2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHA VƯƠNG

  •  
    phung phung

    https://keditim.net/?p=129487

    Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: Các ngươi chớ cứng lòng. (Tv 95:7b-8a)

     

    Chúc bạn và gia đình ngày Chúa Nhật thật an vui và xua tan tất cả những chuyện buồn trong năm cũ , vững niềm tin đầy ơn lành trong tay Chúa Xuân.

    Cha Vương

    CN: 29/01/2023

    TIN MỪNG: Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: Các ngươi chớ cứng lòng. (Tv 95:7b-8a)

    SUY NIỆM: Hàng ngày lời nói và tiếng động ập vào tai bạn bằng nhiều cách, nào là TV, radio, internet, quảng cáo, báo chí, v.v... liệu những thông tin này có giúp bạn đến gần với Chúa và xích lại gần với nhau không hay nó để lại cho bạn một cảm giác trống trải và thiếu vắng? Không phải tất cả những thông tin đó đều sai lạc nhưng mà là con người thiếu khả năng để lắng nghe để tìm ra sự thật.

    Vậy đâu là cách thức để bạn lắng nghe? Thiết tưởng bạn vẫn còn nhớ cách đây mấy tuần mình có chia sẻ về 3 cách thức để lắng nghe tiếng Chúa: Bạn lắng nghe bằng lỗ tai của TÂM TRÍ, bằng lỗ tai của TRÁI TIM, và bằng lỗ tai của LINH HỒN.

    (1) TÂM TRÍ: Đó là cố gắng tìm hiểu Lời Chúa, và hơn nữa, làm cho lời ấy sống động y như bạn đang nghe chính Chúa nói vậy.

    (2) TRÁI TIM: Đó là ghi tạc Lời Chúa vào trái tim và cố gắng tìm cách áp dụng lời ấy vào hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống bạn.

    (3) LINH HỒN: Đó là tâm sự với Ngài để xem Ngài muốn bạn làm gì khi nghe/đọc lời Chúa.

    Hôm nay mình muốn đề cập thêm về các chuyển động trong việc lắng nghe Lời Chúa, mình gọi tắt là “4T” (Tai, Trí, Tâm, Thực-thi) để cho dễ nhớ.  Nghe Lời Chúa không chỉ là đến nhà thờ, tắt điện thoại, lật sách phụng vụ đến đúng trang bài đọc trong ngày, và nhẩm đọc theo khi Lời Chúa được công bố. Dĩ nhiên đây là những bước hữu ích, nhưng để thực sự “nghe,” bạn cần nhiều việc khác hơn nữa.

    Để đón nhận và thực thi Lời Chúa là “Lời Sự Sống” (1 Ga 1:1) bạn cần để ý đến bốn chuyển động sau đây, mình gọi là “4T”: Tai—>Trí—>Tâm—>Thực-thi. Tai bạn nghe gì? Trí bạn hiểu gì? Tâm bạn đang nói vời bạn điều gì, làm lành hay tránh dữ? Chúa muốn bạn Thực-thi điều gì sau khi bạn đọc đi đọc lại cầu Kinh Thánh này? Bạn dừng lại ở Tai không thì chứa đủ, nó phải đưa vào Trí, rồi đến Tâm, và được thực thi bằng việc làm nữa. Đây là bốn chuyển động rất then chốt trong việc lắng nghe Lời Chúa. Chúc bạn thành công nhé.

    LẮNG NGHE: Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. (Mt 7:21)

    CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, Lời Chúa chính là sự sống con cho, xin cho con tấm lòng đơn sơ, rộng mở, khao khát, như muốn để Lời Chúa ùa vào tâm hồn con.

    THỰC HÀNH: Hãy đọc đi đọc lại câu Thánh Vịnh này (hoặc câu Kinh Thánh yêu thích của bạn):

    “Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: Các ngươi chớ cứng lòng.” (Tv 95:7b-8a) và áp dụng cách lắng nghe “4T” vào để thực thi ý Chúa nhé.

    Lắng Nghe Lời Chúa

    From: Đỗ Dzũng

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH

  • LM MINH ANH


     


     
     
     

    NGƯỢC VỚI NÃO TRẠNG THẾ GIAN

    “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!”.

    Một vị vua tâm sự, “Tôi đã trị vì hơn 50 năm trong chiến thắng và hoà bình, được thần dân yêu quý, kẻ thù khiếp sợ và đồng minh kính trọng. Của cải và danh dự, quyền lực và niềm vui… chờ đợi tôi; tôi không thiếu một phúc lộc trần gian nào! Vậy mà khi tôi đếm số ngày hạnh phúc thuần khiết đích thực của mình, con số ấy chỉ là 14! Hỡi các bạn, đừng đặt niềm tin vào thế giới này!”.

    Đức Phanxicô thì nói, “Hãy chọn sự trong sạch, hiền lành và nhân hậu…; hiến mình cho công lý và hoà bình! Điều này có nghĩa là đi ‘ngược với não trạng thế gian’, vốn yêu chuộng một nền văn hoá chiếm hữu, tìm kiếm niềm vui vô nghĩa, và sự kiêu ngạo chống lại kẻ yếu nhất!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay không đề cao lời khuyên của một ông vua hạnh phúc 14 ngày, nhưng đề cao những người nghèo vốn không cậy trông người đời, nhưng cậy trông Thiên Chúa. Đó là những con người đi ‘ngược với não trạng thế gian’ như Đức Phanxicô gợi ý.

    Trước hết, bài đọc một, Sôphônia gọi họ là “những người hiền lành trong đất nước”; Phaolô, bài đọc hai, gọi họ là những người bé mọn được yêu thương, “Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian”. Thánh Vịnh đáp ca thì nói rõ, Thiên Chúa đứng hẳn về phía những kẻ thấp hèn, những kẻ mà Tin Mừng hôm nay gọi là những người hạnh phúc, người có phúc.

    Nói đến hạnh phúc, cần phân biệt hạnh phúc thế gian và hạnh phúc thiên đàng! Theo tiêu chuẩn thế gian, hạnh phúc bao gồm giàu có, danh tiếng, quyền lực, sức khoẻ, niềm vui và bình an. Ngay cả một Kitô hữu cũng có thể dễ dàng trượt vào lối suy nghĩ đó, họ mặc nhiên coi những giá trị này là tiêu chuẩn hạnh phúc của mình. Chính tập hợp các giá trị ‘bọt nước’ này mà thế gian sẽ dựa vào đó để đánh giá “chất lượng cuộc sống”; hay cuộc sống “đáng giá” như thế nào!

    ‘Ngược với não trạng thế gian’, Chúa Giêsu đưa ra một mô hình mới. Phúc của Ngài không phải là một bộ các nguyên tắc trừu tượng, xa vời; đúng hơn, “Một Con Người”, chính Ngài! Chính Ngài, Giêsu, là mối phúc đầu tiên. Và các mối phúc theo sau - tinh thần nghèo khó, nhu mì, khát khao công chính, lòng trong sạch, v.v. - đơn giản chỉ là những khía cạnh trong cuộc sống của Ngài. Hãy đặt mình vào khung cảnh trên núi với Chúa Giêsu, hoà nhập với dòng người đang nhìn và nghe Ngài. Hãy để mình được đánh động bởi một sự thật là, Chúa Giêsu rất hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc! Nơi Ngài, toát ra một sự tự do nội tâm sâu sắc, vốn cho phép Ngài hiến thân hoàn toàn để phụng sự Thiên Chúa và tha nhân. Thế giới và sự hào nhoáng của nó không giữ được Ngài. Lắng nghe Chúa Giêsu, bạn bị cuốn hút để thốt lên, “Đây là một người biết mình đang nói gì! Ngài biết thiên đàng; biết tường tận, hạnh phúc thiên đàng vượt xa bất kỳ hạnh phúc trần gian nào mà tôi có thể tưởng tượng. Nó hoàn toàn ‘ngược với não trạng thế gian!’”.

    Anh Chị em,

    “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ!”. Mối phúc này có nghĩa là “Phúc cho ai nên giống Chúa Giêsu!”. Hãy khát khao được hạnh phúc như Chúa Giêsu! Để được vậy, hãy lấy các mối phúc Ngài dạy làm tiêu chí sống cho mình. Các giá trị Kitô không phải là “phần thưởng” cho những người không thể thành công trên thế giới. Không! Đúng hơn, mỗi Kitô hữu muốn bắt chước Chúa Giêsu, người hạnh phúc nhất! Nếu phải lựa chọn giữa việc nắm quyền và cố gắng đạt thấu tinh thần nghèo khó, nếu phải lựa chọn giữa thành công thế gian và làm việc cho công lý, nếu phải lựa chọn giữa thú vui nhục dục và lòng trong sạch, giữa việc hòa hợp với thế gian và bị bắt bớ vì Chúa Kitô, bạn hãy chọn Ngài với tất cả linh hồn mình! Ngay cả ở đây, trên trái đất, bạn và tôi sẽ trải nghiệm phúc lành, một phúc lành sẽ trọn vẹn trên thiên đàng!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, không chỉ 14 ngày, con muốn hạnh phúc mãi như Chúa! Cho con dám yêu, dám sống các phúc Chúa dạy, dù trả giá đắt; bởi lẽ, chúng đi ‘ngược với não trạng thế gian!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

    ----------------------------------------------

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - CHRISTOPHER - CN4TN-A

  •  
    Mo Nguyen    
     

           

     

                                                                   FOURTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                                                                                                                     29 January 2023

                                                                                                                          BREAKING OPEN THE WORD

                                                                                                     WORKING FOR GOD’S KINGDOM (Matthew 5: 1-12)

    There is a consistency between the Old Testament reading and the Gospel of today in that they speak of the qualities that should mark the life of faith in the face of difficulty – integrity – humility, truthfulness, and steadfastness. There is a call to hope that despite the presence of obstacles, misunderstanding, and sometimes rejection, God still has the power to intervene in our world. For the people in exile, it was no easy matter to continue to believe that God would intervene to re-establish the faithful in their own land. Would it have been any easier for the people of Jesus’ time to hear the words of the beatitudes that proclaimed comfort for mourners, or a sumptuous banquet for those who were starving? There is a fundamental challenge that underlies both these readings: do we really believe that God’s kingdom can be established in our midst? Secondly, are we prepared to work to bring that kingdom into reality?

    While the Christians of Corinth felt they were living in that reality Paul knew that while there was division the process of conversion still had a long way to go. Paul was convinced that there is no place for competition or envy. He had already used the example of Jesus’ humble death to show them that jealousy is misplaced in the Christian community since Jesus displayed his power in humble service. He now goes one step further reminding the Corinthians that their own humble origin is a sign that God’s call is best received with humble gratitude.

    CHRISTOPHER MONAGAN CP

                                              The Beatitudes (Matthew 5:3-10) - [Lyric Video] - The Bible Song:

                                      The Beatitudes (Matthew 5:3-10) - [Lyric Video] - The Bible Song - Bing video

      FOURTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A                                                                                      Tám Mối Phúc Thật:

                                                                                                                (40) Tám Mối Phúc Thật - YouTube

     

     

     

     

CẢM NGHIỆM SÔNG LC - NỘI NGUYỄN - CN4TN-A

  •  
    Song Loi Chua

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG  PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN NĂM A (29/1/2023)

    TIN MỪNG MAT 5, 1-12

    ---ooOoo---

    CHÚA GIÊSU LONG TRỌNG CÔNG BỐ TÁM MỐI PHÚC THẬT

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Trong đời sống xã hội và chính trị của mọi quốc gia, mỗi khi có người ra tranh cử một ghế lãnh đạo nào đó thì việc đầu tiên người ấy phải làm là đưa ra đề cương hoạt động của mình. Chúa Giêsu, Đấng Mêsia của Thiên Chúa, xuống thế  làm người để cứu độ loài người cũng đã làm như thế khi Người công bố tám mối phúc thật đượcn coi là đường lối chính sách của Người trong bài giảng trên núi.

    Các nhà chú giải Thánh Kinh gọi đó là Hiến Chương Nước Trời và Giáo Hội cho chúng ta đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật IV Thường Niên A hôm nay. Chúng ta hãy tìm hiểu xem nội dung của bàn Hiến Chương quan trọng ấy bao gồm những gì để đem ra thực hành.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM:  (Mt 5, 1-12a): Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:

    "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 1,29-34::  

    3.1 Chúa Giêsu công bố Hiến Chương Nước Trời cho đám đông quần chúng nghĩa là cho hết mọi người:  Phúc âm Mátthêu ghi rõ:  “Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:…”

    3.2 Đường lối chính sách (Hiến Chương Nước Trời) của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa, Đấng đã long trọng công bố Hiến Chương Nước Trời gồm tám phương cách có được PHÚC TRỜI (Bát Phúc). Đó là:

    (1o) sống khiêm nhường và khó nghèo,

    (2o) sống hiền lành,

    (3o) chấp nhận sầu khổ,

    (4o) khao khát sự công chính,

    (5o) thương xót người,

    (6o) sống trong sạch,

    (7o) kiến tạo hòa bình và

    (8o) chịu bách hại, thiệt thòi vì Chúa và vì Tin Mừng.

    3.3 Chúa Giêsu công bố Hiến Chương Nước Trời bắng một công thức vừa long trọng vừa bí nbiệm: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì… - Phúc cho những ai hiền lành, vì … - Phúc cho những ai đau buồn, vì.... Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì … Phúc cho những ai hay thương xót người, vì …  Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì … Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì …. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì … Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác"  Rõ ràng những người có tâm hồn nghèo khó, sống hiền lành, phải chịu đau buồn, đói khát điều công chính, thương xót người, có lòng trong sạch, ăn ở thuận hòa, bị bách hại và bị ghen ghét, vu khống…. là những người có phúc nên họ có phần thưởng tương xứng với những vất vả, mất mát, thiệt thòi mà họ đã phải trả để sống được như thế.

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 1,29-34:   

    4.1 Chúng ta hãy vui mừng đón nhận Hiến Chương Nước Trời mà Chúa Giêsu đã công bố:  Đó là việc đầu tiên chúng ta có thế làm, với tâm tình khiêm tốn biết ơn đối với Thiên Chúa, đối với Chúa Giêsu và đối với thánh Mátthêu.

    4.2 Chúng ta hãy cố gắng sống hay thực hành những điều khoản trong Hiến Chương Nước Trời của Chúa Giêsu:

    (1o) sống khiêm nhường và khó nghèo,

    (2o) sống hiền lành,

    (3o) chấp nhận sầu khổ,

    (4o) khao khát sự công chính,

    (5o) thương xót người,

    (6o) trong sạch,

    (7o) kiến tạo hòa bình và

    (8o) chịu bách hại, thiệt thòi vì Chúa và vì Tin Mừng.  

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    KHAI MỞ:  Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã sống và long trọng công bố Hiến Chương Nước Trời cho nhân loại. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

    1.- «Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho càng ngày càng có nhiều người yêu chuộng tinh thần nghèo khó và cuộc sống đơn sơ thanh bạch mà Chúa Giêsu đã công bố là có phúc.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy biết xót thương mọi người, nhất là những người yếu kém, tội lỗi trong cộng đoàn.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu khát khao đời sống công chính thánh thiện để được kêt hiệp mật thiết với Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho các Kitô hữu đang bị bách hại  trong thế giới hôm nay để họ được ơn dũng cảm, bền chí và sức mạnh thiêng liêng

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu cho chúng con; Người đã long trọng công bố tám mối phúc thật để mỗi người chúng con đem ra thực hành trong đời sống của kẻ có đạo.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con một sức mạnh thiêng liêng để chúng con thực hành các mối phúc thật mà Chúa Giêsu đã chỉ dậy chúng con,  Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha Chúa chúng con. Amen.

    Sàigòn ngày 28 tháng 1 năm 2023

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SLCHN06" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/slchn06/CAPKSPxo4kGqc-kTsCWtPeEc5uJcWnuTUS9-nkv%2BC6d5FFkdMRA%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - LM MINH ANH -

  • LM MINH ANH
     
     
     
     
     

    CHO PHÉP MÌNH NGẠC NHIÊN

    “Hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Thật là tuyệt khi chúng ta suy cứu cách thức Lời Chúa biến đổi cuộc sống của một con người! Tin Mừng hôm nay tiết lộ, bằng cách nào hạt giống phát triển thành cây rồi sinh quả? Với người nông dân, đó là một bí ẩn, vì “Người ấy không hay biết”; nhưng sau đó, người ấy ‘cho phép mình ngạc nhiên’ bởi “Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, đâm bông, rồi kết hạt”.

    Điều tương tự cũng xảy ra với Lời Chúa. Một khi Lời bén rễ trong một tâm hồn, thì chính Lời cũng như chính linh hồn đã bắt đầu đi vào một ‘quy trình thánh’; bởi lẽ, Lời đã “đâm mầm và mọc lên ngày đêm” trong tâm hồn họ. Ai biết dừng lại, quan sát sự lớn lên của Lời; sau đó, dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, người ấy đang áp dụng một ‘thực hành thánh’. Cụ thể, bạn đang ‘cho phép mình ngạc nhiên’ trước cách thức bí ẩn mà một cuộc sống được biến đổi. Thật thú vị, đó có thể là cuộc sống của bạn và tôi; cũng có thể là của một người mà chúng ta quen biết. Còn gì sung sướng hơn, gợi hứng hơn khi thấy một linh hồn bắt đầu từ bỏ tội lỗi, tìm kiếm nhân đức, thiết lập một đời sống cầu nguyện và lớn lên trong tình yêu Chúa! Nói cách khác, chính chúng ta hay người anh em chúng ta đang bước đi trên con đường nên thánh, trở lại ‘phẩm tính thần linh’ của mình.

    Hãy thử chiêm ngắm ‘bí ẩn’ của một linh hồn trải nghiệm quá trình đổi thay và phát triển tâm linh này! Nó có thể rất chậm! Thư Do Thái hôm nay nói, “Anh em đừng mất lòng kiên nhẫn!”. Nếu bạn và tôi cảm thấy khó để có một tấm gương như vậy, hãy nghĩ đến cuộc đời của một vị thánh; các ngài là nhân chứng vĩ đại của việc để cho Lời thẩm thấu vào cuộc sống để trở nên một tạo vật mới, được biến đổi bởi ân sủng. Hãy chiêm ngắm cuộc đời của các chứng nhân này và ‘cho phép mình ngạc nhiên’ trước những buông bỏ và cam kết của họ; đồng thời, hãy để mình được cuốn hút vào lòng biết ơn và kinh ngạc của họ ‘như của chính mình’ với những gì đang trải qua!

    A. Lincoln có thói quen tham dự các buổi tôn vinh Lời Chúa tại một nhà thờ gần toà bạch ốc; ông thường đến đó với nhóm mật vụ. Một buổi tối, sau khi tham dự, một đặc vụ hỏi, “Ngài nghĩ gì về bài giảng tối nay?”; Lincoln nói, “Bài giảng xuất sắc, đúng Thánh Kinh, thiết thực, phù hợp và rất lôi cuốn!”. “Đó là một bài giảng tuyệt vời?”; “Không!”, Lincoln nói, “Đó là một bài giảng không thành công, nếu không nói là thất bại. Tiến sĩ Gurley đã không yêu cầu bạn và tôi làm một điều gì đó tuyệt vời; không khuyến khích ai ‘cho phép mình ngạc nhiên’ về một điều gì đó!”.

    Anh Chị em,

    “Hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên”. A. Lincoln có lý khi một bài giảng không đưa ra một thách đố hoặc một yêu cầu khiến người nghe ao ước một sự biến đổi bên trong mà Lời Chúa tác động; chính sự biến đổi bên trong đó sẽ đưa con người đến những đổi thay bên ngoài: một hành vi tha thứ, một nghĩa cử xót thương, một lần đi xưng tội… đó chính là điều ‘cho phép mỗi người ngạc nhiên’ trước sức biến đổi của Lời. Để Lời có thể biến đổi bên trong, tâm hồn bạn và tôi phải được tưới mát bằng cầu nguyện, sám hối và cho phép những tia nắng của Thiên Chúa rọi chiếu với tất cả những gì Ngài muốn và đã hoạch định ‘từ thời sáng thế’. Xa hơn, việc gieo Lời vào tâm hồn người khác vẫn rất cần sự cởi mở đối với hoạt động của Thánh Thần; nó đòi hỏi chúng ta để Thánh Thần soi dẫn hầu biết cách thức hợp tác với bàn tay kỳ diệu của Ngài và ‘cho phép mình ngạc nhiên’ trước sự biến đổi của ân sủng trong tâm hồn người anh em, chị em mình.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, cho con biết tưới mát tâm hồn mình bằng ân sủng của các Bí Tích, lượm sạch sỏi đá bằng hoán cải và không ngừng tắm nắng Thánh Thần bằng việc ‘bước đi trong ánh sáng’; từ đó, con có thể ‘cho phép mình ngạc nhiên’ khi con thật sự được Lời biến đổi!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng