Hạnh Phúc Hôn Nhân

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - KHI TÌNH YÊU TAN VỠ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Aug 26 at 11:28 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LÀM GÌ KHI TÌNH YÊU TAN VỠ

     

         Nếu ta phải chia ly vì hai người chọn hai con đường khác nhau thì việc ta nhớ đến lý do mình chia tay sẽ là một trợ lực rất nhiều giúp ta vượt qua được nỗi đau này. Chia tay là cách tốt nhất để hai người giải thoát cho nhau. 

        

         Nếu được hỏi “cái gì là tuyệt vời nhất trên đời này”, có lẽ ta sẽ trả lời rằng đó là “tình yêu”. Tình yêu là một huyền nhiệm vô cùng cao sâu đến chẳng ai có thể giải thích được ngọn nguồn về nó. Có người còn cho rằng tình yêu không phải là cái được đem ra để phân tích, nhưng chỉ nên được cảm nghiệm mà thôi. Khi đã yêu, lý trí nhường chỗ cho trái tim vì lý lẽ của lý trí không thắng được lý lẽ của con tim vào thời điểm ấy. Một tình yêu chân thật thì có đủ sức làm biến đổi một con người, có thể làm người ấy từ xấu thành đẹp, từ hung dữ nên hiền lành, từ yếu đuối nên mạnh mẽ. Tình yêu chính là chiếc cầu đưa người ta từ trái đất lên thiên cung, là ngọn đèn xóa tan cái màn đêm cô đơn buồn tủi, là nắng ấm dọi vào những giá lạnh thê lương. Chẳng có loài nào không thích mình được yêu. Chẳng có ai không muốn cho tình yêu của mình được trọn vẹn. Nhưng, lỡ như tình yêu ấy không thành, thì sao?

     

    Ta gọi đó là “con tim tan vỡ”. Có một nỗi đau nào đấy cứ nhói nhói ở lồng ngực, nơi con tim nhỏ bé của ta cư ngụ. Ta nghe như có mũi tên xuyên qua, làm con tim ấy muốn vỡ ra nhiều mảnh. Một nỗi đau làm ảnh hưởng đến có toàn bộ con người. Một khi con tim bị một tình yêu không thành làm tổn thương, mọi thứ trong cuộc sống như đảo lộn. Ta chẳng có đủ sự tỉnh táo để làm việc, chẳng có chẳng có tâm trí để học tập hay nghỉ ngơi, chẳng có, hay thậm chí chẳng còn thấy ý nghĩa của cuộc sống. Có vẻ như động cơ để người ta sống là kiếm tìm một tình yêu, nên khi tình yêu không còn nữa, người ta cũng muốn mình chết đi, tiêu tan đi, không còn hiện diện nữa. Cánh hoa không còn đẹp nữa, khung trời xanh cũng trở nên u ám sầu buồn, thức ăn ngon cũng trở nên nhạt nhẽo vô vị, giọt cà phê hay khói thuốc lá chất chứa đầy những mối tâm tư. Thất bại trong tình yêu, chia cắt trong tình yêu, đích thực để lại trong ta một nỗi mất mát và trống trơn đau đớn khôn cùng. Vào giây phút này, điều duy nhất mà ta cảm thấy chỉ là một nỗi buồn. Nhưng liệu đó có là cái kết cho cuộc sống của ta?

     

    Khi yêu, ta luôn mong tình yêu của mình được đi đến sự trọn vẹn. Nhưng mong ước là một chuyện, thực tế có đáp ứng mong ước ấy của ta hay không lại là chuyện khác. Tự cổ chí kim, đã có không ít những mối tình đẹp như mơ, vậy mà có được cái kết tốt đẹp đâu! Người ta đổ lỗi cho ông Trời đã nhẫn tâm chia cắt đôi lứa, trách ông đã tạo nên những nghịch cảnh khiến hai người không thể mãi chung đôi, đã nỡ cắt đi sợi chỉ uyên ương đang từ từ kết nối. Ông Trời vẫn cứ im lặng, không nói gì, để mặc cho người ta tha hồ oán hờn trách móc. Biết đâu tình yêu của ta là một tình yêu lệch đường, đi vào vùng cấm nào đó. Biết đâu tình yêu của ta không được xã hội chấp nhận. Biết đâu tình yêu của ta đi ngược lại với thuần phong mỹ tục… Tình yêu thì không có lỗi. Yêu một người thì không phải là tội, vì yêu là cứ yêu thôi, đâu ai có thể bắt mình yêu hay không yêu một người nào đó được. Yêu là tiếng nói của con tim, chứ không phải của lý trí. Thế nhưng, con người chúng ta không phải là hòn đảo đơn độc giữa đại dương nhân thế này. Ta có mối tương quan chằng chịt với những con người khác. Nếu tình yêu của chúng ta không đi vào con đường chung, ta không còn cách nào khác, ngoài việc chịu đau, cắt đứt đi tình yêu ấy. Thà có một cái kết đau, còn hơn là đau hoài mà không bao giờ kết.

     

    Nếu ta phải chia ly vì hai người chọn hai con đường khác nhau thì việc ta nhớ đến lý do mình chia tay sẽ là một trợ lực rất nhiều giúp ta vượt qua được nỗi đau này. Chia tay là cách tốt nhất để hai người giải thoát cho nhau. Chia tay để trả lại cho mỗi người vùng trời riêng của mình. Chia tay vì hướng đến điều tốt đẹp của cả hai. Nỗi đau sẽ từ từ được hàn gắn nhờ niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp sẽ dành cho cả hai.

     

    Nếu hai người vẫn còn yêu nhau tha thiết, không thể sống cuộc sống này mà thiếu nhau và tình yêu ấy chẳng gặp ngăn trở gì nhưng chỉ vì những giận hờn, trách cứ vu vơ mà “trái tim tan vỡ” thì hãy chữa lành nó bằng cách chạy thật nhanh đến bên người mình yêu, nói thật nhiều lời ngọt ngào, ôm người ấy thật chặt và quyết tâm giữ người ấy đến cùng. Tình yêu cũng hệt như chiếc bình pha lê. Đẹp đấy, nhưng dễ vỡ vô cùng. Nó cần được nâng niu và chiều chuộng, cần được trân quý và yêu thương. Khi đã yêu, hãy gạt bỏ hết cái tôi, hãy luôn tỏ ra mình có lý. Một chút mềm và một chút nhẹ mới giúp giữ trọn vẹn tình yêu.

     

    Nói chuyện lý lẽ với một người đang thất tình dường như là một điều vô ích. Khi ta thất tình, chung quanh họ chỉ còn một nỗi u buồn mà thôi. Tuy nhiên, dù nỗi đau có thể làm chúng ta suy sụp, nó không thể và không nên là cái cắt đứt hết mọi nguồn lực và lý tưởng của ta. Nếu Trời đã không muốn tình yêu của ta nên trọn là vì Ngài muốn dành cho ta một tình yêu khác trọn vẹn hơn. Nếu Trời muốn chúng ta chia ly, chắc là vì Ngài muốn dẫn chúng ta đến một cuộc hội ngộ khác sâu sắc hơn. Hãy cố gắng vượt qua nỗi buồn phiền vì còn có biết bao người đang cần đến ta, và bao nhiêu việc khác đang chờ ta hoàn tất. Tình yêu nam nữ đâu phải là cái duy nhất ta có trên đời. Ta còn có cha mẹ, anh chị em, bạn bè với bao nhiêu tình thương và trách nhiệm khác. Nếu vì chuyện tình yêu của riêng mình mà ta lãnh quên bổn phận với họ, ta thật là người ích kỷ. Nếu chỉ vì một tình yêu không có đoạn kết mà ta cứ buồn phiền, thất vọng, lơ là đạo nghĩa và đánh mất tương lai, ta thật là con người yếu đuối và vô dụng quá chừng.

     

    Để không phải dẫn đến một cái kết đau, có đôi khi ta cần phải tỉnh thức và cảnh giác thật nhiều trước khi đi sâu vào một tương quan nào đấy. Đừng để cảm xúc và những thú vui mau qua che mờ đôi mắt. Đừng để cái tôi cao ngạo làm hại bản thân. Hãy biết làm chủ mình trước những lời mời mọc và ngọt ngào của cám dỗ. Nếu nhận thấy mình và người ấy không có một tương lai tốt đẹp, đừng dấn thân vào quá sâu, để rồi tự mình làm hại mình, tự mình chuốc họa vào thân.

     

    Khi tình yêu tan vỡ, đó là khi con tim của ta tan vỡ, khi mà mọi kỳ vọng và ảo tưởng của ta không còn. Nhưng đó cũng là lúc ta học cách đứng lên, dùng nghị lực để chữa lành con tim mình. Và cùng với một niềm hy vọng vào tương lai, ta tập đứng lên để làm lại cuộc đời, đi tìm một tình yêu mới mà Tạo Hóa dành sẵn cho ta.

     

     

    Pr. Lê Hoàng Nam, SJ(dòngten.net)

     

 

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - CACH LY GÂY HẠI HẠNH PHÚC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 25 at 2:23 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NHỮNG HÌNH THÁI CÁCH LY DỄ GÂY TỔN THƯƠNG

    TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG

     

    Cho nên dù là vợ chồng nếu có ai nhiễm bệnh dịch thì họ vẫn phải cách ly nhau. Đó là một trong những biện pháp tích cực nhằm phòng chống dịch đang lây lan mạnh mẽ.

     

     

     Hiện nay người ta đang kêu gọi mọi người hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác nhằm làm giảm sự lây lan của dịch cúm vi-rút Corona 2019 (COVID-19). Đó là sự cách ly giao tiếp xã hội, còn gọi là “tạo khoảng cách”, có nghĩa là duy trì khoảng cách an toàn giữa người nhiễm hoặc nghi nhiễm và những người khác chưa nhiễm. Thậm chí nếu trong gia đình, có ai phát hiện đã nhiễm hoặc nghi nhiễm thì phải cách ly họ khỏi môi trường có những người lành mạnh. Cho nên dù là vợ chồng nếu có ai nhiễm bệnh dịch thì họ vẫn phải cách ly nhau. Đó là một trong những biện pháp tích cực nhằm phòng chống dịch đang lây lan mạnh mẽ.

     

    Từ thực tế cách ly trên, nhân đây chúng ta có dịp liên tưởng tới những hình thái cách ly khác trong đời sống vợ chồng. Những sự cách ly mà chúng ta sắp bàn đến sẽ hoàn toàn đối lập với hình thái cách ly nói ở trên. Đó là tình trạng thân xác gần nhau nhưng lòng dạ và tâm trí thì xa nhau, biểu lộ qua thái độ vô tâm, vô cảm, lạnh lùng, nhạt nhẽo, buông lơi, vì không còn giữ tình cảm, tình thương gì với nhau nữa. Người ta cách ly trong tâm tưởng, tình cảm, mối quan hệ, trong trách nhiệm và trong cả cuộc sống nữa. Lý tưởng nên-một “vợ chồng như đũa có đôi” chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

     

    Sự cách ly lúc đầu chỉ là im lặng chịu đựng cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, rồi đến sự cách ly trong sinh hoạt và chia sẻ trách nhiệm, cách ly khỏi lý tưởng nên một “vợ chồng như đũa có đôi” hay “mình với ta tuy hai mà một/ ta với mình tuy một mà hai”. Rồi đến một ngày nào đó cách ly trở thành một biến cố đau thương, đánh dấu sự chấm hết của cuộc hôn nhân giữa hai người. Cách ly đã trở thành biệt ly. Biệt ly trong ly hôn hoặc ly thân.

     

    Vừa qua, có một bài báo đăng tin một bà cụ ở Thái Bình ly dị ở tuổi 86 vì lý do cụ ông chồng cả đời không giúp việc nhà. [1]

     

    Bản tin kể lại rằng cụ bà LTD hiện đang sống trong một viện dưỡng lão ở Hà Đông (Hà Nội). Trước đó, bà đã quyết định ly hôn với cụ ông chồng vốn là một đồng nghiệp từ hồi xưa. Hai người không có con cái. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình càng ngày càng gặp nhiều trục trặc. Vì không chấp nhận được tình cảnh phải đơn phương gánh vác việc nhà quá nhiều nên bà từng muốn chia tay với cụ ông từ nhiều năm trước (khoảng 1985 và 1992). Song, vào thời điểm đó, gia đình can ngăn nên bà đành chấp nhận sống tiếp. Lẽ thường, càng về già người ta càng mong có vợ, có chồng để nương tựa…Tuy nhiên, đến lúc này tuổi già, sức yếu, không nhận được sự đỡ đần hay chia sẻ, cụ bà không thể tiếp tục chịu đựng được nữa.

     

    Cụ than thở: “Mấy năm nay tôi bị đau lưng, nhiều bữa không thể đứng dậy được. Tôi muốn thuê người giúp việc nhưng ông nhà tôi nhất quyết không chịu. Nhiều bữa tôi vừa nấu cơm, vừa đau lưng ứa nước mắt”. Rồi những lúc đau ốm ấy, muốn nhờ ông nhà cắm giúp nồi cơm điện, rửa giúp cái bát nhưng đều không được. Bà nghẹn ngào nói: “Nghĩa vợ chồng sống với nhau hơn 60 năm mà như người dưng, mình hy sinh cho người ta, chứ chưa từng được đáp lại”.

     

    Do vậy, sau nhiều lần hạ quyết tâm, cụ bà D. quyết định đệ đơn ra tòa. Trong mắt các người thân, cụ bà là người quyết đoán, sống tương tác với người xung quanh tốt, tuổi đã cao nhưng bà không ngại thay đổi cuộc sống và có thể thích ứng nhanh.

     

    Tính ra ở tuổi 86, ly hôn chồng là chuyện hiếm gặp. Nó tuy muộn màng nhưng phải làm thôi. Bởi người phụ nữ ấy đã quá cam chịu rồi. Hơn 60 năm ngày nào bà cũng làm việc nhà, cúc cung tận tụy cho chồng, vậy mà đến cái chổi, ông chồng cũng chẳng buồn cầm lên. Đã thế khi bà muốn thuê osin thì người bạn đời gạt phăng đi, chỉ muốn được bà hầu hạ.

     

    Nhưng thà muộn còn hơn không, bởi khoảng thời gian về sau, cụ bà D. sẽ tìm thấy được sự an yên đúng nghĩa. Sáng không còn lo chuyện cơm nước, trưa không còn quần quật lau nhà, tối chẳng cần phải nấu ăn dọn rửa. Cuộc sống giờ đây đã được tận hưởng những giây phút an nhàn quý báu.

     

    Xét như vậy, ta thấy rằng có những sự cách ly cần thiết và có ích, nhưng cũng có nhiều sự cách ly ẩn chứa bi kịch và đau đớn.

     

    Chúng ta sẽ bàn về những hình thái cách ly chủ ý vì có ích lợi, theo nghĩa tích cực và những hình thái cách ly không có lợi, theo nghĩa tiêu cực.

     

    I.- VỢ CHỒNG CÁCH LY TỰ NGUYỆN VÌ LỢI ÍCH CHUNG

     

    Trong đời sống vợ chồng, không phải lúc nào chúng ta cũng được ở gần nhau để sống và làm việc chung với nhau. Có những hoàn cảnh đòi buộc một trong hai người phải tạm thời cách ly người bạn đời mình. Có nhiều khi phải cách ly ngay trong ngôi nhà mình. Nhưng dù có cách ly như thế nào chăng nữa thì tình cảm vợ chồng vẫn thắm thiết và mối quan hệ phu thê vẫn bền chặt. Có thể nói “xa mặt nhưng không cách lòng”.

     

    Ta có thể liệt kê vài trường hợp vợ chồng cách ly tự nguyện, có chủ đích.

    Vợ chồng cách ly do bệnh tật: Khi một trong hai người bạn đời bị mắc một chứng bệnh truyền nhiễm nào đó thì phải tự nguyện cách ly để tránh lây lan cho nhau. Ta biết rằng, bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển thành bệnh dịch. Phổ biến nhất là bệnh lao phổi, bệnh cúm, bệnh HIV/AIDS vv.

     

    Vợ chồng cách ly do công việc làm ăn hay do học hành: Rất nhiều trường hợp vợ chồng phải tạm thời xa nhau một thời gian do đòi hỏi của công việc nghề nghiệp hay do việc học hành. Tuy nhiên dù xa nhau, có khi cả nửa vòng trái đất nhưng người ta vẫn cảm thấy gần nhau và nhớ thương nhau. Không gì chia cắt được tình cảm, tình yêu giữa hai người dù phải xa nhau vạn dặm.   

     

    Những hoàn cảnh cách ly trên hoàn toàn đối lập với những hình thái cách ly sẽ được liệt kê dưới đây. Đó là sự cách ly tâm lý, cách ly âm thầm, ẩn giấu gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho tình cảm vợ chồng trở nên phai nhạt và mối quan hệ phu thê có nguy cơ đổ vỡ.

     

    II.- NHỮNG HÌNH THÁI CÁCH LY GÂY TỔN THƯƠNG TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG

     

    Khi lập gia đình là chúng ta về ở với nhau. Người nam thì lấy vợ, còn người nữ thì cưới chồng. Cả hai cùng chung sống dưới mái nhà. Họ là quà tặng của nhau, là “vật bất ly thân” của nhau. Thánh Kinh đã nói rõ thế này:

     

    Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6). Lời Chúa trong Tân Ước nhắc lại ơn gọi hôn nhân đã được khẳng định rõ trong Cựu Ước, “Người ta sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (St 2,24).

     

    Tuy nhiên, trên thực tế để đạt đến lý tưởng “nên một” ấy, không phải là chuyện đơn giản dễ dàng. Ngay cả những cặp vợ chồng Công giáo, đã sống đời hôn nhân lâu dài cũng phải chiến đấu không ngừng, nhằm tránh sự rạn nứt và đổ vỡ vì lí do “không thể hòa hợp nên một với nhau được”. Không ít trường hợp, các đôi vợ chồng vì những mâu thuẫn bất hòa kéo dài đã phải ra tòa xin ly hôn, hay chí ít cũng chấp nhận ly thân, để “thoát nợ”. Và chúng ta đều biết rằng, sau cuộc ly hôn, là tiếp nối bi kịch gia đình: vợ chồng chia tay, con cái chia lìa, gia đình chia cắt.

     

    Để đi đến giai đoạn phải quyết định ly hôn hoặc ly thân, đôi bạn đã trải qua rất nhiều tình cảnh cách ly tâm lý tức là sống gần mà hóa ra xa. Có khi là thái độ lạnh lùng vô cảm. Có lúc thì mối quan hệ vợ chồng bị đe dọa đổ vỡ. Có trường hợp xảy ra “chiến tranh lạnh” kéo dài khiến cho hai người phải chịu đựng bầu khí ngột ngạt, căng thẳng. Cũng có thời điểm tình cảm vợ chồng nhạt dần vì bóng dáng người thứ ba xuất hiện, tiết lộ câu chuyện “ông ăn chả/ bà ăn nem” vv.

     

    Sau đây, ta thử bàn về mấy hình thái cách ly phổ biến rất dễ xảy ra trong đời sống vợ chồng.

     

    2.1. Cách ly do thái độ lạnh lùng, vô cảm

     

    Có người đã khẳng định rằng: “Hận thù không phải là thứ đối lập với tình yêu mà đó là sự vô cảm” (Rollo May). Vợ chồng có thể cãi nhau ầm ĩ nhưng sau đó làm hòa với nhau vui vẻ, êm thắm. Còn nếu rơi vào tình trạng lầm lầm lì lì, đèn nhà ai nấy sáng, mỗi người ăn một nồi ngồi một hướng, chẳng ai ngó ngàng hay đoái hoài tới nhau, thì đó sẽ là điều đáng lo ngại.

     

    Ta biết rằng, đặc tính của tình yêu vốn có sức mạnh hút nam nữ lại gần với nhau, là truyền thông cho nhau hơi ấm của sự sống, là mở rộng trái tim để đón nhận nhau. Tuy nhiên, khi căn bệnh vô cảm xâm nhập vào đời sống vợ chồng, một trong hai người hoặc cả hai người sẽ rơi vào tình trạng lạnh nhạt, chán nản, buông lơi. Những cảm xúc yêu thương, những tâm tình âu yếm giờ bị đóng băng, mỗi người nhìn về một hướng và mang tâm trạng của những kẻ xa lạ trong cùng một mái nhà. Đây đúng là tình trạng “Đồng sàng dị mộng!” (Vợ chồng chung giường nhưng mỗi người có giấc mơ khác nhau).

     

    Trong bài báo trên trang thegioitre.vn có tựa đề “Hôn nhân nhạt nhẽo bởi có những người đàn ông vô tâm và những người đàn bà im lặng”, tác giả chia sẻ như sau:

     

    Hôn nhân nếu có thể tồn tại và gắn bó lâu dài không chỉ cần có tình yêu hay tiền bạc là đủ, mà còn cần nhiều thứ hơn, đó là sự thấu hiểu, sự sẻ chia từ người bạn đời. Nếu người đàn ông chỉ cần đi làm kiếm tiền về đưa vợ, rồi nghĩ là đã hoàn thành trách nhiệm thì thực sự không phải vậy. Phụ nữ ai cũng thích tiền, nhưng trong hôn nhân họ cần một người chồng thực sự yêu thương, quan tâm đến họ hơn.

     

    Tác giả lưu ý tiếp, nếu ngoại tình là một nhát dao sắc gọn, cắt đứt tình nghĩa trăm năm vợ chồng, thì sự vô tâm giống như một con dao cùn. Mỗi ngày một ít, nó làm người vợ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau lòng, day dứt. Cảm giác muốn buông tay, muốn rời đi nhưng vẫn không nỡ. [2]

     

    Các nhà nghiên cứu về hôn nhân gia đình cho rằng sự lạnh nhạt, vô tâm vô cảm trong quan hệ vợ chồng luôn được xếp vào một trong những nguyên nhân chính gây ra ngoại tình và ly hôn. Có thể nói sự lạnh nhạt, vô cảm trong quan hệ vợ chồng sẽ là tiền đề cho sự đổ vỡ của hôn nhân. Một sự cách ly tâm lý sẽ dễ dàng đem đến sự cách ly thể lý, khởi đầu cho cuộc ly hôn sau này.

     

    Do đó, người ta khuyên vợ chồng nên thường xuyên hâm nóng tình cảm. Bởi vì, sau khi kết hôn, chúng ta thường trở nên bận rộn với nhiều mối lo toan khác nhau mà quên đi nhiều điều quan trọng khiến cho đời sống chung cũng như tình cảm vợ chồng trở nên nguội lạnh. Đặc biệt, việc không thường xuyên hâm nóng lại tình cảm là yếu tố bị nhiều cặp vợ chồng coi nhẹ khiến cho đời sống hôn nhân trở nên tẻ nhạt và chán ngắt.

     

    2.2. Cách ly do những tổn thương trong mối quan hệ

     

    Ông bà xưa thường nói, “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Quả thực, càng yêu nhau người ta càng tự ái và dễ bị tổn thương. Càng yêu nhau, người ta càng dễ dàng biến chuyện nhỏ thành chuyện lớn, càng dễ dàng hờn dỗi, quay mặt lại với nhau.

     

    Chúng ta biết rằng, trong đời sống vợ chồng, không phải lúc nào cũng êm ả, bình lặng. Trái lại, có những lúc sóng gió nổi lên khiến cho đôi bạn bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, bất hòa, bất đồng thường xuyên. Từ đó, cái cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” xảy ra như cơm bữa. Đây là hệ quả của những thái độ ứng xử thiếu nhân bản và bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Có thể kể ra một thái độ tiêu biểu, đó là vợ chồng không tôn trọng nhau.

     

    Một nguyên tắc vàng trong đời sống hôn nhân, đó là “Tương kính như tân”. Vợ chồng luôn phải coi nhau những vị khách quý, khách đặc biệt trong cuộc đời của mình. Tôn trọng nhau không phải là tâng bốc nịnh bợ nhau một cách giả đối, mà là tôn kính, tin tưởng nhau với một tình yêu chân thành, tự do và tế nhị…

     

    Ai cũng biết rằng, để bảo toàn sự kính trọng và tin tưởng nhau lâu dài trong hôn nhân, điều đó không phải là chuyện dễ. Bởi sự nhàm chán, va chạm thường ngày khiến người ta có thái độ lờn mặt hay khinh thường nhau. Nhưng nếu yêu nhau thực tình, thì sự tin tưởng và kính trọng nhau sẽ mãi tồn tại. Như một danh nhân có nói: “Nền tảng của tình yêu vợ chồng là yêu kính trân trọng nhau” (Elijah Fenton). Hay có câu: “Yêu là kính, không kính là chưa yêu”. 

     

    Quả thực, hôn nhân sẽ không thể tiếp tục duy trì nếu một trong hai bên liên tục bị tổn thương bởi sự từ chối, chê bai, hạ thấp. Sẽ rất khó để một người có thể chung sống cùng với một người khi người này luôn coi thường và thiếu tôn trọng mình. Lòng tự tôn của con người rất cao và khả năng sẽ ly hôn khi không được tôn trọng không phải là những trường hợp hiếm khi xảy ra.

     

    2.3. Cách ly do xảy ra thường xuyên chiến tranh lạnh giữa hai vợ chồng

     

    Chúng ta biết rằng nếu giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra chiến tranh lạnh thì đó là dấu hiệu của một sự ly cách tuy âm thầm nhưng rất đáng ngại. Đó không còn là một sự cách ly bình thường nữa, mà đã trở thành một hình thái “Bạo lực tinh thần” rất nghiêm trọng, mà không phải ai cũng nhận ra.

     

    Về mức độ khủng khiếp của những bạo hành về thân xác thì ai cũng rõ rồi. Nhưng người ta nhận định là chiến tranh lạnh còn khủng khiếp hơn bạo lực gia đình rất nhiều. Lý do là vì chiến tranh lạnh nó không ồ ạt, nó diễn tiến âm ỉ, kéo dài, tưởng chừng khó có hy vọng chấm dứt.

     

    Trong một bài báo có tựa đề “Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực tinh thần trong gia đình” trên trang hoinongdan.org.vn, tác giả đã phân tích và đưa ra những thông tin rất đáng lưu ý như sau: [3]

     

    Theo báo cáo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong số vụ bạo lực gia đình từ năm 2012 đến hết 2017 đã xảy ra 51.227 vụ bạo lực về tinh thần.

     

    Bạo lực tinh thần rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất. Hậu quả của bạo lực tinh thần kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân như trầm cảm và sang chấn tâm lý do phải sống trong môi trường u uất, buồn bã.

     

    Bạo lực tinh thần không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

     

    Bạo lực tinh thần rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Không những thế, nó còn tồn tại dưới dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý... đẩy nạn nhân đến sự khủng hoảng, phẫn uất.

     

    Bạo lực tinh thần thường xảy ra trong những gia đình trí thức vì những người có học vấn nhận thức được việc bạo hành về thể chất dễ dàng bị phơi bày và sẽ lôi kéo sự can thiệp của pháp luật. Họ sợ bị dư luận đánh giá là “thiếu văn hóa”, đánh mất sĩ diện, danh dự. Chính vì thế họ thường chọn cách giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng bạo lực tinh thần.

     

    Và “Chiến tranh lạnh” là một dạng thức phổ biến và đáng sợ nhất của bạo lực tinh thần. Người vợ hoặc chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt vô trách nhiệm với nửa còn lại hay đem so sánh với người khác. Người trong cuộc gọi bạo hành tinh thần là kiểu “hộp đen”, tức là bạo hành không nhìn thấy được, không ầm ĩ, không gây sự chú ý khiến cho người ngoài nhìn vào tưởng rằng gia đình ấy lúc nào cũng cơm lành canh ngọt.

     

    Nhiều người cho rằng bạo hành tinh thần của người phối ngẫu (người vợ hoặc chồng) chỉ là một biểu hiện của sóng gió gia đình, có thể giúp họ tự giải quyết hiệu quả hơn là tìm sự giúp đỡ của các đoàn thể và tổ chức pháp luật. Do đó bạo hành tinh thần nghiễm nhiên tồn tại hợp pháp trong nhiều gia đình trí thức, âm thầm gặm nhấm, hành hạ tinh thần của nạn nhân dẫn đến các bệnh về tâm lý thần kinh, thậm chí có người còn tự tìm đến cái chết để giải thoát.

     

    Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã từng thực hiện khảo sát tại 8 tỉnh, thành phố và thu nhận được kết quả như sau: Cứ bốn (4) gia đình có tình trạng bạo hành, thì có một (1) theo kiểu bạo hành tinh thần “hộp đen”. Một khảo sát khác của Trung tâm tư vấn Hồn Việt TP. HCM cho thấy, bạo hành kiểu “hộp đen” chiếm 72% trên tổng số hơn 500 trường hợp cần tư vấn. Bất ngờ hơn, bạo hành tinh thần gần như chỉ có và phổ biến trong giới trí thức.

     

    Chẳng hạn, có một nữ giảng viên đại học kể rằng sau 10 năm chung sống với chồng trí thức, sau một lần cãi cọ, anh chồng trừng phạt “vợ mất dạy” bằng vài năm im lặng và ly thân mặc dù vẫn sống chung nhà. Trước mặt bạn bè họ hàng anh vẫn lịch lãm, nói năng nhẹ nhàng. Chồng đóng tiền lương đầy đủ nhưng không hé răng, thái độ ghẻ lạnh. Người vợ hoảng loạn vì bị ngắt giao tiếp, “cấm vận” chăn gối, sau đó có dấu hiệu trầm cảm.

     

    Hay như trường hợp gia đình của vợ chồng chị NTT (TP Đà Nẵng) cứ xa là nhớ, nhưng gần lại khắc khẩu. Chính vì thế cảnh hờn ghen, giận dỗi diễn ra như cơm bữa. Khi tức lên, anh chồng sẵn sàng dành cho vợ những từ ngữ như “con điếm”, “con đĩ”; vợ cũng không chịu thua, chê chồng bạc nhược, yếu hèn, kém cỏi, không biết lo kinh tế gia đình, thậm chí không ít lần viết đơn dọa ly dị.

     

    Tối cãi nhau nhưng sáng ra chồng vẫn chở vợ đi làm, đi ăn như không có chuyện gì. Kịch bản này cứ thường xuyên lặp lại khiến chị T. tự hỏi, đó có phải là tình yêu và hạnh phúc gia đình hay không, vì mỗi lần cãi nhau, chị thấy mệt mỏi và bị xúc phạm ghê gớm.

     

    Im lặng để hành hạ chỉ là một trong gần mười biểu hiện của bạo lực tinh thần. Ở Việt Nam chưa từng có ai bị phạt hay bị kiện chỉ vì im lặng. Nghe đến đây khá nhiều người có học bao gồm cả phóng viên giật mình “một năm tôi bạo hành chồng và con đến năm bảy lần”. Phát hiện chồng chơi game, nợ nần vì đầu tư không hiệu quả, “say nắng” ở công sở vv… không ít các bà vợ chọn chiến tranh lạnh để trừng phạt.

     

      Sự im lặng, cam chịu của nạn nhân đã tiếp tay cho hành vi bạo hành tinh thần ăn sâu bám rễ trong lòng nhiều gia đình. Có người chấp nhận như một nghĩa vụ, có người chịu đựng vì sợ mang tiếng, đàm tiếu, có người kêu cứu nhưng bị dập tắt ngay từ khi manh nha suy nghĩ.

     

    Cách giải quyết tốt nhất là vợ chồng ngồi lại với nhau, trao đổi thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Chỉ khi thay đổi nhận thức, suy nghĩ của chủ thể bạo hành mới mong giải quyết được vấn đề này.

     

    2.4. Cách ly do bế tắc trong giao tiếp và đối thoại

     

    Người ta cho rằng, muốn hạnh phúc, vợ chồng hãy chia sẻ và nói chuyện với nhau nhiều hơn. Nhiều người đàn ông vẫn thường hay nói đùa rằng “ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Còn những bà vợ thì than vãn rằng ông chồng tôi “cạy” răng cả ngày chẳng được nửa lời, về nhà cứ im ỉm, nghĩ mà chán.

     

    Thế rồi chính những sự im lặng vô hình ấy đã “giết” chết hôn nhân lúc nào không hay. Vợ chồng lúc vui, lúc buồn, đau khổ đều không chia sẻ với nhau thì tình cảm ngày càng lạnh nhạt, khoảng cách của họ ngày càng xa dần và không thể cứu vãn được.

     

    Chúng ta biết rằng, trong đời sống hôn nhân, giao tiếp hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ gắn kết đôi bạn lại, mà còn giúp cả hai hiểu nhau hơn, đồng cảm với nhau hơn. Một ngày các vợ chồng có thể phải ở xa nhau ít nhất cũng tám giờ do công việc làm ăn, có biết bao chuyện xảy ra xung quanh cả hai người. Do đó, rất cần kể cho nhau nghe mọi chuyện, chia sẻ với nhau những gì xảy ra trong ngày.

     

    Không thể coi một đôi vợ chồng là hạnh phúc nếu mỗi ngày họ không nói chuyện với nhau được 30 phút.

     

    Vậy, điều cốt yếu là đôi bạn phải tìm cơ hội để giao tiếp với nhau, không để giữa hai người có khoảng lặng quá lớn chẳng hạn như hai người làm việc riêng, mạnh ai người đó quan tâm đến công việc của mình thôi và không hề nói chuyện với nhau. Trong khi đó, giao tiếp hằng ngày với nhau là yếu tố tạo nên hạnh phúc gia đình.

     

    Cuộc sống hôn nhân sẽ trở thành cơn ác mộng nếu suốt ngày cả hai vợ chồng không nói chuyện với nhau hoặc cảm thấy không có gì để nói. Đó thực chất là dấu hiệu cho thấy hôn nhân của chúng ta đang có vấn đề nghiêm trọng và cần có giải pháp chấn chỉnh ngay. [4]

     

    Một vị giáo sư nọ, vì thấy rõ tầm quan trọng của đối thoại trong hôn nhân nên đã nói rằng: “Nếu tôi có cơ hội khuyên những đôi vợ chồng sắp cưới chỉ một lời mà thôi, thì tôi sẽ khuyên điều sau đây, đó là để có một hôn nhân hạnh phúc bền lâu, bằng mọi giá, vợ chồng phải giữ cho đường dây đối thoại với nhau”. “Giữ” ở đây là nối kết, duy trì và làm mới, không để nó đứt đoạn, mất kết nối và rơi vào tình trạng bế tắc.

     

    Do đó, để cho “Đường dây đối thoại” giữa đôi bạn luôn được thông thoáng, thân thương, liên tục, thiết nghĩ chúng ta nên quan tâm tới vấn đề giao tiếp ứng xử giữa hai bạn đời, làm sao để mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi hai người có cơ hội ở gần bên nhau. Khi nói đến giao tiếp thì không chỉ hiểu là những gì liên quan tới lời nói qua lại, cách nói chuyện mà còn là thái độ ứng xử, cung cách giao tiếp nữa giữa hai người nữa.

     

    Các nhà tâm lý học hôn nhân gia đình đều quả quyết rằng nghệ thuật giao tiếp ứng xử quyết định phần lớn cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vợ chồng dù bận rộn trăm công nghìn việc, nhưng cũng nên tìm mọi cơ hội để gặp nhau, nói chuyện với nhau, kể cho nhau nghe “chuyện đời chuyện người”, trao tâm sự cùng nhau, thậm chí có thể cùng nhau xem một chương trình giải trí trên truyền hình hay cùng nhau hát một bài hát vv. Đây có thể được coi như một “chìa khóa vàng” đảm bảo hôn nhân bền vững. 

     

    Tóm lại, giao tiếp và đối thoại trong đời sống vợ chồng thực sự rất quan trọng. Khi tìm đến sự tư vấn trong hôn nhân, chúng ta thường nghe nói rằng giao tiếp chính là chìa khóa của mối quan hệ tốt đẹp. Và điều này hoàn toàn đúng. Mức độ giao tiếp của đôi bạn quyết định mức độ hai người sẽ giải quyết mâu thuẫn, tranh luận như thế nào, điều gì sẽ làm người kia tổn thương hay tình bạn trong hôn nhân của hai người sâu sắc như thế nào ./.

     

    Aug. Trần Cao Khải

     
     

 

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - SỰ THA THỨ/LÒNG CHUNG THỦY

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Aug 14 at 11:07 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    SỰ THA THỨ - PHÉP THỬ CỦA TÌNH YÊU

    VÀ LÒNG CHUNG THỦY TRONG HÔN NHÂN

     

     

     

    Có thể nói, tất cả những ai đã trải qua đời sống hôn nhân gia đình đều có chung một nhận định này là, tha thứ là một việc làm khó khăn nhất mà họ phải thực thi khi xảy ra sự cố bất đồng giữa hai vợ chồng.

    Chính vì mức độ khó khăn đặc biệt đó mà nhiều cặp đôi đã phải ly thân hoặc ly hôn. Lý do chủ yếu chỉ là vì họ không thể tha thứ cho nhau sau cãi vã mâu thuẫn.

     

    Thực vậy, tha thứ luôn là thử thách khó khăn nhất của hôn nhân. Tha thứ được mô tả là hình thức tối thượng của tình yêu, bởi nó kiểm tra độ sâu sắc, sức mạnh tình cảm của một cặp đôi. Sự tha thứ được ví như một nghệ thuật có thể khiến ai đó phải mất cả đời để có thể thành thạo, một điều mà con người không ngừng học hỏi trong cả cuộc đời mình.

     

    Nữ tiến sĩ Nathalie Sommer, một chuyên gia về quan hệ hôn nhân của Đại học Yale, Mỹ, nhận định rằng tha thứ là một trong những khía cạnh quan trọng và khó khăn nhất của một mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn có một mối quan hệ thực sự sâu sắc, mỗi người buộc phải học cách tha thứ. [1]

     

    Tha thứ trong cuộc sống hôn nhân và trong quan hệ vợ chồng luôn là một thách đố khiến chúng ta phải luôn tỉnh táo, thông minh và đầy bản lãnh để học tập và thực hành nghệ thuật này mỗi khi xảy ra xung đột mâu thuẫn.

     

    Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, chúng ta sẽ phát hiện ra có những điều tưởng chừng như là tha thứ nhưng thực ra không phải vậy. Chẳng hạn, tha thứ không phải là miễn chuẩn trách nhiệm cho người có lỗi; tha thứ không đòi hỏi người có lỗi phải thể hiện lòng hối lỗi và đền bù; tha thứ cũng không phải là thừa nhận mình sai; tha thứ không phải là hòa giải vv. [2]

     

    Vậy câu hỏi đặt ra là sự tha thứ theo đúng nghĩa phải như thế nào?

     

    I.- THẾ NÀO LÀ THA THỨ?

     

    1.1. LM Giuse Đỗ Văn Thụy, trong cuốn “Tân Phúc Âm Hóa Lòng Tha Thứ” đã diễn giải về khái niệm của tha thứ, như sau:

     

    Tha thứ là một trong những khái niệm mà chúng ta luôn cho rằng mình có thể định nghĩa, nhưng khi được hỏi, chúng ta lại ngập ngừng. Vậy chúng ta hãy thử định nghĩa sự tha thứ như thế nào?

     

    Theo Edward M.Hallowell, “Tha Thứ là từ bỏ giận dữ oán thù”.

     

    Với từ gốc Hy Lạp thì có nghĩa là “làm cho tự do”, như trong “trả tự do cho người nô lệ”. Trớ trêu thay, khi chúng ta tha thứ, người nô lệ mà chúng ta trả tự do là chính bản thân mình. Chúng ta giải thoát bản thân ra khỏi tình trạng nô lệ cho lòng căm thù.

     

    Như vậy, để tha thứ, chúng ta phải từ bỏ lòng oán thù hay sự giận dữ. Không phải chúng ta quên, phớt lờ hay bỏ qua cho bất cứ ai hoặc bất cứ việc gì. Chúng ta chỉ phải từ bỏ sự giận dữ và oán thù của mình. Chỉ cần làm như thế nhưng dường như chúng ta cũng không thể làm được, nhất là khi bị tổn thương quá nặng nề. [3]

     

    1.2. Trong bài viết có tựa đề “Hãy biết tha thứ”, một tác giả thuộc Viện Tâm Lý Học đã đưa ra khái niệm khác về tha thứ, như sau:

     

    Tha thứ là gì? Tha thứ không phải là một cảm giác, tha thứ là cách thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tha thứ làm chúng ta dễ chịu hơn, nhẹ nhõm hơn, đó là một lựa chọn quan trọng và khó khăn để quên đi những điều không hay xảy ra. nó sẽ giải thoát ta ra những u buồn, sợ hãi trong lòng. Sau khi bạn tha thứ, bạn không phải để xóa bỏ sai lầm mà để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực tâm trí, cũng chính là bạn đang giải phóng tự do cho chính mình. Trút bỏ những tổn thương, cứ để thời gian làm mờ vết sẹo ấy, bạn sẽ thấy, tha thứ là cách tốt nhất để tâm hồn thanh thản. [4]

     

    1.3. Riêng Từ điển Công Giáo, thì định nghĩa như sau: Tha là bỏ qua lỗi lầm của người khác; thứ là tha cho người có lỗi. Tha thứ là bỏ qua, không còn để ý đến sai phạm của người khác. Tha thứ là sẵn sàng bỏ qua những tức giận, bực bội, thù oán, không còn trách cứ, trừng phạt người đã xúc phạm đến mình hay đến người khác.

     

     Hiệu quả của sự tha thứ là đem lại bình an, hạnh phúc, tạo nên sự an hòa cho mọi người

    Ơn cứu chuộc được ban cho nhân loại qua sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa nhờ Đức Ki-tô (x. Lc 7,36-50; Ga 8,1). Sự tha thứ này được trao lại cho Hội thánh qua các Tông đồ (x. Mt 18,18) và được Hội thánh thực hiện nhờ Bí tích Hòa Giải. Ngoài ra, Chúa Giê-su còn đòi buộc con người phải tha thứ cho nhau như Người đã làm (x. Mt 18,35). [5]

     

    Xét như vậy, ta thấy rằng sự tha thứ trong đời sống con người nói chung và trong hôn nhân gia đình nói riêng là một bằng chứng của một tình thương đích thực, đồng thời đó cũng là điều kiện cần thiết nhằm duy trì mối quan hệ bền vững giữa người với người.

     

    Khi ra tòa xin ly hôn, thường đôi bạn nói rằng họ không hợp nhau. Thực ra, xét sâu xa hơn thì trong nhiều trường hợp, lý do chủ yếu vẫn là một trong hai bạn hay cả hai bạn không muốn tha thứ cho nhau. Trên đời này, không có một con người nào hoàn hảo, cũng không có một cuộc hôn nhân nào toàn bích cả.

     

    Thánh Gia-cô-bê đã viết: “Tất cả chúng ta thường vấp ngã” (Gc 3,2). Vì thế trong đời sống vợ chồng, không ai là không mắc lỗi lầm và không ai có thể tránh được bất hòa, mâu thuẫn, xung khắc nhau. Ông bà thường nói, chén bát còn có thể va chạm huống cho là con người “bá nhân bá tính”. Cho nên vấn đề là khi người ta xúc phạm hay làm tổn thương nhau, người ta có đủ can đảm tha thứ cho nhau không.

     

    Ở đây, chúng ta nhận ra hai khía cạnh căn bản của tha thứ: - Tha thứ là bằng chứng về một tình yêu đích thực và - Tha thứ là điều kiện giúp hôn nhân bền vững.

     

    II.- THA THỨ CHỨNG MINH TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC

     

    Một danh nhân đã nói, “Không thể có tình yêu nếu không có tha thứ. Không thể tha thứ nếu không có tình yêu” (Bryant McGill).

     

    Quả thực tha thứ và yêu thương là cặp đôi gắn bó với nhau như hình với bóng. Khi hai người chấp nhận tha thứ cho nhau mỗi khi họ xúc phạm hay làm tổn thương nhau, thì điều đó chứng tỏ họ còn yêu nhau và yêu nhau thực tình. Ngược lại, nếu hai người cứ khăng khăng bảo vệ ý kiến và quan điểm riêng của mình mà không thể hiện lòng bao dung, tha thứ cho bạn đời, thì điều đó chứng tỏ tình yêu giữa hai vợ chồng có “vấn đề”.

     

    Ông bà ta thường nói “Thương nhau chín bỏ làm mười”. Thực vậy, chỉ có lòng khoan dung mới giúp cho đôi bạn giữ được tình yêu nồng ấm, duy trì được sự trung thành lâu dài, gia tăng được sự tin tưởng cần thiết, nhờ đó dù gặp nhiều sóng gió và thử thách trên đời, đôi bạn vẫn song hành với nhau cho đến cuối đời.

     

    Người ta nói rằng, hôn nhân không phải là luống hồng nhưng là bãi chiến trường. Điều đó có nghĩa là cuộc sống vợ chồng không phải lúc nào cũng êm ả như mặt nước hồ thu. Trái lại, mỗi người phải chiến đấu với chính mình, với tính kiêu căng, ích kỷ, tự mãn, nóng giận, hẹp hòi của cá nhân mình, đồng thời phải thích nghi với bạn đời khác tính khác nết của mình. Tình yêu luôn là yếu tố hóa giải mọi bất đồng: “Yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng” (Ca dao VN). Nữ diễn giả nổi tiếng người Mỹ Louise Hay đã nói như sau: “Tình yêu thương luôn là biện pháp để chữa lành mọi vết thương. Và con đường dẫn đến tình yêu thương là sự tha thứ.Tha thứ hòa tan oán ghét”.

     
     
     

     

     

    Thực vậy, tha thứ được mô tả là hình thức tối thượng của tình yêu, bởi nó kiểm tra độ sâu sắc, sức mạnh tình cảm của một cặp đôi. Sự tha thứ được ví như một nghệ thuật có thể khiến ai đó phải mất cả đời để có thể thành thạo, một điều mà con người không ngừng học hỏi trong cả cuộc đời mình.

     

    Tha thứ không có nghĩa là yếu đuối, nhượng bộ. Trái lại, nó cho thấy sức mạnh của chính mỗi người, khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn. Tha thứ là biểu hiện của một tình yêu vô điều kiện, nếu không có điều đó, sẽ rất khó để các cặp đôi có thể vượt qua những cơn bão, hay những trở ngại trong mối quan hệ. [1]

     

    III.- THA THỨ LÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HÔN NHÂN BỀN VỮNG

     

    Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng hôn nhân không phải là một đóa hoa hồng xinh đẹp mà là một cuộc chiến cam go, trong đó hai bạn nam nữ là những chiến binh cực kỳ dũng cảm. Cuộc sống sau đám cưới là những chuỗi ngày phải đấu tranh gian khổ để duy trì hạnh phúc, bình an trong gia đình. Sớm muộn người ta sẽ phải trải qua những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” hay những tình huống dở khóc dở cười “ông nói gà, bà nói vịt”, “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” vv…

     

    Tác giả Dale Carnegie trong quyển “Tâm lý vợ chồng” khi đề cập đến những va chạm hằng ngày xảy ra trong cuộc sống lứa đôi đã viết như sau: “Cuộc sống vợ chồng là một cuộc sống tế nhị, con người khi lập gia đình phải hiểu được những khó khăn, phiền phức trong cuộc sống lứa đôi đó, mới có thể mang lại cho nhau nguồn hạnh phúc chân thật đúng như lòng mình mong muốn. Yêu tức là thừa nhận, yêu là tha thứ, đó là một chuyện đương nhiên không ai không biết, nhưng không phải vì thế mà câu chuyện vợ chồng trở thành đơn giản, mọi người đều thừa biết là thế, song cuộc sống vợ chồng vẫn là một cuộc sống phiền toái luôn luôn phức tạp…”.

     

    Một trong những điều kiện quan trọng nhất để duy trì hôn nhân bền vững, đó là phải biết tha thứ cho những lầm lỗi của nhau. Người xưa nói, lỗ nhỏ đắm thuyền, một hành vi thiếu khoan dung, quảng đại dù nhỏ cũng có thể gây cuộc hôn nhân của đôi bạn bị chao đảo, mất hướng. Một hành vi cố chấp, cứng cỏi, thiếu khoan nhượng có thể làm tan vỡ cả một công trình mà hai người mất bao thời gian xây dựng, vun đắp. Vì vậy, có người đã nói: “Người không biết tha thứ phá gãy cây cầu mà chính mình phải đi qua” (George Herbert).

     

    Thực vậy, theo một bài báo có tựa đề “Ba bí quyết tha thứ để giữ hạnh phúc gia đình” [6] thì khi tỷ lệ ly hôn vẫn tiếp tục tăng, để duy trì và bảo vệ hạnh phúc gia đình, các cặp vợ chồng hãy chọn một quy tắc đơn giản, đó là tha thứ. Đây là điều tốt nhất có thể làm và thực sự là cách duy nhất giữ cho hôn nhân vẫn còn nguyên vẹn cho đến cuối cuộc đời.

     

     Cũng theo bài báo trên, tha thứ là quá trình tự nguyện và có chủ ý. Ta không thể tìm thấy sự tin tưởng nếu không sẵn lòng tha thứ cho bạn đời. Đó là yếu tố quan trọng giúp ta vượt qua những tan vỡ và chữa lành vết thương tình cảm bằng nhiều cách. Đặc biệt, trong hôn nhân, tha thứ còn truyền cảm hứng cho tình yêu.

     

    Hàn gắn niềm tin bị đổ vỡ bắt đầu từ tha thứ. Nếu muốn vãn hồi cuộc hôn nhân đang gặp “nguy hiểm”, ta cần biết tha thứ. Nếu chỉ biết bám víu vào niềm tin đã mất, ta sẽ bị sa lầy, nhưng nếu có thể tha thứ cho lỗi lầm của bạn đời, ta lại nhanh chóng có được niềm tin để không kết thúc cuộc hôn nhân.

     

    IV- NHỮNG HOA QUẢ CỦA SỰ THA THỨ

     

    Lợi ích trước mắt của sự tha thứ trong đời sống hôn nhân gia đình, đó là điều đó đem lại bình an và hạnh phúc cho đôi bạn. Văn hào Alfred Musset đã nói: “Trong tình yêu, niềm khoái lạc nhất là lúc làm lành với nhau sau khi cãi vã”.

     

    Khi hai người chấp nhận hòa giải và tha thứ cho nhau thì tình yêu sẽ bừng sáng trở lại và cuộc sống trở nên dễ chịu hơn trước. Quả thực, tha thứ làm chúng ta dễ chịu hơn, nhẹ nhõm hơn, đó là một lựa chọn quan trọng và khó khăn để quên đi những điều không hay xảy ra. nó sẽ giải thoát ta ra những u buồn, sợ hãi trong lòng.

     

    Sau khi ta tha thứ, ta không phải để xóa bỏ sai lầm mà để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực tâm trí, cũng chính là ta đang giải phóng tự do cho chính mình. Trút bỏ những tổn thương, cứ để thời gian làm mờ vết sẹo ấy, ta sẽ thấy tha thứ là cách tốt nhất để tâm hồn thanh thản.

     

    Đối với Ki-tô hữu, tha thứ là lệnh truyền của Chúa. Nếu chúng ta biết tha thứ cho nhau, thì đó là chúng ta đang thực hành điều mà Chúa mong đợi nơi mỗi gia đình, nơi mỗi đôi vợ chồng. Chúng ta tha thứ để được-thứ-tha.

     

    Thánh Phao-lô đã khuyên nhủ tín hữu như sau: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau” (Cl 3, 12-13).

     

    Đức thánh GH Gio-an Phao-lô II trong Tông huấn về những bổn phận của gia đình Kitô hữu đã khuyên nhủ chúng ta như sau: “Chỉ có một tinh thần hi sinh cao cả mới giúp gìn giữ được và kiện toàn được sự hiệp thông gia đình. Thực vậy, sự hiệp thông này đòi hỏi mọi người và mỗi người biết quảng đại và mau mắn mở lòng ra để thông cảm, bao dung, tha thứ cho nhau, và hòa giải với nhau. Không có gia đình nào mà không biết rằng sự ích kỷ, những bất hòa, những căng thẳng, những xung đột đã làm hại cho sự hiệp thông gia đình biết chừng nào, và đôi khi còn có thể làm tiêu tan sự hiệp thông ấy: chính từ đó mà xuất phát muôn vàn hình thức chia rẽ khác nhau trong đời sống gia đình”.

     

    Thánh Phao-lô luôn khuyên nhủ chúng ta sống bí tích và mầu nhiệm hôn nhân dựa trên mẫu mực tình yêu và mối tương quan gắn bó giữa Chúa Ki-tô và Hội thánh. Đức Ki-tô đã yêu thương Hội thánh, đã hiến mình vì Hội thánh, đã chăm sóc, nuôi dưỡng Hội thánh, đã hy sinh cứu chuộc Hội thánh thế nào thì vợ chồng cũng phải sống và đối xử với nhau như vậy.

     

    Một cách cụ thể, thiết thực hơn, tình yêu trong hôn nhân Ki-tô hữu cũng phải phỏng theo lòng mến Ki-tô giáo, là điều mà thánh Phao-lô đã nhắc nhở trong thư 1Cor:Lòng mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Lòng mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả…” (x. 1Cor 13, 4-7).

    Thiết nghĩ, sống trọn vẹn lòng mến như thế, tức là phải hy sinh, phải từ bỏ chính mình, phải quảng đại bao dung, phải biết tha thứ, phải chấp nhận cái chết-vì-yêu như Đức Ki-tô. Xây dựng trên nền tảng tình yêu ấy, cuộc hôn nhân của chúng ta sẽ bền vững và hạnh phúc lâu dài ./.

    _________________

    Tác giả: Aug. Trần Cao Khải

     
     

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - CACH LY GÂY HẠI HẠNH PHÚC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 25 at 2:23 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NHỮNG HÌNH THÁI CÁCH LY DỄ GÂY TỔN THƯƠNG

    TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG

     

    Cho nên dù là vợ chồng nếu có ai nhiễm bệnh dịch thì họ vẫn phải cách ly nhau. Đó là một trong những biện pháp tích cực nhằm phòng chống dịch đang lây lan mạnh mẽ.

     

     

     Hiện nay người ta đang kêu gọi mọi người hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác nhằm làm giảm sự lây lan của dịch cúm vi-rút Corona 2019 (COVID-19). Đó là sự cách ly giao tiếp xã hội, còn gọi là “tạo khoảng cách”, có nghĩa là duy trì khoảng cách an toàn giữa người nhiễm hoặc nghi nhiễm và những người khác chưa nhiễm. Thậm chí nếu trong gia đình, có ai phát hiện đã nhiễm hoặc nghi nhiễm thì phải cách ly họ khỏi môi trường có những người lành mạnh. Cho nên dù là vợ chồng nếu có ai nhiễm bệnh dịch thì họ vẫn phải cách ly nhau. Đó là một trong những biện pháp tích cực nhằm phòng chống dịch đang lây lan mạnh mẽ.

     

    Từ thực tế cách ly trên, nhân đây chúng ta có dịp liên tưởng tới những hình thái cách ly khác trong đời sống vợ chồng. Những sự cách ly mà chúng ta sắp bàn đến sẽ hoàn toàn đối lập với hình thái cách ly nói ở trên. Đó là tình trạng thân xác gần nhau nhưng lòng dạ và tâm trí thì xa nhau, biểu lộ qua thái độ vô tâm, vô cảm, lạnh lùng, nhạt nhẽo, buông lơi, vì không còn giữ tình cảm, tình thương gì với nhau nữa. Người ta cách ly trong tâm tưởng, tình cảm, mối quan hệ, trong trách nhiệm và trong cả cuộc sống nữa. Lý tưởng nên-một “vợ chồng như đũa có đôi” chẳng còn ý nghĩa gì nữa.

     

    Sự cách ly lúc đầu chỉ là im lặng chịu đựng cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, rồi đến sự cách ly trong sinh hoạt và chia sẻ trách nhiệm, cách ly khỏi lý tưởng nên một “vợ chồng như đũa có đôi” hay “mình với ta tuy hai mà một/ ta với mình tuy một mà hai”. Rồi đến một ngày nào đó cách ly trở thành một biến cố đau thương, đánh dấu sự chấm hết của cuộc hôn nhân giữa hai người. Cách ly đã trở thành biệt ly. Biệt ly trong ly hôn hoặc ly thân.

     

    Vừa qua, có một bài báo đăng tin một bà cụ ở Thái Bình ly dị ở tuổi 86 vì lý do cụ ông chồng cả đời không giúp việc nhà. [1]

     

    Bản tin kể lại rằng cụ bà LTD hiện đang sống trong một viện dưỡng lão ở Hà Đông (Hà Nội). Trước đó, bà đã quyết định ly hôn với cụ ông chồng vốn là một đồng nghiệp từ hồi xưa. Hai người không có con cái. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình càng ngày càng gặp nhiều trục trặc. Vì không chấp nhận được tình cảnh phải đơn phương gánh vác việc nhà quá nhiều nên bà từng muốn chia tay với cụ ông từ nhiều năm trước (khoảng 1985 và 1992). Song, vào thời điểm đó, gia đình can ngăn nên bà đành chấp nhận sống tiếp. Lẽ thường, càng về già người ta càng mong có vợ, có chồng để nương tựa…Tuy nhiên, đến lúc này tuổi già, sức yếu, không nhận được sự đỡ đần hay chia sẻ, cụ bà không thể tiếp tục chịu đựng được nữa.

     

    Cụ than thở: “Mấy năm nay tôi bị đau lưng, nhiều bữa không thể đứng dậy được. Tôi muốn thuê người giúp việc nhưng ông nhà tôi nhất quyết không chịu. Nhiều bữa tôi vừa nấu cơm, vừa đau lưng ứa nước mắt”. Rồi những lúc đau ốm ấy, muốn nhờ ông nhà cắm giúp nồi cơm điện, rửa giúp cái bát nhưng đều không được. Bà nghẹn ngào nói: “Nghĩa vợ chồng sống với nhau hơn 60 năm mà như người dưng, mình hy sinh cho người ta, chứ chưa từng được đáp lại”.

     

    Do vậy, sau nhiều lần hạ quyết tâm, cụ bà D. quyết định đệ đơn ra tòa. Trong mắt các người thân, cụ bà là người quyết đoán, sống tương tác với người xung quanh tốt, tuổi đã cao nhưng bà không ngại thay đổi cuộc sống và có thể thích ứng nhanh.

     

    Tính ra ở tuổi 86, ly hôn chồng là chuyện hiếm gặp. Nó tuy muộn màng nhưng phải làm thôi. Bởi người phụ nữ ấy đã quá cam chịu rồi. Hơn 60 năm ngày nào bà cũng làm việc nhà, cúc cung tận tụy cho chồng, vậy mà đến cái chổi, ông chồng cũng chẳng buồn cầm lên. Đã thế khi bà muốn thuê osin thì người bạn đời gạt phăng đi, chỉ muốn được bà hầu hạ.

     

    Nhưng thà muộn còn hơn không, bởi khoảng thời gian về sau, cụ bà D. sẽ tìm thấy được sự an yên đúng nghĩa. Sáng không còn lo chuyện cơm nước, trưa không còn quần quật lau nhà, tối chẳng cần phải nấu ăn dọn rửa. Cuộc sống giờ đây đã được tận hưởng những giây phút an nhàn quý báu.

     

    Xét như vậy, ta thấy rằng có những sự cách ly cần thiết và có ích, nhưng cũng có nhiều sự cách ly ẩn chứa bi kịch và đau đớn.

     

    Chúng ta sẽ bàn về những hình thái cách ly chủ ý vì có ích lợi, theo nghĩa tích cực và những hình thái cách ly không có lợi, theo nghĩa tiêu cực.

     

    I.- VỢ CHỒNG CÁCH LY TỰ NGUYỆN VÌ LỢI ÍCH CHUNG

     

    Trong đời sống vợ chồng, không phải lúc nào chúng ta cũng được ở gần nhau để sống và làm việc chung với nhau. Có những hoàn cảnh đòi buộc một trong hai người phải tạm thời cách ly người bạn đời mình. Có nhiều khi phải cách ly ngay trong ngôi nhà mình. Nhưng dù có cách ly như thế nào chăng nữa thì tình cảm vợ chồng vẫn thắm thiết và mối quan hệ phu thê vẫn bền chặt. Có thể nói “xa mặt nhưng không cách lòng”.

     

    Ta có thể liệt kê vài trường hợp vợ chồng cách ly tự nguyện, có chủ đích.

    Vợ chồng cách ly do bệnh tật: Khi một trong hai người bạn đời bị mắc một chứng bệnh truyền nhiễm nào đó thì phải tự nguyện cách ly để tránh lây lan cho nhau. Ta biết rằng, bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển thành bệnh dịch. Phổ biến nhất là bệnh lao phổi, bệnh cúm, bệnh HIV/AIDS vv.

     

    Vợ chồng cách ly do công việc làm ăn hay do học hành: Rất nhiều trường hợp vợ chồng phải tạm thời xa nhau một thời gian do đòi hỏi của công việc nghề nghiệp hay do việc học hành. Tuy nhiên dù xa nhau, có khi cả nửa vòng trái đất nhưng người ta vẫn cảm thấy gần nhau và nhớ thương nhau. Không gì chia cắt được tình cảm, tình yêu giữa hai người dù phải xa nhau vạn dặm.   

     

    Những hoàn cảnh cách ly trên hoàn toàn đối lập với những hình thái cách ly sẽ được liệt kê dưới đây. Đó là sự cách ly tâm lý, cách ly âm thầm, ẩn giấu gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho tình cảm vợ chồng trở nên phai nhạt và mối quan hệ phu thê có nguy cơ đổ vỡ.

     

    II.- NHỮNG HÌNH THÁI CÁCH LY GÂY TỔN THƯƠNG TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG

     

    Khi lập gia đình là chúng ta về ở với nhau. Người nam thì lấy vợ, còn người nữ thì cưới chồng. Cả hai cùng chung sống dưới mái nhà. Họ là quà tặng của nhau, là “vật bất ly thân” của nhau. Thánh Kinh đã nói rõ thế này:

     

    Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6). Lời Chúa trong Tân Ước nhắc lại ơn gọi hôn nhân đã được khẳng định rõ trong Cựu Ước, “Người ta sẽ lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (St 2,24).

     

    Tuy nhiên, trên thực tế để đạt đến lý tưởng “nên một” ấy, không phải là chuyện đơn giản dễ dàng. Ngay cả những cặp vợ chồng Công giáo, đã sống đời hôn nhân lâu dài cũng phải chiến đấu không ngừng, nhằm tránh sự rạn nứt và đổ vỡ vì lí do “không thể hòa hợp nên một với nhau được”. Không ít trường hợp, các đôi vợ chồng vì những mâu thuẫn bất hòa kéo dài đã phải ra tòa xin ly hôn, hay chí ít cũng chấp nhận ly thân, để “thoát nợ”. Và chúng ta đều biết rằng, sau cuộc ly hôn, là tiếp nối bi kịch gia đình: vợ chồng chia tay, con cái chia lìa, gia đình chia cắt.

     

    Để đi đến giai đoạn phải quyết định ly hôn hoặc ly thân, đôi bạn đã trải qua rất nhiều tình cảnh cách ly tâm lý tức là sống gần mà hóa ra xa. Có khi là thái độ lạnh lùng vô cảm. Có lúc thì mối quan hệ vợ chồng bị đe dọa đổ vỡ. Có trường hợp xảy ra “chiến tranh lạnh” kéo dài khiến cho hai người phải chịu đựng bầu khí ngột ngạt, căng thẳng. Cũng có thời điểm tình cảm vợ chồng nhạt dần vì bóng dáng người thứ ba xuất hiện, tiết lộ câu chuyện “ông ăn chả/ bà ăn nem” vv.

     

    Sau đây, ta thử bàn về mấy hình thái cách ly phổ biến rất dễ xảy ra trong đời sống vợ chồng.

     

    2.1. Cách ly do thái độ lạnh lùng, vô cảm

     

    Có người đã khẳng định rằng: “Hận thù không phải là thứ đối lập với tình yêu mà đó là sự vô cảm” (Rollo May). Vợ chồng có thể cãi nhau ầm ĩ nhưng sau đó làm hòa với nhau vui vẻ, êm thắm. Còn nếu rơi vào tình trạng lầm lầm lì lì, đèn nhà ai nấy sáng, mỗi người ăn một nồi ngồi một hướng, chẳng ai ngó ngàng hay đoái hoài tới nhau, thì đó sẽ là điều đáng lo ngại.

     

    Ta biết rằng, đặc tính của tình yêu vốn có sức mạnh hút nam nữ lại gần với nhau, là truyền thông cho nhau hơi ấm của sự sống, là mở rộng trái tim để đón nhận nhau. Tuy nhiên, khi căn bệnh vô cảm xâm nhập vào đời sống vợ chồng, một trong hai người hoặc cả hai người sẽ rơi vào tình trạng lạnh nhạt, chán nản, buông lơi. Những cảm xúc yêu thương, những tâm tình âu yếm giờ bị đóng băng, mỗi người nhìn về một hướng và mang tâm trạng của những kẻ xa lạ trong cùng một mái nhà. Đây đúng là tình trạng “Đồng sàng dị mộng!” (Vợ chồng chung giường nhưng mỗi người có giấc mơ khác nhau).

     

    Trong bài báo trên trang thegioitre.vn có tựa đề “Hôn nhân nhạt nhẽo bởi có những người đàn ông vô tâm và những người đàn bà im lặng”, tác giả chia sẻ như sau:

     

    Hôn nhân nếu có thể tồn tại và gắn bó lâu dài không chỉ cần có tình yêu hay tiền bạc là đủ, mà còn cần nhiều thứ hơn, đó là sự thấu hiểu, sự sẻ chia từ người bạn đời. Nếu người đàn ông chỉ cần đi làm kiếm tiền về đưa vợ, rồi nghĩ là đã hoàn thành trách nhiệm thì thực sự không phải vậy. Phụ nữ ai cũng thích tiền, nhưng trong hôn nhân họ cần một người chồng thực sự yêu thương, quan tâm đến họ hơn.

     

    Tác giả lưu ý tiếp, nếu ngoại tình là một nhát dao sắc gọn, cắt đứt tình nghĩa trăm năm vợ chồng, thì sự vô tâm giống như một con dao cùn. Mỗi ngày một ít, nó làm người vợ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau lòng, day dứt. Cảm giác muốn buông tay, muốn rời đi nhưng vẫn không nỡ. [2]

     

    Các nhà nghiên cứu về hôn nhân gia đình cho rằng sự lạnh nhạt, vô tâm vô cảm trong quan hệ vợ chồng luôn được xếp vào một trong những nguyên nhân chính gây ra ngoại tình và ly hôn. Có thể nói sự lạnh nhạt, vô cảm trong quan hệ vợ chồng sẽ là tiền đề cho sự đổ vỡ của hôn nhân. Một sự cách ly tâm lý sẽ dễ dàng đem đến sự cách ly thể lý, khởi đầu cho cuộc ly hôn sau này.

     

    Do đó, người ta khuyên vợ chồng nên thường xuyên hâm nóng tình cảm. Bởi vì, sau khi kết hôn, chúng ta thường trở nên bận rộn với nhiều mối lo toan khác nhau mà quên đi nhiều điều quan trọng khiến cho đời sống chung cũng như tình cảm vợ chồng trở nên nguội lạnh. Đặc biệt, việc không thường xuyên hâm nóng lại tình cảm là yếu tố bị nhiều cặp vợ chồng coi nhẹ khiến cho đời sống hôn nhân trở nên tẻ nhạt và chán ngắt.

     

    2.2. Cách ly do những tổn thương trong mối quan hệ

     

    Ông bà xưa thường nói, “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Quả thực, càng yêu nhau người ta càng tự ái và dễ bị tổn thương. Càng yêu nhau, người ta càng dễ dàng biến chuyện nhỏ thành chuyện lớn, càng dễ dàng hờn dỗi, quay mặt lại với nhau.

     

    Chúng ta biết rằng, trong đời sống vợ chồng, không phải lúc nào cũng êm ả, bình lặng. Trái lại, có những lúc sóng gió nổi lên khiến cho đôi bạn bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, bất hòa, bất đồng thường xuyên. Từ đó, cái cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” xảy ra như cơm bữa. Đây là hệ quả của những thái độ ứng xử thiếu nhân bản và bình đẳng trong quan hệ vợ chồng. Có thể kể ra một thái độ tiêu biểu, đó là vợ chồng không tôn trọng nhau.

     

    Một nguyên tắc vàng trong đời sống hôn nhân, đó là “Tương kính như tân”. Vợ chồng luôn phải coi nhau những vị khách quý, khách đặc biệt trong cuộc đời của mình. Tôn trọng nhau không phải là tâng bốc nịnh bợ nhau một cách giả đối, mà là tôn kính, tin tưởng nhau với một tình yêu chân thành, tự do và tế nhị…

     

    Ai cũng biết rằng, để bảo toàn sự kính trọng và tin tưởng nhau lâu dài trong hôn nhân, điều đó không phải là chuyện dễ. Bởi sự nhàm chán, va chạm thường ngày khiến người ta có thái độ lờn mặt hay khinh thường nhau. Nhưng nếu yêu nhau thực tình, thì sự tin tưởng và kính trọng nhau sẽ mãi tồn tại. Như một danh nhân có nói: “Nền tảng của tình yêu vợ chồng là yêu kính trân trọng nhau” (Elijah Fenton). Hay có câu: “Yêu là kính, không kính là chưa yêu”. 

     

    Quả thực, hôn nhân sẽ không thể tiếp tục duy trì nếu một trong hai bên liên tục bị tổn thương bởi sự từ chối, chê bai, hạ thấp. Sẽ rất khó để một người có thể chung sống cùng với một người khi người này luôn coi thường và thiếu tôn trọng mình. Lòng tự tôn của con người rất cao và khả năng sẽ ly hôn khi không được tôn trọng không phải là những trường hợp hiếm khi xảy ra.

     

    2.3. Cách ly do xảy ra thường xuyên chiến tranh lạnh giữa hai vợ chồng

     

    Chúng ta biết rằng nếu giữa hai vợ chồng thường xuyên xảy ra chiến tranh lạnh thì đó là dấu hiệu của một sự ly cách tuy âm thầm nhưng rất đáng ngại. Đó không còn là một sự cách ly bình thường nữa, mà đã trở thành một hình thái “Bạo lực tinh thần” rất nghiêm trọng, mà không phải ai cũng nhận ra.

     

    Về mức độ khủng khiếp của những bạo hành về thân xác thì ai cũng rõ rồi. Nhưng người ta nhận định là chiến tranh lạnh còn khủng khiếp hơn bạo lực gia đình rất nhiều. Lý do là vì chiến tranh lạnh nó không ồ ạt, nó diễn tiến âm ỉ, kéo dài, tưởng chừng khó có hy vọng chấm dứt.

     

    Trong một bài báo có tựa đề “Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực tinh thần trong gia đình” trên trang hoinongdan.org.vn, tác giả đã phân tích và đưa ra những thông tin rất đáng lưu ý như sau: [3]

     

    Theo báo cáo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong số vụ bạo lực gia đình từ năm 2012 đến hết 2017 đã xảy ra 51.227 vụ bạo lực về tinh thần.

     

    Bạo lực tinh thần rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất. Hậu quả của bạo lực tinh thần kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân như trầm cảm và sang chấn tâm lý do phải sống trong môi trường u uất, buồn bã.

     

    Bạo lực tinh thần không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

     

    Bạo lực tinh thần rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng hơn so với bạo lực thể chất. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Không những thế, nó còn tồn tại dưới dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý... đẩy nạn nhân đến sự khủng hoảng, phẫn uất.

     

    Bạo lực tinh thần thường xảy ra trong những gia đình trí thức vì những người có học vấn nhận thức được việc bạo hành về thể chất dễ dàng bị phơi bày và sẽ lôi kéo sự can thiệp của pháp luật. Họ sợ bị dư luận đánh giá là “thiếu văn hóa”, đánh mất sĩ diện, danh dự. Chính vì thế họ thường chọn cách giải quyết mâu thuẫn gia đình bằng bạo lực tinh thần.

     

    Và “Chiến tranh lạnh” là một dạng thức phổ biến và đáng sợ nhất của bạo lực tinh thần. Người vợ hoặc chồng tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt vô trách nhiệm với nửa còn lại hay đem so sánh với người khác. Người trong cuộc gọi bạo hành tinh thần là kiểu “hộp đen”, tức là bạo hành không nhìn thấy được, không ầm ĩ, không gây sự chú ý khiến cho người ngoài nhìn vào tưởng rằng gia đình ấy lúc nào cũng cơm lành canh ngọt.

     

    Nhiều người cho rằng bạo hành tinh thần của người phối ngẫu (người vợ hoặc chồng) chỉ là một biểu hiện của sóng gió gia đình, có thể giúp họ tự giải quyết hiệu quả hơn là tìm sự giúp đỡ của các đoàn thể và tổ chức pháp luật. Do đó bạo hành tinh thần nghiễm nhiên tồn tại hợp pháp trong nhiều gia đình trí thức, âm thầm gặm nhấm, hành hạ tinh thần của nạn nhân dẫn đến các bệnh về tâm lý thần kinh, thậm chí có người còn tự tìm đến cái chết để giải thoát.

     

    Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đã từng thực hiện khảo sát tại 8 tỉnh, thành phố và thu nhận được kết quả như sau: Cứ bốn (4) gia đình có tình trạng bạo hành, thì có một (1) theo kiểu bạo hành tinh thần “hộp đen”. Một khảo sát khác của Trung tâm tư vấn Hồn Việt TP. HCM cho thấy, bạo hành kiểu “hộp đen” chiếm 72% trên tổng số hơn 500 trường hợp cần tư vấn. Bất ngờ hơn, bạo hành tinh thần gần như chỉ có và phổ biến trong giới trí thức.

     

    Chẳng hạn, có một nữ giảng viên đại học kể rằng sau 10 năm chung sống với chồng trí thức, sau một lần cãi cọ, anh chồng trừng phạt “vợ mất dạy” bằng vài năm im lặng và ly thân mặc dù vẫn sống chung nhà. Trước mặt bạn bè họ hàng anh vẫn lịch lãm, nói năng nhẹ nhàng. Chồng đóng tiền lương đầy đủ nhưng không hé răng, thái độ ghẻ lạnh. Người vợ hoảng loạn vì bị ngắt giao tiếp, “cấm vận” chăn gối, sau đó có dấu hiệu trầm cảm.

     

    Hay như trường hợp gia đình của vợ chồng chị NTT (TP Đà Nẵng) cứ xa là nhớ, nhưng gần lại khắc khẩu. Chính vì thế cảnh hờn ghen, giận dỗi diễn ra như cơm bữa. Khi tức lên, anh chồng sẵn sàng dành cho vợ những từ ngữ như “con điếm”, “con đĩ”; vợ cũng không chịu thua, chê chồng bạc nhược, yếu hèn, kém cỏi, không biết lo kinh tế gia đình, thậm chí không ít lần viết đơn dọa ly dị.

     

    Tối cãi nhau nhưng sáng ra chồng vẫn chở vợ đi làm, đi ăn như không có chuyện gì. Kịch bản này cứ thường xuyên lặp lại khiến chị T. tự hỏi, đó có phải là tình yêu và hạnh phúc gia đình hay không, vì mỗi lần cãi nhau, chị thấy mệt mỏi và bị xúc phạm ghê gớm.

     

    Im lặng để hành hạ chỉ là một trong gần mười biểu hiện của bạo lực tinh thần. Ở Việt Nam chưa từng có ai bị phạt hay bị kiện chỉ vì im lặng. Nghe đến đây khá nhiều người có học bao gồm cả phóng viên giật mình “một năm tôi bạo hành chồng và con đến năm bảy lần”. Phát hiện chồng chơi game, nợ nần vì đầu tư không hiệu quả, “say nắng” ở công sở vv… không ít các bà vợ chọn chiến tranh lạnh để trừng phạt.

     

      Sự im lặng, cam chịu của nạn nhân đã tiếp tay cho hành vi bạo hành tinh thần ăn sâu bám rễ trong lòng nhiều gia đình. Có người chấp nhận như một nghĩa vụ, có người chịu đựng vì sợ mang tiếng, đàm tiếu, có người kêu cứu nhưng bị dập tắt ngay từ khi manh nha suy nghĩ.

     

    Cách giải quyết tốt nhất là vợ chồng ngồi lại với nhau, trao đổi thẳng thắn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Chỉ khi thay đổi nhận thức, suy nghĩ của chủ thể bạo hành mới mong giải quyết được vấn đề này.

     

    2.4. Cách ly do bế tắc trong giao tiếp và đối thoại

     

    Người ta cho rằng, muốn hạnh phúc, vợ chồng hãy chia sẻ và nói chuyện với nhau nhiều hơn. Nhiều người đàn ông vẫn thường hay nói đùa rằng “ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Còn những bà vợ thì than vãn rằng ông chồng tôi “cạy” răng cả ngày chẳng được nửa lời, về nhà cứ im ỉm, nghĩ mà chán.

     

    Thế rồi chính những sự im lặng vô hình ấy đã “giết” chết hôn nhân lúc nào không hay. Vợ chồng lúc vui, lúc buồn, đau khổ đều không chia sẻ với nhau thì tình cảm ngày càng lạnh nhạt, khoảng cách của họ ngày càng xa dần và không thể cứu vãn được.

     

    Chúng ta biết rằng, trong đời sống hôn nhân, giao tiếp hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ gắn kết đôi bạn lại, mà còn giúp cả hai hiểu nhau hơn, đồng cảm với nhau hơn. Một ngày các vợ chồng có thể phải ở xa nhau ít nhất cũng tám giờ do công việc làm ăn, có biết bao chuyện xảy ra xung quanh cả hai người. Do đó, rất cần kể cho nhau nghe mọi chuyện, chia sẻ với nhau những gì xảy ra trong ngày.

     

    Không thể coi một đôi vợ chồng là hạnh phúc nếu mỗi ngày họ không nói chuyện với nhau được 30 phút.

     

    Vậy, điều cốt yếu là đôi bạn phải tìm cơ hội để giao tiếp với nhau, không để giữa hai người có khoảng lặng quá lớn chẳng hạn như hai người làm việc riêng, mạnh ai người đó quan tâm đến công việc của mình thôi và không hề nói chuyện với nhau. Trong khi đó, giao tiếp hằng ngày với nhau là yếu tố tạo nên hạnh phúc gia đình.

     

    Cuộc sống hôn nhân sẽ trở thành cơn ác mộng nếu suốt ngày cả hai vợ chồng không nói chuyện với nhau hoặc cảm thấy không có gì để nói. Đó thực chất là dấu hiệu cho thấy hôn nhân của chúng ta đang có vấn đề nghiêm trọng và cần có giải pháp chấn chỉnh ngay. [4]

     

    Một vị giáo sư nọ, vì thấy rõ tầm quan trọng của đối thoại trong hôn nhân nên đã nói rằng: “Nếu tôi có cơ hội khuyên những đôi vợ chồng sắp cưới chỉ một lời mà thôi, thì tôi sẽ khuyên điều sau đây, đó là để có một hôn nhân hạnh phúc bền lâu, bằng mọi giá, vợ chồng phải giữ cho đường dây đối thoại với nhau”. “Giữ” ở đây là nối kết, duy trì và làm mới, không để nó đứt đoạn, mất kết nối và rơi vào tình trạng bế tắc.

     

    Do đó, để cho “Đường dây đối thoại” giữa đôi bạn luôn được thông thoáng, thân thương, liên tục, thiết nghĩ chúng ta nên quan tâm tới vấn đề giao tiếp ứng xử giữa hai bạn đời, làm sao để mỗi người đều cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi hai người có cơ hội ở gần bên nhau. Khi nói đến giao tiếp thì không chỉ hiểu là những gì liên quan tới lời nói qua lại, cách nói chuyện mà còn là thái độ ứng xử, cung cách giao tiếp nữa giữa hai người nữa.

     

    Các nhà tâm lý học hôn nhân gia đình đều quả quyết rằng nghệ thuật giao tiếp ứng xử quyết định phần lớn cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vợ chồng dù bận rộn trăm công nghìn việc, nhưng cũng nên tìm mọi cơ hội để gặp nhau, nói chuyện với nhau, kể cho nhau nghe “chuyện đời chuyện người”, trao tâm sự cùng nhau, thậm chí có thể cùng nhau xem một chương trình giải trí trên truyền hình hay cùng nhau hát một bài hát vv. Đây có thể được coi như một “chìa khóa vàng” đảm bảo hôn nhân bền vững. 

     

    Tóm lại, giao tiếp và đối thoại trong đời sống vợ chồng thực sự rất quan trọng. Khi tìm đến sự tư vấn trong hôn nhân, chúng ta thường nghe nói rằng giao tiếp chính là chìa khóa của mối quan hệ tốt đẹp. Và điều này hoàn toàn đúng. Mức độ giao tiếp của đôi bạn quyết định mức độ hai người sẽ giải quyết mâu thuẫn, tranh luận như thế nào, điều gì sẽ làm người kia tổn thương hay tình bạn trong hôn nhân của hai người sâu sắc như thế nào ./.

     

    Aug. Trần Cao Khải

     
     

 

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN -VỢ CHỒNG SỐNG LỜI CHÚA

1/ NGƯỜI CHỒNG:

HÃY ĂN Ở CHO ĐỨNG ĐẮN...: KHÔNG CHÈ CHÉN SAY SƯA, KHÔNG CHƠI BỜI DÂM ĐÃNG, CŨNG CHẲNG CÃI CỌ GHEN TƯƠNG". (ROMA 14, 13)

2/ NGƯỜI VỢ:

"VÀ NHƯ HỘI THÁNH PHỤC TÙNG ĐỨC KITO THẾ NÀO, THÌ VỢ CŨNG PHẢI PHỤC TÙNG CHỒNG TRONG MỌI SỰ NHƯ VẬY". (Ê-PHÊ-XÔ 5, 24)

-----------------------