như một dũng sĩ rắn rỏi xông tới giữa miền đất bị tiêu diệt, tựa như gươm bén mang mệnh lệnh cố định của Chúa, đứng sừng sững, đầu chạm trời, chân đạp đất, gieo chết chóc khắp muôn loài.... Và giữa Biển Ðỏ đã xuất hiện một lối đi không có chướng ngại, và từ vực sâu xuất hiện một cánh đồng xanh tươi. Toàn dân được tay Chúa che chở, đi qua nơi ấy và chiêm ngưỡng những diệu kỳ phi thường của Chúa. Lạy Chúa, họ như đàn ngựa giữa bãi cỏ, như đoàn chiên nhảy mừng, họ tán dương Chúa, là Ðấng đã giải thoát họ".

     

    Và đó là lý do mới có Bài Đáp Ca hôm nay thúc giục những ai được "Chúa kíp giải oan" "hãy nhớ lại những điều kỳ diệu Chúa đã làm", với những câu Thánh Vịnh 104 như thế này:

    1) Hãy xướng ca, đàn hát mừng Người; hãy tường thuật mọi điều kỳ diệu của Chúa. Hãy tự hào vì danh thánh của Người; tâm hồn những ai tìm Chúa, hãy mừng vui. .

    2) Chúa sát phạt mọi con đầu lòng trong lãnh thổ, của đầu mùa do sức lực cường tráng chúng sinh ra. Người dẫn họ ra đi cùng với bạc với vàng, và trong các bộ lạc của họ, không một ai đau yếu.

    3) Vì Người đã nhớ lời thánh thiện của Người, lời Người đã ban bố cùng Abraham là tôi tớ Người. Người đã đưa dân tộc Người ra đi trong niềm vui vẻ, đưa những kẻ Người kén chọn ra đi trong tiếng hân hoan.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    TN.XXXIIL-7.mp3  

     

    Ngày 16: 1- Thánh Margarita Scotia, hoàng hậu

     

    Thánh Margarita thuộc hoàng tộc Anh quốc, ngài sinh năm 1046 tại Hung Gia Lợi khi thân phụ đang bị lưu đày ở đấy. Margarita sống một đời niên thiếu đạo đức thánh thiện. Vì tình hình chính trị, gia đình ngài phải di cư sang miền Écosse. Trong chuyến đi này, cha ngài từ trần, phủ lên gia đình ngài tấm khăn tang chua xót.

    Tại Écosse, gia đình ngài được triều đình và dân bản xứ đón tiếp nồng hậu cùng sự giúp đỡ tận tình. Ngài được vua Écosse là Malcolm III ngỏ lời cầu hôn năm 1067. 

    Với tước hiệu Hoàng hậu, ngài làm gương và hướng dẫn dân chúng đi vào con đường ánh sáng và cộng tác trong việc giáo dục quần chúng theo tinh thần Phúc Âm.

    Ðiểm nổi bật nơi thánh nữ là đời sống nội tâm phong phú và đức bác ái dồi dào. Ngài thường rời triều đình để đến những xóm lao động thăm hỏi, giúp đỡ dân chúng nghèo túng. Ngài cũng dành nhiều thời giờ cho việc cầu nguyện và lãnh nhận các phép bí tích.

    Dù bận rộn với những công tác xã hội, ngài vẫn không xao lãng bổn phận làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Ngài để tâm trí vào việc săn sóc chồng và dạy dỗ con cái.

    Ðể thưởng công nhân đức của thánh nữ, Chúa cho người được nhiều ơn đặc biệt như biết trước việc chưa xảy đến. Thánh nữ qua đời ngày 16/11/1903 và được Ðức Giáo Hoàng Innocentê IV phong Hiển Thánh năm 1250.

     



     

         2. Thánh Gertruđê, đồng trinh

     

    Thánh Gertruđê sinh ngày 06/01/1256 tại Eisleben miền Saxe nước Ðức. Ngay từ nhỏ đã xin nhập dòng Xitô. Tại đây, ngài đã sống một cuộc đời khổ hạnh giản dị nhưng luôn bình thản, thánh thiện. Sức khỏe của ngài có phần yếu kém nên thường được miễn tham dự những giờ kinh chung. Sẵn tinh thần hiếu học, Gertruđê tiến rất mau trên đường học vấn và đặc biệt có khiếu về văn chương.

    Ngày 27/01/1281, Chúa Giêsu đã hiện ra với thánh nữ lần đầu tiên và mạc khải cho thánh nữ nhiều điều về tình yêu và ân sủng Chúa.

    Ngài luôn luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa và được Chúa ban ơn xuất thần nhiều lần để chiêm ngưỡng thánh tâm Ngài.

     

    Ngài có một lòng mến thánh sử và sự thương khó Chúa cách đặc biệt. Ngài qua đời năm 1302 sau một cơn bệnh trầm trọng.

     

                

    6/10/2010 Bài 118 - Thánh Giêtruđê, “Người Nữ duy nhất gốc Đức quốc được gọi là ‘Cả’”

    (ĐTC Biển Đức XVI)

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFg7GHA48q%3Dm4NFAe4VCLKFam2qh8Qog42dQFaLJSvVUsg%40mail.gmail.com.