Thiên Chúa Là Cha Của Tôi

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - NHÌN LẠI SỰ CHẾT CỦA CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Apr 16 at 12:35 AM
     
     

    KHÁM PHÁ LẠI CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU TRONG CUỘC ĐỜI MÌNH

    Các sách Tin mừng trình thuật biến cố Đức Giêsu chịu tử nạn bắt đầu từ bữa tiệc ly. Truyền thống phụng vụ của Giáo hội cũng cử hành cuộc khổ nạn của Đức Giêsu bắt đầu bằng việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể vào tối Thứ Năm Tuần Thánh.

    Tận dụng những ngày cuối mùa chay, chúng ta nhìn lại cuộc đời mình trong cuộc thương khó Chúa Giêsu:

    • Để đi vào Tuần Thánh với tâm tình sâu lắng và hiệp thông với Chúa hơn.
    • Để thấy rõ mình hơn qua các nhân vật trong cuộc thương khó của Chúa.
    • Để làm một cuộc hoán cải sâu xa hơn, nhờ đó có khả năng góp phần với Chúa để đem lại niềm vui ơn cứu độ cho anh chị em mình.
    1. BỮA TIỆC LY

    Chúa Giêsu ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ, cũng là bữa tiệc cuối cùng trên dương thế, gọi là bữa Tiệc Ly. Đó là bữa tiệc linh thiêng vì Ngài để lại một di chúc kép cho các môn đệ, là việc rửa chân cho các ông và việc lập Bí tích Thánh Thể, đi liền với Bí tích Truyền chức. Rửa chân nói lên sự yêu thương phục vụ con người đến tận cùng mà đỉnh cao là việc hiến thân trên thập giá. Qua đó Bí tích Thánh Thể được cụ thể hóa, trở nên một thực tại linh thiêng và sống động trong đời Kitô hữu giữa trần gian.

    1. Rửa chân cho các môn đệ

    Bữa tiệc ly bắt đầu bằng một cử chỉ khiêm hạ đến lạ lùng. Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, cho Phêrô và cho cả Giuđa, một anh thì chối Thầy, một anh thì phản Thầy. Rửa chân là hành động của tôi tớ phục vụ chủ. Rửa chân đòi Ngài phải cuối xuống thật gần, thật sát, thật sâu để làm công việc mà người ta cho là hèn kém. Tình yêu đã khiến Ngài hạ mình xuống dưới cả các môn đệ của mình.

    Điều đặc biệt ở đây là Ngài truyền cho họ giới răn mới là “hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Đức Giêsu yêu các môn đệ bằng một tình yêu đồng cảm. Ngài biết rõ nhược điểm và tâm ý không tốt của từng người, nhưng vẫn yêu thương họ. Điều cao vượt nơi Chúa Giêsu là luôn tha thứ và đón nhận các môn đệ trong mọi tình trạng của họ. Nhờ đó mà họ luôn có được một cơ may để làm nên cuộc sống mới.

    Những người yêu thương chúng ta thật sự là những người biết rõ những điều tệ hại nhất nơi chúng ta mà vẫn yêu thương. Tình yêu đích thực thì bao giờ cũng mong cho người kia trở nên tốt hơn, nhưng vẫn đón nhận những điều chưa tốt.

    Bản thân chúng ta có học nổi bài học khiêm hạ để phục vụ như Chúa Giêsu không?

    – Khi nhìn Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, chúng ta hiểu mình phải thay đổi thái độ và cách cư xử với mọi người. Không sống như một ông chủ, nhưng như một tôi tớ. Không coi mình là quan trọng nữa, nhưng coi người khác trọng hơn mình.

    – Từ khi Chúa Giêsu cúi xuống rửa chân cho cả Giuđa, kẻ phản bội, ta mới thấy không ai là không xứng đáng để cho mình phục vụ. Con người dù đốn mạt đến đâu, thì Chúa vẫn yêu thương, nên đừng bao giờ khinh dễ bất cứ ai, và đừng để mình xa lìa tình yêu Chúa.

    1. Lập Bí tích Thánh Thể

    “Đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng… Rồi Ngài cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn…” (Mt 26,26-28).

    Việc thiết lập Bí tích Thánh Thể đã thực hiện trước dưới hình thức bí tích về những gì Chúa Giêsu sẽ thực hiện trong Tam Nhật Vượt Qua. Ngài cho thấy chính Ngài là chiên hiến tế thực sự, nằm trong kế hoạch của Chúa Cha từ khi thành hình thế gian (x. 1Pr,18-20), để canh tân lịch sử và toàn thể vũ trụ.“Đó là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc phục sinh, trong đó khi lãnh nhận Chúa Kitô, tâm hồn ta được tràn đầy ân sủng và bảo chứng cho ta một vinh quang tương lai” (SC 47). 

    Qua Bí tích Thánh Thể: Chúa Giêsu vẫn hiến thân để cứu chuộc loài người chúng ta; vẫn đang yêu bằng một trái tim bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta; vẫn là Tấm Bánh bẻ ra để tiếp tục trao ban sự sống mới của Ngài cho nhân loại.

    Cử hành Thánh Thể không phải là một nghi thức hay nghi lễ, mà là một thực tại: biến sự sống của ta thành sự sống của Chúa, để ta trở thành sự sống cho anh chị em mình. Bởi vậy, những khó khăn, thử thách và đau khổ hằng ngày của ta, nếu được nhìn từ Bí Tích Thánh Thể, thì rõ ràng đó là tấm bánh mầu nhiệm đang được bẻ ra để trao ban cho người khác, đang được nghiền nát dần dần trong từng ngày hiến thân.

    Thánh Thể thật là Mầu Nhiệm vô biên của lòng thương xót Chúa trên cuộc đời mỗi người chúng ta. Cũng vì chúng ta mà có Thánh Thể. Cũng nhờ Thánh Thể mà có chúng ta. Đức Gioan Phaolô II xác quyết: “Ai nuôi mình bằng Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, không cần đợi chờ một thế giới bên kia để nhận lãnh sự sống đời đời, họ đã chiếm hữu nó ngay từ đời nầy, như hoa quả đầu mùa của sự sung mãn sẽ tới, liên hệ đến toàn thể con người”[1]Cả cuộc đời ta phải thành lời ca cảm tạ và là chứng nhân tình yêu cho mầu nhiệm rất thánh này.

    • Cũng như Chúa Giêsu, ta hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. (Rm 12,1).
    • Trong Chúa Giêsu, ơn gọi đích thực của mỗi người chúng ta là trở nên tấm bánh bẻ ra cho mọi người. Cụ thể là phải chia sẻ, vui chịu những đau khổ hằng ngày, biết nhẫn nhục để sống cho nhau, vì nhau.
    • Hiệp nhất với Chúa Giêsu Thánh Thể phải đưa đến sự hiệp nhất với nhau, vì Chúa đang hiện diện ẩn mình nơi anh chị em mình, nhất là nơi những người nghèo khổ và bất hạnh (x. Mt 25).
    1. Đêm tối của Giuđa

    Cuối bữa ăn tiệc ly của tuần rượu thứ nhất, Chúa Giêsu cảm thấy tâm thần xao xuyến, Ngài tuyên bố: “Thật Thầy bảo thật anh em, có một người trong anh em sẽ nộp Thầy. Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai… (Ga 13,21-24). Chúa Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy” (Ga 13,26).

    Theo truyền thống Do Thái, chủ tiệc chấm bánh trao cho một người nào đó, thì đó là một cử chỉ rất ưu ái. Trao tấm bánh cho Giuđa (x. Ga 13, 26), Chúa muốn mở cho ông một lối thoát sau này. Ngài muốn các môn đệ khác không hận thù, không tẩy chay, nhưng vẫn để cho Giuđa là thành viên của nhóm Mười Hai. Ngài mong ông thay đổi dù chỉ là tia hy vọng hết sức mong manh. Cũng như phần đầu bữa tiệc ly, Chúa Giêsu rửa chân cho Giuđa để mong ông tỉnh thức, để các tông đồ khác sau này hiểu rằng: dù biết trước sẽ bị bán đứng, nhưng Ngài vẫn luôn yêu thương Giuđa. Nếu Giuđa nhận ra tình thương đó, chắc ông đã có một cuộc sám hối đầy hy vọng chứ không đi đến mức tuyệt vọng.

    Điều này khiến ta nhớ lại điều Daniel Rops đã viết:“Có những lúc lòng người đầy thù hận cho nên một cử chỉ thân thiện chẳng những không đem người đó trở về với ánh sáng, ngược lại còn khiến người đó dấn sâu hơn vào đêm tối”. Đó là trường hợp của Giuđa : “Sau khi ăn miếng bánh, Giuđa liền ra đi. Lúc đó trời đã tối” (Ga 13,30).

    Thật ra, trời đã tối từ khi lòng Giuđa tìm cách thực hiện ý riêng mình. Bóng đêm phủ kín lòng anh khi Satan nhập vào anh, điều khiển anh (c.2 và 27). Anh đã tự nguyện bước ra khỏi ánh sáng của thế giới để đi vào bóng đêm của những kẻ khước từ đường lối tình yêu. Phần Đức Giêsu, Ngài đã nỗ lực hết mình để kéo người môn đệ này ra khỏi đêm tối. Thật đáng tiếc, lòng Giuđa không hề lay chuyển, tâm hồn anh chìm trong bóng tối.

    Bất cứ lúc nào người ta chạy theo ý riêng mà bất xét ý Chúa thì trời luôn luôn tối, tối bên ngoài và tối ở cõi lòng. Trong bóng tối có bao nhiêu nguy hiển rình chờ, có nhiều tai ương đang đợi, và cái chết bất hạnh là thảm họa cuối cùng. Chỉ có con đường duy nhất là can đảm trở lại với ánh sáng, trở lại với tình yêu Chúa, dù có đau thương nhưng rồi sẽ được chữa lành, dù có xấu hổ nhưng sẽ được an vui trong cuộc đời mới.

    Trong đêm tối của lòng mình, Giuđa giả dạng và ngụy trang thật khéo, ông đóng kịch rất tài tình. William Barclay nói rằng: “Giuđa giấu tấm lòng của một con quỉ dưới hành vi, cử chỉ của một ông thánh”. Thực vậy, mới vài bữa trước, anh ta đưa ra chiêu bài vì người nghèo để chỉ trích thái độ hào phóng của Maria đối với Chúa Giêsu, xem ra anh ta rất thương người nghèo và có vẻ rất đạo đức còn hơn Thầy mình. Hôm nay anh ta vẫn tỉnh bơ giữa những người anh em đồng môn khi Chúa Giêsu tuyên bố có một môn đệ sẽ nộp Thầy. Bao nhiêu toan tính, sắp xếp và mưu đồ phản bội của anh ta, không hề có ai phát hiện ra. Anh ta đã qua mặt được tất cả, ngoại trừ một mình Chúa Giêsu. Ngài biết tất cả âm mưu của Giuđa từ đầu tới cuối, nhưng vẫn cư xử với ông bằng một tình thương chân thành, tế nhị, kiên trì, mở đường.

    Hãy tin rằng, Chúa vẫn luôn mở ra cho chúng ta những cơ hội mới. Ngài không bao giờ thất vọng về chúng ta trong mọi tình trạng. Chúng ta cũng thếy, đừng bao giờ thất vọng về chính mình. Mọi sự đều có thể làm mới lại trong tình yêu và ân sủng của Chúa.

    Nhìn lại chính mình

    Chắc chắn Chúa không lầm khi chọn Giuđa làm tông đồ, cũng như không lầm khi chọn chúng ta trở thành những Kitô hữu. Bởi vì Kinh Thánh cho thấy: đâu phải Thiên Chúa chỉ chọn những con người xứng đáng, mà Giuđa cũng như chúng ta đã được chọn để thanh luyện, để được nâng cao, để nên xứng đáng hơn.

    Giuđa không xuất hiện từ đầu như một người quay lưng lại với Chúa, bởi không ai bỗng dưng mà phản bội, hoặc thay trắng đổi đen một sớm một chiều, mà ông đã bước dần đến hố thẳm từng bước một. Cũng như Giuđa: ban đầu chúng ta được gọi, được chọn, và đã mau mắn đáp lại tiếng Chúa. Ngay từ đầu, chúng ta đều có mục đích và một ý hướng cao đẹp. Nhưng rồi tình yêu ban đầu đã phai nhạt dần, động lực trước kia đã bị biến dạng, khiến chúng ta đang từng bước đang suy giảm sự nhiệt tình, thêm sự cứng cỏi, sự biếng nhác cầu nguyện, sự tự mãn kiêu căng trong đời sống đạo đức, tính ham mê lời khen và sự nể vì, cả những sai phạm ngày càng nặng hơn. Ban đầu còn có vẻ ray rứt, nhưng rồi cái gì cũng thành thói quen, vẫn cảm thấy thoải mái với Chúa, vẫn an tâm với công việc mà ta gọi là bổn phận, vẫn ung dung vì thấy mình cũng dấn thân phục vụ.

    Con người Giuđa có thể ít nhiều cũng đang hiển hiện nơi mỗi người chúng ta:

    – Cũng thương yêu người nghèo, nhưng kèm theo là những tính toán đầy vụ lợi.

    – Cũng với khuôn mặt nhân ái bên ngoài, nhưng bên trong là lòng ganh ghét và đố kỵ.

    – Cũng với đôi môi đầy lời lẽ vị tha, nhưng tâm tư đầy nguyên do vị kỷ và thấp hèn.

    – Cũng luôn nói đúng, nhưng lại làm sai hoặc chẳng làm gì cả.

    – Cũng vẫn phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, nhưng luôn quy về chính mình.

    – Cũng vẫn theo Chúa nhưng lại tìm cách thực hiện ý riêng mình.


    Xin cho con đặt mình trước mầu nhiệm ân sủng mà Chúa đã thực hiện cho con, 
    để con biết hiện thực hóa mầu nhiệm này chính cuộc sống mình. Amen.

    Lm. Thái Nguyên

    ---------------------------------------------

     

     
     
     

 

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - CN5MC-C

 

Home

>> Xem thêm

Đạo Binh Đức Mẹ

Ðạo Binh Ðức Mẹ là một Ðoàn thể giáo dân  trong Giáo Hội Công Giáo, với trên 20 triệu Hội viên Hoạt động và Tán trợ thuộc nhiều Quốc gia trên thế giới. Năm 1996, Ðạo Binh Ðức Mẹ đã kỷ niệm 75 năm ngày thành lập.

Hội Ðạo Binh Ðức Mẹ đem cơ hội đến cho mọi lứa tuổi để làm những công tác thiết thực cho Giáo Xứ và Cộng Ðoàn, đồng thời cũng làm cho đời sống Ðức tin trở nên sâu xa hơn.

Thánh hóa bản thân và phục vụ phần rỗi các linh hồn, bằng lời cầu nguyện và bằng hoạt động thiết thực trong các lãnh vực:

Sinh hoạt Cộng đoàn Giáo xứ.

Thăm viếng Bệnh viện, Viện dưỡng lão.

Hướng dẫn và dậy Giáo lý Tân tòng…

 >> Đọc tiếp

 

Audio Yêu mến Thánh Thể
Chúa Nhật 5 Mùa Chay C
 
Suy Niệm
 

 

Audio Bí Mật Kinh Mân Côi 
 
100 Truyện Tích Về Chuỗi Mân Côi

 


THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - CHÚA ĐẦY LÒNG THƯƠNG XÓT

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Mar 2 at 1:26 AM
     
     

    The Holy Father: God is merciful but also angry

    Friday, 01-03-2019. 15:57:25

     
    Don't satisfy the passion, don't postpone, return to God. In the lecture on February 28, 2019, the Holy Father invited us to consider ourselves every day, like a brief evaluation of the acts we have done because no one knows for sure that our life will end. star.

    Stop, be aware of your mistakes, know that your life can end at any time. Don't repeat that the mercy of God is infinite to justify doing what you want. The Holy Father used such advice in the book of the Magisterium and advised us to convert the heart to return to God.

    Master the passion

    Wisdom is a daily gathering. Being wise, it was due to reflecting on life, so I stopped to check how I lived. Listen to the advice as the Book of the Magisterium says. Those are the instructions of the father to the son, the grandfather to his nephew.

    Đừng chiều theo bản năng và sức mạnh của con mà thoả mãn những đam mê trong lòng mình. Tất cả chúng ta đều có đam mê. Nhưng hãy cẩn thận, hãy làm chủ những đam mê ấy. Hãy kiểm soát chúng. Những đam mê không xấu. Có thể nói, chúng là “máu, nhựa sống, sức mạnh” để thực hiện nhiều điều tốt nhưng nếu con không thể làm chủ đam mê của mình, thì chúng sẽ thống trị con. Hãy dừng lại, dừng lại.

    Đừng trì hoãn hoán cải nữa

    Trong thánh vịnh có viết: “Hôm qua tôi ra ngoài và gặp một người; hôm nay tôi trở lại và anh ta không còn nữa”. Ta không sống đời đời đâu. Ta không thể nghĩ rằng mình dựa vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, rồi làm những gì mình muốn.

    Đừng liều mạng như vậy chỉ để tin rằng mình sẽ ổn. Đến bây giờ tôi vẫn quản lý đời mình rất tốt mà. – Không, bạn không biết đó thôi. Đừng nói: lòng thương xót của Thiên Chúa thật lớn lao, Người sẽ tha thứ tất cả tội lỗi của tôi. Và vì thế, tôi tiếp tục làm những gì mình muốn. Đừng nói như thế.

    Lời khuyên cuối cùng của người cha, của người ông trong sách Huấn ca là: Đừng trì hoãn trở về với Thiên Chúa. Đừng chần chờ hoán cải đời sống, để tiến tới sự hoàn thiện, để loại trừ cỏ dại. Tất cả chúng ta đều có cỏ dại, hãy nhổ bó chúng… Đừng trì hoãn, hãy trở về với Thiên Chúa đi, đừng lần lữa hết ngày này qua ngày khác, vì thình lình Thiên Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ.

    5 phút để hoán cải con tim

    Don't hesitate to change your life and touch the failures. We all have failures, don't be afraid. But be more self-conscious with things that incite us.

    Let's take a moment to consider ourselves every day, to return to God. "Tomorrow I will try to make this happen no more." Maybe, it will still happen but a little less, but you can control them and no longer be dominated by passions or other things, because none of us are sure our lives will how and when

    5 minutes of devotion at the end of the day will help us a lot to ponder, so as not to delay the conversion of the heart and return to God. May God teach us with His wisdom to move on this path of conversion.

    Tran Dinh, SJ

    Source: www. vaticannews.va

    -----------------------------------------

     
     
     
     
     
     
     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - THỨ BẢY CN1MC-C

  •  
    Mo Nguyen
     
    Mar 16 at 6:12 AM
     
    ABRAHAM.jpg

     

                ABRAHAM: Father of the Faithful

     

    A REFLECTION

    THE LORD IN WHOM WE PUT OUR FAITH. Like Abraham, our Father in faith, we are called by God to a new homeland. We are not to rest in the material comforts of this world, but to move onwards towards the land of promise, where the Lord in whom we put our faith will transfigure our mortal bodies into the likeness of his glorified body.

    Abraham's Faith:

    https://www.youtube.com/watch?v=yu2kvXgJ2gU

      
      Like Abraham, Our Father in Faith
    Faith.jpg

     

     

THIÊN CHÚA LÀ CHA CỦA TÔI - ĐTC BUỔI GẶP GỞ THỨ TƯ

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 20-2-2019

 

 

Kinh Lạy Cha - Bài 7: "Thiên Chúa là Cha ở trên trời" yêu thương

 

 

Pope Francis during his weekly General Audience

"Bước đầu tiên của hết mọi kinh nguyện Kitô giáo là cửa ngỏ tiến vào một mầu nhiệm,

mầu nhiệm về tình phụ tử của Thiên Chúa. ..

 Nếu tôi muốn cầu cùng Thiên Chúa là Cha, thì tôi cần phải bằng đầu bằng mầu nhiệm".

Pope Francis at the general audience April 20, 2016. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

"Tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu của một người Cha 'Đấng ở trên Trời'....

 tình yêu của Ngài là một thứ tình yêu trọn vẹn,

một thứ tình yêu mà ở trên đời này chúng ta chỉ nếm hưởng một cách bất toàn".

"Bản chất vừa yêu vừa ghét của tình yêu nhân loại...

 tình yêu của chúng ta: một hứa hẹn khó giữ, một nỗ lực sớm cằn cỗi và bốc hơi;

nó giống như mặt trời xuất hiện vào ban sáng và như sương đêm tan biến".

"Cho dù tất cả tình yêu trần gian của chúng ta có bị vụn nát,

và chúng ta chẳng còn gì ngoài cát bụi, thì bao giờ cũng vẫn còn lại cho tất cả chúng ta

tình yêu nồng nàn, đặc thù và trung tín của Thiên Chúa".

"Trong nỗi đói khát yêu thương mà tất cả chúng ta đều cảm thấy,

thì chúng ta đừng tìm kiếm một cái gì đó không hiện hữu;

thay vào đó là lời mời gọi hãy nhận biết Thiên Chúa là Cha".

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Buổi triều kiến hôm nay được diễn tiến qua hai giai đoạn. Trước đây tôi đã gặp gỡ tín hữu thuộc TGP Benevento ở Đền Thờ Thánh Phêrô, và giờ đây với anh chị em (ở Sảnh Đường Phaolô VI). Điều này cần phải thực hiện do cảm nhận tinh tế của Phủ Giáo Hoàng không muốn để cho anh chị em bị lạnh. Chúng ta cám ơn các vị về điều này. Cám ơn anh chị em.

Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về "Kinh Lạy Cha". Bước đầu tiên của hết mọi kinh nguyện Kitô giáo là cửa ngỏ tiến vào một mầu nhiệm, mầu nhiệm về tình phụ tử của Thiên Chúa. Chúng ta không thể cầu nguyện như một con vẹt. Một là anh chị em chìm vào mầu nhiệm, ở chỗ nhận thức rằng Thiên Chúa là Cha của anh chị em, hay là anh chị em chẳng có cầu nguyện gì hết. Nếu tôi muốn cầu cùng Thiên Chúa là Cha, thì tôi cần phải bằng đầu bằng mầu nhiệm. Để hiểu được Thiên Chúa là Cha của chúng ta như thế nào, chúng ta hãy nghĩ đến hình ảnh của cha mẹ chúng ta; tuy nhiên, chúng ta bao giờ cũng cần phải "luyện lọc" nó ở một mức độ nào đó, cần phải tinh hóa nó. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng nói như vậy: "Việc thanh tẩy tâm can của chúng ta cần phải thực hiện nơi các hình ảnh về thân phụ hay về thân mẫu, xuất phát từ lịch sử bản thân và văn hóa, và ảnh hưởng đến mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa" (khoản 2779).

Không ai trong chúng ta có được những bậc phụ huynh toàn hảo, không một ai, như chính chúng ta, sẽ chẳng bao giờ là những người cha mẹ hay Mục Tử toàn hảo. Tất cả chúng ta đều là những con người khiếm khuyết. Chúng ta sống những mối liên hệ yêu thương của chúng ta bao giờ cũng chất chứa dấu hiệu của những gì là hạn hẹp nơi chúng ta cũng như khuynh hướng vị kỷ của chúng ta. Bởi thế, những mối liên hệ yêu thương ấy thường bị bôi nhọ bởi những ước muốn chiếm hữu hay mạo dụng kẻ khác. Do đó, đôi khi những tuyên ngôn yêu thương được biến thành những cảm giác giận dữ và hận thù. Này nhé, hai con người yêu nhau rất nhiều ấy mới tuần vừa rồi, thì hôm nay họ đã quay ra ghét nhau chết bỏ. Chúng ta thấy điều ấy xẩy ra hằng ngày! Chính là vì, vì tất cả chúng ta đều có những gốc rễ cay nghiệt bên trong, những gì không tốt và đôi khi tiến đến chỗ hành ác nữa.

Đó thấy không, khi chúng ta nói về Thiên Chúa là "Cha", trong khi chúng ta nghĩ đến hình ảnh về cha mẹ của chúng ta, nhất là nếu họ yêu thương chúng ta, thì đồng thời chúng ta cũng phải vượt lên trên nó nữa. Vì tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu của một người Cha "Đấng ở trên Trời", theo cách diễn đạt được Chúa Giêsu muốn chúng ta sử dụng: tình yêu của Ngài là một thứ tình yêu trọn vẹn, một thứ tình yêu mà ở trên đời này chúng ta chỉ nếm hưởng một cách bất toàn. Con người nam nữ là thành phần ăn mày ăn xin tình yêu - chúng ta là những kẻ ăn mày tình yêu, chúng ta cần đến tình yêu - những kẻ ăn xin tìm kiếm một nơi chốn mà cuối cùng họ có thể được yêu thương, thế nhưng họ lại không tìm thấy nó. Biết bao nhiêu là tình bạn và tình yêu không được như ý trên đời này - rất ư là nhiều!

Theo truyện thần thoại, vị ái thần của Hy Lạp hoàn toàn là những gì bi thảm nhất, ở chỗ, người ta không thể hiểu được vị ái thần này là một thiên thần hay là một ác quỉ. Câu truyện thần thoại này nói rằng vị ấy là con trai của Poros và của Penia, tức của những gì là thủ đoạn và của bần cùng nghèo khổ, chất chứa nơi bản thân vị này một chút dung mạo của cha mẹ. Từ đó, chúng ta có thể nghĩ về bản chất vừa yêu vừa ghét của tình yêu nhân loại, có khả năng nở hoa và sống một cách ngạo nghễ trong ngày chừng một tiếng đồng hồ, rồi ngay sau đó héo úa và tàn tạ; một bản tính kìm kẹp bao giờ cũng muốn thoát ly(Cf. Plato, Symposium, 203). Tiên tri Hosea đã diễn tả một cách đáng thương về tính chất hèn yếu của tình chúng ta yêu thương: "Tình yêu của ngươi như đám mây ban sáng, như sương sa sớm tiêu tan" (6:4). Đó là những gì về tình yêu của chúng ta: một hứa hẹn khó giữ, một nỗ lực sớm cằn cỗi và bốc hơi; nó giống như mặt trời xuất hiện vào ban sáng và như sương đêm tan biến.

Biết bao nhiêu lần con người chúng ta đã yêu thương một cách rất yếu hèn và chập chờn lúc có lúc không. Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm đó là chúng ta đã yêu thương, thế rồi sau đó tình yêu này thất bại và trở nên yếu kém. Vì mong muốn yêu thương mà chúng ta đi đến chỗ phản lại với những hạn hữu của mình, bằng tính chất bần cùng nơi sức mạnh của chúng ta, khổng thể giữ được lời hứa hẹn mà trong những ngày tháng ân huệ dường như dễ dàng hiện thực. Nói cho cùng thì Tông Đồ Phêrô đã cảm thấy sợ hãi và bỏ chạy. Tông Đồ Phêrô đã không trung thành với tình yêu của Chúa Giêsu. Cái yếu hèn này là những gì luôn làm cho chúng ta sa ngã. Chúng ta là những kẻ ăn mày ăn xin, thành phần trong cuộc hành trình đang liều mình không tìm thấy được hoàn toàn cái kho tàng chúng ta tìm kiếm từ ngày đầu tiên của cuộc đời chúng ta đó là tình yêu.

Tuy nhiên, lại xuất hiện một tình yêu khác, tình yêu của Người Cha "Đấng ở trên trời". Không ai được hồ nghi mình là kẻ lãnh nhận tình yêu này. Ngài yêu thương chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng "Ngài yêu thương tôi". Cho dù cha mẹ chúng ta không yêu thương chúng ta - một giả thuyết có tính cách lịch sử - vẫn có một Vị Thiên Chúa ở trên Trời là Đấng yêu thương chúng ta, như không ai trên trái đất này đã từng hay đã khả dĩ yêu như thế. Tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu nhất trí. Tiên Tri Isaia nói: "Một người đàn bà có thể quên con mình, bà không cảm thương đứa con trong bụng dạ của mình hay sao? Cho dù họ có quên con họ thì Ta sẽ chẳng quên con. Này Ta đã ghi khắc con trong lòng bàn tay của Ta" (49:15-16). Hôm nay, việc xâm mình đang là những gì thời trang: "Ta đã ghi khắc con trong lòng bàn tay của Ta". Ta đã thực hiện một cái xâm về con trên đôi tay của Ta. Như thế là tôi ở trên bàn tay của Thiên Chúa, và tôi không thể tẩy xóa nó đi được. Tình yêu của Thiên Chúa giống như tình yêu của một người mẹ, người mẹ không bao giờ có thể quên được. Mà nếu có người mẹ nào quên đi nữa? "Ta sẽ chẳng bao giờ quên con", Chúa phán. Đó là tình yêu toàn hảo của Thiên Chúa. Cho dù tất cả tình yêu trần gian của chúng ta có bị vụn nát, và chúng ta chẳng còn gì ngoài cát bụi, thì bao giờ cũng vẫn còn lại cho tất cả chúng ta tình yêu nồng nàn, đặc thù và trung tín của Thiên Chúa.

Trong nỗi đói khát yêu thương mà tất cả chúng ta đều cảm thấy, thì chúng ta đừng tìm kiếm một cái gì đó không hiện hữu; thay vào đó là lời mời gọi hãy nhận biết Thiên Chúa là Cha. Việc hoán cải của Thánh Âu Quốc Tinh chẳng hạn, đã trải qua cái ngóc ngách này, đó là chàng viện trưởng trẻ trung và thông minh này đã chỉ tìm kiếm giữa các tạo vật một cái gì đó mà chẳng có một thụ tạo nào có thể cống hiến, cho đến một ngày chàng đã dám nhìn lên. Và vào ngày đó chàng đã nhận biết Thiên Chúa - Thiên Chúa là Đấng yêu thương.

Lời diễn tả "ở trên Trời" không có ý ám chỉ khoảng cách, mà là một tính cách đa dạng sâu xa của tình yêu, một chiều kích khác của tình yêu, một tình yêu không mệt mỏi, một tình yêu sẽ luôn mãi thế, đúng hơn, bao giờ cũng ở hiện diện. Chỉ cần thân thưa "Lạy Cha chúng con ở trên Trời" và xin cho tình yêu ấy được thể hiện.

Bởi vậy, đừng sợ. Không một ai trong chúng ta lẻ loi cô độc một mình hết. Nếu chẳng may người cha trần gian của anh chị em có quên anh chị em và anh chị em bất mãn với ông, anh chị em vẫn không được chối cãi cái cảm nghiệm nền tảng của đức tin Kitô giáo, đó là cái cảm nghiệm nhận biết rằng anh chị em là đứa con yêu dấu nhất của Thiên Chúa, và không có gì trên đời này có thể dập tắt tình yêu thiết tha của Ngài với anh chị em.

(Sau bài giáo lý, ĐTC nói tiếp, trong đó ngài nhắc nhở và yêu cầu chúng ta:)

"Thứ Sáu tới đây chúng ta sẽ cử hành Lễ Kính Ngài Tòa Thánh Tông Đồ Phêrô. Xin anh chị em hãy cầu cho tôi và cho thừa tác vụ của tôi, cũng như cho ĐGH Biển Đức XVI, để tôi luôn củng cố đức tin cho anh em ở khắp mọi nơi"

https://zenit.org/articles/pope-at-general-audience-on-jesus-way-to-pray-full-text/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu