8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHUYỆN KỂ VỀ LM TRỪ QUỶ

  •  
    Chi Tran - LEYEN

     
     
     
     
     


    TRUYỆN KỂ TỪ LINH MỤC TRỪ QUỶ
    ĐỜI CHA ĂN MẶN, ĐỜI CON KHÁT NƯỚC
    LNĐ: Đây là câu chuyện thật, các nhân vật đã được đổi tên.
    Bà Monica khi còn trẻ thì có thói quen kiêng ăn. Bà Monica đã từng muốn tự tử hai lần. Nay dù bà đã ở tuổi trung niên nhưng bịnh trầm cảm trở lại và đã có nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra. Bà tỏ ra rất sợ các vật thánh. Khi chồng bà đưa bà dự lễ chữa lành thì bà có những hành động lạ lùng chứng tỏ là bà bị lực lượng bóng tối thống trị.
    Cuối cùng chồng bà ta là ông Nathan phải đưa bà đến gặp một linh mục trừ quỷ. Sau đó, ông ta kể cho người bạn nghe rằng có ít nhất là 8 loại tà khí khác nhau đang làm hại vợ ông là bà Monica. Theo lời linh mục trừ quỷ thì các tà thần này đi vào gia tộc của bà Monica qua người ông nội của bà. Ông nội bà luôn dính bén đến tà thuật nên sự dữ cứ theo hành động của ông mà phá phách con cháu của ông.
    Khi được gặp nhà trừ quỷ thì khuôn mặt của bà Monica nhăn nhó và dúm dó một cách đáng sợ; ông chồng Nathan của bà chưa bao giờ thấy khuôn mặt vợ đáng sợ như thế, dù hai ngươi đã ở với nhau gần 20 năm trường.
    Ông Nathan là người giàu có, sống cuộc đời sung sướng trong một thành phố lớn ở Hoa Kỳ. Ông là một tín hữu Công Giáo ngoan đạo, nhưng không bao giờ chú ý đến các bí nhiệm của đức tin. Đây là gia đình thường du lịch ở Âu châu và sống rất sung túc.
    Vợ của ông không thể chịu được sự hiện diện của các vật thánh, đó cũng là dấu hiêu bị quỷ ám. Vợ ông nghe được những lời phỉ báng Chúa và bà thường muốn tự tử. Qua việc gặp linh mục trừ quỷ mà ông Nathan biết rằng ma quỷ muốn phá hoại bà Monica và đời sống gia đình của bà.
    Cuộc chiến đấu thiêng liêng cứ tiếp tục. Qua kinh nghiệm này, ông Nathan kể rằng ông mới biết thêm về quyền năng của việc cầu nguyện và quyền năng của giáo hội trong trận chiến chống lại ma quỷ. Vợ ông thường nói những lời xúc phạm nhưng ông Nathan biết rằng lời ấy của ma quỷ, không phải của bà vợ. Vì thế, ông ta giúp vợ chống lại kẻ dữ. Ông cầu nguyện nhiều để giúp bà vợ thoát khỏi sự ám ảnh của các tà thần gian ác.
    Ông Nathan kể rằng ông học được nhiều điều khi tiếp xúc với nhà trừ quỷ. Ngày nay ma quỷ tấn công các cuộc hôn nhân và gia đình. Nhưng chúng ta còn có niềm hy vọng. Ông Nathan bắt đầu cầu nguyện. Mặt của vợ ông có dấu hiệu là đang có cuộc phấn đấu mãnh liệt trong nội tâm.
    Bỗng dưng có tiếng chửi tục với cung giọng rất trầm phát ra qua cửa miệng bà vợ. Ngay lập tức, bà Monica cải chính là không phải bà ta chửi.
    Khi ông Nathan cho vợ xem xương thánh thì bà ta tỏ ra sợ hãi. Rồi có một giọng rất trầm ra lệnh cho ông ta hãy cất vật ấy đi. Sự dữ hoành hành và phá phách bà Monica cách dữ dội. Kẻ dữ muốn giết hại bà Monica và làm hại càng nhiều người càng tốt.
    Bà Monica kể rằng ma quỷ liên tục bảo bà hãy đi tự tử đi. Còn ông Nathan thì kể rằng một trong số những con quỷ dùng một loại ngôn ngữ đặc biệt trong khi bà Monica chuẩn bị chia sẻ cảm nghiêm của bà rút ra từ những gì mà bà trải qua. Cũng may là cả hai vợ chồng họ đều có đức tin mạnh. Họ rất trung thành với Chúa Giê su Kito.
    Họ cũng biết bằng cách nào mà quỷ dữ đến trong cuộc sống họ. Đó là vì ông nội của bà Monica vốn là người cao cấp của bọn Tam Điểm. Hành động sai lầm của ông cụ đã truyền đến cho dòng tộc cùng huyết thống và trong lúc ông Nathan và bà Monica đến giường bịnh của ông cụ vào năm ngoái. Ông bà đã mời một vị linh mục đến để ban các Bí Tích cuối cho ông cụ. Ngay lúc ấy có một giọng nói lạ thốt ra từ cửa miệng của ông cụ. Sau đó là tiếng gầm thét, hú hét và nguyền rủa.
    Những tội lỗi và sai lầm mà ông nội làm đã làm hại ít nhất là hai thế hệ và đã huỷ hoại đại gia đình họ bằng nhiều cách. Ông Nathan và bà Monica biết rằng cuối cùng thì bà Monica sẽ được giải thoát nhưng vì một lý do huyền diệu, Chúa để để cho bà chịu khổ lâu hơn.
    Kim Hà dịch thuật, 27/9/2019
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
    77
     
    1 lượt chia sẻ
     
    Chia sẻ
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HÃY CHÚA LÀNH

 
Lời Chúa (Rm 12,14-16a)
Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em,
chúc lành chứ đừng nguyền rủa:
vui với người vui,
khóc với người khóc.
Hãy đồng tâm nhất trí với nhau,
đừng tự cao tự đại,
nhưng ham thích những gì hèn mọn.
Lời nguyện
Lạy Chúa, ước gì môi miệng chúng con,
tâm hồn chúng con
và tất cả đời sống chúng con đều trở thành lời ca tụng Chúa.
Cả con người chúng con đã là một ân huệ Chúa ban rồi,
thì xin cho trót cuộc đời chúng con cũng thuộc trọn về Chúa.
Chúng con cầu xin...
Lời cầu
Ta hãy cầu xin Chúa Kitô biến chúng ta
thành những người biết đem lại bình an cho đồng loại.
Nơi nào có oán ghét hận thù,
Xin giúp con xây dựng tình thương.
Nơi nào có khinh khi nhục mạ,
Xin giúp con mang lại thứ tha.
Nơi nào có mâu thuẫn bất đồng,
Xin giúp con nên người hòa giải.
Nơi nào có giả dối sai lầm,
Xin giúp con rao truyền chân lý.
Nơi nào có hoài nghi ngờ vực,
Xin giúp con củng cố đức tin.
Nơi nào có nản chí sờn lòng,
Xin giúp con gieo niềm hy vọng.
Nơi nào có bóng tối mây mù,
Xin giúp con khơi nguồn ánh sáng.
Nơi nào có u sầu buồn bã,
Xin giúp con đem lại an vui.
 
 -----------------------------------------------------
 
 
 
 
 
 
 

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHA VƯƠNG

  •  
    phung phung
    Wed, Nov 23 at 12:55 PM
     
     

    Tại sao phụng vụ lại chiếm địa vị ưu tiên trong đời sống Hội Thánh và trong đời sống mỗi người chúng ta?

    Chuẩn bị đón khách chưa? Nếu mình là con gà tây trong mùa Lễ Tạ Ơn, thì mình sẽ biến dạng trở thành một vị ẩn sĩ, đi biệt tăm biệt tích để khỏi bị tóm cổ. Một ngày thật hứng thú trong tâm tình tạ ơn nhé.

    Cha Vương

    Thứ 4: 23/11/2022

    GIÁO LÝ: Tại sao phụng vụ lại chiếm địa vị ưu tiên trong đời sống Hội Thánh và trong đời sống mỗi người chúng ta? Vì phụng vụ là chóp đỉnh mà các hoạt động của Hội thánh hướng về đó, đồng thời Phụng vụ cũng là nguồn suối trào ra các sức mạnh (Hiến chế Phụng vụ số 10). (YouCat, số 168)

    SUY NIỆM: Xưa Chúa Giêsu sống ở trần gian, đám đông dân chúng kéo đến với Người vì họ muốn được chữa khỏi bệnh do sự có mặt của Người. Hôm nay chúng ta vẫn có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, vì Chúa sống trong Hội thánh Người.

    Người bảo đảm Người có mặt khi chúng ta phục vụ người nghèo (Mt 25,42) và có mặt trong bí tích Thánh Thể. Đó là hai nơi mà chúng ta trực tiếp chạy đến trong vòng tay của Người. Nếu chúng ta để cho Người gặp gỡ chúng ta, Người sẽ dạy dỗ, nuôi sống, biến đổi, chữa lành cho chúng ta, và chúng ta nên một với Người trong Thánh lễ. (YouCat, số 168 t.t.)

      Một sức thiêng phát xuất từ Người và chữa lành tất cả. (Lc 6:19)

    LẮNG NGHE: Tôi, tôi đến để họ được sống và sống dồi dào. (Ga 10:10)

    CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin mở trí lòng con để con gặp được Chúa trong Thánh Lễ và trong những người con gặp gỡ hôm nay.

    THỰC HÀNH: Làm một việc bác ái.

    From: Đỗ Dzũng

     

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HỌC PHẠM - CÂU NÓI DỊU DÀNG

  •  
    Hoc Pham
    Fri, Nov 25 at 5:37 AM
     
     

    From: Trinh Huynh

     

     

    Mt câu nói du dàng

     



    Đây là câu chuyện mà tôi được một nhà tỷ phú kể cho nghe …

    Nhiều năm về trước, có một cậu bé mồ côi tên Jim, 12 tuổi, gầy gò. Jim sống lang thang, là đầu mối của mọi trò cười và trêu chọc của mọi người sống trong thị trấn. Không ai đối xử tử tế với Jim. Những nghi ngờ của mọi vụ ăn cắp hay rắc rối đều có tên Jim đầu tiên. Cậu chỉ nhận được những lời nói cay độc, nghi ngờ. Kết quả là Jim luôn lẩn tránh những người xung quanh. Cậu càng lẩn tránh, người ta càng nghi ngờ cậu.


    Tài sản duy nhất của Jim là chú chó Tige, cũng luôn khép nép và lẫn tránh mọi người như chủ nó. Jim không đối xử thô lỗ với Tige nhưng cậu cũng luôn dùng thứ ngôn ngữ cay độc mà mọi người dùng với cậu. Phần vì cậu đã quen với những ngôn ngữ đó, phần vì để trút đi mọi nỗi uất ức.

    Một hôm, Jim thấy cô gái phía trước làm rơi một gói nhỏ. Cô cúi xuống nhặt thì một gói khác lại rơi khỏi tay. Jim chạy đến, nhặt hai cái gói lên đưa trả cô gái.

    - Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt – Cô gái cười và xoa đầu Jim.

    Jim hoàn toàn sốc. Đó là những lời nói tử tế đầu tiên cậu nghe thấy trong suốt 12 năm. Jim nhìn theo cô gái cho đến khi cô đi khuất.

    Jim huýt sáo gọi Tige, con chó ve vẩy đuôi chạy tới bên. Cả chủ và chó đi vào rừng. Jim ngồi xuống cạnh bờ suối và trong đầu cứ vang lên: “Cảm ơn cậu bé, cậu thật tốt!” – Jim cười một mình. Rồi cậu gọi: “Đến đây Tige!” Tige chạy lại ngay, Jim xoa đầu nó và nói: “Cảm ơn mày! Mày thật là tốt!”

    Tige rất phấn kích và ngạc nhiên. Tai nó vểnh lên, mắt hướng về phía Jim chăm chú, đuôi vẫy lia lịa. “Đến con chó cũng thích nghe lời nói dịu dàng!” – Jim nghĩ và lôi trong túi ra một mảnh gương vỡ. Cậu bé thấy một khuôn mặt lấm lem. Jim rửa mặt thật cẩn thận. Sau đó, Jim lại nhìn vào gương. Cậu bé ngạc nhiên. Lần đầu tiên, cậu nhìn lên cao thay vì chỉ cúi mặt như mọi khi. Một cảm giác, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy: cảm giác tự trọng.

    Từ khoảnh khắc đó, cuộc đời Jim hoàn toàn thay đổi bởi quyết tâm để xứng đáng với những lời nói dịu dàng.

    Ngưng một lát, nhà tỷ phú tiếp tục nói: “Thưa các bạn, tôi chính là cậu bé đó. Thị trấn nhỏ mà tôi vừa kể đến chính là thành phố này 40 năm về trước. Cái cây ở đằng kia mà quý vị có thể thấy chính là nơi một người phụ nữ đã gieo hạt giống đầu tiên của lòng nhân hậu xuống cuộc đời tôi. Mong sao ai cũng có thể làm được như thế”.


    Lính thủy sưu tầm.
    Nguồn: Một câu nói dịu dàng
    HAVE A NiCE DAY.

    ________________________________________

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LÀM SAO CẦU NGUYỆN

  •  
    Kim Vu

    LÀM SAO CẦU NGUYỆN KHI CHÚNG TA KHÔNG CÓ HỨNG

     

    Nếu chỉ cầu nguyện khi có hứng, thì chúng ta không cầu nguyện nhiều.

     

    Nhiệt tâm, thích thú và sốt mến sẽ không duy trì đời sống cầu nguyện được lâu, thiện chí và ý chí bền vững mới bền.  Lòng và trí chúng ta là những con ngựa hoang phức tạp và lộn xộn, chồm lên theo hứng, và cầu nguyện không thường xuyên nằm trong dự định.  Thánh Gioan Thánh Giá, nhà thần nghiệm, dạy chúng ta, sau thời gian đầu cầu nguyện sốt mến, chúng ta sẽ trải qua những năm tháng phải vật lộn, khi đó việc cầu nguyện rời rạc, buồn chán và dễ xao lãng.  Vậy nên, vấn đề là làm sao chúng ta cầu nguyện lúc mệt mỏi, xao lãng, buồn chán, thiếu hứng thú, và đang bận tâm với hàng ngàn chuyện khác.  Làm sao chúng ta cầu nguyện khi trong lòng chúng ta chẳng muốn cầu nguyện?  Nhất là làm sao chúng ta cầu nguyện khi cực kỳ chán cầu nguyện?

     

     

    Các tu sĩ có những bí quyết đáng để chúng ta học hỏi.  Bí quyết đầu tiên là nghi thức, trọng tâm nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện.  Các tu sĩ cầu nguyện nhiều và thường xuyên, nhưng họ không bao giờ cố nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện dựa trên cảm xúc.  Họ nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện bằng nghi thức.  Các tu sĩ cầu nguyện chung bảy hay tám lần mỗi ngày, theo nghi thức.  Họ quay quần trong nhà nguyện và đọc kinh phụng vụ (Kinh sáng, Kinh sách, Kinh giờ ba, Kinh giờ chín, Kinh chiều, Kinh tối, Kinh kết) hoặc cùng nhau cử hành thánh lễ.  Không phải lúc nào họ cũng tham dự vì thấy thích, họ tham gia vì họ được kêu gọi, và rồi với lòng trí nhiều lúc thiếu sôt sắng, nhưng họ cầu nguyện bằng những phần sâu thẳm nhất, bằng quyết tâm và ý chí.

     

    Trong luật thánh Bênêđictô viết cho đời sống tu sĩ có một câu thường được trích dẫn.  Ngài viết, đời sống tu sĩ là theo quy tắc của tiếng chuông tu viện.  Khi tiếng chuông tu viện cất lên, người tu sĩ bỏ ngang bất kỳ việc gì mình đang làm và đến bất kỳ nơi nào mà tiếng chuông đó triệu tập, không phải vì muốn mà vì đó là thời điểm, một thời điểm không phải của mình mà là của Chúa.  Đó là một bí mật đầy giá trị, nhất là khi áp dụng cho việc cầu nguyện.  Chúng ta cần cầu nguyện thường xuyên, không phải vì chúng ta muốn, mà vì đó là thời điểm để cầu nguyện, và khi không thể cầu nguyện với hết tâm trí, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện bằng ý chí và thể xác.

     

    Phải, bằng thể xác!  Chúng ta hay quên rằng mình không phải là thiên thần không thể xác, chỉ có tâm trí.  Không, chúng ta có cả thể xác nữa.  Do đó, khi lòng trí khó khăn cầu nguyện, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện bằng thể xác.  Từ xưa đến nay, chúng ta đã cố làm việc này bằng cử chỉ và điệu bộ thể xác (làm dấu thánh giá, quỳ gối, đưa tay lên, chắp tay lại, quỳ một gối, nằm sấp) và chúng ta đừng bao giờ xem nhẹ hay hạ thấp tầm quan trọng của các cử chỉ.  Nói đơn giản, khi không thể cầu nguyện bằng những cách khác, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện bằng thể xác.  (Mà ai dám nói một cử chỉ cầu nguyện chân thành thì thấp kém hơn động tác cầu nguyện của tâm trí?)  Cá nhân tôi rất thích một cử chỉ, là hành động cúi đầu chạm đất của người hồi giáo khi họ cầu nguyện.  Làm như thế là làm cho cơ thể mình thưa với Chúa: “Dù cho lòng trí con có thế nào, con quy phục sự toàn năng, thánh thiện và yêu thương của Ngài.  Dù là cầu nguyện chiêm niệm một mình, tôi vẫn thường kết lại bằng cử chỉ này.

     

    Đôi khi, các ngòi bút thiêng liêng, các nhà phụng vụ học và giáo lý, lại phụ lòng chúng ta khi không nói rõ rằng cầu nguyện có nhiều giai đoạn – và trong đó, sự nhiệt tâm, sốt mến chỉ là một giai đoạn và là giai đoạn ban đầu.  Như những tiến sĩ và nhà thần nghiệm thường dạy, cầu nguyện cũng như tình yêu, phải đi qua ba giai đoạn.  Trước hết là lửa mến, rồi đến sự khô khan và chán ngán, cuối cùng là sự thanh thản, ý thức mình đang về nhà khi mà lời cầu nguyện không dựa vào hăng hái hay sốt mến mà dựa vào cam kết với giây phút hiện tại, bất chấp cảm giác như thế nào.

     

    Dietrich Bonhoeffer, mục sư thần học gia người Đức, từng nói câu này khi chủ trì hôn lễ cho một cặp vợ chồng: Hôm nay, anh chị tràn đầy tình yêu và tin rằng tình yêu sẽ duy trì hôn nhân của mình.  Không đâu.  Hãy để hôn nhân (vốn có những nghi thức) duy trì tình yêu của anh chị.  Chúng ta cũng có thể nói như thế về cầu nguyện.  Lửa mến và nhiệt tâm sẽ không duy trì lời cầu nguyện, nhưng nghi thức thì có.  Khi chúng ta khó khăn cầu nguyện với tâm trí, chúng ta vẫn luôn có thể cầu nguyện bằng ý chí và thể xác.  Thể hiện bên ngoài có thể đủ cho cầu nguyện.

     

    Trong quyển sách mới đây của mình, Chị Wendy yêu quý (Dearest Sister Wendy), tác giả Robert Ellsberg đã trích một câu của ông Michael Leach nói về kinh nghiệm của ông khi chăm sóc lâu dài cho người vợ bị Alzheimer: “Phải lòng ai đó là phần dễ nhất, học cách yêu là phần khó, và sống trong tình yêu là phần tối tối hậu.  Việc cầu nguyện cũng như nhế.

     

    Rev. Ron Rolheiser, OMI

     

     

    --