1. Hôn Nhân & Gia Đình

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - NGÀY THỨ TƯ TUẦN CỬU NHẬT

  •  
    phung phung
    NGÀY THỨ TƯ trong tuần cửu nhật-Cha Vương

     

    Chúc một ngày bình yên nhé. Bạn thân mến, sự sống là quà tặng vô giá Thiên Chúa ban cho những người được mời sống ơn gọi gia đình để cộng tác với Chúa trong Chương Trình sáng tạo, tức là làm cho có thêm nhiều người trên trần thế này, như Chúa đã truyền cho Adam và Eva xưa kia: “hãy sinh sôi nẩy nở cho thật nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.” ( St 1:28)

    Phá thai là một tội ác phạm đến Thiên Chúa là Nguồn mạch sự sống của con người và mọi sinh vật trên trần thế này. Vậy mỗi khi cầu nguyện cho thai nhi là bạn cầu nguyện cho hai đối tượng: (1) Cha mẹ, gia đình và những người thân yêu của thai nhi đã phạm tội phá thai; 2] Những người trực tiếp phá thai hay những người cộng tác vào đó.  Còn riêng thai nhi (chưa được rửa tội), dù không thoát khỏi hậu quả của tội nguyên tổ độ Ađam và Eva để lại nhưng họ chẳng có tội tình (tội cá nhân) gì nghiêm trọng để ở trong tình trạng thanh luyện cả thì Sách Giáo Lý HTCG số 1261 cho biết: "Về phần các trẻ em chết mà chưa được Rửa Tội, Hội Thánh chỉ còn biết trao phó các em cho lòng thương xót của Thiên Chúa từ bi, như Hội Thánh đã làm trong nghi lễ an táng dành cho các em. Thực vậy, Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn mọi người được cứu rỗi (x. 1 Tm 2,4) và Chúa Giê-su đã trìu mến các em nên đã nói:

    "Hãy để trẻ em đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng" (Mc 10,14).

    Vì thế, chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ dành cho những trẻ em chết mà chưa được rửa tội. Vậy cầu nguyện cho thai nhi cũng không có gì là vô hiệu cả ngoài việc phó thác các em vào lòng thương xót của Chúa. Hôm nay, bên cạnh cầu nguyện cho Linh Hồn của các người thân yêu của mình, mời bạn hiệp thông với mình cầu nguyện thêm cho linh hồn của những cha mẹ và những người đã phạm tội phá thai xin cho họ mau được nhìn thấy người con của họ trên Thiên Đàng. 

    Cha Vương

     

    Thứ 7: 05/11/2022

    NGÀY THỨ TƯ trong tuần cửu nhật:

    HỠI CÁC LINH HỒN THÁNH THIỆN TRONG LUYỆN NGỤC, CÁC NGÀI CÓ NUỐI TIẾC ĐIỀU GÌ VỀ THẾ GIỚI MÀ CÁC NGÀI VỪA TỪ GIÃ KHÔNG?

     

    “Tôi nuối tiếc những điều xấu xa mà tôi đã làm… Lúc ấy sao mà dễ dàng phạm tội quá! Tôi đã nhận chìm những sự hối lỗi trong lạc thú. Bây giờ sức mạnh của những điều xấu xa khiến tôi tàn tạ.

    Sự cay đắng của những điều đó là nỗi đau khổ của tôi. Ký ức về những điều xấu đang theo đuổi tôi và làm hồn tôi tan nát. Giờ đây thật là trễ để hiểu được những hậu quả tai hại của lỗi lầm và sai trái. Ôi, nếu có thể trở lại cuộc sống, thì những lời hứa hẹn, lạc thú, giầu có… không một thứ gì có thể lôi cuốn tôi phạm tội, dù rất nhỏ.”

        “Ôi, các bạn đang còn được hưởng sự tự do lựa chọn giữa Chúa và thế giới, hãy nghĩ đến những gai nhọn, thánh giá, và lửa nóng đã hành hạ Trái Tim Chúa Giêsu. Những điều này nhắc nhở cho ta rằng tội lỗi của chúng ta làm cho Chúa đau đớn và nhức nhối. Hãy nghĩ đến nỗi tiếc nuối quá chậm trễ và đau đớn về tội lỗi mình khi bị giam trong luyện ngục.  Bây giờ, thật là dễ dàng để xưng hết tội lỗi trong quá khứ, qua bí tích hòa giải, và để tránh không mắc phạm lại trong tương lai.”

     

    BÓ HOA THIÊNG LIÊNG: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì? ” (Mc 8,36)

     

    LỜI CẦU NGUYỆN: Lạy Cha Chí Thánh, vì Máu Cực Châu báu Chúa Giêsu đã đổ ra trên đường tử nạn, khi Ngài phải vác thập giá trên đôi vai cực thánh của Ngài, con nài xin Chúa hãy giải thoát các linh hồn nơi luyện ngục, nhất là những linh hồn cần lòng Chúa thương xót hơn. Xin cho họ được hưởng phần thưởng cao trọng để họ ngợi khen danh Chúa đời đời, Amen.”

        Giêsu Maria Giuse, con dâng cho Thánh Gia trái tim con, linh hồn con và cả cuộc đời con. Xin cứu vớt con khi phải lâm cảnh thống khổ cuối đời. Xin cho con được chết bình an trong tay Thánh Gia. (đọc 1 Kinh Lạy Cha, 1 kinh Kính Mừng, 1 Kinh Vực Sâu)

     

    From: Đỗ Dzũng

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NHỚ CAC LINH HỒN ÔNG BÀ

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     
     


    THÁNG CÁC LINH HỒN: TƯƠNG TÁC VỚI ÔNG BÀ TỔ TIÊN
     
    Người Việt Nam chúng ta có truyền thống nhớ về tổ tiên rất tốt đẹp. Riêng với người Công giáo, truyền thống này lại được thể hiện cách đặc biệt trong Tháng Mười Một, tháng Giáo Hội hướng về việc cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
    Nhưng nhiều người hiện nay, nhất là người trẻ, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý, có thể đặt câu hỏi: tại sao tôi phải làm vậy? Liệu có ích gì khi phải thực hành một truyền thống nào đó? Vì thế, thiết tưởng việc suy tư về ý nghĩa và giá trị của hành vi kính nhớ tổ tiên là điều cần thiết. Ở đây, tôi chỉ giới hạn phần suy tư này vào một khía cạnh, với câu hỏi sau: liệu chúng ta có thể tương tác với tổ tiên đã qua đời của mình hay không?
    Tại sao lại đặt ra câu hỏi đó? Vì tôi thiết nghĩ, nếu chúng ta có thể nhìn ra được khả thể rằng ông bà tổ tiên vẫn có vai trò và sự hiện diện theo nghĩa nào đó trong đời sống của mình, và chúng ta vẫn có thể có sự ‘tương tác’ với sự hiện diện đó trong những khía cạnh nhất định, thì việc kính nhớ ông bà tổ tiên sẽ mang tính chất sống động và cụ thể, thay vì chỉ là một hành vi vô thức theo tập tục hoặc truyền thống văn hoá đạo đức mơ hồ nào đó.
    Để hình dung ra những mức độ và khía cạnh hiện diện của ông bà tổ tiên, điều kiện trước hết là chúng ta phải mở rộng tầm nhìn về cuộc đời mình, để thấy được tính toàn thể vốn có của nó. Lối sống thời hiện đại dường như đang thu hẹp tầm nhìn và ý thức của chúng ta về chính mình. Não trạng chung của xã hội hiện nay khiến chúng ta ‘đóng khung’ đời người trên căn bản của ‘thành công – thất bại’; và điều này lại lấy ‘tiền bạc – danh tiếng’ làm tiêu chuẩn. Mô thức này khiến cho toàn bộ cuộc sống bị cuốn vào vòng xoáy khắc nghiệt theo các yếu tố: hiệu quả, nhanh chóng, đào thải. Từ đó, đời sống con người chỉ còn được nhìn đến ở vài khía cạnh: hưởng thụ - quyền lực – sức khoẻ - và tuổi thọ. Nếu cuộc đời được hạch toán theo kiểu một ‘bản thu-chi’, nó quả là tẻ nhạt, nghèo nàn! Trong khi đó, cuộc sống tự nó lớn lao hơn nhiều so với cái khung nhỏ hẹp đó. Vì thế, nhiều người mơ hồ nhận ra rằng cuộc sống của mình đang trở nên xa lạ, vì nó đang thiếu hoặc mất dần những gì khác nên có trong cuộc đời.
    Khi tự thu bé tầm nhìn về cuộc đời, chúng ta đang quên lãng hoặc đánh mất bao nhiêu khía cạnh quan trọng khác, như khía cạnh mở ra trong tương quan với người khác, khía cạnh liên hệ gần gũi với quá khứ, với văn hoá và lịch sử. Cũng vậy, chúng ta cũng đánh mất khả năng ngạc nhiên và nhạy bén trước những gì thuộc ý thức về sự siêu việt, hay niềm hy vọng về đời sống siêu nhiên, vv. Tuy nhiên, con người đâu phải chỉ là vật chất, mà còn là tinh thần nữa! Vì thế, chúng ta cần định hình tầm nhìn về đời sống con người trong tính toàn thể lớn lao của nó, với bao khía cạnh phong phú khác ngoài tiền bạc – danh vọng – quyền lực; và trong tầm nhìn đó, ta thấy rõ sự hiện diện rất cụ thể của ông bà tổ tiên trong đời sống của mình.
    Trước hết, con người có lịch sử của mình. Lịch sử đó không phải chỉ là những gì đã qua, mà còn là những gì đang hiện diện nơi chính chúng ta. Ngay đến cơ thể vật lý của mỗi người cũng bao hàm sự hiện diện đó. Thật vậy, như dân gian vẫn nói, chúng ta không từ ‘lỗ nẻ’ mà có, nhưng được trao ban và tiếp nối cuộc sống thể lý từ tổ tiên mình. Vì thế, một cách rất cụ thể, có thể nói tổ tiên đang hiện diện ngay cả nơi thân thể của ta. Hơn nữa, tính cách và lối sống của ta cũng một phần được hình thành từ cội nguồn tiên tổ, với những đặc nét về văn hoá, phong tục, tôn giáo, vv., mà họ đã truyền lại cho ta.
    Xét một cách sâu xa hơn, ông bà tổ tiên cũng hiện diện nơi những yếu tố định hình nên ý thức nhân bản lẫn ý thức tôn giáo của mỗi cá nhân. Thật vậy, nơi tầng ý thức của ta, thậm chí cả tầng vô thức, luôn có tiếng gọi nhắc nhở về thân phận ắt tử của đời người, và sự nhắc nhở đó gắn chặt với mối liên hệ với tổ tiên của mình. Chúng ta ‘biết’ mình sẽ không tồn tại mãi trên cuộc đời này, vì ta ý thức được rằng mọi người đi trước, nhất là các bậc tổ tiên, đều đã trải qua sự thật đó. Sự nhắc nhở này mang tầm mức quan trọng thiết yếu với con người, vì, nói theo kiểu triết gia Heidegger, chúng ta chỉ thực sự sống tư cách con người khi đảm nhận ý thức về sự ắt tử của mình. Đối diện với tính ắt tử giúp ta hiểu rõ sự ngắn ngủi của kiếp người, khiến ta biết trân trọng cuộc đời và sống chân thật với chính mình hơn. Quan trọng hơn, nó khiến ta truy vấn về ý nghĩa và cùng đích cuộc sống này, và hướng hy vọng về một đời sống mai sau, nơi ta có khả năng hiệp thông trở lại với tổ tiên mình. Vì thế, có thể nói ông bà tổ tiên hiện diện nơi ý thức hiện sinh của ta về cuộc sống.
    Sự hiện diện của ông bà tổ tiên cũng không chỉ giới hạn trong đời sống cá nhân, mà còn trong đời sống cộng đồng xã hội nữa. Chết không có nghĩa là bị cắt đứt hoàn toàn ra khỏi đời sống xã hội. Thực tế, người chết đã trở thành một phần của lịch sử, của văn hoá và của bao khía cạnh khác trong một dân tộc; và do đó, họ cũng là một phần của hiện tại, và cần được nhìn đến như là một thành viên của xã hội đang sống.
    Tóm lại, chúng ta có thể tương tác thật sự với tổ tiên của mình một cách rất sống động và cụ thể, đơn giản vì họ thực sự hiện diện cách năng động trong nhiều khía cạnh của đời sống chúng ta. Điều kiện cần là chúng ta phải tái ý thức về sự hiện diện đó, để thấy được sự thật rằng mình có sự liên hệ và gắn kết gần gũi với họ.
    Trong truyền thống văn hoá Việt Nam, và trong các tôn giáo nói chung, chúng ta có nhiều cách thức thực hiện việc tương tác với ông bà tổ tiên của mình. Ví dụ, chúng ta có các tập tục quen thuộc như làm giỗ, niệm hương, viếng mộ, cúng bái, dâng lễ cầu siêu, lễ Vu Lan, vv.
    Với Ki-tô hữu, ngoài những khía cạnh văn hoá và truyền thống, việc kính nhớ tổ tiên còn được chú trọng ở những hình thức thiêng liêng, như dâng lễ, đọc kinh, cầu nguyện, vv. Hơn nữa, sự tương tác này được diễn đạt một cách sinh động qua tín điều về sự hiệp thông giữa ba thành phần của Giáo hội hoàn vũ: Giáo Hội lữ hành của những người trên trần gian, Giáo Hội khải hoàn của các thánh trên thiên quốc, và cộng đoàn của những người đang chịu thanh luyện. Vì thế, như Công Đồng Vatican II dạy: “Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh.” Ở chiều ngược lại, “Khi được về quê trời và hiện diện trước nhan Chúa […] các thánh lại không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha.” Có thể nói, mức tương tác đó đạt đỉnh cao ở trong phụng vụ, nhất là Thánh Lễ. Phụng vụ Thánh lễ là một thực tại thánh thiêng, là biến cố mở ra một không gian gặp gỡ đặc biệt giữa con người và Thiên Chúa, trong đó diễn ra sự hiệp thông của cộng đoàn hoàn vũ từ cả ‘ba thế giới’ nói trên. Vì thế, Thánh Lễ là không gian nơi ta có thể thực sự gặp gỡ và hiệp thông với ông bà tổ tiên của mình cách sống động, hay, nói như Đức Thánh Cha Benedictô XVI, là nơi thế giới của sự hữu hạn được tham dự vào thế giới của vĩnh cửu.
    Sự tương tác nói trên có thể được diễn tả cách đặc biệt và đậm nét trong Tháng Mười Một, vốn là thời gian được Giáo hội dành riêng để kính nhớ các linh hồn ông bà tổ tiên. Trong tháng này, ngoài những hình thức tương tác kể trên, chúng ta cũng được mời gọi canh tân đời sống đạo đức và thực hiện các việc bác ái phúc đức, để lời nguyện của chúng ta dành cho ông bà tổ tiên được đẹp lòng Thiên Chúa. Thiết tưởng, đó là một cách thức báo hiếu rất cụ thể, và cũng là hình thức để làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú và trọn vẹn.
    Khắc Bá, SJ
     

BÁNH SỰ SỐNG LC - ONE BREAD, ONE BODY

  •  
    Presentation Ministries
    ONE BREAD, ONE BODY
     
    Sunday, October 30, 2022, 31st Sunday Ordinary Time

    Wisdom 11:22—12:2
    2 Thessalonians 1:11—2:2
    Psalm 145:1-2, 8-11, 13-14
    View Readings

    MY SAVIOR
    “The Son of Man has come to search out and save what was lost.” —Luke 19:10

    Although God is omnipotent and almighty, He rebukes us gently, little by little, so that we may be able to bear it and be encouraged by His mercy to grow in faith, obedience, and holiness.

    Thus, Jesus stayed with sinners. He came to seek and save sinners (Lk 19:10). Even at the end of His life, Jesus was crucified between two sinners (Lk 23:33). He was made to be sin, as it were, for those who need salvation from sin (2 Cor 5:21). Sinners at least are in the position to eventually know they need Jesus (see Lk 18:9ff). Self-righteous people don’t think they need Jesus. They are in danger of becoming, in effect, their own gods and not realizing they are in need of a Savior.

    We need to realize that we cannot save ourselves (Ps 49:8; Is 26:18). We are less than “a drop of morning dew” (Wis 11:22). Once we know that our salvation is in God and in Him alone, we then know that we cannot stand before God on our own. God is far greater than the universe, and we are so small before Him. We need a Savior. The Good News is that we have a Savior! (Acts 4:12) Accept Jesus, “the Savior of the world” (Jn 4:42).



    Prayer: Father, “be merciful to me, a sinner” (Lk 18:13).

    Promise: “We pray for you always that our God may make you worthy of His call, and fulfill by His power every honest intention and work of faith.” —2 Thes 1:11

    Praise: “I have the same hope in God as these men have that there is to be a resurrection of the good and the wicked alike” (Acts 24:15). Risen Jesus, grace me to be among Your elect.

    (This teaching was submitted by a member of our editorial team.)
    (Married couples, we have a retreat just for you Nov. 11-12. Spend time with the Lord and other faith-filled couples at our beautiful retreat center in Adams Co. Ohio. Call 513-373-2397 or see www.presentationministries.com for information or to register.)

    -----------------------------------------------------------------

    You can find One Bread, One Body archives, the letter to readers, OBOB eBook edition, and an online donation form at http://www.presentationministries.com/series/obob

    -----------------------------------------------------------------

VAN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - LỄ HỘI HALLOWEEN

  •  
    Chi Tran -LEYEN

     
     
     
     
     


    HALLOWEEN HAY REQUIEM?

     

    Lễ hội Halloween ngày nay đã biến tướng thành những hình thức ăn chơi mang dáng dấp của những trò ma thuật hay những tập tục mê tín dị đoan về người chết.

     

    Những ngày cuối tháng 10, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và ngay cả tại các Trung tâm Ngoại ngữ có yếu tố người nước ngoài, người ta đưa những tin liên quan đến việc chuẩn bị cho lễ hội Halloween. Nào là những biểu tượng, trò chơi, những trang phục quái lạ và nghệ thuật trang điểm khuôn mặt quái dị như những thây ma đang bị thối rữa ….

    Halloween là từ rút gọn của “All Hallows Eve” trong tiếng Anh, nghĩa là “đêm trước ngày lễ các Thánh”. Trước thế kỷ X, dân Celtic ở Tây Âu mừng ngày đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 bằng việc tổ chức lễ hội đình đám và đêm trước đó là những nghi thức tưởng nhớ những người đã khuất.

     

    Nhưng thực ra việc tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã chết đã có từ thời Cựu Ước (x. 2 Macabê 12,44-46) và vẫn được duy trì trong thời Tân Ước khi cộng đoàn các tín hữu họp nhau cử hành nghi thức bẻ bánh và cùng nhau nghe lại những câu chuyện sống đạo anh hùng của các thánh tử đạo. Dần dần, các cộng đoàn mở rộng việc tưởng nhớ đến những tín hữu đã tử vì đạo nhưng không được biết tới, và cả đến những tín hữu là chứng nhân sống Tin Mừng nhưng không tử đạo.

     

    Vào năm 835, Giáo hội Công giáo đã quy định lấy ngày 1 tháng 11 hàng năm là ngày lễ kính các Thánh nam nữ và ngày hôm sau là lễ cầu cho các linh hồn để nhắc nhở tất cả các tín hữu, còn sống hay đã chết, có công trạng hay không đều được hợp nhất với nhau trong một Nhiệm Thể Chúa Kitô.

    Chắc những người đã hoặc đang chuẩn bị bước vào tuổi thất thập vẫn còn nhớ ngày xưa khi tiếng La tinh còn được sử dụng trong các Thánh lễ. Sau lễ chiều kính các Thánh Nam Nữ người ta khiêng ra giữa nhà thờ 1 chiếc quan tài giả được phủ tấm nhung đen có thêu hình Thánh giá mầu trắng trông như thật. Đèn trong nhà thờ cũng được tắt bớt để những ánh nến lung linh lập lòe quanh quan tài nhắc nhở những người dự lễ nhớ đến linh hồn những người đã khuất.

     

    Lúc này trên gian Cung Thánh cũng không còn vẻ huy hoàng tráng lệ của ngày lễ trọng kính các Thánh mà thay vào đó là màu sắc ảm đạm của ngày lễ cầu hồn. Khi vị chủ tế với lễ phục màu đen tuyền như tấm nhung phủ trên quan tài tiến lên bàn thờ, ca đoàn cất tiếng hát “Requiem  aeternam  dona  eis, Domine ! Et  lux  perpetua  luceat  eis…” (Lạy Chúa! Xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời! Và được hưởng ánh sáng ngàn thu...) với cung giọng bình ca làm cho không khí trong nhà thờ lúc ấy như trầm lắng xuống trong bóng chiều nhạt nhòa …

     

    Khi phong trào Cải Cách bắt đầu vào thế kỷ XVI, những người Tin Lành đã bác bỏ tín điều các Thánh thông công và tập tục cầu nguyện cho người chết. Từ đó, ngày vọng Lễ các Thánh (Halloween) đã mất dần ý nghĩa nguyên thủy của nó. Halloween đã biến thành một lễ hội trần tục và bị thương mại hóa. Lễ hội đã mất đi tính thánh thiêng và những người tham dự lễ hội không còn biết đến những vị thánh tốt lành, những mối tương quan gắn bó giữa người sống và người chết.

     

    Lễ hội Halloween ngày nay đã biến tướng thành những hình thức ăn chơi mang dáng dấp của những trò ma thuật hay những tập tục mê tín dị đoan về người chết. Vài năm trở lại đây, lễ hội này cũng đã du nhập vào Việt Nam và được nhiều người đón nhận, nhất là các bạn trẻ đang tập tành lối sống phương Tây.

     

    Người Việt Nam thường lấy chữ hiếu làm trọng, nhà có người qua đời được gọi là “nhà hiếu”. Chữ hiếu cũng đã được cha ông ta nâng lên thành đạo: Đạo Hiếu. Đạo Công giáo cũng luôn nhắc các tín hữu hãy nhớ công sơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên. Trong kinh Mười điều răn, điều răn thứ bốn buộc các Kitô hữu phải thảo kính cha mẹ và kinh Thương linh hồn bảy mối cũng khuyên răn ta phải cầu nguyện cho người sống và kẻ chết.

     

    Trong các bậc tổ tiên, có những vị đã biết đưa tinh thần Tin Mừng vào cuộc sống đời thường. Các ngài dám chiến đấu quên thân để chiếm hữu được Chúa và lập nên những công trạng được Giáo hội tôn vinh lên bậc hiển Thánh. Có những vị âm thầm sống hiền hòa, bác ái, vị tha, tín thác vào tình thương của Thiên Chúa mà chỉ có Chúa mới biết và ân thưởng. Nhưng cũng có những vị tuy đã sống cuộc đời Kitô hữu nhưng cũng còn có những thiếu sót do yếu đuối và thân phận bất toàn.

     

    Giáo huấn của đạo Công giáo cho biết có thiên đàng để thưởng người lành, có địa ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết. Các linh hồn chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân … trước đó đã từng sống kiếp làm người với những tội lỗi như chúng ta. Họ là những người đã ra đi trước chúng ta để trở về nơi mà họ đã được Thiên Chúa tạo dựng từ bụi đất.

     

    Giờ đây, họ không còn khả năng lập công chuộc tội mà chỉ biết  trông chờ vào chúng ta là những người còn sống cầu thay, nguyện giúp! Nhưng thường thì người sống thường hay quên kẻ chết vì không còn dịp gặp mặt; có chăng chỉ là những ngày giỗ, tết. Khi thực hiện mầu nhiệm tín điều các Thánh cùng thông công, có lẽ không gì quý hơn là chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn. Khi cầu nguyện cho họ là ta thể hiện lòng biết ơn, tinh thần hiệp thông, liên đới trong đức ái.

    Vì thế, đạo Công giáo dành trọn tháng 11 hằng năm, là tháng cuối cùng trong niên lịch phụng vụ, để cầu nguyện cho các linh hồn đồng thời để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những ngày cuối cùng của thế giới và của mọi người chúng ta. Trong tháng này, nhiều hoạt động mang tính hiếu nghĩa được các Kitô hữu thực hiện như: xin lễ, đọc kinh cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, viếng đất thánh giáo xứ, chỉnh trang những ngôi mộ ...

     

    Người Công giáo và nhất là các bạn trẻ hãy bình tâm để đừng sa đà vào một lễ hội còn xa lạ, có lẽ không phù hợp với truyền thống dân tộc và người Kitô hữu chúng ta. Thay vào đó hãy dùng những lời kinh, tiếng hát để cầu nguyện cho các linh hồn được đón nhận trong tình thương của Thiên Chúa.

       Với tín điều các thánh cùng thông công, chúng ta tin tưởng các linh hồn luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Những kẻ Cha đã ban cho con, con muốn rằng con ở đâu thì họ cũng ở đấy với con”.

     

    Jos. Hoàng Mạnh Hùng

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT -

  •  

    THEO ĐẠO VÀ CHÚA THƯỞNG PHẠT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHẾT

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

    Thưa chú, hôm nay cháu có mấy câu hỏi nhờ chú giúp ý kiến:

     

    Con của cháu nó hỏi con: “Một người tin vào Chúa thì được lên Thiên đàng? Nhưng nếu một người sinh ra ở North Korea nơi bị cấm giảng đạo thì làm sao họ biết Chúa được, không lẽ họ không được lên Thiên đàng sao?”

     

    Và : “Một người tội ác ngập đầu, nhưng biết tin Chúa vào phút cuối cuộc đời thì lại được  lên thẳng Thiên đàng (như người trộm lành), như vậy có công bằng không? Còn những người suốt đời như mẹ tin Chúa, tối ngày lo đọc kinh, đi lễ không lẽ cũng bằng một người chỉ tin vào phút chót mà cả đời toàn là tội lỗi sao? Như vậy Chúa có “fair” trong trường hợp này không? Con thấy người Công giáo nào cũng khoe mình tin Chúa, vậy họ lên thiên đàng hết sao?” 

     

    Những câu hỏi mà nó làm cháu nhức óc. Cháu cãi không lại nó thưa chú.

     

    TN Ph.

     

     

    Trả lời góp ý:

     

    Hai câu hỏi bao gồm một số vấn đề của con cháu cũng là những câu hỏi mà rất, rất nhiều bạn trẻ đã hỏi, đã thách thức với cha mẹ. Cũng như cháu, nhiều cha mẹ “cãi” không lại với bọn trẻ. Vậy sau đây là vài tư tưởng góp ý, hy vọng cháu sẽ dùng để có dịp nói chuyện lại với con của cháu.

     

    Trước khi đi vào những chi tiết, có một điều mà tôi muốn nói ngay, đó là khi một số phụ phụ đến than thở với linh mục về tình trạng con cái bỏ nhà thờ, bỏ cầu nguyện, bỏ sống đạo thì thường được nghe những câu, đại khái: “Con cái thời nay là thế. Mình đã cố gắng hết sức rồi, hãy để mặc Chúa lo liệu. Sẽ có ngày nó quay về với Chúa, với Giáo Hội.” Phụ huynh nào nghe những câu an ủi như vậy cũng thấy được an lòng, tuy nhiên vấn đề không đơn giản và dễ dàng như vậy. Thế nào là “đã cố gắng hết sức?” Thế nào là “Hãy để mặc Chúa lo liệu?” Nói như vậy là nói huề vốn, nói cho vui tai, và vừa lòng người hỏi.

     

    Điểm quan trọng là khi con cái bỏ nhà thờ, bỏ lễ lạy, kinh hạt, bỏ cầu nguyện, bỏ Chúa thì người có trách nhiệm trực tiếp nhất vẫn là cha mẹ, vẫn phụ huynh. Và điều mà chúng ta phải hỏi lòng mình là thực sự “đã cố gắng hết sức chưa?” Bằng cách nào? Có phải là bằng những việc làm rõ ràng, cụ thể và những cố gắng đôi khi đòi phải hy sinh, chịu đựng, nhẫn nại và bền bỉ, hay chỉ bằng những hành động, lời nói sơ sài, chiếu lệ như khuyên bảo vài câu, la mắng vài lần rồi bỏ mặc. Trong thực hành, vợ chồng, cha mẹ có siêng năng đọc kinh, cầu nguyện sáng tối với nhau không? Có tham dự thánh lễ mỗi ngày, tham dự các giờ kinh nguyện, giờ chầu Thánh Thể trong giáo xứ, có tha thứ, chịu đựng, làm gương sáng cho con cái không? Hay ngược lại, vẫn rượu chè, vẫn cãi vã, vẫn chôm chỉa, vẫn gian lận, vẫn ngoại tình, vẫn chửi thề, vẫn khô khan, nguội lạnh, vẫn lười biếng cầu nguyện, bỏ lễ, bỏ thực hành đạo?

     

    Sau khi đã cố gắng hết sức thì “hãy để mặc Chúa lo liệu?”. Đúng vậy, đây cũng là cách mà Monica đã áp dụng, có nghĩa là thánh nữ đã phải mất ròng rã 17 năm trong hy sinh, trong kinh nguyện, và trong nước mắt để mới có một Augustine trở lại. Đó cũng là cách thức mà bố mẹ của Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã làm, là đã phó thác cho Chúa khi trọn đời sống đạo tốt lành để nêu gương sáng cho các con. Thánh nữ đã nói về cha mẹ mình: “Thiên Chúa đã ban cho con một người cha mẹ xứng với Thiên Đàng hơn trần thế.” Kết quả là chính hai ông bà đã được phong thánh, Têrêsa cũng được phong thánh, mà hơn thế, còn được phong làm Tiến Sỹ Hội Thánh và Bổn Mạng Các Xứ Truyền Giáo. Còn lại 4 người chị của thánh nữ đều là những nữ tu thánh thiện, 3 trong đan viện Carmelô ở Lisieux, và 1 thuộc Dòng Thăm Viếng. Đó mới là trọn vẹn ý nghĩa của “cố gắng hết sức” và “phó mặc cho Chúa”.

     

    Sau đây là bước vào phần những câu hỏi:

     

    “Một người tin vào Chúa thì được lên Thiên đàng? Nhưng nếu một người sinh ra ở North Korea nơi bị cấm giảng đạo thì làm sao họ biết Chúa được, không lẽ họ không được lên Thiên đàng sao?”

     

    Đúng vậy, “Những ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu rỗi, còn những ai không tin thì sẽ bị luận phạt.” (Mác-cô 16:16). Đây là điều kiện cần phải có để được lên Thiên Đàng. Nhưng lời Chúa nói tự nó đã diễn tả giữa hai trạng thái lên hoặc không được lên Thiên Đàng. Đó là “tin” hoặc “không tin.”

     

    “Không biết không có tội.” Một người không được nghe, không được biết, không được giảng giải làm sao bắt tội người ta là “không tin”. Chỉ có những người đã biết, đã nghe, và đã được học hỏi về Chúa, về giáo lý của Chúa và về ơn cứu độ, mà vẫn không tin, không chấp nhận, và không thực hành mới là đối tượng của luận phạt - mất hạnh phúc Thiên Đàng. Vậy đừng lo cho những người ở North Korea hay ở bất cứ nơi nào trên thế giới mà ở những nơi đó ánh sáng Phúc Âm chưa chiếu soi, và Tin Mừng của Chúa chưa được truyền rao đến. Chúa có cách cứu độ những người ấy, vì theo Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, thì trên trái đất có bao nhiêu người là có bấy nhiêu con đường lên Thiên Đàng. Tại sao?

     

    Vì mỗi người khi sinh vào đời, Thiên Chúa đều ban cho một lương tâm, hay còn được gọi là cán cân lành dữ. Nếu không được học cách sử dụng cán cân này bằng những giáo lý, giáo huấn của Giáo Hội, những hướng dẫn của đạo đức của luân lý, và những soi dẫn Phúc Âm, thì ít nhất cũng phải sống và hành động theo hướng dẫn của lương tâm chân chính, của luật lành và dữ. Sống và thực hành những điều lương tâm mách bảo với một niềm tin tưởng vào Đấng Tối Cao như vậy cũng đủ để được Ngài ân thưởng. Tuy nhiên, nếu đã biết Ngài, đã nghe nói về Ngài, và đã được hướng dẫn đầy đủ mà vẫn nhất định không tuân theo thì lúc ấy không những Ngài sẽ loại bỏ, mà chính lương tâm người ấy cũng sẽ loại bỏ họ. 

     

    : “Một người tội ác ngập đầu, nhưng chỉ cần biết tin Chúa vào phút cuối cuộc đời như người trộm lành mà cũng được lên thẳng Thiên đàng, như vậy có công bằng không? Còn những người suốt đời như mẹ tin Chúa, tối ngày lo đọc kinh, đi lễ không lẽ cũng bằng một người chỉ tin vào phút chót mà cả đời toàn là tội lỗi sao? Như vậy Chúa có “faire” trong trường hợp này không? Con thấy người Công giáo nào cũng khoe mình tin Chúa, vậy họ lên thiên đàng hết sao?” 

     

    Không phải vậy. Đây là một ý nghĩ phiến diện và cho thấy là chưa thông hiểu về tình thương Thiên Chúa và đức công chính của Ngài. Người trộm lành. Tôi không thích danh từ này, vì đã đi ăn trộm, ăn cướp thì không bao giờ gọi là “lành”, đúng ra phải gọi anh ta là “người trộm thống hối”, bởi vì anh ta đã nhận ra tội của mình, đã thống hối, ăn năn và xin Chúa thương xót:

          

    “Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: “Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên kia mắng nó: “Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng”. (Luca 23: 39-43)

     

    Cái giá Thiên Đàng cho anh trộm thống hối không hề rẻ. Anh ta không chỉ nhận ra lỗi lầm của mình, chấp nhận hình phạt, và còn dám tuyên xưng Đức Tin và tin vào Đấng Cứu Thế. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không thể nào không đón nhận một người con thống hối. Chúng ta hãy nghe để hiểu được tình thương của Cha trên trời đối với những đứa con tội lỗi nhưng biết xám hối:

     

    “Nhưng nếu kẻ gian ác từ bỏ mọi tội lỗi mình đã phạm mà tuân giữ mọi quy tắc của Ta, cùng thi hành điều chính trực công minh, thì chắc chắn nó sẽ sống, nó không phải chết. Mọi tội phản nghịch nó phạm, người ta sẽ không còn nhớ đến; nó sẽ được sống vì đã thi hành lẽ công minh. Chẳng lẽ Ta lại vui thích vì kẻ gian ác phải chết – sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng – Ta lại không muốn cho nó từ bỏ đường lối của nó mà được sống sao?” (Ezekiel 18:21-23).

     

    Nhưng thử hỏi là được bao nhiêu tội nhân suốt đời ăn chơi, hoang đàng, đĩ điếm, gian dâm, trộm cướp, tham lam, giết người… mà trước giờ chết biết nhận ra lỗi lầm, biết xin lỗi, và biết kêu cầu lòng thương xót Chúa? Điều này xét theo mặt tự nhiên đã là khó, và càng khó hơn nữa khi lúc đó còn có ma quỉ vây quanh cám dỗ, làm cho mất niềm tin, và sự cậy trông nơi Thiên Chúa thì việc ăn năn, hối lỗi không hề dễ.

     

    Trở lại việc người trộm thống hối và những tội nhân thống hối khác nếu được vào Thiên Đàng thì chắc chắn phần thưởng, hạnh phúc và sự cảm thấu về Thiên Chúa sẽ không bằng những vị suốt đời hy sinh, cầu nguyện, sống tiết độ, làm việc thiện. Lý do vì Thiên Chúa yêu thương hết mọi người nhưng cũng công bình với hết mọi người. Thánh nữ Têrêsa diễn giải về hạnh phúc Thiên Đàng bằng một hình ảnh rất hay, rất dễ hiểu và rất ý nghĩa. Đại khái có chị em hỏi Thánh Nữ về Thiên Đàng và hạnh phúc trên đó có đồng đều như nhau không, thì Thánh Nữ đã trả lời qua một thí dụ:

     

    Nếu gọi hạnh phúc Thiên Đàng như suối nguồn hạnh phúc, thì khi lên đó nếu ta có một chiếc ly, một chiếc bát, một chiếc bình, một cái thùng, một cái hũ…là những gì chúng ta tạo được trên cõi đời này bằng hy sinh, cầu nguyện, chịu khó và những việc lành phúc đức, thì lúc đó Thiên Chúa sẽ làm tràn đầy những chiếc ly, chiếc bát, chiếc bình, cái thùng, cái hũ…đó. Điều này có nghĩa là mọi người đều được hạnh phúc tràn đầy, nhưng rõ ràng là mức độ tràn đầy không như nhau.

     

    Như vậy thì cháu cứ việc hy sinh, cầu nguyện và sống tốt lành. Phần thưởng Thiên Đàng của cháu sẽ tràn đầy theo những gì đã sắm được trên cõi đời này trước khi đem vào cõi trường sinh. Thiên Chúa sẽ không unfair (bất công) với cháu, hoặc cũng không thiên vị với bất cứ ai. Vì mỗi người đều lãnh công theo việc lành mình đã làm: “Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình.” (1 Corintho 3: 8) 

     

    Và sau cùng là “Con thấy người Công giáo nào cũng khoe mình tin Chúa, vậy họ lên thiên đàng hết?”

     

    Ồ! Không. Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng:

     

    “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” Và bấy giờ, Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7: 21-23)

     

    Căn cứ vào lời Chúa vừa trưng dẫn trên, thì việc lên Thiên Đàng hay được cứu rỗi chắc chắn không hề lệ thuộc vào việc ai đó xưng mình là người Công Giáo. Theo như Chúa Giêsu thì “nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ” mà còn bị Chúa coi như không hề biết, huống hồ chỉ mang danh Công Giáo mà lại sống như người không có Đức Tin. Thiên Chúa không cưỡng ép ai lên Thiên Đàng, nhưng Ngài cũng không ném ai vào hỏa ngục. Lên hay xuống là tùy mỗi người, tùy sự đón nhận, và đáp lại tiếng mời gọi đầy tình thương của Ngài.

     

    Hy vọng những gì vừa trình bày trên giúp cháu có thêm chút kiến thức để nói chuyện với tuổi trẻ ngày nay.

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     ---------------------------------------------