18. Chia Sẻ Tại Nhà Quàn

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - ĐỜI LÀ GIẤC MỘNG

  •  
    Chi Tran



    ĐỜI NGƯỜI LÀ GIẤC MỘNG
    Chia Sẻ tại Nhà Quàn
     
    Vinh hoa phú quý rồi cũng thoáng qua theo ngày tháng, ân ái tình thù rồi cũng trở về với cát bụi.
     
    Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, có thói quen rất lạ, cứ cách một thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến lò hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.
     
    Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to, quý tộc, quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế nằm xuống bất động, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm khăn.
     
    Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói. Ngẫm lại đời người thật đơn giản vậy! Vinh hoa phú quý rồi cũng thoáng qua theo ngày tháng, ân ái tình thù rồi cũng trở về với cát bụi.
     
    Hôm nay chúng ta sống trong một thế giới đầy vật chất, dục vọng bởi những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc, ăn ngon mặc đẹp…, dễ làm cho con người trở nên ngông cuồng, ngạo mạn, đam mê và tư lợi.
     
    Khi bạn cảm thấy hiện thực và ước mơ có sự chênh lệch, khi bạn cảm thấy không kiềm chế được tâm ân oán tình thù, hơn thua được mất , thủ đoạn với danh lợi, quyền thế mà mưu tính hại nhau…,
     
    Sao bạn không thử đi đến nơi lò hỏa táng, nhìn ngắm thật kỹ nắm tro tàn, là cái còn lại của một kiếp người, rất có thể đó là người mà bạn mới vừa trò chuyện đầy ngưỡng mộ và say mê vài hôm trước… lúc đó bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều với những áp lực đang đè nặng nơi tâm hồn của bạn chỉ là cái phù hoa.
     
    (St)
     
     
     

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - NAY ANH - MAI TÔI

  •  
    Chi Tran



    Hôm nay anh, ngày mai tôi
    Cuộc sống con người, sinh ra rồi chết đi. Đó là một quy luật tự nhiên chẳng thể chối cãi. “Nào phàm nhân sống mãi được sao mà chẳng phải đến ngày tận số?” (Thánh Vịnh 49,10).
     
    Thế nhưng, ít ai quan tâm đến vấn đề này. Thứ mà mỗi ngày chúng ta quan tâm phải chăng là những dự định, lo toan cho cuộc sống?
     
    Những ước mơ, hoài bão, khát vọng một cuộc sống trần gian tươi đẹp cho bản thân? Chính Chúa Giê-su đã cảnh báo: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến” (Matthêu 24,42).
    Chúng ta hãy đặt mình vào một sự thinh lặng để ngẫm nghĩ về cuộc đời này. Hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng chứng kiến cảnh một người thân hay bạn bè của mình qua đời. Những lúc như thế, chúng ta đã chẳng nghĩ về một ngày không xa sẽ tới lượt của chúng ta?
    Một người mẹ mang thai chín tháng mười ngày, nhưng lại mất đi đứa con vào đúng ngày nó chào đời. Một người cha, người mẹ chẳng thể gặp lại con khi nó đi ra nước ngoài rồi bị tai nạn chẳng thể trở về. Một người vợ mất chồng để lại bao đứa con thơ non dại. Con mất cha, mất mẹ, mất anh chị em mình. Còn nỗi buồn nào diễn tả cho thấu nỗi lòng mà họ đang mang đó. Những lúc như thế, câu Thánh Vịnh lại vang vọng trong mỗi tâm hồn : “Người ta thường đặt tên mình cho miền này xứ nọ, nhưng ba tấc đất kia mới thật là nhà, nơi ta ở muôn đời muôn kiếp” (Thánh Vịnh 49,12).
    Chúng ta nghĩ rằng mình còn quá trẻ, biết bao điều phía trước đang đợi, biết bao dự định tương lai đang vẽ trong đầu, sao lại đi nghĩ đến mấy cái chuyện chết chóc vốn dĩ dành cho mấy ông bà già sắp chết, những kẻ mang bệnh tật bên mình? Đôi khi nói thô nhưng thật: đời mà, đấu đá hơn thua với nhau, nhưng một khi già yếu, bệnh tật thì xuống nhanh lắm, cuối cùng cũng ba tấc đất như nhau thôi.
    Chúa là Sự Sống, Người đã ban cho con người Sự Sống ấy và Người cũng có quyền lấy nó đi “Người đã ban cho, người lại lấy đi” (Gióp 1,21). Hôm nay anh, ngày mai tôi – kẻ trước người sau, không kể giàu sang hay nghèo khó, ra đi không từ biệt ” Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong, bỏ lại tài sản mình cho người khác” (Thánh Vịnh 49,11).
    Tháng 11 – tháng cầu nguyện cho các linh hồn- Chúng ta nhớ đến tất cả các linh hồn, và trước hết là những linh hồn có liên hệ với chúng ta nhất: cha mẹ, anh chị, ông bà tổ tiên và các linh hồn mồ côi. Và chúng ta cũng không quên cầu nguyện cho nhau, để giữa dòng đời hối hả, chúng ta biết dừng lại để suy tư về cuộc sống này, nơi hy vọng của chúng ta là nơi Đức Giê-su Ki-tô đã chết và sống lại.
    Một chút suy tư từ câu nói trong bài giảng của một vị linh mục.
    Phê rô Nguyễn Văn Đại
    (Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)
     
     

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN -LM AN MAI

 

  •  
    BBT CGVN
     
     
     
     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

        

    Chuyên mục

    TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN:

     

    TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?

    Lm. Anmai, CSsR

     

     

     

     

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3k2wObr

             

    Câu hỏi xem chừng chả có gì hay và cũng có thể gọi là câu hỏi vô duyên!

    Tìm gì ư? Tìm cơm áo gạo tiền. Thế mà cũng hỏi.

    Thật vậy! Trừ những đứa trẻ hay những học sinh - sinh viên, còn người lớn hay gọi là người trưởng thành ai mà chẳng phải lao đầu đi kiếm tiền. Đơn giản có tiền mới trang trải cho cuộc sống cũng như đáp ứng nhu cầu cho cá nhân, cho gia đình.

    Và rồi trong cuộc sống, người nghèo thì tìm sao cho đủ ăn đủ mặc. Người quá nghèo thì chắc có lẽ chỉ cần có cái ăn còn cái mặc thì ai cho gì mặc đó. Nhưng ở người giàu có thì lại muốn tìm thêm để sắm cái này, mua cái kia sao cho bằng chị bằng em.

    Người giàu xem chừng ít ai biết “đủ” khi họ đã lao vào "cuộc chơi". Có khi bất chấp sức khỏe, có khi không giành cho thời gian nghỉ mà lao đầu vào tìm tiền. Có những người tìm tiền bất cứ giá nào và bất chấp mọi thủ đoạn.

    Trong cuộc sống, như định mệnh: người giàu kẻ nghèo! Người giàu ở nhà cao cửa rộng, có xe và những thứ đắt tiền. Người nghèo thì chắc chỉ cần 4 bức vách và mái nhà để che thân.

    Tất cả cùng lớn lên, cùng sống, cùng phát triển. Kèm theo sự tăng trưởng trong cuộc sống thì thời gian như cuốn lại, tuổi tác như già ra và cái chết như cận kề vì bệnh tật hay tuổi cao sức kém.

    Cuối cùng, tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, địa vị, sắc đẹp, giàu sang phú quý hay nghèo hèn... tất cả đều phải chết.

     

     

     

    Tôi vẫn có thói quen thăm mộ Mẹ, phòng hài cốt có tro bụi của Cha. Mỗi lần đến đó, hình ảnh thân thương lại tràn về. Những người nằm quanh đó cũng như cha mẹ. Những nhà giàu thì phần mộ được xây to hơn người khác nhưng bên dưới cũng chỉ là xác đất vật hèn mà thôi.

    Nhìn những nấm mộ ở nghĩa trang, nhìn những chiếc hũ tro cốt tại phòng Chờ Phục Sinh ... ta thấy được điều gì? Xin thưa ta thấy được dúm tro tàn hay bộ xương khô của những người nằm đó. Và thử hỏi, cuối đời họ mang theo được gì khi đến trước mộ phần.

     

     

     

    Trước mộ phần, người thân ta đó chứ! Trước mộ phần, người quen ta đó chứ! Trước mộ phần, bè bạn ta đó chứ! Trong những người đó, khi sinh thời có khi là một giám mục, một linh mục, một doanh nhân giàu có, một đại gia thành đạt ... nhưng giờ còn nữa đâu. Phần ta, ngày sau ta cũng như họ không hơn không kém. Ta cũng được vùi sâu trong lòng đất hay được thiêu đốt thành dúm tro tàn.

    Cuộc đời là vậy đó để rồi ta tìm gì nữa?

    Vẫn là con người, lệ thuộc trong định luật của con người để rồi con người tìm kế sinh nhai. Thế nhưng rồi chả lẽ con người cũng như con chim con chiện đi tìm kế sinh nhai xong rồi chết hay sao? Con người đâu như con vật kia rằng thì là chết là hết. Với những người có đạo, với những người có tín ngưỡng vào xác loài người sẽ sống lại e rằng không dừng lại ở cái chuyện tìm kế sinh nhai nhưng lại là đi tìm cái cửa đàng sau cửa chết.

    Kinh nghiệm còn đó và có đó nhưng dường như ít ai thuộc cho lắm để rồi con người ta lao đầu vào tìm đủ mọi cách sao cho mình được giàu sang phú quý và có những người không ngần ngại tranh giành với cha, với mẹ và với anh chị em mình để thừa hưởng vài đồng bạc lẻ hay mảnh đất hay cùng lắm là căn nhà. Và rồi họ quên rằng sau khi họ tranh giành như vậy liệu rằng cuộc đời của họ có bình an hay như là những của cải đó mang theo đến mộ phần cùng với họ. Khi chợp mắt khép mi rồi thì tất cả danh vọng, tiền tài, lụa là gấm vóc đều để lại.

    Tôi vẫn hình dung tương lai ở phía trước trong phần mộ hay trong nhà hài cốt. Bon chen cho lắm, cày cho thật sâu và thật lâu nhưng cuối cùng chỉ là dúm tro tàn mà thôi.

    Ý thức như vậy cùng với suy nghĩ có thể ngày hôm nay là ngày cuối cùng cho sự sống để lòng được thanh thản hơn. Kèm theo đó là câu mà mình tự hỏi rằng cả cuộc đời mình đã “đi tìm cái gì” để cho dễ sống.

    Nếu như ai nào đó nghĩ và tin rằng cuộc đời này là mãi mãi, trần gian này là vinh phúc thì cứ mãi đi tìm theo tự do của họ. Còn nếu ai xác tín và chân nhận rằng cuộc đời này chỉ là cõi tạm hay là kiếp phù du thì ta sẽ có con đường sống thanh tao nhàn nhã với những vật lộn kiếp sống.

     

     

     

    Cứ mỗi lần đi vào thăm làng đồng bào thiểu số là mỗi một lần ta tự hỏi cũng như trả lời cho thái độ sống của ta. Người trong buôn họ nghèo lắm, họ khó khăn lắm nhưng sao lòng của họ thật bình an. Đơn giản vì rằng họ không có nhu cầu cao trong cuộc sống cũng như họ luôn thấy đủ nên lòng cứ mãi bình an.

     

     

     

    Nói như thế không phải ta thụ động hay buông xuôi. Nghĩ như thế không phải là ta để cho đời trôi như cánh bèo nhưng là để ta ý thức về cái cùng đích của đời ta cũng như ta mang theo gì được đến với mộ phần.

     

     

     

    Ngày mỗi ngày, ta lại xin Chúa cho ta ơn bình an trong cuộc sống. Ngày lại ngày ta xin Chúa cho ta luôn ý thức rằng ta “đã đủ” trong mọi hoàn cảnh để ta được mãi bình an.

     

    Lm. Anmai, CSsR

    Hẹn gặp lại

     

    GachNgang.png

     

     

     



 

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - CHIẾC VALI CUỐI ĐỜI

  •  
    Chi Tran

     

    CHIẾC VALI HÀNH LÝ CUỐI ĐỜI

     

    Mỗi khi con nói một lời tử tế, mỗi khi con làm một điều dễ thương, mỗi khi con nghẹn ngào trước một mảnh đời khốn khổ, Ta đều cất giữ tất cả vào làm hành lý cho con mang theo về cùng Ta…”

     

    Một người kia biết mình sắp từ giã cõi thế, ông mơ thấy Thượng Đế đến gần, trong tay Ngài cầm một chiếc vali.

     

    - Thượng Đế bảo: “Nầy con, đã đến lúc đi theo Ta rồi”. 

     

    - Ngạc nhiên, người ấy trả lời: “Bây giờ sao ? Mau quá vậy ? Con có bao nhiêu là dự định…” 

     

    - “Rất tiếc nhưng đã đến giờ đi rồi”.

     

    - Người ấy hỏi: “Ngài có gì trong chiếc vali kia vậy ?” 

     

    - Thượng Đế trả lời: “Tất cả những gì thuộc về con”. 

     

    - “Ồ, những gì thuộc về con sao ? Ý Ngài muốn nói những đồ đạc, áo xống, tiền bạc của con ư ?” 

     

    - Thượng Đế trả lời: “Những cái đó đã không phải của con; chúng thuộc về trần gian”.

     

    - Người ấy lại hỏi: “Có phải nó là ký ức của con không ?” 

     

    - Thượng Đế trả lời: “Ký ức đã không bao giờ thuộc về con; chúng thuộc vào thời gian”.

     

    - “Vậy có phải là những tài năng của con ?”… 

     

    - “Tài năng đã không bao giờ là của con; chúng tuỳ thuộc vào những tình huống con gặp trong đời con phải giải quyết”.

     

    - “Phải chăng là bạn bè và gia đình của con ?”…

     

    - “Rất tiếc, họ đã không bao giờ là của con, họ thuộc về con đường mà con đã đi qua”.

     

    - “Hay đó là thân xác con ?”… 

     

    - “Thân xác đã không bao giờ là của con, nó thuộc về cát bụi”.

     

    - “Vậy đó là linh hồn của con chăng ?”…

     

    - “Không đâu, linh hồn của con thuộc về Ta là Đấng đã tạo dựng nên con”.

     

    Đầy hoang mang sợ hãi, ngươi ấy nhận chiếc vali từ tay Thượng Đế và mở nó ra, ông chỉ thấy nó trống trơn. Một giọt nước mắt lăn dài trên má, người ấy thốt lên: “Trời ơi, vậy là cuối cùng con đã chẳng có gì cả sao ?”…

     

    - Thượng Đế trả lời: “Không đâu, con đã có được nhiều lắm chứ, nhưng nó không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nó chính là tấm lòng vị tha của con. Mỗi khi con nói một lời tử tế, mỗi khi con làm một điều dễ thương, mỗi khi con nghẹn ngào trước một mảnh đời khốn khổ, Ta đều cất giữ tất cả vào làm hành lý cho con mang theo về cùng Ta…”

     

    (nguồn sưu tầm)

     
     

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN

  •  
    Chi Tran

     
     
    DÂNG THÁNH LỄ CẦU NGUYỆN GIÚP CÁC LINH HỒN SỚM VÀO THIÊN ĐÀNG
     
    Năm 1418, có một thày dòng ở nước Pháp vượt biển sang thành Giêrusalem, viếng những nơi Đức Chúa Jesu chịu chết chuộc tội thiên hạ. Khi trở về lúc vượt biển thì phải cơn phong ba bạt vào gò Xicilia, thì lên đất mà xem phong cảnh xứ ấy thế nào. 

    May thầy ấy gặp một người tu hành ở đảo ấy đã lâu năm, ăn chay đền tội, làm việc lành đêm ngày. Hai thày ấy nói năng cùng nhau vệ sự tập đi đàng nhân đức cùng về sự bỏ mọi sự sang trọng thế gian một lúc lâu, đoạn thầy tu hành ấy hỏi thăm quê quán thày dòng ấy ở đâu. 

    Khi đã biết quê thày dòng ấy ở nước Pháp, thì lại hỏi thày ấy có quen biết thày Odilon chăng ? Thày dòng ấy thưa rằng: « Thày Odilon là bề trên cả dòng ông thánh Benedicto, là đấng đạo đức, khôn ngoan, cùng đã nổi danh tiếng trong Hội thánh. Thày hỏi tôi điều ấy làm chi ». 

    Thày tu hành thưa lại rằng : « Ở gần đây có vực sâu nặng chỗ ngọn lửa cháy lên, và nghe tiếng những linh hồn đền tội mình chưa đủ, kêu khóc khốn nạn lắm ; lại chưa được mấy ngày nay, tôi lại nghe thấy quỉ kêu trách thày Odilon, cùng các thày dòng ông ấy, vì năng làm phúc, và cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, cho nên những linh hồn ấy chóng được khỏi chốn ấy, chẳng phải giam lâu. 

    « Vì vậy khi đã trở về đến quê nhà, thì xin thày đến cùng thầy Odilon mà trình cho thày ấy biết điều ấy, để cho thày ấy cùng các thày trong dòng thày ấy càng được vững lòng cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục một ngày một hơn » 

    Thày dòng vâng lời thày tu hành, khi vừa về đến nhà quê, liền đi trình thày Odilon các điều trước sau, thày Odilon nghe biết làm vậy, thì viết tờ truyền cho các nhà dòng thuộc về quyền thày ấy coi sóc, hằng năm, ngày hôm sau ngày lễ Các Thánh, thì phải làm mỗi thày một lễ cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục, như ta đã nói trong bài ngày mồng một trước này. 
    TÍCH CÁC LINH HỒN