14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - KÍNH THÁNH TÂM CHÚA

Năm nay lễ sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả 23/06 -mừng trước 1 ngày để dành ngày thứ sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa là ngày tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Đây là ngày mà chính Chúa Giê-su đã mạc khải để tôn kính Thánh Tâm Chúa.
bừng cháy lửa yêu thương nhân loại. Qua dòng lịch sử của ơn Cứu độ, Thiên Chúa luôn đồng hành, nâng đỡ và yêu thương Dân Ngài. Con người ngập tràn trong tội lỗi nhưng Thiên Chúa không bỏ mặc, nhưng đã tưới gội bằng ngàn muôn ân sủng của Ngài. Máu và Nước từ Thánh Tâm Chúa Giêsu đã trở nên nguồn ơn cứu độ đời đời cho nhân loại. Qua mọi thời đại, con người vẫn luôn được mời gọi chạy đến với Thánh Tâm Chúa, để đón nhận tình yêu và sự đỡ nâng của chính Chúa. Không ai có thể thấu hiểu được tình yêu cứu độ cao sâu, huyền nhiệm, vô tận mà Thiên Chúa dành cho loài người, nếu như Người không biểu lộ điều ấy cách cụ thể qua Con Một của Người là Chúa Giêsu Kitô.
Vào những thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, Phụng Vụ chưa có hướng dẫn về sự tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Việc đạo đức chỉ do các tu sĩ dòng Thánh Augustinô, Biển Đức, Đaminh, Phanxicô, hướng vào tôn kính Năm Dấu Thánh Chúa Giêsu: Các dấu đinh vào hai tay, hai chân Chúa và dấu lưỡi đòng thâu qua cạnh sườn đến trái tim “máu cùng nước chảy ra”.
Dù vậy, cũng có nhiều suy niệm liên quan đến việc đạo đức tôn thờ lòng Yêu Thương của Thiên Chúa diễn giải từ Tin Mừng Thánh Gioan: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3: 16). Điều này thúc giục người tín hữu nhiệt thành yêu mến Thiên Chúa và yêu mến Đấng được Thên Chúa Cha ban cho nhân loại, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, là Đức Giêsu Kitô làm người, chịu mọi khổ hình, đổ hết giọt máu và nước cuối cùng, chịu chết để cứu chuộc nhân loại vì lòng yêu thương và từ bi nhân hậu của Người, để hòa giải nhân loại tội lỗi với Thiên Chúa.
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lan rộng, nhờ thị kiến của thánh nữ Margaret Maria Alacoque (1647-1690) . Trong những lần thị kiến, Chúa Giêsu hiện ra với thánh nữ Margarita Maria, vào ngày 16-6-1675, trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh. Trong lần thị kiến đó, Chúa Giê-su yêu cầu thánh nữ Margarita Maria xin được mừng kính lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào thứ Sáu sau tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh, để đền tạ những sự xúc phạm của con người đối với sự hy sinh của Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu không đơn giản là trái tim bình thường mà còn là Tình yêu Ngài dành cho nhân loại.
Qua các lần hiện ra với thánh nữ Margarita Maria, Chúa Giêsu đã cho thánh nữ được chiêm ngưỡng Trái Tim Người, “một trái tim đã yêu thương con người đến thế, mà chỉ nhận được sự đáp trả bạc bẽo vô ơn.” Thánh nữ còn được Chúa Giêsu ủy thác việc xin Bề trên Giáo Hội cho thiết lập một ngày lễ kính Thánh Tâm. Chúa Giêsu đã mở Trái Tim Người ra và phán, “Hãy nhìn xem Trái Tim này, Trái Tim yêu thương con người qúa sức đến không tiếc sự gì cho đến tiêu hao kiệt quệ. Phải đền tạ Thánh Tâm vì những xúc phạm của loài người. Cha hứa với con rằng Trái Tim sẽ rộng mở để tràn đổ muôn vàn ơn phúc trên những kẻ tôn kính Trái Tim Cha.”
Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trở nên phổ biến sau khi thánh nữ Margarita Maria qua đời năm 1690, nhưng vì Giáo hội còn nghi ngờ tính hợp lệ đối với thị kiến của thánh nữ Margarita Maria, mãi đến năm 1765 thì lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu mới chính thức được cử hành ở Pháp. Gần 100 năm sau, tức năm 1856, ĐGH Piô IX đã mở rộng lễ này ở mức toàn cầu. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu được cử hành vào Thứ Sáu sau tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh, hoặc 19 ngày sau Chúa Nhật Hiện Xuống, như Chúa Giêsu mong muốn.
Ngày 25-1-1765, Thánh Bộ Lễ Nghi chấp nhận khẩn nguyện của các tín hữu đã công bố Sắc Lệnh Lễ Thánh Tâm.
Với sắc lệnh ngày 23.08.1856, Đức Thánh Cha Pio thứ IX (1846-1878) do thỉnh cầu của các Giám Mục Pháp và một số Giám Mục trên thế giới đã chấp thuận lập lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trong khắp Giáo Hội và phải được cử hành một cách trang trọng và đưa vào lịch Phụng Vụ. Tháng Sáu kính Thánh Tâm Chúa Giêsu bắt nguồn từ những tâm tình và thị kiến đó.
Ngày 25-5-1856, Đức Thánh Cha Leo thứ 13 đã ban hành thông điệp Annum Sacrum khẳng định việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu là một phương thế đạo đức tuyệt hảo nhất và mang lại nhiều ơn ích thiêng liêng cao trọng cho các tín hữu. Cũng trong Thông điệp “Annum Sacrum”, Đức Leô XIII chỉ thị rằng: “Trước ngày dâng nhân loại cho Trái Tim Chúa, tức ngày 11 tháng 6, cần làm tuần Tam Nhật để chuẩn bị tâm hồn các tín hữu”. Với lễ nghi này, việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, do thánh nữ Margarita Maria phổ biến từ 225 năm trước, đã đạt tới tột điểm. Ðức Thánh Cha Leô 13 đã gọi việc dâng nhân loại cho Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu là một hình thức của việc tôn sùng, ca ngợi và là điểm cao nhất trong tất cả các việc sùng kính khác đối với Trái Tim Chúa cho tới lúc bấy giờ.
Đức Thánh Cha Piô X, khi ban lệnh thi hành việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngài đã minh định: “Việc tôn thờ Trái Tim cực thánh Chúa Giêsu là trường học hữu hiệu nhất về Tình Yêu Thiên Chúa, bởi vì Tình Yêu, vốn là nền tảng của Nước Trời, phải được xây dựng trong các linh hồn, các gia đình và các quốc gia”.
Đức Thánh Cha Piô XI, trong văn kiện “Caritate Christi compulsi” ban hành ngày 3-5-1932, đã nhận định: “Lòng sùng kính Thánh Tâm là một phương dược phi thường cho những nhu cầu ngoại thường của thời đại chúng ta.” Lòng sùng kính Thánh Tâm được diễn tả như một “sự tổng hợp của toàn bộ tôn giáo chúng ta”, và nếu được thực hiện “sẽ rất chắc chắn dẫn chúng ta đến việc biết Chúa Kitô một cách thân mật và sẽ làm cho tâm hồn chúng ta yêu mến Người cách dịu dàng và kết thân với Người một cách quảng đại hơn.”
Tổng hợp từ Internet
 
 
 -----------------------------------------------------
 
 
 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - HỒNG ÂN THÁNH THỂ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    HỒNG ÂN THÁNH THỂ
    -------------------------------
    Bài viết tuyệt vời cho tất cả chúng ta, người Công Giáo.
    Đọc để rồi từ nay, khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta sẽ thấy
    đó là những giây phút vô cùng cao cả, thiêng liêng và đầy ý nghĩa.
    ..
    Vào khoảng năm 2007, có một số người cho rằng họ đã nhìn thấy bức tượng thánh Mác-ti-nô đặt phía tiền đình nhà thờ Giáo Xứ Hạnh Trí (tỉnh Ninh Thuận), thuộc Giáo Phận Nha Trang, đột nhiên rung chuyển cách lạ lùng (giáo dân gọi là hiện tượng thánh rung) thì lập tức có rất đông tín hữu từ nhiều nơi cách xa hàng trăm cây số tuôn về để đọc kinh cầu nguyện suốt ngày đêm. Cả khuôn viên nhà thờ rộng lớn hơn cả mẫu tây cũng không đủ chỗ cho các tín hữu từ nhiều nơi tuôn đến cầu nguyện.
    .
    Và hôm nay, nếu có nguồn tin cho hay: Đức Mẹ hiện ra tại một nơi nào đó thì cũng sẽ có rất nhiều tín hữu từ khắp nơi sẽ tuôn đến không có chỗ chen chân.
    .
    Thế nhưng, có một sự kiện rất lớn lao vĩ đại là việc Chúa Giê-su là Thiên Chúa Ngôi Hai thực sự đang hiện diện và hiến dâng thân mình làm lễ tế trên bàn thờ trong mỗi Thánh Lễ hằng ngày thì rất nhiều tín hữu tỏ ra thờ ơ, hờ hững chẳng chút bận tâm!
    ..
    TẠI SAO THẾ?
    .
    Vì phần đông tín hữu lầm tưởng Thánh Lễ chỉ là một nghi thức được lặp đi lặp lại nhiều lần để tưởng nhớ việc Chúa Giê-su chịu chết và sống lại cách đây 2.000 năm, nên họ cho rằng chỉ cần tham dự vài ba lần trong những dịp lễ lớn là đủ.
    .
    HY TẾ CỦA CHÚA GIÊSU TRÊN ĐỒI CAN- VÊ VÀ THÁNH LỄ HÔM NAY CHỈ LÀ MỘT.
    ..
    Tuy nhiên, Thánh Lễ không chỉ là nghi thức tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giê-su mà thôi. Thánh Lễ cũng là việc Chúa Giê-su tiếp tục hiến tế thân mình làm lễ tế hiến dâng cho Thiên Chúa Cha để cứu độ muôn người.
    .
    Giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy rằng: Thánh Lễ hôm nay “hiện tại hoá hy tế Thập giá của Chúa Giê-su” cách đây 2.000 năm. Như thế có nghĩa là “Hy tế của Đức Ki-tô (trên đồi Can-vê năm xưa) và Thánh Lễ hôm nay chỉ là một.” (GLHTCG số 1366, 1367)
    .
    NHƯ VẬY, CHỈ CÓ MỘT THÁNH LỄ DO CHÍNH CHÚA GIÊSU CỬ HÀNH:
    ..
    - Bắt đầu vào lúc Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly;
    .
    - Lên đến cao điểm vào chiều thứ sáu khi Chúa Giê-su hiến tế thân mình trên đồi Can-vê;
    .
    - Và tiếp tục trong các Thánh Lễ hằng ngày cho đến tận thế (GLHTCG 1323, 1367).
    .
    Vậy thì Thánh Lễ cực kỳ thiêng liêng, cao cả và đáng quý trọng vô cùng chứ không chỉ là một nghi lễ tưởng niệm mà thôi.
    .
    .
    VÌ THẾ,
    .
    Khi ta tham dự Thánh Lễ là đang hiệp thông vào hy tế thập giá của Chúa Giê-su như Mẹ Maria, như thánh Gioan tông đồ năm xưa, nối gót Chúa Giê-su trên đường thương khó, cùng chịu đau khổ với Ngài.
    .
    Khi ta tham dự Thánh Lễ là cùng vác thập giá với Chúa Giê-su như ông Si-môn Ky-rê-nê từng vác thập giá với Chúa Giê-su trên chặng đường thương khó, để thông hiệp vào cuộc thương khó của Chúa và góp phần với Chúa để đền tội cho các linh hồn.
    ..
    Hồng ân Thánh Thể
    --------------------------
    .
    Khi chúng ta đi hành hương ở nhiều nơi, kể cả những nơi rất xa xôi và tốn kém, cầu mong được lãnh nhận những ơn thiêng do Chúa và Đức Mẹ thông ban, thì chưa chắc chúng ta có nhận được những ơn mà chúng ta mong ước hay không.
    .
    Tuy nhiên, khi đến tham dự Thánh Lễ với tâm hồn thành kính, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được những hồng ân rất cao quý do Thánh Lễ mang lại, đó là:
    ..
    -Được thứ tha tội lỗi
    ---------------------------
    .
    Khi dâng mình làm lễ tế trên đồi Can-vê hôm xưa, cũng là khi dâng mình trong Thánh Lễ hôm nay, Chúa Giê-su hiến tế thân mình làm hy lễ đền tội cho muôn người để họ được ơn tha thứ và thoát khỏi án chết đời đời. (GLHTCG số 1365, 1366, 1367)
    ..
    -Được hiệp thông nên một với Chúa Giê-su
    ---------------------------------------------------------
    .
    Thiên Chúa như đại dương bao la, còn chúng ta như vũng nước nhỏ bên bờ đại dương. Khi ta rước Chúa vào lòng, ngăn cách giữa ta với Chúa không còn nữa: Ta được tan hòa vào Chúa như ao nước nhỏ tan hòa vào đại dương và nên một với đại dương. Chính Chúa Giê-su đã khẳng định điều này: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).
    ..
    -Được tiếp nhận sự sống của Thiên Chúa
    --------------------------------------------------------
    .
    Vì được hiệp thông hoàn toàn nên một với Chúa Giê-su như ao nước hoà chung với đại dương, như bàn tay nên một với thân mình, nên Sự Sống đời đời của Chúa Giê-su sẽ được thông truyền qua cho chúng ta, châu lưu trong huyết quản chúng ta. Nhờ đó, chúng ta mới được sống đời đời như lời Chúa Giê-su xác nhận: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (Ga 6,54).
    .
    Lạy Chúa Giê-su, Chúa phải trả giá rất đắt, trả giá bằng cả cuộc đời và sinh mạng của Chúa để ban tặng cho chúng con những ân huệ quá đỗi tuyệt vời qua từng Thánh Lễ. Lẽ nào chúng con cứ ngoảnh mặt quay lưng hay tỏ ra thờ ơ hững hờ với những hồng ân cao vời như thế!
    .
    Xin cho chúng con siêng năng tham dự Thánh Lễ hằng ngày để cùng hiến tế cuộc đời với Chúa, đồng thời cũng được tận hưởng muôn vàn ân phúc lớn lao.
    .
    Tác giả: Lm. Inhaxio Trần Ngà.
    .
    .
     
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LM TRẦN MINH HUY

 

  •  
    BBT CGVN
    Fri, May 20 at 4:04 AM
     
     

     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

      

    Lễ Mừng Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.

     

     

     

     

    Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ và Quý Vị,

     

    Với tất cả tấm lòng biết ơn sâu xa đối với một Cha giáo đã suốt đời hy sinh tận tụy trong nhiệm vụ Đào Tạo Nhân Sự cho Giáo Hội Việt Nam, và trong vai trò cố vấn cho BBT CGVN chúng con suốt gần 18 năm qua, chúng con hân hạnh kính báo đến mọi người tin vui về ngày Mừng Kim Khánh Linh Mục của Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.

    Trong dịp này, niềm vui còn được nhân lên gấp nhiều lần khi Cha giáo Micae-Phaolô cùng với một số thành viên thuộc họ hàng huyết tộc và linh tộc cùng mừng chung nhân dịp Kỷ niệm Thụ Phong Linh Mục, Khấn Dòng 70 năm, 50 năm, 25 năm…

    Chúng con hân hạnh được gởi đến mọi người Thiệp Mừng và cũng là Thiệp Mời để kính xin hiệp thông cầu nguyện.

    Lễ Mừng Tạ Ơn do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên chủ sự (lễ phục vàng), sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ ngày 18/06/2022 tại: Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, số 32 Kim Long, Phường Kim Long, TP Huế.

     

    Chúng con xin chân thành cảm ơn.

    BBT CGVN

     
     
     
     

     

     

    Vài dòng tâm tình của Cha Micae-Phaolô:

    “MỘT NGÀY QUI TỤ, LIÊN ĐỚI, HIỆP HÀNH, CÙNG DÂNG LỜI TẠ ƠN THIÊN CHÚA, CÁM ƠN GIÁO HỘI, CÁM ƠN GIA ĐÌNH, CÁM ƠN NHAU VÀ CÁM ƠN MỌI NGƯỜI LIÊN HỆ ĐÃ GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ THẮP SÁNG CHO CUỘC ĐỜI CON ĐƯỢC NHƯ NGÀY HÔM NAY.

    VỚI GIỚI RĂN MỚI CỦA CHÚA GIÊSU CHO CÁC MÔN ĐỆ: CÁC CON HÃY YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG CÁC CON, XIN CHÚA GIÚP CON NGÀY CÀNG BIẾT VÂNG THEO Ý CHÚA ĐỊNH LIỆU TRONG MỌI SỰ, CHẤP NHẬN VÀ YÊU THƯƠNG NGƯỜI KHÁC NHƯ HỌ LÀ, CHỨ KHÔNG NHƯ CON MONG HỌ LÀ, VÌ CHÚNG CON THẾ NÀO THÌ CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG CON NHƯ THẾ ẤY, VÀ CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG CON CHO ĐẾN CÙNG”.

     

    Lm Micae-Phaolô TRẦN MINH HUY, PSS.

     

     

     

      GachNgang.png

     

    GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần

     

    Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.

     

    Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 54 bài)

     

    Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.

     

    Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

     

    Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.

     

    Chúng con xin chân thành cảm ơn.

    BBT CGVN

      

     GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

    "Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

     Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

     

     Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

     

     

    => Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

     Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

    Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

    Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 54 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

    Thực Hành Lectio Divina: Do Viện Phụ M. Bảo Tịnh, Đan Viện Mỹ Ca. Đây là những bài giúp thực hành Lectio Divina hết sức quý báu mà chúng con đã được Viện Phụ dạy dỗ từ hơn mười năm rồi, nay chính chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải giới thiệu cho mọi người cùng được hưởng nhờ. Vừa qua Viện Phụ đã về Trời, nhưng  tất cả các tài liệu quý báu này, chúng con vẫn hết sức trân trọng giữ gìn. Tên gọi Lectio Divina tuy còn khá xa lạ với Giáo Dân Việt Nam, nhưng chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã quả quyết: “Việc thực hành Lectio Divina, nếu được làm cách hữu hiệu, sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân thiêng liêng mới mẻ, tôi đoan chắc như thế”. (Ngày 16.09.2005) – Chúng ta có thể nhớ một nền tảng quan trọng sau đây: “Học Thánh Kinh là để sở hữu Lời, Thực hành Lectio Divina là để lụy phục Lời”. Cả hai điều này đều cần thiết và bổ túc cho nhau, nhưng xin đừng quên lụy phục Lời thì cần thiết và giá trị hơn sở hữu Lời. Xem tại đây: https://bit.ly/3jwgHUn

    Ngoài ra chúng con còn nhiều các chuyên mục khác như:

    Quà Tặng Tin Mừng của nhiều tác giả: https://bit.ly/3A3tF1y

    Tôi Tin, Chúng Tôi Tin của nhiều tác giả: https://bit.ly/2U4oy0G

    Như Giọt Nước Tan Trong Đại Dương được dịch từ các videos nước ngoài rất uy tín: https://bit.ly/35V28l3

    Sức Mạnh Tình Yêu của Lm Lê Văn Quảng, Psy.D:  https://bit.ly/3xVI2TI

    Nhìn Xuống Cuộc Đời của Nhà Văn Quyên Di: https://bit.ly/2T1TIpj

    Huế - Saigon – Hanoi của nhiều tác giả: https://bit.ly/3vUi8hT

    Chuyện Mỗi Tuần của Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp: https://bit.ly/3x2q8yq

    v.v…

     

     ******

    Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

    Trong số những người thân của chúng ta

    Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...

    Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

    Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

    Xin chân thành cám ơn

    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.   

    www.conggiaovietnam.net 

    ////////////

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "JI_CGVN" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ji_cgvn/CAP1Mbr1FRnmRUQY5Mrd%3D32oEcpQfJdkUC_XmQBL%3DL8n5Yj%3DBNg%40mail.gmail.com.
     
     
     

 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU CON -

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     
     


    CÁC CON HÃY Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU CỦA THẦY!
     
    Nhân Ngày Thế Giới Cầu Cho Ơn Gọi, tôi nhớ lại ý hướng đầu tiên vào ngày tôi thụ phong Linh Mục. Tôi xin thêu câu ”Này Con là Nữ Tỳ Thiên Chúa” bằng tiếng la tinh trên dây stola của tôi. Nhưng tôi không mấy dễ nhớ đến điều ấy. Để một Linh Mục sống đúng tư cách Linh Mục, cần phải có ơn thánh Chúa và lời cầu nguyện của các tín hữu.
    Với danh xưng là người của Chúa, tôi sống trong tình yêu dồi dào của THIÊN CHÚA và của con người. Vì thế tôi sẽ sống sao cho xứng với tình yêu này. Tôi sẽ cầu nguyện và sẽ luôn luôn phục vụ như tôi tớ.

    Khi còn là học sinh tiểu học và làm chú giúp lễ, tôi thường ao ước trở thành Linh Mục. Năm 1997 tôi được nhận vào chủng viện và 10 năm sau tôi thụ phong Linh Mục.

    Khi hồi tưởng quãng thời gian 10 năm ấy, trước tiên tôi nhớ đến những kỷ niệm thật đẹp của chủng sinh. Một cuộc sống chung khác thường với chuông rung thức giấc, cảm giác hài lòng sau khi quét dọn phòng ốc, nghỉ giải lao lúc làm việc, rồi những giờ trò chuyện vui đùa cũng như những lúc giữ thinh lặng tuyệt đối. Tất cả những giây phút ấy tạo nên một hình ảnh hạnh phúc, bởi vì đó là một cuộc sống thật giản dị.

    Trong thời gian học thần học tôi thường khổ sở vì thấy khoảng cách quá lớn giữa Phúc Âm và thực tại. Rồi tôi cảm thấy đau lòng vì nhận ra những mỏng giòn và những yếu đuối của tôi. Đôi khi trong nước mắt, đôi lúc trong tiếng cười, tôi nồng nhiệt tìm kiếm THIÊN CHÚA. Tôi sống cái chờ đợi và sợ hãi trở thành Linh Mục, lo âu và do dự về ơn gọi, rồi đến lúc quyết định chung kết. Tôi nghĩ rằng những điều vừa nói sẽ là lương thực hữu ích cho cuộc sống tương lai của tôi.

    Trong vòng 10 năm trải qua với tư cách chủng sinh, quả thật tôi có rất nhiều bồn chồn và nghi ngờ trên hành trình tiến đến thiên chức Linh Mục. Tôi lo lắng tự hỏi liệu mình có kiên trì trên đường đi không? Liệu mình có khả năng sống đúng tư cách Linh Mục không? Thỉnh thoảng tôi ưa thích làm một cái gì khác kìa. Nhiều khi tôi lại muốn trốn khỏi chủng viện. Nhưng cứ mỗi lần như thế, người điều khiển lại không phải là tôi, mà là THIÊN CHÚA, Đấng là CHA. Tôi liền phủ phục trước Người và khóc, bởi vì, Người kéo tôi. Rồi tôi lại cảm nhận có nhiều người cầu nguyện cho tôi và làm nhiều hy sinh cho tôi.

    Vào thời kỳ ấy, tôi nghĩ mình chấp nhận ơn gọi theo ý tôi và nhờ sự kiên trì của tôi, nhưng bây giờ thì tôi xin thú nhận rằng ơn gọi không phải là chọn lựa của riêng tôi mà chỉ thuần túy là ơn thánh Chúa. Đặc biệt hơn nữa, vào thời điểm thử thách, chính Chúa lôi tôi đi và làm cho tôi lớn lên. Tôi phó thác nơi Chúa và hoàn toàn thuộc về Chúa.

    Trong thời kỳ chuẩn bị thụ phong Linh Mục cũng như suốt thời gian chủng sinh, lời Đức Mẹ MARIA thưa: ”Này con là nữ tỳ của Chúa” (Luca 1,38)luôn đuổi theo tôi. Tôi muốn bắt chước gương thánh của Đức Mẹ. Tôi muốn sống theo sự vâng lời, can đảm, khiêm tốn và tin tưởng của Đức Mẹ. Rồi với tư cách tôi tớ Chúa, tôi xin Chúa ban ơn để không làm theo ý riêng và tự do của tôi mà là thực thi ý chỉ quan phòng.

    Tôi biết rõ mình nhỏ bé và đầy khuyết điểm. Nhưng với tư cách người của Chúa, tôi sống trong tình yêu dồi dào của Chúa và của loài người. Vì thế tôi sẽ sống để xứng đáng với tình yêu này và tôi sẽ cầu nguyện cũng như sẽ luôn luôn phục vụ như người tôi tớ. Tôi sẽ cố gắng trở thành Linh Mục mà nhiều người cầu mong.

    Tôi tin rằng anh chị em cầu nguyện để tôi trở thành một tôi tớ trung tín. Tôi mạn phép xin anh chị em cầu cho tôi hai điều. Thứ nhất, cho tôi được làm Linh Mục cho đến hơi thở cuối cùng của cuộc đời tôi. Thứ hai, cho tôi được làm một Linh Mục tốt lành, nhân ái. Xin chân thành cám ơn anh chị em.

    (Chứng từ ơn gọi Linh Mục của Cha Gioan Bằng, Nam Hàn).


    ... ”Chúa CHA yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong Tình Yêu của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong Tình Yêu của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong Tình Yêu của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn. Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi CHA Thầy, Thầy đã nói cho anh em biết” (Gioan 15,9-15).

    (”Le Dimanche”, Bimensuel de l'Église Catholique de la Somme, 17 Mai 2013, No 5146, 143è Année de diffusion, trang 14-15)

    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
    danchuausa,net
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI

  •  
    Đỗ Thị Kim Loan
    Mon, May 16 at 9:08 AM
     
     

     

    TÍN THÁC VÀO GIÊSU

     

     

     

     

     

    Tutor Wse 8/5/2022: Hôm qua Chúa Nhật IV Phục Sinh, tôi nhận thấy rất rất nhiều nơi gọi cụm từ "Chúa Chiên Lành". Cụm từ này dùng đã khá lâu nhưng tôi nghĩ trong thời đại này, cần truyền giáo cho lương dân dễ hiểu thì cụm từ này rất hạn chế, nếu không muốn nói là sai lạc!

    "Chúa Chiên Lành" nếu hiểu theo ngữ cảnh Công Giáo cũng rất sai. Chủ thể ở đây là Chúa, và công việc là chăn chiên, và danh hiệu là tốt lành. Do đó, "Chúa Chiên Lành" bị thiếu mất động từ.

    Người ngoại đạo khi nghe sẽ hiểu theo cách khác [Chúa] đang [chiên/rán] cái [Lành] (rất sai). Trong tiếng Anh họ viết rất rõ "Good Shepherd" (Người Mục Tử Nhân Lành). Tại sao mình không viết cho đầy đủ là "Chúa Chăn Chiên Nhân Lành" hoặc câu hay nhất là "Người Mục Tử Nhân Lành" (sát nghĩa tiếng Anh)?

    Ta thường nghe Truyền Giáo gồm có truyền giáo trực tiếp (đi loan báo Tin Mừng cho người chưa tin)

    Vậy các người hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. (Mt 28:19) (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn) tiêu biểu là Thánh Phanxicô Xavier.

    Và truyền giáo gián tiếp (cầu nguyện, hy sinh, đóng góp công của) tiêu biểu là Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu.

    "Mùa màng nhiều, thợ gặt ít! Vậy các ngươi hãy xin Chủ mùa sai thợ gặt đồng lúa của Người". (Mt 9:37-38) Truyền giáo có đối tượng chính, quan trọng nhất, ưu tiên số một là lương dân (gọi như vậy thì Công Giáo là không lương thiện sao?) hay người ngoại đạo (Đạo là con đường Giêsu cứu độ cho mọi người, không ai sống trên đời mà không phải đi trên đường và có thể ở ngoài đạo, tức là không được nhận ơn cứu chuộc của Giêsu cả, chỉ có những người chưa tin Giêsu thôi).

    Truyền Đạo ở Việt Nam còn phải vượt qua một chướng ngại rất lớn là từ ngữ Đạo quen dùng trong Công Giáo có khi:

     

    1./- Chưa sát với Tin Mừng. 

    Thí dụ: Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần (angelos) Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét (Lc 1:26) Tháng thứ sáu, thiên thần (angelos) Gabriel được Thiên Chúa sai đến một thành xứ Galilê, tên là Nazaret (Lc 1:26) (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn) Angelos từ Hy Lạp xuất hiện 176 lần trong Tân Ước, có nghĩa là người đưa tin của Chúa Trời. 使 sứ, từ Hán Việt, động từ là sai khiến, danh từ là người đưa tin, sứ giả. thần, từ Hán Việt, là Trời sinh ra muôn loài. Gọi là Thiên Thần thì mất đi nhiệm vụ chính của angelos là sứ giả của Chúa Trời. Gọi là Sứ Thần thì đặt angelos ngang hàng với Chúa Trời.

    Tất cả 6 bản dịch Tin Lành có từ 1928 đến 2011 đều thống nhất gọi angelos là Thiên Sứ. Đến tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê (Lc 1:26) (BD Tin Lành)
    Câu này trong bản tiếng Hoa tại Website của Vatican viết:

    天使加俾額爾奉天主差遣
    Thiên Sứ Gia-tỉ-ngạch (Gabriel) nhĩ phụng Thiên Chủ sai khiến.

    Thiên Sứ có phần sát nghĩa với Angelos hơn là Thiên Thần, Thần Sứ, Sứ Thần.

    Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ (apostolōn): đứng đầu là ông Si-môn (Mt 10:2)

    Apostolos, từ Hy Lạp, xuất hiện 80 lần có nghĩa là người đưa tin, sứ giả được giao nhiệm vụ làm đại diện, đặc biệt được Giêsu sai đi loan báo Tin Mừng.

    tông, từ Hán Việt, có nghĩa là tổ tiên, họ hàng, gốc rễ, các nhánh trong Phật Giáo như Bắc Tông, Nam Tông, Thiền Tông. tông (động từ) có nghĩa tôn sùng, tôn kính.

    Gọi là Tông Đồ trong Công Giáo nhấn mạnh đến Tông Truyền, nhưng chỉ có nghĩa là Đồ Đệ mà thiếu nghĩa người đưa tin, sứ giả của Giêsu. Tất cả 6 bản dịch Tin Lành có từ 1928 đến 2011 đều thống nhất gọi Apostolos là Sứ Đồ.

     

    2./- Chưa thích hợp với ĐỜI.

    Ngôn ngữ Việt có từ 4 ngàn năm nay, trước khi có Quốc Ngữ dùng mẫu tự Latinh vào thế kỷ 17 do công đóng góp lớn của cha Alexandre de Rhodes, tổ tiên ta phải dùng Hán Tự và chữ Nôm để viết. Thờ là từ Nôm thuần túy có 3 cách viết:

    · Mượn chữ từ của chữ Hán có nghĩa là miếu thờ, đền thờ, nghĩa Nôm là Nhà Thờ Tổ Tiên của dòng họ, không phải Nhà Thờ của Công Giáo.

    · Ghép hai chữ Hán là sự, công việc, và dư, ta (đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất) thành chữ Nôm THỜ, có nghĩa là thờ cha mẹ.

    · Ghép 3 chữ Hán là thị, mách bảo, dĩ, thôi, và dư, ta thành chữ Nôm 𫀟 có nghĩa thờ cúng.

    Như vậy tổ tiên ta hiểu THỜ là thờ ông bà, thờ cha mẹ, thờ cúng ông bà cha mẹ.

    Đến khi Đạo Giêsu được loan báo đến Việt Nam, thoạt đầu việc Thờ Đức Chúa Trời không gây nên dị ứng gì với tổ tiên chưa tin Đạo, nhưng khi họ thấy tổ tiên tin Đạo bỏ việc thờ cúng ông bà, mà chỉ thờ Chúa Trời thôi thì họ mới nổi giận và đi đến việc bách hại Đạo.

    Cũng một từ THỜ này vẫn còn gây tranh cãi Đạo Đời cho tới tận ngày nay.

    Đáng lẽ ra, khi Đạo Giêsu là người đến sau khi văn hóa dân tộc đã hình thành thì ta cứ chấp nhận từ THỜ CÚNG ÔNG BÀ của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Còn để diễn tả việc phục lạy, bái lạy, thờ phượng Giêsu chưa hề có trong ngôn ngữ Việt Nam: Thấy Ngài, họ phục lạy (prosekynēsan) Ngài, nhưng có kẻ hoài nghi. (Bản dịch Nguyễn Thế Thuấn)

    Khi thấy Người, các ông bái lạy (prosekynēsan), nhưng có mấy ông lại hoài nghi (Mt 28:17) Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng (proskynountas) trong thần khí và sự thật. (Ga 4:24)
    Proskuneó (động từ) có nghĩa tôi quỳ gối xuống để tôn kính ai (I go down on my knees to, do obeisance to, worship). Dịch là Phục Lạy, Bái Lạy là rất chính xác.

    Đáng lẽ chúng ta phải tìm một từ khác không đụng hàng với văn hóa Việt Nam. Ngày nay cứ nói tới THỜ là giữa Đạo và Đời luôn xung khắc. Người Công Giáo luôn phải thanh minh là chỉ THỜ CHÚA, không THỜ ÔNG BÀ, chỉ tôn kính ông bà thôi. Giữa Công Giáo và Tin Lành cũng hiểu lầm nhau. Người Công Giáo không THỜ ĐỨC MẸ, chỉ kính Đức Mẹ thôi. Chỉ vì một chữ THỜ mà thôi, mà 500 năm qua cuộc chiến tâm linh vẫn chưa ngã ngũ (tâm linh cũng là từ đồng âm dị nghĩa giữa Đạo và Đời).

    Phục Lạy, Bái Lạy chỉ là hình thức bề ngoài. Giêsu có cần điều đó không?

    Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta (Mc 7:6) Giêsu cần ta phải làm gì?

    Trước khi làm một dấu lạ nào, Giêsu thường đòi hỏi lòng tin vào Người.

    Khi Đức Giê-su về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?” Họ đáp: “Thưa Ngài, chúng tôi tin.” (Mt 9:28)

    “Tin vào Thầy” xuất hiện trong Tin Mừng Gioan đến 21 lần.

    Lời Giêsu Phục Sinh nói ra với Tô-ma cũng là dành cho mọi người ngày nay:

    Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin (Ga 20:17)

    Ngoài đòi hỏi phải tin, Giêsu còn muốn người đã tin phải đi theo Người.

    Hãy theo Thầy xuất hiện 29 lần trong 4 Phúc Âm.

    Ai hầu hạ Ta, thì hãy theo Ta, và Ta ở đâu, kẻ hầu hạ Ta cũng sẽ ở đó. Mà ai hầu hạ Ta, thì Cha Ta sẽ tôn trọng nó! (Ga 12:26)

    TIN VÀO + ĐI THEO = TÍN THÁC.

    tín: Tin theo tuyệt đối.

    thác: Giao phó cho tuyệt đối.

    Tín Thác là Tin tuyệt đối, làm theo, phó thác tuyệt đối vào Giêsu.

    Tín Thác vào Giêsu là Phục Lạy Chúa Trời trong Tinh Thần và Chân Lý.

    Ngày 22/02/1931, tại tu viện Plock, Ba Lan, Thánh nữ Faustina đã được Chúa Giêsu hiện ra trong một thị kiến. Nhật ký Thánh nữ ghi: “Ðêm đó, tôi được nhìn thấy Chúa Giêsu hiện ra. Người mặc một chiếc áo trắng với cánh tay phải giơ lên như đang chúc lành. Tay trái của Ngài đụng vào áo nơi trái tim, nơi mà hai ánh sáng chiếu tỏa ra, một tia màu đỏ và một tia màu trắng lạt. Thánh nữ nhìn thẳng vào Chúa không chớp mắt trong thinh lặng, lòng tràn ngập lòng kính sợ, nhưng cũng đầy niềm vui khôn tả. Chúa phán: “Con hãy vẽ một bức hình, theo những gì con trông thấy đây, với

    lời ghi chú:

    GIÊSU, CON TÍN THÁC VÀO CHÚA

    (gốc tiếng Ba Lan là Jezu, Ufam Tobie, ta thường thấy bản dịch ra tiếng Anh là Jesus, I trust in you)

     

    ==========================