12. Ngày Trở Về Nhà Cha

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - LCTX CHO NGƯỜI HÁP HỐI

  •  
     
    Fri, Apr 9 at 4:12 PM
     CẦU CHO NGƯỜI HẤP HỐI / NGÀY TRỞ VẾ NHÀ CHA
     
    Kính chuyển:
    Hồng

    Chuỗi Thương Xót cho người hấp hối

    1. Người hấp hối lần chuỗi Thương Xót:

    "Linh hồn nào đọc chuỗi Tình thương này, sẽ được Tình thương Cha ôm ấp trong cả cuộc sống và nhất là trong giờ chết (754, 848).

    "Trong giờ chết, ai đọc tràng chuỗi này sẽ nhận được ơn vĩ đại. Cha sẽ bao bọc mọi linh hồn đã đọc chuỗi kinh này như vinh quang riêng của Cha; Hoặc khi có ai khác đọc chuỗi kinh này để cầu cho người hấp hối, thì ân xá cũng giống như thế. (811)

     

    2. Thân nhân, người coi bệnh nhân, người thăm viếng lần chuỗi TX cầu cho người hấp hối:  

    "Ai đọc chuỗi TX này bên người hấp hối, Cha sẽ đứng giữa Chúa Cha và người hấp hối ấy, không phải với tư cách Thẩm Phán chí công, nhưng là Đấng Cứu Độ nhân lành".

    "Khi tràng hạt Tình thương này được người ta đọc bên cạnh người hấp hối, cơn giận của Cha sẽ dịu lại, lòng Thương xót không thể dò được của Cha sẽ mở ra cho linh hồn ấy, nhờ cuộc Tử nạn của Chúa Kitô Con Cha (811).

    "Con  hãy gắng sức cầu nguyện nhiều cho các linh hồn hấp hối. Nhờ những lời van nài ấy, con sẽ xin cho họ được lòng tín thác vào tình thương của Cha, bởi vì điều họ cần nhất và tối thiểu phải có chính là lòng tín thác.

    "Con hãy thâm tín rằng phần rỗi đời đời của một số linh hồn đang trải qua những giờ phút cuối cùng ấy tùy thuộc vào lời cầu nguyện của con.

    "Con hãy hiểu biết toàn bộ vực thẳm Lòng Thương Xót của Cha, (129) vậy con  hãy kín múc cho con và nhất là cho các tội nhân đáng thương. Thà rằng trời đất trở về hư vô chứ tình thương Cha không thể nào không ấp ủ một linh hồn có lòng tín thác" (1777).

     

    3.  Khi tội nhân lần chuỗi TX, nhất là vào giờ lâm tử:

    "Con  hãy viết điều này vì lợi ích của các linh hồn đang sầu khổ: khi một linh hồn nhìn thấy và nhận ra gánh nặng tội lỗi của nó, khi cả một vực thẳm khốn nạn mà nó đã tự mình lao xuống hiện ra trước mắt, nó cũng đừng thất vọng, nhưng hãy tín thác, gieo mình vào vòng tay đầy Thương xót của Cha như một đứa trẻ trong tay mẹ hiền".

    "Các linh hồn tội lỗi được quyền ưu tiên đối với Trái Tim thương xót của Cha, nó được ưu tiên đến với Lòng Thương Xót của Cha. Con hãy cho nó biết rằng chưa từng có một linh hồn nào kêu cầu Lòng Thương Xót của Cha mà phải thất vọng hay bẽ bàng.

    "Cha vui sướng thỏa thuê nơi một linh hồn đặt trót niềm tín thác vào lòng từ ái của Cha".

    "Tội nhân cứng lòng nhất, nếu đọc tràng chuỗi này chỉ một lần, cũng sẽ nhận được ơn thánh từ lòng Thương xót vô cùng của Cha".

    "Cha vui lòng ban mọi điều cho những ai nài xin Cha bằng việc lần chuỗi Lòng Thương Xót.

    "Khi tội nhân cứng lòng đọc chuỗi kinh này, Cha sẽ đổ đầy bình an cho linh hồn nó, và giờ chết của nó sẽ là một giờ hạnh phúc.(1541)  

    "Các linh mục hãy khuyến khích tội nhân đọc chuỗi này như hi vọng cuối cùng để được cứu rỗi.

    ---

    Kinh nghiệm của Sơ Faustina:

    NK 835    Trong thời gian nằm tại bệnh viện, tôi (Faustina) nghiệm thấy một sự hiệp thông nội giới với những người hấp hối xin tôi cầu nguyện khi cơn hấp hối của họ bắt đầu. Thiên Chúa đã cho tôi được tiếp xúc cách diệu kỳ với những người hấp hối ấy! Vì điều này thường xuyên xảy ra, nên tôi thậm chí có thể xác định được cả giờ giấc chính xác.

              Hôm nay, tôi thình lình bị đánh thức vào lúc mười một giờ đêm và cảm thấy bên mình sự hiện diện của một linh hồn đang xin tôi cầu nguyện. Một sức mạnh nào đó thôi thúc tôi cầu nguyện. Nhờ một ánh sáng bất chợt (219) Thiên Chúa ban cho tôi vào lúc ấy, cái nhìn của tôi trở nên thuần túy thiêng liêng. Tôi tiếp tục cầu nguyện cho đến khi cảm thấy an tâm, và không phải lúc nào khoảng thời gian cũng lâu như nhau; bởi vì nhiều khi chỉ cần đọc một kinh Kính Mừng tôi đã cảm thấy an tâm, sau đó tôi đọc kinh Vực Sâu và thôi cầu nguyện. Nhiều khi tôi phải đọc cả chuỗi kinh Thương Xót mới cảm thấy an tâm. Tôi cũng khám phá ra nếu tôi cảm thấy bị thúc ép phải cầu nguyện lâu hơn; tức là một trạng thái bồn chồn trong lòng, trong trường hợp này, linh hồn ấy phải chiến đấu kịch liệt và phải chịu một cơn hấp hối dai dẵng.

              ” Đôi khi người quá cố ở cách những hai hoặc ba dãy nhà, tuy nhiên, đối với các linh hồn, không gian không hề tồn tại. Đôi khi tôi biết về cái chết xảy ra cách xa hằng trăm cây số. Điều này đã xảy ra nhiều lần, liên hệ đến gia đình và thân tộc của tôi, kể cả chị em trong dòng, và có khi với những người mà tôi không quen biết lúc sinh thời.

              Nguyện Thiên Chúa đầy Lòng Thương Xót vô biên, Đấng đã ban cho tôi được đỡ đần và trợ giúp những người hấp hối bằng lời cầu nguyện bất xứng của tôi, được chúc tụng gấp nhiều ngàn lần số tinh tú trên trời và số giọt nước trong mọi đại dương!

    NK 935    Sự giao tiếp giữa tôi với những người hấp hối vẫn hết sức gần gũi như trước. Tôi thường ở bên cạnh một người hấp hối ở cách xa, nhưng niềm vui lớn lao nhất của tôi là được nhìn thấy lời hứa của Lòng Thương Xót Chúa được nên thực hiện nơi những linh hồn này. Thiên Chúa là Đấng Thành Tín; Người hoàn thành những gì Người đã tiền định.

    NK 1015   Hôm nay, tôi nghiệm thấy một linh hồn hấp hối đang cần thiết những lời cầu nguyện. Tôi đã cầu nguyện cho đến khi cảm thấy bà ấy... qua đời. Ôi, các linh hồn hấp hối cần đến những lời cầu nguyện biết bao! Lạy Chúa Giêsu, xin soi động cho mọi người thường xuyên cầu nguyện cho các linh hồn hấp hối./

    Xuanha.net

     

     

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - CHA ANH-LỄ CÁC LINH HỒN

 
 

 

 

Dominic Minh Anh 
NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - LỄ CÁC LINH HỒN
  •  
    ĐAU ĐỚN NGỌT NGÀO CUỐI CÙNG.docx
    Download
61Of-UnjfSL._AC_.jpg
Quý Anh Chị có thể đọc Lời Chúa lễ  Các Linh Hồn, thứ Hai tuần XXXI TNA tại đây: http://giaodantanthaison.com/tin-chinh/loi-chua-moi-ngay/loi-chua-le-cau-cho-cac-tin-huu-da-qua-doi-0211.html hoặc sách Gióp, Đáp ca, thư Rôma và Tin Mừng ở đây:

Lời Chúa trong sách Gióp. G 19,1.23-27a

Bấy giờ, ông Gióp lên tiếng nói:

“Ôi, những lời tôi nói đây, phải chi có người chép lại, phải chi có người ghi vào sách, có người đục bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá cho đến muôn đời! Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân này, tôi sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa.

Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người,

Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ”. Đó là Lời Chúa.

Đáp ca Tv 26,1.4.7 và 8b và 9a.13-14 (Đ. c.13)

CHÚA LÀ NGUỒN ÁNH SÁNG VÀ ƠN CỨU ĐỘ CỦA TÔI.

Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,

tôi còn sợ người nào ?

Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,

tôi khiếp gì ai nữa ?

Đ.

Tôi vững vàng tin tưởng

sẽ được thấy ân lộc Chúa ban

trong cõi đất dành cho kẻ sống.

Đ.

Một điều tôi kiếm tôi xin,

là luôn được ở trong đền Chúa tôi

mọi ngày trong suốt cuộc đời,

để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang,

ngắm xem thánh điện huy hoàng.

Đ.

Lạy Chúa, cúi xin Ngài nghe tiếng con kêu,

xin thương tình đáp lại. Lạy Chúa, con tìm thánh nhan Ngài, xin Ngài đừng ẩn mặt.

Đ.

Tôi vững vàng tin tưởng

sẽ được thấy ân lộc Chúa ban

trong cõi đất dành cho kẻ sống.Hãy cậy trông vào Chúa,

mạnh bạo lên, can đảm lên nào !

Hãy cậy trông vào Chúa.

Đ.

Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma. 2 Rm 5,5-11

Thưa anh em, trông cậy không làm chúng ta phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi ; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy. Nhưng không phải chỉ có thế, chúng ta còn có Thiên Chúa là niềm tự hào, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng nay đã hoà giải chúng ta với Thiên Chúa. Đó là Lời Chúa.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan. Ga 6, 37-40

 

Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng rằng : “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết.” Đó là Lời Chúa.

trước khi đọc bài chia sẻ trong Attachment.

 

Have a nice day.
 
God bless,
 
fr. minhanh

 

--
.
 
 

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA- SỰ SỐNG MUÔN ĐỜI

 

  •  
    nguyenthi leyen <yen
     
    Wed, Oct 28 at 1:03 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    SỰ SỐNG MUÔN ĐỜI

    Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời : Ga 6, 35-40

     

     

    Suy niệm

    Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều, dân chúng tiếp tục tìm đến Đức Giêsu. Ngài biết họ tìm Ngài chỉ vì được ăn bánh no nê. Con người ngày nay cũng thế, cơm áo gạo tiền là vấn đề trên hết: người nghèo thì bị hút vào công việc lam lũ nhọc nhằn, để thoả mãn cái đói cấp bách của thân xác; người giàu thì mê mải với bao tiện nghi và thú vui đang mời gọi. Rốt cuộc, kẻ nghèo người giàu đều có nguy cơ như nhau: là đánh mất cái đói khát tinh thần, chỉ mãn nguyện với những no thỏa vật chất.

     

    Bên ngoài xem ra là như thế, nhưng thật ra bên trong con người còn có những nhu cầu sâu xa hơn: người nghèo không chỉ cần cơm bánh, mà còn cần tình thương; người giàu dư cơm bánh nhưng lại cần lẽ sống. Bao nhiêu bạn trẻ dư thừa mọi sự, nhưng lại thất vọng chán chường và thậm chí rơi vào trụy lạc. Họ có tất cả, nhưng vẫn thấy thiếu cái gì đó. Thiếu cái này thì mọi cái khác trở thành thừa. Có khi cuộc sống sa đoạ lại là cách họ biểu lộ cơn đói khát vô cùng về sự thiện hảo. Chúa Giêsu tiếp tục khơi dậy khát vọng đó nơi lòng người. Ngài không chỉ ban Manna cho sự sống tạm thời của con người, nhưng còn ban bánh bởi trời:“Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”.

     

    Đó là một mạc khải vô cùng lớn lao mà ngay một số người Kitô hữu cũng khó lòng tin, nên chưa thể sống với lòng đầy hy vọng. Ai có lòng tin mới yêu quí và say mê bữa tiệc Thánh Thể. Trên giường hấp hối, thánh Monica đã nhắn nhủ con mình là Augustinô như sau: "Mẹ chỉ xin con một điều là hãy nhớ đến mẹ khi tới bàn tiệc thánh". Chắc chắn thánh nữ đã từng cảm nghiệm sức sống linh thiêng từ Mình Thánh Chúa, và tin chắc đó là linh dược cho sự sống muôn đời của mình, nên mới có lời nhắn nhủ cuối cùng như thế.

     

    Ai cũng mơ ước được sống hoài sống mãi, nhưng chắc không phải là cuộc sống này mà là cuộc sống viên mãn, một cuộc sống không còn đau khổ hay đói khát gì nữa. Để con người không phải mò mẫm trong tối tăm, Chúa Giêsu đã tuyên bố rõ ràng: "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!”. Lời tuyên bố ấy đã khai nguyên sự sống mới cho nhân loại. Với tư cách là Con Thiên Chúa, Ngài đã chia sẻ thân phận làm người như ta, đón nhận mọi cay đắng và thống khổ, đồng thời cũng chính là Đấng đã chết và đã sống lại vì chúng ta. Thiên Chúa Cha muốn gửi gắm chúng ta cho Chúa Giêsu lo liệu, và Chúa Giêsu cũng đã khẳng định: “Tất cả những kẻ Cha đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”. Như vậy, sự sống vĩnh cửu đã bắt đầu ngay từ đời này, khi chúng ta đến với Giêsu với niềm tin tưởng: “Ai tin vào Người Con, thì được sống muôn đời”.

     

    Giáo Hội dành tháng 11 để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, trong đó có những người thân yêu là ông bà, cha mẹ, anh em, bạn hữu... Anh em Phật Giáo cũng có Mùa Vu Lan hay những ngày giỗ chạp để nói lên lòng hiếu nghĩa. Với đức tin Kitô giáo, chúng ta tin rằng, người chết không cần đồ cúng hay vàng mã, mà là cầu nguyện, hy sinh, việc lành, cách riêng là thánh lễ. Trong mầu nhiệm các thánh thông công, đó mới là những điều cần thiết cho các linh hồn trong luyện ngục, là những người đang mong mỏi được tình yêu Chúa thanh luyện, để các ngài sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa trong hạnh phúc muôn đời.

     

    Sớm muộn gì thì tất cả chúng ta cũng sẽ gặp lại nhau qua cái chết, là điểm hẹn chung cho mọi người. Tin tưởng vào Thiên Chúa hằng sống, nên điều quan trọng không phải ta sẽ chết như thế nào, mà ta đã sống như thế nào, nên ta hãy sống trọn vẹn cuộc đời mình hôm nay cho Thiên Chúa và tha nhân. Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là một mầu nhiệm. Còn hiện tại là một tặng phẩm vô giá của Thiên Chúa. Chính khi sống trọn vẹn giây phút hiện tại là ta đang sống cái vĩnh cửu. Chính trong hiện tại mà ta đón đợi và gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng sẽ tỏ mình hoàn toàn cho ta trong sự sống mới muôn đời.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Chúa! Dù tin hay không tin,
    dù là người hữu thần hay vô thần,
    ai cũng sẽ lần lượt được đưa tiễn,
    để ra đi về miền “vĩnh viễn”,
    cái chết vẫn là điểm hẹn chung,
    cho mọi người ở giây phút cuối cùng.

     

    Bao người đã đặt ra vấn đề,
    tại sao mình phải chết?
    Chết rồi sẽ ra sao?
    Bên kia cái chết sẽ thế nào?
    Nếu chết là hết thì sống có ý nghĩa gì?

     

    Con người vẫn bị giày vò và sợ lo,
    bởi thấy đời mình chỉ còn là nắm tro,
    dù biết rằng là “sinh ký tử quy”,
    nhưng vẫn khắc khoải và sầu bi,
    “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”.

     

    Tạ ơn Chúa đã mạc khải tất cả,
    về cuộc sống hôm nay và cái chết ngày mai,
    giúp cho con một tâm thái vững vàng,
    để luôn sống bình an qua năm tháng.

     

    Dẫu biết sự chết vẫn là một mầu nhiệm,
    vì rằng chẳng ai có kinh nghiệm,
    nhưng đã ẩn tiềm ngay trong sự sống,
    vì mỗi cuộc đời không ngẫu nhiên mà có,
    không như mưa gió đương nhiên mà thành,
    không tất nhiên như hoa cành mà kết thúc.

     

    Nhưng Chúa đã định cho có lúc,
    hết giây phút đời này thì đến lúc đời sau,
    điều quan trọng là con sống thế nào,
    để hoàn thành một cuộc đời độc đáo,
    bằng đức tin và lòng mến dạt dào,
    để con có thể bước vào đời sống mới,
    qua bên kia trong thế giới rạng ngời,
    hưởng nhan Chúa đến muôn đời hạnh phúc. Amen.

     

    Lm Thái Nguyên

     
     

 

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - THỂ XAC CON NGƯỜI

 
 

nguyenthi leyen 
 
 
 
 
Ảnh cùng dòng

 
ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA

THỂ XÁC CON NGƯỜI.

 I. Cuộc sống theo những đòi hỏi thể xác.

 

Thánh Gio-an Chry-sô-tôm đã nói: “Hỡi các tín hữu, hãy đến các mồ mã, nhìn ngắm tro bụi và thấy rõ!”

 

Thi thể người qua đới thối nát: xương rơi từng mãnh, như lời Tiên-tri Đa-ni-en: “Tất cả ra như trấu trên sân lúa mùa hè bị gió cuốn đi, không còn dấu vết đâu nữa.” (Đa-ni-en 2: 35).

 

Hỡi người thuộc dòng dõi quí-tộc, quí ngài được gọi vào đời. Bao người ước ao được địa-vị của quí ngài, nhưng hiện giờ quí ngài ở đâu? Vào phòng, quí ngài không còn ở đó nữa. Áo quần, vật dụng đã được phân chia cho người khác. Muốn thấy quí ngài chỉ còn cách ra nghĩa-địa. Hình-hài đẹp đẽ thuở nào ở đâu, mà nay vỏn-vẹn chỉ còn một nắm xương tàn nằm yên trong lòng đất.

 

Lạy Chúa, thể xác quí ngài đã được nếm đủ mùi cao-lương mĩ-vị, mặc đủ các thứ gấm-vóc lụa-là, kẻ hầu người hạ, nhưng mọi thứ đó hiện giờ còn ích gì!

 

II. Cuộc sống biết hãm dẹp thể xác.

 

Lạy các Thánh, các Ngài thật khôn ngoan vì biết hãm dẹp thể xác để tỏ lòng mến Chúa, vì chỉ một mình Chúa đáng mến yêu ngay ở trần thế. Bây giờ xương các Ngài được lưu giữ và tôn-kính ở trong các hộp bằng vàng, hồn thiêng xinh đẹp các Ngài đang sống trong hạnh-phúc chan hòa, chờ ngày thế mạt, hồn các Ngài hợp với xác để hát mừng Chúa trong đoàn người chiến-thắng khải-hoàn, vì đã chịu đau khổ với Chúa Giê-su tử-nạn suốt đời.

 

Yêu thể xác thật sự là bắt nó hãm dẹp những gì bất chính để được hạnh-phúc đời đời, là biết từ bỏ những thú vui tội-lỗi, vì nó làm cho ta đau khổ ở cuộc sống vĩnh-viễn đời sau.

 

LỜI NGUYỆN MẾN YÊU.

 

Lạy Chúa, thể xác con đã bao phen làm mất lòng Chúa sẽ làm mồi cho giòi bọ. Con không đau buồn vì thể xác này sẽ hư nát, trái lại con đau đớn vì con đã dùng thể xác xúc-phạm đến Chúa.

 

Con không thất vọng vì lượng từ-bi hải-hà của Chúa, vì Chúa hằng chờ đợi con, hằng tha thứ cho con. “Chúa hằng chờ đợi để tha-thứ gia-ân cho các ngươi.” (I-sai-a 30 : 18)

 

Chúa sẵn sàng tha thứ, nếu con biết hối-cải. Lạy Chúa rộng lượng từ-bi, con hết lòng ăn-năn vì đã bao phen xúc phạm đến Chúa. Như Thánh Catharina Gênoa, con xin thưa với Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không phạm tội nữa, không bao giờ con dám phạm tội nữa.”

 

Không bao giờ con dám lợi-dụng lòng kiên-nhẫn chờ đợi của Chúa. Lạy Chúa, Chúa chết tất-tưởi trên Thánh-giá vì lòng yêu con. Sao con dám chờ đợi đến phút chót mới đáp lại lòng thương yêu của Chúa.

 

Con không dám đợi đến giờ chết mới hôn ẳm Chúa. Ngay từ bây giờ, từ giờ phút này, con xin trở lại với Chúa.

 

Đã bao năm con sống ở trần gian xa cách tình yêu Chúa. Xin Chúa chiếu-dõi ánh sáng trên con và ban sức mạnh cho con, để con yêu Chúa suốt cuộc đời còn lại của con.

 

Con sẽ không chờ đến giờ chết mới yêu Chúa, nhưng ngay từ giờ phút này con xin yêu Chúa, con hôn ẳm Chúa, con kết-hợp chặt chẽ với Chúa và thề-hứa sẽ không bao giờ con dám xa lìa Chúa.

 

Lạy Mẹ trinh-khiết vẹn tuyền, xin Mẹ thắt-chặt con với Chúa Giêsu, con Mẹ, để đừng bao giờ con xa lìa Người.
Tác giả: Thánh An-Phong-Xô Li-go-ri  
(Phêrô Bùi-Đắc-Hữu, dịch)
 
 
 

NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA - PHÁN XÉT

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Oct 1 at 2:19 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NHỮNG BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI 
    Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    PHÁN XÉT 
     
    Sự khôn ngoan siêu việt của Chúa thấu suốt mọi bí ẩn trong tâm trí chúng ta; tận đáy lòng chúng ta, và lần dở ra những trang sách cuộc đời đã được gấp kín. Giáo lý Công Giáo dạy rằng, tất cả mọi người sẽ trải qua một cuộc phán xét rất đặc biệt lúc chúng ta chết. 
     
    Ngay khi vừa trút hơi thở cuối cùng, linh hồn chúng ta ra trước tòa phán xét Thiên Chúa ngay tại chỗ chúng ta chết. Cho dù chúng ta có chết ở đâu đi nữa, Thiên Chúa sẽ hiện diện ngay chỗ đó để thi hành công lý. Thiên Chúa đã ấn định cho mỗi người chúng ta một thời gian nào đó sống trên mặt đất này, Người đã đánh dấu ngày cuối đời cho mỗi người; ngày mà chúng ta sẽ không thấy nối tiếp qua những ngày khác nữa, cũng chẳng còn thời gian nữa. 
     
    Khoảng cách nào giữa giây phút đầu với giây phút cuối? Cuộc đời giống như mây khói vậy, nó chấm dứt nhanh chóng hơn một con chim lao mình xuyên qua không khí, như một con tàu đi giữa biển khơi, tất cả đều không để lại một dấu vết gì. 
    Bao giờ thì chúng ta chết? 
    Có thể là năm sau, hay tháng sau? 
    Có thể là ngày mai, hay hôm nay? 
    Chẳng ai biết! Điều ấy đã xảy ra cho nhiều người, chẳng lẽ chúng ta tránh khỏi sao? 
    Nó có thể đến bất ngờ khi các con không nghĩ đến gì ngoài việc ăn chơi trác táng, khi đó các con sẽ được dẫn đến trước tòa án của Thiên Chúa, giống như ông vua Baltassar xứ Babilon vô đạo. 
     
    Điều gì sẽ xảy đến với linh hồn bước vào thế giới vĩnh cửu thiêng liêng? Ngạc nhiên, bối rối, từ đó trở đi bị tách biệt khỏi bạn bè, và nơi đó, bao bọc bởi ánh sáng thần thiêng, linh hồn sẽ nhìn thấy Đấng Tạo Thành của nó. Thiên Chúa khi đó không còn là một người Cha nhân từ nữa, nhưng là một vị Thẩm Phán đầy nghiêm minh. 
     
    Hãy hình dung cảnh tượng linh hồn ở giây phút rời khỏi thế giới này. Nó sẽ ra trước tòa phán xét, với một mình Thiên Chúa; có Thiên Đàng một bên, Hỏa Ngục một bên. 
    Điều gì bày ra trước tòa phán xét? 
    Hình ảnh của toàn bộ cuộc đời mỗi linh hồn. Mọi tư tưởng, lời nói, việc làm đều bị xét xử. Cuộc xét xử này rất khủng khiếp bởi lẽ không có gì có thể che giấu được Thiên Chúa. Sự khôn ngoan siêu việt của Chúa thấu suốt mọi bí ẩn trong tâm trí chúng ta; tận đáy lòng chúng ta, và lần dở ra những trang sách cuộc đời đã được gấp kín. 
     
    Tội nhân không thể nào trốn tránh được ánh sáng như những lần họ đã từng che giấu; họ bịp bợm che mắt người đời, nhưng không thể nào giấu được trong ngày phán xét;
     
    Thiên Chúa sẽ chiếu dọi ánh sáng vào những tội lỗi mờ ám, vì nghĩ rằng vi phạm mà không bị trừng phạt. 
    Thiên Chúa nói rằng chúng ta sẽ bị xét xử 
    - về tư tưởng, 
    - lời nói và hành động; 
    - thậm chí về những điều tốt đúng lý ra chúng ta phải làm, và những điều không nên làm, 
    - về những tội lỗi của người khác mà chính chúng ta đã làm gương xấu cho họ. 
    - Biết bao nhiêu tư tưởng xấu xa mà chúng ta đã nghĩ đến – 
    - cố tình nghĩ đến; bao nhiêu lần trong một ngày? Một tuần? Một tháng? Một năm? 
    - Bao nhiêu lần trong suốt cuộc đời chúng ta? 
    Không có một lần phạm tội nào có thể trốn thoát khỏi sự hiểu biết của Đấng Thẩm Phán. 
     
    Kẻ ngạo mạn phải chịu xét xử về mọi tư tưởng kiêu căng, tham lam, dâm ô, và mọi ước muốn tội lỗi hắn nuôi dưỡng trong trí óc mình.
     
    Những thanh niên nam nữ thường bỏ thì giờ cho áo quần để được thỏa mãn trong sự khoe khoang, để gây chú ý, và để người khác khen ngợi, nhưng lại không dám xưng thú tội lỗi mình ra trong tòa cáo giải, liệu họ có thể che giấu tội lỗi mình trong ngày phán xét không? 
     
    Không bao giờ! Họ sẽ ra trước tòa phán xét như thể họ đang sống vậy, trước mặt Thiên Chúa, Đấng sẽ phơi bày tất cả những gì bí mật nhất trong tận đáy lòng họ. 
    Rồi có ngày chúng ta phải chịu xét xử về những lần đã thề thốt, chửi rủa, nói bậy. Thiên Chúa nghe biết tất cả 
    - những lời nói xấu xa của chúng ta, 
    - những chuyện tục tĩu, lời nói lộng ngôn, 
    - những bài hát phóng đãng dâm loạn; 
    Người còn nghe cả những cuộc thảo luận nghịch đạo nữa. Chưa hết, 
    Thiên Chúa còn xét xử đến những hành động của chúng ta. Người sẽ phơi ra ánh sáng những sự bất trung của chúng ta, 
    - việc quên giữ các giới răn của Người, 
    - sự vi phạm đến các giới luật của Người, 
    - việc ô uế và xúc phạm đến các thánh đường, 
    - sự quyến luyến với thế gian, tình yêu bất chính trong những cuộc vui chơi hưởng lạc. 
     
    Tất cả những điều đó sẽ được bộc lộ; trộm cắp, bất công, cho vay nặng lãi, đam mê vô độ, giận dữ, tranh chấp, bạo động, trả thù, thái độ tùy tiện phạm tội, những sự ghê tởm đó không thể nào đem ra ánh sáng mà không bị xấu hổ nhục nhã. 
    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars 
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ