Hạnh Phúc Hôn Nhân

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

"Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa"(Mt. 5:9). Tôi đọc đi đọc lại Câu Kinh Thánh trên đây, rồi tôi cầu xin Ơn Chúa Thánh Thần soi sáng cho tôi thông hiểucụm từ xây dựng hòa bình. Bỗng nhiên, tôi liên tưởng tới Kinh Tám Mối Phúc Thật, Chúa dạy ở Điều Thứ Bảy rằng:"Ai làm cho người hòa thuận, ấy là phúc thật; vì chưng họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Suy đi nghĩ lại, tôi nhận thấy hai cụm từ này có ngữ nghĩa tương đồng. Vẫn nhờ Thần Linh Chúa soi dẫn, nên tôi lần lượt nảy sinh những cảm nghiệm của riêng mình về đề tài Gia Đình Hạnh Phúc mà tôi đang trăn trở ngẫm suy.

Giờ đây,tôi đã tuệ ra bốn điểm chính liên quan đến đề tài này và tôi xin hân hạnh chia sẻ những tâm tư của tôi cùng Quý Thân Phụ, Thân Mẫuvề đề tài này, đó là: những yếu tố then chốt giúp cho gia đình hạnh phúc; những thách đố hằng rình rập để phá tan hạnh phúc gia đình; những thành quả và hậu quả trong đời sống gia đình mang lại và những mẫu gương gia đình đáng cho mọi gia đình noi theo.

Trước tiên, tôi xin đề cập đến những yếu tố then chốt giúp cho gia đình hạnh phúc.

Yếu tố tiên khởi: cha mẹ, con cái làm sao trên thuận dưới hòa. Một khi mọi thành viên trong gia đình tạo được hòa khí rồi, nghĩa là tạm ví như hơi thở cần cho đời sống - không khí hòa thuận trong gia đình cũng tương tự y như thế.

Yếu tố kế tiếp: mọi người trong gia đình phải hết lòng để ý lo cho nhau. Không phải chỉ một chiều là cha mẹ phải có trách nhiệm lo cho con cái, mà cả vợ chồng cũng cần chăm lo cho nhau; đồng thời con cái cũng phải có bổn phận  tự ýgiúp đỡ cha mẹ bằng cách vâng lời, ngoan ngoãn và vui vẻ chia sẻ việc nhà với cha mẹ.

Yếu tố tiếp theo: mọi thành viên trong gia đình phải biểu lộ tình yêu thương nhau bằng nụ cười hồn nhiên, bằng sự hỏi han thân tình với nhau, chia vui với nhau và an ủi nhau trong lúc có tâm sự buồn.

Yếu tố sau cùng: khi trong gia đình có sự bất hòa giữa con cái, bất kể chúng còn trẻ dại, đã trưởng thành hoặc chúng đã lập gia đình. Trong những tình huống khó xử, trước hết cha mẹ phải tỏ ra công bằng, tế nhị trong việc can ngăn, xét xử để giải hòa những hiềm khích ngay từ khi nó mới còn trứng nước, tựa như ngọn lửa vừa chợt nổi lên là cần dập tắt ngay tức thì, chớ để cho nó bùng lên và lây lan đến độ cháy rụi hết tình gia đình đã suốt bao năm vun bồi. Cha mẹ hãy dùng kinh nghiệm từng trải của mình để giảng khuyên cho con cái qua bốn bước sau đây: biết nhận lỗi, hối lỗi, xin lỗi và dốc lòng chừa. Nếu cha mẹ đã thường xuyên làm gương tốt cho con cháu bằng cách xin lỗi nhau trước sự chứng kiến của con cháu hoặc cha mẹ không ngần ngại xin lỗi con cháu, khi cha mẹ lỡ làm cho một con cháunào buồn phiền. Một khi tiếng xin lỗi đã trở thành thói quen tốt trong gia đình như thế rồi, cho dù đôi khi trong gia đình có mưa gió nổi lên, nhưng sau cơn mưa gió, trời lại quang đãng và nắng đẹp lại sáng lên.

Như vậy,gia đình sẽ có hạnh phúcbằng cách luôn nở nụ cười tươi với nhau cùng nhau áp dụng triệt để bốn yếu tố căn bản tôi vừa nêu trên.

Kế đến, tôi muốn nêu ra những thách đố hằng rình rập để phá tan hạnh phúc gia đình.

Thách đố thứ nhất, cha mẹ phải làm sao kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình. Câu nói:"Không có thực làm sao vực được đạo?" còn có nghĩa bóng, khiến tôi thiển nghĩ: ý nói cơm không đủ no, áo không đủ mặc, thiếu thốn tư bề trong một gia đình như thế, làm sao duy trì được hạnh phúc!?

Thách đố thứ nhì, việc đưa /đón con nhỏ ở Nhà Giữ Trẻ và việc di chuyển con đếnTrường Tiểu Học vào hai buổi sáng đi, chiều về. Cha mẹ phải căn cơ thời giờ làm sao cho thuận tiện đôi bề, để đưa con đến trường đúng giờ, đồng thời cha mẹ cũng không bị trễ giờ tới nơi làm việc.

Thách đố thứ ba, vợ chồng không còn thời giờ dành riêng cho nhau. Hai người cùng phải bận rộn đi làm; vì đời sống văn minh tân tiến ngày nay đòi hỏi nhiều nhu cầu vật chất cao, nên một đầu lương không đủ để trang trải mọi chi phí trong gia đình. Vợ chồng nhiều khi nghĩ họ giống như hai cỗ máy chạy song hành, mệt mỏi, chẳng còn hơi sức đâu mà thổ lộ tâm tình với nhau.

Thách đố thứ tư, vấn đề gửi tiền, gửi quà về giúp đỡ thân nhân hai bên nội / ngoại bên QNhà. Vợ chồng cần thảo luận và lập ra phương án rõ ràng, qui định theo mức tài chánh khả thi. Điều tối kỵ là hai bên cần tỏ ra công minh chính đại trong việc chuyển quà / tiền làm sao tránh đừng làm mất hạnh phúc gia đình.

Thách đố thứ năm, chẳng may trong gia đình có một thành viên gặp tai nạn phải săn sóc lâu ngày hoặc có người bất thần Bác Sĩ cho biết người này mắc bệnh hiểm nghèo. Gặp trường hợp Chúa định cho phải chịu sự khó như vầy, mọi người trong gia đình cần tập họp mỗi buổi tối, để cầu nguyện xin Chúa nâng đỡ cho người bệnh vâng theo Thánh Ý Chúa trong niềm phó thác cậy trông; đồng thời, cả gia đình cũng xin Chúa ban ơn mạnh sức cho người nào tình nguyện chăm sóc cho người bệnh.

Thách đố sau cùng, trong trường hợp cha mẹ ly dị nhau. Lẽ tất nhiên con cái phải gánh chịu hậu quả tai hại khôn lường. Chúng bị hoang mang, ngã lòng trông cậy, chán nản rồi bỏ bê học hành; hoàn cảnh này dễ dàng đưa đẩy con cái vào vòng hư hỏng, trong khi chúng gặp bạn bè cũng có cùng cảnh ngộ. Còn cha hoặc mẹ là nạn nhân của cuộc chia tay cũng gặp rất nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống mới.

Chung qui, cả sáu thách đố trên đây đều trở thành những cây cầu cheo leo, vắt vẻo đe dọa hạnh phúc gia đình.

Tiếp  theo, tôi xin phân tích những thành quả và hậu quả trong đời sống gia đình mang lại.

Về những thành quả của một gia đình hạnh phúc, có thể sánh ví như hoa lá tốt tươi trổ sinh từ nơi cha mẹ, hằng hết lòng đầu tư vào việc giáo dục con cái cho chúng thành nhân và thành thân. Con cái thành nhân, nghĩa là con cái hiểu biết những điều nhân nghĩa, có lòng thương người như thể thương thân. Ngoài ra, con cái thành nhân là người luôn mang theo hành trang:"Điều gì mình muốn người khác làm cho mình thì mình hãy làm điều đó cho người khác; ngược lại, nếu mình không muốn người khác làm điều ấy cho mình thì mình cũng đừng làm điều đó cho người khác", đó là tóm lược Lời Chúa dạy khuyên về Đức Bác Ái. Còn con cái thành thân, nghĩa là khi con cái bước vào trường học để học hành, tạo cho mình một vốn liếng kiến thức cao, tạo dựng được một nghề nghiệp vững vàng theo ý muốn.Rồi khi con cái bước vào trường đời là để phục vụ xã hội tùy theo nghề nghiệp chuyên môn của mình, chứ không phải chỉ lo làm giàu mà quên đi những điều nhân nghĩa.

Còn về hậu quả của một gia đình bất hạnh,khi cha mẹ đã ly dị nhau, họ làm mất niềm tin nơi con cái, khiến cho tinh thần con cái bị suy sụp thê thảm, nên chính họ đã dẫn con cái đến những hậu quả khôn lường cho từng cá nhân con cái. Chúng bỏ dở việc học hành, không có nghề nghiệp chuyên môn trong tay sau này. Khi tới tuổi lập gia đình, chúng đâm ra nghi ngờ cuộc tình của chúng:không biết có gì bảo đảm, vững bền, vì gương xấu cha mẹ còn sờ sờ trước mắt và vết thương lòng chúng phải bao năm gánh chịu chưa lành, nên chúng cảm thấy mất niềm tin khi chúng muốn xây dựng một gia đình mới.

Như thế,những thành quả và hậu quả trong đời sống gia đình hạnh phúc hoặc bất hạnh tùy thuộc hoàn toàn vào gương sáng nơi cha mẹ.

 

Sau cùng, tôi xin đan cử một vài mẫu gương gia đình đáng cho mọi gia đình noi theo.

Một là gia đình Bà Thánh Mo-ni-ca là mẹ của Thánh Âu-gút-ti-nô.Bà cầu nguyện trong nước mắt gần 20 năm trời cho Âu-gút-ti-nô, con của bà bỏ đàng tội lỗi.Sau cùng, cậu đã được Thánh Am-rô-si-ô cảm hóa và rửa tội cho cậu trong sự vui mừng khôn tả của bà. Bà đã nêu gương sáng đạo đức và cầu nguyện cho các bà mẹ Công Giáo.

Hai là gia đìnhBà Thánh Ma-ga-ti-ta, mẹcủa Thánh Gio-an Đôn Bót-cô.Bà nói với Cha Đôn Bót-cô trong ngày chịu chức Linh Mục: “Con đừng lo nghĩ tới mẹ nữa, con chỉ cần cầu cho mẹ thôi là đủ rồi. Việc lo lắng duy nhất của con là phần rỗi các linh hồn”. Bà nói thế vì sợCha Thánh lợi dụng chức linh mục mà đem tiền về cho bà, để bù lại hoàn cảnh nghèo khổ trước kia của gia đình bà.

Ba là gia đình Thánh Nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su. Bà mẹ của Thánh Nữ rất đạo đức, có lần bà nói: “Tôi chỉ ao ước có nhiều con để dẫn chúng về Trời”. Trước khi lập gia đình bà rất muốn đi tu nhưng Chúa không gọi. Còn thân phụ của Thánh Nữ cũng là người đạo đức và hiền lành, ông cũng muốn dâng mình cho Chúa, nhưng Chúa không gọi. Khi vcủa ông mất, ông ở vậy nuôi dậy năm người con và sau này cả năm đều dâng mình cho Chúa tất cả.Trong số bốn người chị của Tê-rê-xa : ba chị đi tu trong dòng kín và một chị đi tu dòng Đức Bà Thăm Viếng.Năm 2015,cả hai cha mẹ của Thánh Nữ Tê-rê-xa Đều được Đức Giáo Hoàng Francis phong Hiển Thánh.

Tựu chung, gương kiên trì cầu nguyện của Thánh Monica, gương dâng hiến con trọn vẹn của Mẹ Thánh Gioan Donbosco và gương nuôi dạy của Thân Phụ năm chị em Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu mãi mãi là những mẫu gương cho các bậc cha mẹ muốn xây dựng thành công hạnh phúc gia đình.

Nhìn chung, một gia đình hạnh phúccần mọi người luôn nở nụ cười tươi như hoa với nhau.Cho dù những thách đố có khó cách mấy, nếu mọi người cùng cố gắng giúp nhau vượt qua thì hạnh phúc gia đình sẽ vẫn tồn tại.Rồi đếnnhững thành quả trong đời sống gia đình hạnh phúc cũng đều tiếp tục phát triển và duy trì; ngay cả những hậu quả cũng có thể chặn đứng và có thể tìm cách khắc phục, một khi trong gia đình biết ngồi lại bàn thảo, nhận ra lỗi lầm, xin lỗi nhau và cùng quyết tâm bỏ qua quá khứ, mà chỉ cùng nhau hướng về những sự tốt đẹp cho tương lai.

Riêng về ba mẫu gương của Thánh Monica, của Mẹ Thánh Gioan Donbosco và của Thân Phụ năm chị em Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu mãi mãi đáng cho các bậc cha mẹ muốn xây dựng thành công hạnh phúc gia đình noi theo.

Theo thiển nghĩ của tôi, trên bình diện toàn cầu: vì gia đình nhân loại luôn luôn đánh mất sự hòa bình, cho nên chiến tranh triền miên xảy ra từng giây phút ở khắp nơi trên thế giới. Trong phạm vi nhỏ hẹp của mỗi gia đình, lý do làm mất sự bình an xuất phát từ mỗi cá nhân, bắt đầu: từ nơi người cha, người chồng; từ nơi người mẹ, người vợ; từ nơi con cái trong gia đình, nên dẫn đến hậu quả làm cho gia đình mất hạnh phúc. Chúng ta hãy nhớ lại lời Đức Thánh Cố Giáo Hoàng Gioan Đệ Nhị, khi Ngài muốn hoán chuyển câu nói của Tể Tướng Caesar rằng:"Muốn hòa bình - Hãy sửa soạn chiến tranh!!!" trở thành câu:"Muốn hòa bình - Phải sửa soạn công lý." Chỉ khi nào chúng ta sửa soạn công lý, nghĩa là xây dựng hòa bình, cũng đồng nghĩa với làm cho người hòa thuận, chúng ta mới tận hưởng được thân tâm an lạc và sẵn sàng làm sứ giả hòa bình ngay trong gia đình mình.

Tôi xin mượn vài bài Thánh Ca tuyệt vời sau đây để cảm ơn Quý Thân Phụ, Thân Mẫu trong các gia đình và để kết thúc bài chia sẻ về đề tài Gia Đình Hạnh Phúccủa tôi. Bây giờ, tôi hân hạnh thân mời Quí Vị cùng thưởng thức vài Bài Thánh Ca Việt & Anh rất thẩm sâu cả về ngữ nghĩa và ngữ cảnh:

Kinh Hòa Bình. Kim Long:

1/ https://www.youtube.com/watch?v=FID3P5VPZUQ

Make Me A Channel of Your PEACE:

     https://www.youtube.com/watch?v=sE9std-lwXQ

2/ God, Give Me Peace - Rebeca Rhymes:

https://www.youtube.com/watch?v=rgEHleZJeLg

3/He Gives Me Peace:

     https://www.youtube.com/watch?v=CyuF6FDn5yQ

Fx Nguyễn Văn Mơ

HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - VỢ CHỒNG TÔN TRỌNG NHAU

    • vuisongtrendoi

      LÒNG TÔN TRỌNG TRONG QUAN HỆ VỢ CHỒNG

      Trần Mỹ Duyệt

      Tôn trọng nhau là bí quyết hạnh phúc hôn nhân”.

      Nhưng làm sao để có được lòng tôn trọng ấy trong quan hệ vợ chồng?...

      Dĩ nhiên, trong đời sống chung thì những va chạm, bất đồng ý kiến, bất hòa là chuyện thường tình. Có lẽ càng sống với nhau lâu, những hành động tiêu cực kia lại càng nhiều.

      Và đó cũng là lý do tại sao nhiều đôi  vợ chồng khi về già lại hay cãi vã, giận hờn nhau.

      Vợ chồng bất đồng ý kiến, cãi vã, tranh chấp, và khó chịu với nhau. Những chuyện này chúng đến từ nhiều nguyên nhân, và không nhất thiết là do lỗi của một người.

      Có nhiều chuyện mà người chồng thích người vợ không thích, hoặc ngược lại, người vợ thích mà người chồng không thích.

      Và cũng có nhiều chuyện mà người chồng cho là đúng, nhưng người vợ lại cho là sai.

      Những quan điểm bất đồng ấy, theo tâm lý học, là do tâm lý nam nữ khác biệt.

      Ngoài ra, chúng còn đến từ những ảnh hưởng của di truyền, phái tính, giáo dục, tôn giáo, tuổi tác, và văn hóa.

      Như vậy, chỉ còn cách là thay vì trốn tránh nó, thay vì phủ nhận nó, vợ chồng phải học cách “tạo lập lòng tôn trọng” trong thực tế hàng ngày.

      Respect tiếng Anh có nghĩa là sự tôn kính, kính trọng, tôn trọng. Và để thiết lập hoặc để sống với sự tôn trọng nhau, sau đây là những ứng dụng dựa vào phân tích theo chiết tự của từng mẫu tự từ chữ R.E.S.P.E.C.T.

      R (Respect): Muốn được sự tôn trọng của ai, trước hết ta phải có lòng tôn trọng người đó. Vợ chồng cần phải thực hiện việc này cho nhau, với nhau, và vì nhau.

      Tôn trọng lẫn nhau là điều không thể thiếu nếu muốn xây dựng tôn trọng hỗ tương trong tương quan vợ chồng.

      Đi vào thực hành, điều này đòi hỏi vợ chồng cần phải tránh đối xử với nhau như “người dưng nước lã”, hoặc với thái độ “nhàm chán”.

      Tránh dùng những lời lẽ khiếm nhã, thô lỗ, cộc cằn khi xưng hô với nhau.

      Tránh những thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, bất cần để đối xử với nhau, nhất là tránh phân tích, phê bình, chỉ trích nhau.

      Suy nghĩ, nói năng và hành động như trên, thực ra đó mới chỉ là một hình thức đối xử công bằng chứ chưa nói đến là vợ chồng phải tương kính nhau vì yêu nhau.

      Xây dựng, tạo lập sự tôn trọng ở tầm cao hơn chính là thực hành nguyên tắc bác ái của Thánh Phanxicô Assisi: “Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết”, “tìm yêu mến người hơn được người mến yêu”. Và đây là ứng dụng đẹp nhất giúp vợ chồng thăng hoa lòng tôn trọng lẫn nhau.    

      E (Establishing Respect): Để xây dựng lòng tôn trọng nhau trong đời sống và tương quan hôn nhân, vợ chồng phải quan tâm đến giá trị những cảm nghĩ và ý kiến của nhau.

      Phần đông vợ chồng mất dần lòng tôn trọng, chính là vì thiếu quan tâm đến những ý nghĩ và ý kiến của nhau.

      Ai cũng cho rằng mình đúng, mình hay.

      Ngay cả khi vì chủ ý tốt xây dựng nhau, vợ chồng cũng không được dùng thái độ hoặc cung cách kẻ cả, chèn ép và bắt buộc người phối ngẫu phải theo ý kiến hoặc suy nghĩ của mình.

      Đi vào thực hành, để xây dựng lòng tôn trọng, vợ chồng phải xây dựng nó bằng những hành động rất nhỏ mọn và đều đặn.

      Nhân đức không xảy ra một sớm một chiều và bằng những hành động phi thường. Nhân đức chính là một tập quán tốt được lập đi, lập lại một cách đều đặn và bền bỉ.

      Thí dụ, người vợ tập mỉm cười mỗi khi bị chồng cư xử thiếu tế nhị, hoặc người chồng tập giữ nhẫn nại khi bị vợ cằn nhằn vô cớ...

      Kiên trì và tập luyện, sẽ dẫn đến đức tính hiền dịu và thái độ tự chủ cho cả người chồng lẫn người vợ.

      Kết quả là: những đức tính ấy sẽ làm gia tăng sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau.   

      S (Supporting respect): Để nhân đức xã hội và tập quán tốt trong tâm lý đối xử thường ngày giữa vợ chồng duy trì bền bỉ, thì vợ chồng cũng phải nâng đỡ, khuyến khích lẫn nhau.

      Sự tôn trọng nhau phải được thể hiện qua cung cách sống thường ngày. Thái độ tiêu cực, lời nói chê bai, hoặc hành động lơ là giữa vợ chồng sẽ làm cho người phối ngẫu cảm thấy mất tinh thần, mất nghị lực, và dễ đưa đến chán nản.

      Thử hỏi, nếu chồng bạn bày tỏ một cử chỉ yêu thương, hoặc nói những lời khen tặng bạn nhưng anh ta nhận lại bằng một nụ cười khinh bỉ, và một câu nói: “chỉ là giả dối”, thì làm sao người ấy có thể tiếp tục và có tinh thần để làm những gì tốt nhất cho bạn?

      Chính bạn đang làm cho chồng bạn xuống tinh thần, và không muốn tiếp tục duy trì lòng tôn trọng đối với bạn. 

      P (Principles for re-establishing respect): Nhưng cũng có những lúc sóng gió thật sự nổi lên, cuốn trôi đi chút lòng tôn trọng có sẵn trong ta thì sao?

      Điều này xảy ra khi một trong hai hoặc cả hai đã vi phạm những nguyên tắc căn bản của tôn trọng là dùng lời nói, cử chỉ, hoặc hành động xúc phạm nhau, làm tổn thương nhau.

      Trong trường hợp này, vợ chồng phải làm gì?

      Bạn làm gì khi vô tình đụng phải một người trong lúc đi đường?

      Câu đầu tiên sẽ là: “Xin lỗi!” Nhưng không phải chỉ là xin lỗi, mà nhiều khi còn phải sửa lỗi, dĩ nhiên, là phải chừa lỗi.

      Thí dụ, bạn xin lỗi người bạn vừa đụng phải nhưng lại làm rơi chiếc điện thoại người đó đang cằm trên tay và chiếc điện thoại bị vỡ, chắc chắn là bạn phải đền chiếc điện thoại khác. Kinh nghiệm này cho bạn một quyết tâm là lần sau đi đứng phải cẩn thận.

      Nguyên tắc tái lập lòng tôn trọng cũng tương tự như vậy.

      Khi làm lỗi, làm buồn lòng người phối ngẫu, việc đầu tiên là bạn phải xin lỗi: “Anh xin lỗi em, hoặc em xin lỗi anh”.

      Nếu lỗi đó làm người ấy buồn lòng thì phải tạo cơ hội chuộc lại lỗi lầm.

      Thí dụ, tặng hoa, gửi message hay lời nhắn tỏ dấu yêu thương…

      Nhất là bằng mọi cách, làm hòa với người phối ngẫu. Nhưng nên nhớ việc nhận lỗi, xin lỗi, và sửa lỗi là việc làm của bạn.

      Đừng bao giờ thay vì xin lỗi bạn lại đổ lỗi, thay vì nhận lỗi bạn lại chối lỗi, và thay vì sửa lỗi bạn lại sửa người mà mình đã làm buồn lòng.    

      C (Creating a respectful relationship): Một trong những điều mà các nhà tâm lý làm khi giúp các cặp vợ chồng đang gặp những khó khăn trong hôn nhân, là giúp họ thiết lập, kiến tạo mối giây liên kết trong tôn trọng. Một mối giây cảm thông giữa vợ chồng. Trong khi hai vợ chồng còn đang nghi ngờ nhau, còn chỉ trích nhau, còn đổ lỗi cho nhau mà nói đến yêu thương, sự hy sinh, tha thứ, hay trung thành là những cái mà trước mặt họ chỉ là vô nghĩa, là lý thuyết và thiếu thực tế. 

      Nhưng trước hết hãy giúp họ thiết lập lại mối giây tôn trọng nhau, bằng cách nhà tâm lý sẽ giúp họ từ từ khám phá ra những điểm tích cực của nhau, những cái mà ngay từ đầu khi mới quen nhau đã khiến họ bị thu hút, hấp dẫn. Và khi những kỷ niệm êm đềm, đẹp đẽ của nhau và về nhau lấp kín kỷ niệm, tự nhiên họ biết họ cần phải làm gì…

      T (Tolerating and appreciating differences): Sau cùng là điều mà các cặp vợ chồng muốn thăng hoa, muốn làm cho đẹp mối giây liên kết, dạt dào sự tôn trọng nhau đó chính là phải biết chấp nhận và hóa giải những khác biệt.

      Đây là việc làm khó nhất trong tương quan tình yêu, và cũng là bước đầu của sự chia lìa, ngăn cách dẫn đến sụp đổ của nhiều cuộc tình.

      Mới quen nhau, mới yêu nhau thì mọi điều đều tốt đẹp. Người này nhìn người kia bằng cặp mắt màu hồng, và bằng một con tim thổn thức. Nhưng rồi qua những tháng năm chung sống, những khác biệt của nhau sẽ từ từ xuất hiện để thách thức mức chịu đựng và lòng chung thủy của tình yêu.  

      Nên nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ tìm được một người đàn ông tuyệt vời (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), hay một người phụ nữ nhân đức vẹn toàn (công, dung, ngôn, hạnh).

      Nhưng bạn có thể giúp một người đạt được những điều đó nhờ vào sự tế nhị, hòa giải, và chấp nhận những khác biệt nhau của bạn.

       

      (Để tham khảo những bài vở, tài liệu giá trị về tình yêu, hôn nhân, gia đình, giáo dục, tâm lý, xã hội, và tâm linh. Xin mời vào thăm trang nhà www.giadinhnazareth.org)

       

       

 

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI CHỒNG TỐT?

Trần Mỹ Duyệt

Người xưa thường ví người con gái khi kết hôn như "Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu". May mắn lấy được người chồng giầu có, quyền lực, học thức, và nhất là biết thương yêu mình thì kể như là đã đỗ được bến trong, còn ngược lại, đành phải cam chịu. Nhưng phía đàn ông, liệu có hiện tượng này xảy ra trong đời sống hôn nhân, gia đình không? Thánh Kinh đã trả lời như sau:

1 Và Yavê Thiên Chúa đã giáng xuống trên người một giấc tên mê, và nó đã ngủ thiếp đi. Và Người đã rút lấy một xương sườn của nó, đoạn lấp thịt vào. 22 Và trên sườn đã rút tự người, Yavê Thiên Chúa đã xây thành người đàn bà. Ðoạn Người dẫn đến với người. 23 Và nó đã nói: "Phen này, nàng là xương tự xương tôi, thịt tự thịt tôi. - Nàng sẽ đội danh là "đàn bà" vì đã được rút tự đàn ông". (Khởi Nguyên - Bản dịch Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR)

2. Biết chiều chuộng:

Phụ nữ thường yêu thích được nâng niu, chiều chuộng như con nít. Nó luôn khiến cho phụ nữ cảm thấy mình hạnh phúc. Trong thực tế, chỉ là nhỏ bé thôi, có thể là viết một lời nhắn trên facebook, email, tặng một bông hồng, làm ngạc nhiên vợ bằng một chiếc bánh sinh nhật, hát cho nàng nghe một nhạc khúc nàng thích, nở một nụ cười và nhất là khen nàng "đẹp", nàng "ngoan", nàng "dễ thương". "Đàn ông yêu bằng con mắt, đàn bà yêu bằng lỗ tai". Những việc nhỏ mọn này sẽ ghi một ấn tượng tình yêu càng ngày thêm sâu đậm.

3. Hài hước:

Một người có tính hài hước giống như một dòng suối mát. Mọi người đều thích người vui vẻ, và gần gũi với họ. Những lúc vợ chồng gặp khó khăn, căng thẳng, "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Tính hài hước sẽ làm giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống chung, giữa những khó khăn, vất vả của cuộc đời.

4. Cùng sở thích:

Nếu biết bạn bỏ thời gian để cùng tham gia một sinh hoạt chung với vợ con, vợ bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, sung sướng. Không nguyên gì những sở thích chính đáng, người chồng tốt còn dành giờ đi chợ, đi mua sắm, chạy bộ, và thăm viếng bạn bè chung với vợ nữa. Những việc làm xem như vô nghĩa này nhưng mang lại một ý nghĩa rất đặc biệt trong sinh hoạt chung hằng ngày. Khi người chồng tự động và tình nguyện làm những việc này, vô tình người vợ đã trở thành người nợ ân tình đối với chồng.

5. Yêu thương trẻ con:

Bản năng làm mẹ của người phụ nữ rất thiêng liêng, mạnh mẽ, và vì thế, họ là những người rất thương yêu trẻ con. Tất cả phụ nữ đều như thế. Trước mắt người phụ nữ, một người đàn ông mà chơi với những em nhỏ là một hình ảnh tuyệt đẹp. Đối với họ, những người đàn ông yêu thích trẻ em sẽ là những người cha tốt. Ngược lại, nếu thường xuyên bạn la lối hoặc tỏ dấu khó chịu với trẻ em, với con cái mình, chắc chắn vợ bạn sẽ không hài lòng với bạn. Trong con mắt nàng, bạn là người cha, người bố không tốt, không thực sự yêu thương con mình.

6. Nâng đỡ:

Một người chồng tốt là người biết nâng đỡ vợ trong mọi khó khăn, vượt qua những chuyện tốt cũng như xấu. Là người biết lắng nghe vợ và đưa ra những hướng dẫn cần thiết giúp vợ có những quyết định đúng đắn, đồng thời nâng đỡ những quyết định ấy. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà người chồng không biết làm cách nào để nâng đỡ những quyết định của vợ, và cũng không thể phản đối những quyết định ấy. Nếu trường hợp xảy ra như thế, người vợ là người phải lãnh nhận hậu quả mà không thể đổ lỗi cho chồng mình, bởi vì quá cứng đầu và chủ quan. Đây là bến đục cho con thuyền hôn nhân của người chồng.

7. Khả năng bao bọc:

Song song với hành động nâng đỡ là một khả năng có thể bao bọc, che chở vợ. Là bờ vai vững chãi cho vợ con. Người chồng có bản lãnh nên biết, dù bên ngoài xã hội nàng là bất cứ ai, làm bất cứ việc gì, nhưng trong gia đình nàng vẫn luôn muốn được che chở và tìm một điểm tựa, đó là người chồng. Người có bờ vai tinh thần vững chắc sẽ là người chồng tốt và sẽ hướng dẫn hạnh phúc hôn nhân đi tới viên mãn.

8. Giúp nhau thăng tiến:

Tương quan giữa vợ chồng bao gồm việc học hỏi lẫn nhau. Nó không có nghĩa là bạn phải thay đổi hoàn toàn con người của vợ bạn. Nhưng có thể đó là những thay đổi các tập quán xấu của chính bạn, loại bỏ những thú vui, sở thích mà trước đây khi sống một mình bạn muốn làm gì cũng được. Tóm lại, nếu người chồng có óc cầu tiến và biết thay đổi cuộc sống, người vợ cũng sẽ thay đổi những tính xấu, khuyết điểm nhờ ảnh hưởng tốt của chồng. Ca dao Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

9. Chấp nhận khuyết điểm của nhau:

Không ai là người hoàn hảo. Không chỉ duy sắc đẹp bên ngoài, mà cả những đức tính bên trong. Mỗi người đều có những khuyết điểm, do đó, trong vai trò làm chồng, bạn nên biết nhận thức rõ về con người và thiện chí của vợ, chấp nhận khuyết điểm cũng như cố gắng sửa đổi của vợ. Người vợ sẽ có cảm giác là chồng yêu thương mình, khi thấy chồng nhẫn nại, thông cảm với những yếu đuối và khuyết điểm của mình. Cả người chồng lẫn người vợ đều cần suy ngẫm và tu sửa theo lời của Tuân Tử "Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy".

10. Dễ dàng hòa giải:

Biết chấp nhận khuyết điểm của nhau sẽ dễ dàng đưa tới sự hòa giải. Đời sống hôn nhân là một cuộc sống chung mang tính cách cho và nhận. Người chồng có thể bỏ qua những lời nói, cử chỉ lúc nóng giận của vợ. Ngược lại, cũng phải can đảm biết xin lỗi mỗi khi mình lầm lỗi. Giữa những xung khắc, hiểu lầm, người chồng nên biết tự chủ và tự hỏi mình: "Nếu thắng thì được gì? Và nếu thua thì mất gì?" Câu trả lời là trong những lúc tranh chấp, cãi vã giữa vợ chồng, nếu được ta chỉ được thỏa mãn cái tôi. Nhưng thua thì mất tình yêu, tình cảm, và sự hòa khí giữa hai vợ chồng. Châm ngôn của người chồng tốt mà cũng khôn nữa, đó là: "Bà xã tôi bao giờ cũng đúng. Và nếu nàng không đúng thì là tôi sai".

Trong gia đình luôn phải có tiếng cười, tiếng nói rổn rảng, đôi khi có cả tiếng cãi vã, tiếng chén bát va chạm nhau. Nhưng sau tận những bất hòa đó là một sự nhận thức và làm hòa. Đây là đời sống hôn nhân lành mạnh, một cuộc hôn nhân với những giá trị tinh thần và cũng rất người.

11. Trung thành:

Đức tính mà cả vợ lẫn chồng đều phải có. Không bao giờ gian dối và ngoại tình. Sự trung thành sẽ làm gia tặng lòng tin tưởng lẫn nhau và làm cho mối giây thân tình ngày càng trở nên mạnh mẽ. Làm sao để vợ không bao giờ lo lắng về chồng mình, mặc dù biết chồng làm việc trong môi trường có nhiều phụ nữ. Phần người vợ cũng phải sống sao để chồng mình không bị cám dỗ nhìn một người phụ nữ khác bằng cái nhìn mà vợ chồng đã nhìn khi mới yêu nhau.

12. Hiểu và nói được với nhau:

Hiểu và thông cảm được với nhau là yếu tố chính để thành công trong mọi giao tiếp giữa vợ chồng, bằng hữu, cũng như những tương quan xã hội. Nếu người chồng không nói được với vợ, và không hiểu vợ mình muốn gì, họ sẽ không thể kéo dài tình cảm và mối giây ràng buộc của hôn nhân. Nhưng để được chồng hiểu, người vợ cũng phải nói ra điều gì mình muốn. Bắt người chồng phải chui vào óc mình để biết mình muốn gì là một điều không có thể. Sigmund Freud, cha đẻ ngành phân tâm học cũng tự thú nhận ông không biết đàn bà muốn gì.

13. Tin tưởng:

Tin tưởng là đức tính đứng đầu trong mối tương quan vợ chồng. Tin tưởng xây dựng mối giây liên kết. Càng tin tưởng nhiều, tình cảm vợ chồng, mối giây liên kết càng bền chặt. Đây là đức tính quan trọng nhất mà một người chồng phải có. Dĩ nhiên, nó cũng là đức tính của người vợ nữa. Người chồng phải tin tưởng vợ và trong bất cứ hoàn cảnh nào, trường hợp nào vợ chồng cũng luôn thành thật, trong sáng với nhau. Người chồng không phải là một điệp viên đối với vợ. Nếu cả hai không hoàn toàn tin tưởng nhau, thì lời khuyên tốt nhất là không nên lấy nhau. Ngược lại, nếu cả hai hoàn toàn tin tưởng nhau, chắc chắn đây là một mối tình tuyệt vời.