1. Hôn Nhân & Gia Đình

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -NHỮNG HÌNH THỨC

  •  
    Chi Tran - LEYEN
     
     
     
     
     


    NHỮNG HÌNH THỨC
    CÓ TÂM LINH MÀ KHÔNG CÓ ĐẠO" KHÁC NHAU
     
    Chúng ta đều biết câu, ‘chúng tôi có đời sống tâm linh nhưng không có đạo’ (dùng cho những người cởi mở với chuyện có Chúa nhưng không cởi mở với chuyện liên quan đến Giáo hội).
    Không gì giống với ngôn ngữ của Thiên Chúa bằng im lặng, nhà thần học Đức Meister Eckhart đã nói như thế.
    Một trong những hàm ý của ngài là một hoạt động nội tâm sâu sắc nào đó chỉ có thể thực hiện trong thinh lặng, một mình, riêng tư.
    Dĩ nhiên ngài đúng, nhưng chuyện này còn có một khía cạnh khác. Dù có một số hoạt động nội tâm sâu sắc chỉ có thể được thực hiện trong thinh lặng, nhưng cũng có một số hoạt động tâm linh, trọng yếu và sâu sắc chỉ có thể được thực hiện khi cùng làm với người khác, khi ở trong một mối quan hệ, gia đình, giáo hội và xã hội. Sự thinh lặng có thể là con đường đặc biệt để đi đến chiều sâu của linh hồn. Nhưng nó cũng có thể là một con đường nguy hiểm. Ted Kaczynski, hay còn gọi là kẻ khủng bố Unabomber, đã sống trong thinh lặng, cô độc, và nhiều người bị rối loạn tâm thần sâu sắc khác cũng thế. Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho chúng ta biết, để giữ mình tỉnh táo thì phải có tương tác với người khác. Sự tương tác xã hội giúp chúng ta đứng vững, cân bằng và tỉnh táo. Tôi nhìn vào một vài người trẻ thời nay đang tương tác với người khác (trực tiếp hoặc qua mạng xã hội), liên tu bất tận khi họ không ngủ, và dù không lo lắng về sự tỉnh táo thì cũng đáng lo cho chiều sâu của họ.
    Chúng ta cần nhau. Triết gia Pháp Jean-Paul Sartre từng nói câu lừng danh “tha nhân là địa ngục”. Ông không thể sai hơn. Xét cho cùng, tha nhân là thiên đàng, là cứu rỗi mà chúng ta được định cho. Tuyệt đối cô độc mới là địa ngục. Hơn nữa, sự cô độc hiểm ác này có thể lẻn vào chúng ta dưới lớp vỏ tôn giáo và vị tha tốt đẹp nhất.
    Tôi xin đưa ra một ví dụ. Tôi lớn lên trong một gia đình gắn bó với cộng đồng nông thôn nhỏ, nơi gia đình, hàng xóm, giáo xứ giao tiếp với người khác là tất cả, nơi mà mọi thứ đều được chia sẻ và hiếm khi chúng tôi ở một mình. Tôi đã sợ ở một mình, tránh né và thậm chí tôi chỉ thoải mái khi ở bên người khác.
    Tốt nghiệp trung học, tôi vào Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ, và trong tám năm ở đó, tôi sống trong một cộng đồng lớn và cũng là nơi mọi thứ đều được chia sẻ và hiếm khi chúng tôi ở một mình. Khi sắp khấn trọng và khấn vĩnh viễn với đời sống tu trì và chức linh mục, điều tôi sợ nhất là lời sống độc thân khiết tịnh và sự cô đơn đi kèm. Không vợ, không con, không gia đình và sự cô lập của đời sống độc thân.
    Hóa ra mọi chuyện lại không phải thế. Dĩ nhiên đời sống độc thân có những cái giá của nó, và nó cũng không phải là cuộc sống bình thường mà Thiên Chúa dự định cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, sự cô đơn mà tôi đã e sợ (dù chỉ trong những khoảnh khắc ngắn ngủi) lại hiếm khi xảy ra, thực tế ngược lại thì đúng hơn. Tôi thấy cuộc đời của tôi đầy ắp các mối quan hệ, tương tác, bận rộn, áp lực thường nhật và những cam kết lấp đầy mọi giờ trong ngày. Thay vì cảm giác cô đơn, tôi thấy mình lại thường khao khát được cô tịch, được tĩnh lặng, được ở một mình, và tôi dần cảm thấy khá thoải mái với chuyện ở một mình. Thật sự là quá thoải mái với nó.
    Trong hầu hết những năm đời linh mục, tôi sống trong cộng đồng dòng tu lớn, và cộng đồng cũng như bất kỳ một gia đình nào, luôn có những đòi hỏi. Tuy nhiên, khi tôi làm Viện trưởng Trường Thần học, tôi được phân ở ngôi nhà dành riêng cho Viện trưởng và trong một thời gian, tôi ở một mình. Mới đầu, tôi hơi hoang mang vì chưa hề ở một mình, nhưng sau một thời gian, tôi quen dần. Tôi lại thích thế. Tôi không có trách nhiệm phải ở nhà vì ai cả ngoài chính tôi.
    Nhưng tôi sớm nhận ra những nguy cơ của chuyện này. Sau một năm, tôi bỏ đặc quyền này. Một trong những nguy cơ của sống một mình và một trong những nguy cơ của đời sống độc thân, kể cả khi chúng ta trung thành sống với nó, là chúng ta không có người khác để nhắc nhở và đòi hỏi chúng ta. Chúng ta phải tự nhắc bản thân và có thể tránh cái mà Dorothy Day gọi là “sự khổ hạnh của sống trong một gia đình”. Khi sống một mình, chúng ta dễ dàng lên kế hoạch và sống theo ý mình, tự do kén chọn giao thiệp, chọn người nào trong gia đình, cộng đồng nào chúng ta thích, tránh những người gây khó khăn cho mình.
    Có những chuyện ban đầu là nhân đức rồi dễ dàng biến thành thói xấu. Như bận rộn chẳng hạn. Chúng ta hy sinh thì giờ ở bên gia đình để đi làm kiếm tiền nuôi sống gia đình, nhưng rồi nó làm chúng ta xa sinh hoạt gia đình. Mới đầu, đây là hy sinh, nhưng cuối cùng nó lại thành lối thoát, một miễn trừ cố hữu để chúng ta khỏi phải đương đầu với những chuyện nào đó trong đời sống gia đình. Đời sống độc thân theo lời khấn và đời linh mục cũng có cùng nguy cơ đó.
    Chúng ta đều biết câu, ‘chúng tôi có đời sống tâm linh nhưng không có đạo’ (dùng cho những người cởi mở với chuyện có Chúa nhưng không cởi mở với chuyện liên quan đến Giáo hội). Tuy nhiên, với hình thức này, chúng ta chật vật hơn là chúng ta nghĩ. Ít nhất là với tôi. Là một linh mục đã khấn sống đời độc thân, tôi cũng có thể sống kiểu như vậy với những lý do cao đẹp nhất, tôi có thể tránh được những khổ hạnh thường nhật vốn có nơi những người sống trong gia đình.
    Tuy nhiên, đây là nguy cơ cho tất cả chúng ta, dù là độc thân hay lập gia đình. Khi chúng ta, dù với những lý do tốt đẹp, có thể kén chọn phần nào trong gia đình và cộng đồng mà chúng ta thích để giao thiệp và phần nào gây khó khăn cho chúng ta để tránh né, thì đó chính là kiểu có đời sống tâm linh mà không có đạo.
    Ronald Rolheiser,
    J.B. Thái Hòa dịch
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - LÌA XA CHA MẸ

  •  
    Chi Tran -LEYEN
     
     
     


     
    XA LÌA MẸ CHA
     
    Người ta có thể chia tay người yêu, ly dị với bạn đời, chấm dứt tương quan với người khác, nhưng chẳng ai có thể làm gì để trở nên “không còn là con cái hay là cha mẹ” của ai đó được.
    Tình cảm gia đình là một cái gì đó rất thiêng liêng và cao cả. Gia đình là một sáng kiến tuyệt vời của Tạo Hoá, để qua đó, Ngài tiếp tục thực thi công trình sáng tạo với sự góp sức của con người. Từ tình yêu và sự kết hợp giữa người nam và người nữ, một mầm sống mới ra đời. Hơn ai hết, cha mẹ cảm nếm được niềm hạnh phúc lớn lao khi thấy thành quả tình yêu của mình hiển hiện ngay trước mắt. Ngay từ lúc đứa con ấy còn đang thành hình trong dạ mẹ, đã có một sự mong chờ thấp thỏm ngày đêm trong lòng. Đứa con ấy ra đời, là hình ảnh của chính cha mẹ, là máu là xương là thịt của cha mẹ, là bản sao di truyền tiếp nối từ đời này đến đời kia, và cứ thế, sự sống lan ra qua từng thế hệ.
    Niềm hạnh phúc khi được làm cha làm mẹ chắc hẳn là chỉ có ai trong cuộc mới hiểu được. Niềm hạnh phúc ấy bao gồm cả những lắng lo, trách nhiệm. Cha mẹ là những người duy nhất trên thế giới này đã, đang và sẽ luôn cho con cái mình mọi thứ mà không cần chúng đền đáp gì, chỉ mong sao chúng được nên người, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Bởi thế, cha mẹ luôn dành cho mọi sự tốt nhất cho con cái, tình yêu thương, sự săn sóc, gần gũi… Đối với cha mẹ, con cái là cả thế giới, là mục đích sống, là niềm an vui, niềm hy vọng… là tất cả, nên dù con mình có lớn thế nào, thành công thế nào, thì vẫn chỉ là một đứa con bé bỏng trong mắt bố mẹ.
    Là người theo dấu chân con từ khi con còn chưa biết gì cho đến khi con khôn lớn, cha mẹ luôn khắc ghi trong lòng từng phút giây đánh dấu sự phát triển của con. Thoáng một chốc, đứa bé ngày nào còn nằm gọn trong vòng tay mình, nay đã là những chàng trai cô gái trưởng thành, tung cánh bay đi tìm hạnh phúc cho bản thân. Đây sẽ là một khoảnh khắc vô cùng khó khăn đối với những bậc cha mẹ, vừa vui lại vừa buồn. Vui vì con đã lớn, đã có thể tự mình đứng trên đôi chân, tung cánh bay muôn phương. Buồn là vì từ nay, chúng sẽ không còn “kè kè” bên mình nữa, sẽ ít dành thời gian cho mình và mình cũng không còn là ưu tiên hàng đầu của con nữa. Có một chút ích kỷ rất riêng của người làm cha mẹ, khi lúc nào cũng luôn muốn giữ con cho riêng mình, không muốn san sẻ chúng với ai cả. Sự ích kỷ đó cũng nói lên tình thương rất đỗi thiêng liêng của cha mẹ khi sợ rằng khi con mình vào đời, nó có thể sẽ bị tổn thương, không được che chở, sẽ phải chịu đói chịu khát…
    Khi con đã tìm được một tình yêu đích thực dành cho mình, cha mẹ nào cũng hiểu rằng đã đến lúc mình phải buông tay và nhường con mình cho một người khác. Gia đình vốn dĩ là điều rất thiêng liêng nhưng tự nó không đóng kín trong chính mình. Nó mở ra với những tình yêu khác, một tình yêu dành cho người không cùng máu huyết. Kinh Thánh đã diễn tả nó qua hình ảnh “lìa bỏ cha mẹ mình để kết hợp với người bạn đời.” Thật khó để có thể đón nhận điều này, dù rằng cha mẹ nào cũng vui nếu con mình tìm thấy được hạnh phúc riêng của bản thân. Xét cho cùng, cha mẹ sinh con vào đời, nhưng đâu làm chủ cuộc sống của con. Con được cha mẹ đưa vào hiện hữu, nhưng mỗi người đều có thụ hưởng một sự sống riêng. Con đã từng là tất cả cha mẹ, và vẫn mãi luôn là tất cả, chỉ có điều, giờ đây, cha mẹ phải tập buông tay, để con được tự do dựng xây hạnh phúc riêng của mình.
    Giây phút con lập gia đình đánh dấu một chặng đường mới, nơi đó, nó tập gánh lấy một trách nhiệm chung với một người khác để tạo lập một gia đình riêng. Kể từ giờ phút đó, người con đã đồng thời trở thành người vợ hoặc người chồng, cũng hệt như mình năm xưa. Nếu nói một cách phũ phàng, cha mẹ giờ đây đã được xếp vào hàng thứ hai rồi, vợ-chồng-con cái mới nằm ở vị trí ưu tiên số một. Có lẽ vì không muốn chấp nhận sự thật này nên nhiều bậc cha mẹ đã luôn tìm cách níu kéo, khống chế, và hay can thiệp quá sâu vào gia đình riêng của con cái mình. Họ cứ cố khăng khăng cầm giữ con mình trong tay, không chịu mở lòng ra để đón nhận thêm một người con khác. Cũng chính từ đây là biết bao bi kịch, xung khắc trong gia đình xảy đến.
    Trong ý định của Tạo Hoá, cha mẹ đóng vai trò là người cộng tác để sản sinh con cái và nuôi dạy chúng thành người. Thiên Chúa đã đặt giữa cha mẹ và con cái một mối dây gắn kết bền chặt đến nỗi không ai và không gì trên thế giới này có thể cắt đứt nó. Người ta có thể chia tay người yêu, ly dị với bạn đời, chấm dứt tương quan với người khác, nhưng chẳng ai có thể làm gì để trở nên “không còn là con cái hay là cha mẹ” của ai đó được. Tương quan cha mẹ – con cái gắn liền với chính sự hiện hữu của mình, với chính mình. Chẳng ai có thể tồn tại mà không đồng thời là con của một người nào đó, bởi lẽ, ta hiện diện trên đời là nhờ được sinh ra chứ không phải tự nhiên mà có. Dù là bền chặt như vậy, tất cả đều được mời gọi để đảm nhận lấy sứ mạng của mình theo một cách thức riêng. Gia đình là nơi ta thành hình, và cũng là nơi ta khởi hành ra đi.
    Cha mẹ là người đưa ta vào đời, nuôi ta lớn khôn để rồi vẫy tay tiễn đưa ta đi vào thế giới. Có một sự cắt đứt nào đó diễn ra, và dĩ nhiên, nó luôn khiến cả hai mang những nỗi niềm bâng khuâng. Nhưng chính nhờ sự cắt đứt này mà con người được lớn lên và sự sống được tiếp tục lan toả đến tận cùng bờ cõi theo lệnh truyền của Thiên Chúa.
    Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
     

TÌM GẶP CHÚA THẬT NHANH - LỤT KINH HOÀNG TẠI NIGERIA

  •  
    Hien Do
    Tue, Oct 18 at 8:18 PM
     
     

    Lũ lụt kinh hoàng khiến hơn 600 người Nigeria thiệt mạng

    17/10/22 15:51 GMT+77 liên quanGốc

    Đợt lũ lụt tồi tệ nhất suốt một thập kỉ nhấn chìm một phần Nigeria trong biển nước, cướp đi sinh mạng của hơn 600 người và buộc 1,3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

     
     
     
    0:00/ 1:10
     
    Nam miền Bắc
     

    CNN hôm nay (17/10) dẫn thông báo của Bộ Nhân đạo Nigeria xác nhận đợt lũ lụt tồi tệ nhất một thập kỉ đang xảy ra ở quốc gia châu Phi đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 603 người, đồng thời khiến hơn 1,3 triệu người khác phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

    Nước lũ nhấn chìm nhiều nhà cửa ở Nigeria, buộc 1,3 triệu người đi sơ tán. Ảnh: GettyImages.

    Nước lũ nhấn chìm nhiều nhà cửa ở Nigeria, buộc 1,3 triệu người đi sơ tán. Ảnh: GettyImages.

    Tuần trước, số người thiệt mạng được công bố vào khoảng 500 người. Giới chức Nigeria cho rằng, việc chính quyền một số bang chưa có kinh nghiệm ứng phó với lũ lụt cộng với việc cơ sở hạ tầng kém phát triển ở nhiều nơi đã khiến số nạn nhân tăng lên đáng kể.

    Vẫn theo Bộ Nhân đạo Nigeria, lũ lụt cũng đã cuốn trôi hơn 82.000 ngôi nhà và gần 110.000 hecta sản xuất nông nghiệp. Đợt thiên tai đã ảnh hưởng tới 27 trong tổng số 36 bang của Nigeria. Tình trạng ngập lụt được dự báo tiếp tục kéo dài đến hết tháng 11/2022.

    Sản xuất và giao thương đình trệ vì lũ lụt ở một khu dân cư sầm uất của Nigeria. Ảnh: GettyImages.

    Sản xuất và giao thương đình trệ vì lũ lụt ở một khu dân cư sầm uất của Nigeria. Ảnh: GettyImages.

    Chương trình Lương thực Thế giới và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc hồi tháng 9/2022 cảnh báo, Nigeria thuộc nhóm 6 nước có nguy cơ cao xảy ra nạn đói thảm khốc.

    Đợt lũ lụt đang diễn ra được cho là sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động cung cấp lương thực cũng như giá cả hàng hóa tại quốc gia này.

     

    --

MỖI NGÀY MỘT CÂU KT- DAILY BIBLE VERSE - EMMANUEL

  •  
    Emmanuel
    DAILY BIBLE VERSE

    Do not despise small beginnings

    “Jesus said, “What is the Kingdom of God like? To what can I compare it? It is like a mustard seed that a man took and planted in the garden. When it was fully grown, it became a large bush and ‘the birds of the sky dwelt in its branches.’”

    Again he said, “To what shall I compare the Kingdom of God? It is like yeast that a woman took and mixed in with three measures of wheat flour until the whole batch of dough was leavened.” (Luke 13: 18 - 21).

    Tuesday October 25th of the 30th week of Ordinary Time. Why does Jesus compare the Kingdom of God with a mustard seed? To teach future generations of Christians never to despise small beginnings. Everything is created small.

    The mustard seed is a very tiny seed and therefore liable to be lost without regret, thrown away without remorse. Jesus gives us the best analogy of the the humble beginning of the Church in the Parable of the Mustard Seed.

    After a night of prayer to His Father, Jesus chose, called and anointed 12 Apostles to go and announce the Kingdom of God. Imagine that you were there in the crowd on the day that Jesus appointed Peter, Simon and Jude and others as Apostles. Could you believe that 2000 short years after, this tiny mustard seed will be a family of billions of people spreading out branches throughout the earth?

    The Kingdom of God is a mystery. The life inside the tiny mustard seed is a mystery. The tiny spermatozoon is packed with a DNA that is a mystery.

    Do not despise the small beginning. Do not thrash the Church and its mysteries because you do not understand them.

    The mystery of faith calls for only one response: Belief. When you believe, you stand the chance that you can understand. Believe always comes first.

    "Blessed are you, Father, Lord of heaven and earth, for revealing the mysteries of the Kingdom to mere children." (Matthew 11: 25).

    Accept the Kingdom of God like a little child.

    10. 25  "The Rosary is the glory of the Roman Church.... It takes its place ... after the Mass and the Sacraments." (Pope St John XXIII).

    Daily Bible Verse @ SeekFirstcommunity.com

    ++++++++++++++++++++++++++++
    "Seek first the kingdom of God and
    his righteousness, all these things
    will be given you  besides."
    (Matthew 6:33)
    ++++++++++++++++++++++++++++
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - PHÉP LẠ H.Y NGUYỄN V. THUẬN

  •  
    Chi Tran

    Chi tiết phép lạ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Denver
    VietCatholic News (12 Nov 2010 14:24)
     
    Ngày 12 tháng 11 năm 2010, đài EWTN và báo điện tử Công Giáo CNA đã đăng chi tiết về phép lạ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Denver, Colorado như sau:
    Các bác sĩ đã tuyên bố anh Joseph Nguyễn đã chết sau khi tim của anh ngừng đập và chấn đồ não hòan tòan ngưng chạy. Nhưng trong khi họ đang viết giấy chứng tử thì gia đình của anh đã cất lời kinh kêu cầu lên ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Được biết cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận là một tôi tớ Chúa đang được cứu xét trong lịch trình phong thánh tại Roma.
    Ngày hôm nay thì anh Joseph Nguyễn đã trở lại chủng viện để tiếp tục chương trình học làm linh mục. Khi nhìn tờ giấy chứng tử của chính mình bây giờ đã đóng dấu "VOID" (Vô Hiệu), sau 32 ngày hôn mê, anh chỉ có thể kể lại hai biến cố trong khỏang thời gian dài mà anh mô tả như là một "Giấc ngủ tuyệt vời."
    Thoi thóp trên giừơng bệnh giữa cái sống và cái chết kéo dài nhiều tuần lễ trong năm 2009, anh Joseph chỉ nhớ lại đã được gặp Đức Hồng Y François Xavier Nguyễn Văn Thuận hai lần.
    Vị Hồng Y đáng tôn kính người Việt Nam này đã qua đời năm 2002. Năm 2007 Ngài được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nhắc nhở tới trong thông điệp "Spe Salvi" (Niềm Hy Vọng Cứu Rỗi), trong đó gương chứng nhân của 13 năm tù đày của ngài đã được đề cao. Tháng 10 vừa qua, Vatican đã bắt đầu thủ tục điều tra phong Thánh cho Ngài.
    Mặc dù anh Joseph Nguyễn chưa bao giờ gặp mặt ĐHY, nhưng gia đình anh đã biết ngài từ khi ngài còn là một linh mục thuờng. Cha của anh là người khá thân thiết với ĐHY, coi ngài như là một 'người nhà'.
    Khi ĐHY trở thành Tổng Giám Mục Saigon thì mối liên hệ với gia đình anh càng trở nên thắm thiết hơn và sau khi ngài trở thành một tù nhân của chế độ Cộng Sản thì ông nội của anh cũng đã từng bị giam chung với đức Tổng một thời gian.
    Năm 1975, gia đình anh Joseph Nguyễn di cư tới Hoa Kỳ, và anh Joseph đã được sinh ra ở đây.
    Anh Joseph được kể nhiều về cuộc sống anh hùng của cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận và trân quí thông điệp hòa bình và hy vọng của Ngài. Nhưng anh không bao giờ tưởng tượng là anh sẽ phải mô tả chi tiết về cuộc sống riêng của mình, và cái kinh nghiệm của sự chết gần kề, cho các nhà điều tra của ủy ban phong thánh.
    Sự thể khởi đầu vào tháng Tám năm 2009, lúc đó Joseph đang học năm thứ 3 tại chủng viện. Anh được giao việc thăm viếng và đưa Mình Thánh cho các bệnh nhân tại các bệnh viện. Vào đầu mùa Thu thì anh bắt đầu có vài triệu chứng bị cúm. Nhưng cơn bệnh trở nên trầm trọng,và anh xin nghỉ để về nhà dưỡng bệnh.
    Trong cuộc phỏng vấn với CNA, anh kể lại: "Tôi nhớ đó là ngày 01 tháng mười, tôi không hiễu tại sao mà mình không thở được." Cha anh chở anh đến bệnh viện, anh còn tỉnh táo để làm thủ tục nhập viện, nhưng sau đó thì không còn nhớ gì nữa.
    Anh chỉ được nghe kể lại về những gì đã xảy ra trong ngày anh chết, biết rằng cha mẹ của anh vẫn không mất hy vọng và cầu nguyện nhiệt thành với ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Anh cũng nghe kể rằng trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi, trong lúc hôn mê, anh bắt đầu dứt bỏ các ống truyền nước khỏi mình một cách hung bạo cho tới khi cha của anh đặt một chuổi mân Côi vào tay thì anh mới nguôi.
    Một lần thứ hai cơ thể của anh cũng đã ngừng sống, nhưng lần này thì người ta đợi chứ không tuyên bố khai tử anh. Tuy nhiên mọi người cũng nghĩ rằng cơ hội phục hồi thì dường như là vô vọng.
    Khi Joseph tỉnh lại 32 ngày sau, anh không còn nhớ chi tiết gì về những cơn đau đớn cả. Một bác sĩ giải thích là anh đã bị 'cúm heo' H1N1 kèm với bệnh viêm phổi nặng.
    Khi bắt đầu nói chuyện được, Joseph cho biết anh đã gặp ĐHY Thuận 2 lần.
    "Trong thời gian hôn mê của tôi, tôi chỉ nhớ có hai điều, " anh nói."Hai điều duy nhất tôi nhớ là hai lần thấy Đức Hồng Y Thuận hiện ra... ĐHY đã hiện ra với tôi hai lần."
    Joseph nói rằng anh không chỉ nhìn thấy Ngài mà thôi, nhưng với những tình tiết sống động mà anh mô tả về "lúc linh hồn rời khỏi xác", anh đã thực sự gặp gỡ và nói chuyện với Đức Hồng Y. Mặc dù anh không thể tiết lộ chi tiết của câu chuyện, anh nghĩ hai lần ấy đã xảy ra trong lúc mà các bác sĩ quan sát thấy các hoạt động của não và cơ thể của anh ngưng họat động.
    "Sau lần gặp gỡ thứ hai với ĐHY", anh nói, "Thì tôi tỉnh dậy." Anh hòan tòan "không có ý tưởng về những gì đã xảy ra," hay tại sao anh đã "có những ống dây cuốn chằng chịt khắp người", đặc biệt là các ống ở cổ làm anh không nói được.
    Các bác sĩ đã nghĩ rằng anh cần phải mất nhiều tháng hoặc có thể là nhiều năm trước khi anh có thể nói, đi, hoặc học lại. Nhưng chỉ trong vài ngày là anh đã nói chuyện và thở bình thường, và các y tá phải lo đi tìm anh khắp nơi quanh cơ sở phục hồi.
    Anh cũng bất ngờ được người em gái của ĐHY Nguyễn Văn Thuận đang sống ở bên Canada gọi điện thoại sang, bà đã gửi tặng cho anh ta một chuỗi tràng hạt của ĐHY.
    Joseph đã trở lại chủng viện vào đầu học kỳ sau đó, một sự kiện khác xa với việc các bác sĩ chuẩn đóan là anh phải mất hai năm để phục hồi sức khỏe.
    Sau đó thì tiếng đồn về phép lạ lan truyền ra, anh Joseph đã cung cấp thông tin cho các nhân viên làm việc cho vụ án phong chân phước của ĐHY tại Roma. Nhưng ngòai việc đóng góp đó, anh chủng sinh trẻ tuổi này bây giời chỉ nhắm vào một mục tiêu duy nhất trước mặt là chức linh mục. Khi anh trở lại chủng viện, Joseph một lần nữa đã được giao nhiệm vụ phục vụ tại bệnh viện.
    Trong khi anh giữ kín đáo về khía cạnh phép lạ của mình, Joseph đã rất nhiệt tình nói chuyện về các công việc hiện tại trong bệnh viện. Anh cho biết tình trạng hôn mê và kinh nghiệm phục hồi của anh đã giúp anh đem hy vọng và niềm an ủi đến cho bệnh nhân.
    Những bệnh nhân này dù không biết về cuộc hội ngộ bí ẩn của anh với một vị thánh, hoặc biết về cuộc sống lại ngoạn mục từ cõi chết của anh. Nhưng điều quan trọng hơn là khi họ nhìn thấy vết sẹo trên cổ họng của anh, họ biết rằng anh hiểu được họ. "Thực là một cảm giác tọai nguyện khi có thể bước vào một căn phòng và nói... Quí ông bà không phải chịu đựng những đau khổ như thế này một mình đâu, bởi vì chính tôi cũng đã trải qua đó... nằm ngay tại giường bệnh như thế này"
    Joseph coi những kinh nghiệm của anh đã đem đến một "đức hy vọng" trong lòng của anh và cung cấp cho anh một thông điệp mà anh hy vọng sẽ có thể chia sẻ với những người trong hoàn cảnh tuyệt vọng. "Đó là có một ĐHY Thuận trong cuộc sống".
    Trần Mạnh Trác