14. Cảm Nghiệm Tình Chúa Yêu Tôi

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LCTX

  •  
    Chi Tran chuyển
     
     
     
    CHUYỆN VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
     

    Câu chuyện xảy ra tại Catania, thủ phủ đảo Sicilia ở miền Nam nước Ý. Đó là thời kỳ chế độ phát-xít (1922-1945) tung hoành tàn phá đất nước dưới thời nhà độc tài Benito Mussolini (1883-1945) cai trị.

    Hồi ấy, luật sư Pietro Angelo Mammana làm tỉnh trưởng Catania. Ông thật quyền uy độc đoán, nhưng trong tỉnh lại đầy dẫy tệ đoan. Ông còn là người bài xích tôn giáo, chế nhạo hàng giáo phẩm và khinh thị các Linh Mục, mặc dầu ông là tín hữu Công Giáo từ lúc mới lọt lòng mẹ! Ông quên mất nguồn gốc Kitô của mình để chạy theo bọn phát-xít, làm hại nước hại dân và làm cho Giáo Hội Công Giáo tại Ý phải điêu đứng, khốn khổ.

    Một ngày, người bạn thân đến thăm luật sư Mammana. Vừa bắt tay bạn xong, ông cho bạn một cái tát nẩy lửa. Lý do chỉ vì người bạn mang trước ngực huy hiệu Công Giáo Tiến Hành. Chưa hết, ông còn thẳng tay giật mạnh tấm huy hiệu quăng xuống đất. Rồi vừa lấy chân đạp trên chiếc huy hiệu ông, vừa khiêu khích:

    – “Tao thách mày dám đi thưa với vị Giám Mục của mày đó!”

    Vào một ngày mùa hè trong thời đệ nhị thế chiến 1939-1945 nơi dinh thự Trecastagni, ông Mammana ngồi nơi sân, hút thuốc lá phì phèo. Cạnh ông, người tài xế loay hoay chuyển xăng từ xe hơi này qua chiếc xe khác. Bỗng xăng bốc lửa cháy bừng. Tài xế nhanh trí lanh chân thoát kịp. Còn ông tỉnh trưởng chậm chạp, nên bị lửa chụp lên mình đốt cháy phầng phầng!!!

    Tất cả gia nhân hoảng kinh hồn vía. Mọi người chạy lấy mền phủ lên người ông, dập tắt lửa cháy. Rồi họ tức tốc chở ông tỉnh trưởng đến nhà thương “Vittorio Emmanuele” của thành phố. Lửa thiêu rụi làn da, khiến thịt lòi ra, trông vừa kinh khiếp, vừa đau đớn vô cùng.

    Trong cơn đau tột cùng, ông Pietro Angelo Mammana vẫn còn tỉnh táo. Ông xin mời ngay Linh Mục đến ban cho ông các bí tích sau cùng.

    May mắn thay, phòng bên cạnh, có Cha Giuseppe Consoli đang điều trị. Cha đến liền. Ông Mammana thều thào nói:

    – Thưa Cha, khi ngọn lửa phủ kín người, con nghe một tiếng nói:
    - ”Đáng lý, con phải chết và rơi xuống Hỏa Ngục, nhưng lòng Từ Bi Thiên Chúa thương xót con, vì con đã thực hành 9 Ngày Thứ Sáu Đầu Tháng liên tiếp” .. Nếu con không từng làm việc đạo đức này khi còn niên thiếu, hẳn giờ đây, con đang lao mình xuống Hỏa Ngục!!!”

    Nói xong, ông Mammana sốt sắng dọn mình xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và chịu phép Xức Dầu. Ông lãnh nhận các bí tích sau cùng với lòng thống hối chân thành và lòng đạo đức sâu xa. Rồi ông cương quyết không tiếp bất cứ ai, kể cả người thân yêu và các bạn hữu. Ông chỉ xin gặp duy nhất Cha Giuseppe Consoli. Ông tha thiết xin Cha giúp ông dọn mình chết lành.

    Trong cơn đau đớn, vừa thể xác vừa tinh thần, ông chỉ lặp đi lặp lại:

    – “Tôi bị như thế này là cân xứng với tội lỗi tầy trời của tôi!”

    Cơn hấp hối kéo dài 15 ngày.

    Sau đó, ông Pietro Angelo Mammana êm ái trút hơi thở cuối cùng, gương mặt thật bình an vì đã giao hòa với Thiên Chúa.
    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
     
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - LM MINH ANH

  •  
    Hong Nguyen
    Sun, Dec 19 at 2:16 PM
     
     

    TRAO TẶNG CHÍNH MÌNH

    “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?”. (LUCA 1, 43)

    Trong cuốn “Closer Walk!”, tạm dịch, “Bước Tới Gần Hơn!”, tác giả viết, “Cuộc sống thật bi thảm đối với một người có quá nhiều thứ để sống, nhưng không biết sống cho ai, sống cho cái gì! Nói cách khác, người ấy không biết ‘trao tặng chính mình!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Lời Chúa Chúa Nhật cuối cùng của  Mùa Vọng cho thấy, Đấng mà chúng ta cần “Bước Tới Gần Hơn” đó chính là Thiên Chúa, một Thiên Chúa luôn thành tín với giao ước; một Thiên Chúa luôn ‘trao tặng chính mình!’. Những ngày còn lại, Hội Thánh mời gọi chúng ta noi gương Mẹ Maria, ra đi và ‘trao tặng chính mình’ như Thiên Chúa đã trao tặng!

    Với ngôn sứ Mikha, Thiên Chúa hứa ban cho dân Ngài một mục tử, “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel”; bên cạnh đó, Mikha còn nói đến một phụ nữ, “Vì thế, Người sẽ bỏ dân Người cho đến khi một người nữ phải sinh, sẽ sinh con”.

    Người con được báo trước ấy là Giêsu Cứu Thế, Ngài sẽ là mục tử thực hiện những lời hứa cổ xưa, mở ra một thời đại hoà bình. Ngài là tư tế sẽ ‘trao tặng chính mình’ làm lễ dâng của giao ước mới như tác giả thư Do Thái, bài đọc hai nói đến, “Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa!”; Ngài sẽ thi hành thánh ý đến nỗi bằng lòng chết trên thập giá!

    Tin Mừng hôm nay nói đến cuộc ra đi của Đức Maria, một phụ nữ, lòng đầy Chúa đi đến với gia đình Zacharia. Cuộc gặp gỡ của hai người mẹ, ‘một già, đại diện cho giao ước cũ; một trẻ, đại diện cho giao ước mới’ đưa chúng ta về các giao ước mà Thiên Chúa cam kết thực hiện. Mẹ Maria, biểu tượng cho giao ước mới, ‘trao tặng chính mình’ khi đến phục vụ người chị họ; qua đó, Mẹ trao tặng Giêsu. Giáo Hội cho chúng ta chiêm ngắm những bước chân thật đẹp của tình người, nhưng cũng là những bước chân thật đẹp đầy tình Chúa.

    Mô tả của Luca cho thấy cả hai phụ nữ này đều được chúc phúc rất nhiều khi họ đến với nhau. Mỗi người là nguồn ân phúc cho người kia! Elizabeth và Gioan, con bà, đã được chúc phúc bởi lời chào của Mẹ Maria; ngược lại, Elizabeth cũng là nguồn ân phúc cho Mẹ Chúa Giêsu. Khung cảnh cuộc gặp gỡ nhắc nhở chúng ta rằng, sự hiện diện của chúng ta cho nhau vào thời điểm dịch bệnh này thật quan trọng; và nó có một ý nghĩa sâu sắc hơn trong những ngày áp lễ Giáng Sinh.

    Những cuộc gặp gỡ của chúng ta không phải lúc nào cũng có chất lượng như cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và người chị họ. Tuy nhiên, thật tốt khi lưu ý về sự khác biệt mà chúng ta có thể tạo ra cho nhau bằng cách hiện diện với nhau; chúng ta đều có thể là người trao tặng Giêsu cho người khác khi mỗi người biết ‘trao tặng chính mình’.

    “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?”. Ước gì mỗi người chúng ta sẽ là “Mẹ Chúa” cho người khác! Chúa có thể hoạt động mạnh mẽ qua mỗi người chúng ta để chúc phúc và ban ân sủng cho người khác. Nhờ phép Rửa Tội, tất cả chúng ta đều được kêu gọi trở thành nguồn phúc lành của Thiên Chúa cho người khác, trở thành máng thông chuyển ân sủng Chúa cho người khác. Chúng ta làm điều đó với chất lượng hiện diện của Mẹ Maria; một sự hiện diện chu đáo, yêu thương, chấp nhận, kiên nhẫn và quan tâm.

    Anh Chị em,

    Mẹ Maria ra đi để hiện diện, đem niềm vui, và nhất là để phục vụ. Đây cũng là mục đích và cách thức Con Thiên Chúa đến với nhân loại. Ngài đến để ở cùng chúng ta, mang cho chúng ta niềm vui ơn cứu độ và phúc lộc từ trời. Mẹ Maria ra đi, mang theo Giêsu, khác nào một “Nhà Tạm” lưu động đầu tiên có mặt trên trần gian.

    Ngày nay, Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể tiếp tục ‘trao tặng chính mình’ cho chúng ta; Ngài không chỉ đến viếng thăm mà đã huỷ mình để nên máu huyết của chúng ta, hoà nhập với chúng ta, đến độ không còn là Ngài; ngõ hầu qua chúng ta, Chúa Giêsu tiếp tục trao tặng cho nhân loại này muôn ân phúc bởi trời. Điều này có nghĩa là, chúng ta phải trở nên những “Mẹ Chúa”, quà tặng cho tha nhân, cho những người gần gũi chúng ta nhất.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, lễ Giáng Sinh, lễ Chúa trao tặng phẩm vị thần linh cho nhân loại, xin dạy con trao tặng chính Chúa cho tha nhân khi con ‘trao tặng chính mình’ qua việc yêu thương và phục vụ”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

    --

     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

LÒNG TRI ÂN ĐỐI VỚI MÓN QUÀ SỰ SỐNG

… Câu chuyện do bà Douglas Whynott, phụ nữ Kitô người Mỹ kể lại. Một buổi chiều tháng 12 năm 1991, thân phụ tôi điện thoại báo tin: ‘‘Mẹ các con cần thay tim”. Giọng Ba tôi lạc quan tin tưởng, như thể vấn đề ghép tim cũng bình thường như ghép bất cứ cơ phận nào khác. Nhưng phản ứng của những đứa con gái của Ba Mẹ thì khác. Mặc dầu biết rõ mẹ thường yếu tim, mệt tim, nhưng khi nghe mẹ phải thay một quả tim khác, tự nhiên chúng tôi cảm thấy bồn chồn lo lắng. Ngay ngày hôm sau, cả ba chị em chúng tôi đều có mặt tại Tổng Bệnh Viện của thành phố Boston, thủ phủ bang Massachusetts, để gặp vị bác sĩ chuyên chữa trị cho mẹ chúng tôi.

Đó là bác sĩ Marc Semigran, một chuyên viên ghép tim. Sau khi duyệt qua hồ sơ bệnh tim của mẹ, ông nói với mẹ tôi:
– Khi dùng thuốc để chữa trị, bà có 60% cơ may sống thêm 6 tháng. Nhưng nếu thay tim khác, bà sẽ may mắn sống lâu hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp của bà, việc ghép tim gặp nhiều nguy hiểm, vì bà đã cao tuổi.

Mẹ tôi mĩm cười nói ngay: ‘‘Tháng Giêng năm tới tôi chẵn 60 đó bác sĩ ạ!”

Bác sĩ Semigran nói tiếp: ‘‘Những người trên 60 tuổi thường gặp nhiều khó khăn khi được ghép tim. Tim là cơ phận vừa tế nhị vừa quan trọng. Để việc ghép tim thành công, các cơ phận khác của người bệnh phải thật khoẻ mạnh. Cứ sự thường, cơ thể không dễ dàng chấp nhận quả tim mới, vì đó là quả tim gây xáo trộn trong giai đoạn đầu cho những cơ phận khác”.

Từ buổi gặp gỡ với vị bác sĩ chuyên viên ghép tim, tất cả gia đình chúng tôi cùng nhau thương yêu đoàn kết và sẵn sàng đối đầu với bất cứ rủi may nào trong cuộc đời mẹ tôi và gia đình chúng tôi.

Một thời gian sau, chúng tôi nhận tin từ nhà thương cho biết mẹ tôi được chấp nhận ghi tên vào danh sách những người được ghép tim. Vị bác sĩ nói với thân phụ tôi:

– Sỡ dĩ các bác sĩ quyết định cho bà được ghép tim, mặc dầu tuổi đã cao, vì sự hỗ trợ tinh thần rất lớn của toàn gia đình ông.

Và ngày mong chờ đã đến. Lúc 8 giờ tối thứ hai trong tháng 5 năm 1992, nhà thương báo tin có một quả tim sẵn sàng để ghép, nên mẹ tôi phải tới ngay để chuẩn bị cuộc ghép tim..

Trước khi lên đường, thân phụ điện thoại báo cho chúng tôi biết. Tất cả chuẩn bị đến ngay nhà thương.

Những cuộc ghép tim thường diễn ra ban đêm, vì các phòng mổ rãnh rang. Cuộc mổ bắt đầu lúc 2 giờ 30 phút và kết thúc lúc 5 giờ 30 phút sáng. 2 giờ sau, Ba tôi cho 2 chị em chúng tôi biết cuộc mổ kết thúc tốt đẹp. Bác sĩ nói đó là quả tim còn khỏe của một thanh niên 21 tuổi. Nói xong, Ba tôi thêm:

– Nhưng Ba sẽ không nói gì với mẹ các con, vì bà không muốn biết tên của vị ân nhân đã cho bà món quà sự sống ấy!

Một hôm tình cờ đọc báo, tôi biết đó là quả tim của một sinh viên, bị trúng đạn trong một cuộc chạm súng. Chàng bị hôn mê và bác sĩ tuyên bố đã chết. Cha mẹ chàng quyết định cho các cơ phận của chàng cho những ai cần đến. Và quả tim của chàng được trao cho mẹ tôi.

Một tuần sau cuộc mổ, mẹ tôi có thể ngồi dậy và bắt đầu đi lại đôi chút trong phòng. Chỉ có điều lạ là mẹ tôi cương quyết không muốn nghe tên của vị ân nhân. Khi cô y tá bắt đầu đề cập đến, thì mẹ tôi cắt ngang và chuyển sang đề tài khác. Cô y tá bảo tôi tìm cách giải thích cho mẹ tôi.

Tôi viết cho mẹ một bức thư. Tôi thưa với mẹ: ‘‘Cuộc ghép tim của mẹ quả là phép lạ, một hồng ân THIÊN CHÚA. Mẹ nên dùng quả tim mới này để tỏ tình tri ân các bác sĩ và những người đã quyết định cho mẹ quả tim này, không phải cho riêng mẹ nhưng cho bất cứ ai cần đến”.

Lá thư của tôi làm mẹ tôi suy nghĩ nhiều. Bà bắt đầu đi nhà thờ trở lại và dần dần bà cảm nghiệm rằng, quả tim mới của bà thật sự là món quà sự sống đến từ THIÊN CHÚA. Từ ý thức sâu xa đó, mẹ tôi cảm thấy có bổn phận bày tỏ lòng ghi ơn đối với tất cả những ai góp phần vào cuộc ghép tim và nhất là, đối với song thân của vị ân nhân quá cố. Họ quảng đại trao ban các cơ phận của con, làm món quà cứu sống những người đồng loại khác, mà không cần biết danh tánh, cũng không đòi hỏi một cử chỉ ghi ơn, trả ơn nào.

Phần tôi, khi viết lên những dòng này, tôi muốn bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với các vị ân nhân ẩn danh, đã trao ban cho mẹ chúng tôi một món quà vô giá: món quà sự sống.

(”Reader’s Digest”, August/1993, trang 141-144).

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 34 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
00:00
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - ÁNH MẮT GIÊ-SU -

  •  
    Chi Tran

     
    Ánh mắt GIÊSU
    Có những cái nhìn làm cho lòng người không thể quên bởi sự trìu mến và thân thương.
    Có những cái nhìn như tia sáng soi rọi vào những nơi tăm tối của cõi lòng làm ta được biến đổi tận căn.
    Lại có những cái nhìn có một sức mạnh nâng ta dậy khỏi đáy vực sâu của bi quan và chán chường.
    Và có những cái nhìn làm cho cuộc sống của ta bừng lên sức sống của niềm tin, niềm hy vọng.
    Vâng, như một bộ phận rất nhỏ trong các bộ phận của cơ thể con người, nhưng đôi mắt lại có một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nó không chỉ dừng lại ở việc cho ta nhìn thấy cảnh vật thiên nhiên xung quanh, giúp cho ta diễn tả cảm xúc, những tình cảm trong những mối tương quan giữa người với thiên nhiên và giữa con người với con người. Đến nỗi trong dân gian thường thốt lên lời ví von thật mỹ miều về vai trò của nó như sau: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”.
    Trong dòng chảy của lịch sử cứu độ. Ánh mắt của Giêsu đã làm biến đổi biết bao con người sống trong đau khổ, lầm lạc tội lỗi. Cái nhìn nhạy cảm của Chúa khi nhìn thấy đám đông đi theo Người đang quá mệt mỏi và dường như kiệt sức.
    Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn nhìn thấy những nỗi vất vả, lắng lo của từng cá nhân, như đã đụng chạm tới nỗi đau của vực thẳm tuyệt vọng, mất hết niềm tin của bà mẹ góa thành Nain khi đứa con trai duy nhất của bà đã chết. Ta thử tưởng tượng khi đứng trong hoàn cảnh của bà, ta mới cảm nhận được nỗi đau đến tột độ của bà là thế nào. Mang thân phận bà góa, bà đã phải chấp nhận những thiệt thòi mất mát từ xã hội Do Thái thời bấy giờ. Đứa con trai chính là lẽ sống, là niềm tin để có thể đứng vững trong cuộc sống. Đứa con trai chết đồng nghĩa với việc niềm tin vào cuộc sống của bà cũng chết. Chúa đã đưa mắt nhìn bà và Người thấu được nỗi đau đó: “Đừng khóc nữa”. Như một lời an ủi của Chúa đối với bà nhưng nó chất chứa một ý nghĩa sâu xa hơn. Chính trong giây phút này, Chúa đã tuôn đổ ân huệ và lòng thương xót xuống trên cuộc đời của bà khi Người cho con trai của bà sống lại. Giờ đây, ánh mắt của bà hướng về Chúa là ánh mắt của lời tạ ơn vì chính bà cảm nghiệm sâu xa tình yêu của Chúa đã kéo bà khỏi đáy vực thẳm của sự tuyệt vọng và làm cho cuộc đời của bà bừng sáng lên hy vọng và sức sống mới.
    Cũng trong dòng lịch sử đó, ta lại bắt gặp một sự hoán cải tận căn của con người đầy tội lỗi là Matthêu. Trước khi gặp Chúa, quá khứ của ông dường như quá đen tối khi nó gắn liền với cái nghề thu thuế.
    Ta tự hỏi: dân chúng nhìn ông với ánh mắt nào? Cái nhìn trìu mến chăng?
    Cái nhìn của một sự cảm thông hay cái nhìn yêu thương?
    Không, một sự thật mà ông phải chấp nhận đó là ông cảm nhận rằng ông trở thành “cái gai trong mắt họ”. Có lẽ, từ lâu trong lòng ông cũng khao khát được bắt gặp một cái nhìn thương cảm, yêu thương và tha thứ từ nơi họ. Nhưng điều đó chỉ xảy ra cho đến khi ánh mắt của ông gặp được ánh mắt của Chúa.
    Ôi! Thật tuyệt vời và hạnh phúc dường bao khi Chúa nhìn ông và ông dám nhìn vào Chúa. Cái nhìn của Chúa đã làm biến đổi hoàn toàn con người ông. Ông nhận ra những lỗi phạm và những bất toàn của mình. Ông dường như muốn òa khóc vì tình yêu của Chúa dành cho cuộc đời của ông. Để rồi, trước tình yêu thương bao la cao vời của Chúa, một Matthêu bị nô lệ cho tiền bạc, danh vọng đã dám sẵn sàng từ bỏ những bám víu vào trần gian “ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo” (Lc 5,28). Một Matthêu có thể dùng quyền lực để sai khiến người khác, dám sẵn sàng từ bỏ ý riêng bước theo Chúa và trở thành môn đệ thực thi Lòng Thương Xót Chúa qua việc dùng chính tài sản của mình phân phát cho những người khác. Bên cạnh những nhân vật trên, còn rất rất nhiều nhân vật trong Kinh Thánh đã được biến đổi và quay về với Chúa. Thế mới biết rằng: Thiên Chúa - Người Cha giàu lòng thương xót thấu hiểu tất cả những nhu cầu và những nỗi khốn khổ sâu thẳm nhất của cõi lòng con người.
    Khi chiêm ngưỡng những nhân vật đã được Chúa biến đổi trong Kinh Thánh và soi rọi vào chính trong cõi lòng của bản thân, tôi thầm hỏi rằng:
    Cái nhìn của Giêsu có vị trí nào trong đời sống của tôi?
    Tôi đã bắt gặp được ánh mắt của Chúa hay chưa?
    Ánh mắt Giêsu đã biến đổi tôi thế nào?
    Rất nhiều và rất nhiều câu hỏi cứ tự vang lên, và đột nhiên tôi chợt nhớ đến bài hát “Ánh mắt Giêsu” như câu trả lời cho những câu hỏi đó “Ánh mắt Giêsu đã cho tôi bình yên. Ánh mắt Giêsu đã cho tôi sự sống. Ánh mắt Giêsu đã cho tôi niềm tin. Ánh mắt Giêsu đã cho tôi tình yêu, đã cho tôi biết yêu cuộc đời, đã cho tôi biết yêu mọi người…” Nhìn lại chặng đường trong đời sống dâng hiến, tôi càng cảm nhận và xác tín sâu xa hơn: Ánh mắt Giêsu nhân từ và dịu dàng vẫn luôn dõi nhìn và đồng hành với tôi trên mọi chặng đường. Ánh mắt đó mời gọi tôi dứt ra khỏi những bộn bề của cuộc sống nhộn nhịp, để bước vào một cuộc tâm giao thân mật với Người trong thinh lặng của cõi lòng. Để rồi, trong sự kết hợp mật thiết đó, tôi dần dần khám phá ra tình yêu bao la hải hà của Ngài tuôn đổ xuống trên cuộc đời của tôi. Ánh mắt Giêsu như muốn nói với tôi trong từng phút giây “Con hãy tập nhìn vào ánh mắt của Ta và con sẽ biết rằng Ta yêu con biết mấy”. Vâng, càng nhìn vào ánh mắt của Chúa, lòng tôi càng cảm thấy yên bình làm sao! Yên bình như một đứa trẻ được tựa nép trong vòng tay âu yếm của người mẹ “Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui” (Tv 130,2). Và rồi, có những giây phút lòng tôi muốn òa khóc lên vì cảm nghiệm được ánh mắt dịu hiền của Chúa nhìn tôi cho dù tôi tội lỗi, bất xứng, ngỗ nghịch với Người. Người vẫn kiên nhẫn và đón mời tôi một lần nữa “hãy nhìn vào ánh mắt của Ta vì Ta sẽ không bao giờ bỏ rơi con”. Chao ôi! Phải diễn tả niềm hạnh phúc đó như thế nào? Tôi chỉ muốn thốt lên thật lớn: “Ánh mắt Giêsu đẹp và dịu hiền với con làm sao!”.
    Thế nhưng, Giêsu không muốn tôi chỉ dừng lại và bắt gặp ánh mắt Ngài trong mối tương quan cá vị với Ngài. Người còn mời gọi tôi hãy gặp ánh mắt của Người nơi chính những hiện thân của Người là những anh chị em xung quanh tôi, cách riêng là nơi chị em cùng chung sống với tôi trong một cộng đoàn và nơi những con người nghèo. Lời mời gọi đó còn thúc bách hơn khi Đức Thánh Cha Phanxicô đặt ra cho tất cả mọi người trong đó có tôi những câu hỏi trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót “…
    Liệu chúng ta có gần gũi với người cô đơn và tuyệt vong; liệu chúng ta đã tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình và đã từ chối tất cả những hình thức của sự tức giận và ghen ghét dẫn đến bạo lực; liệu chúng ta đã có lòng kiên nhẫn như Chúa là Đấng rất chậm bất bình với chúng ta; và liệu chúng ta đã cầu xin Chúa cho anh chị em mình trong lời cầu nguyện…”
    Vâng, Đức Giêsu mà tôi đã kiếm tìm không phải là Đức Giêsu trên vinh quang, quyền lực mà là Giêsu nơi những con người bé nhỏ, nghèo khổ. Chính vì vậy, Người đang chờ đợi tôi trở thành sứ giả thực thi Lòng Thương Xót của Người, đến với những người đang sống chung quanh qua những hành động cử chỉ rất bình thường: một nụ cười với những người chị em, một cử chỉ tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình, một lời hỏi thăm những người đau khổ, một sự giúp đỡ nhỏ bé cho người khác đang gặp khó khăn, một lời nói dịu dàng thân thương, một sự lắng nghe cho những ai đang cần giúp đỡ và nhất là lời cầu nguyện, sự hy sinh cho những con người đau khổ trong xã hội.
    Mẹ Tê-rê-sa Calcutta đã cảm nghiệm: “Điều Thiên Chúa hài lòng không phải chúng ta làm nhiều việc nhưng là làm việc vì tình yêu” để rồi với những việc bé nhỏ, tầm thường nhưng với một tình yêu của một trái tim phi thường, Lòng Thương Xót của Chúa sẽ được cảm nghiệm sâu xa và phong phú hơn trên tất cả những người tôi gặp gỡ.
     
    Ước mong sao, không chỉ riêng bạn và tôi mà còn tất cả nhân loại này sẽ ngày càng khám phá ra tình yêu của Chúa, sẽ gặp được ánh mắt dịu dàng trìu mến của Chúa trên cuộc đời của mỗi người, để mỗi ngày chúng ta càng trở nên “đồng hình đồng dạng” với Chúa trong từng suy nghĩ, từng ánh mắt, từng cử chỉ yêu thương… trong việc trao ban Lòng Thương Xót đến với mọi người.
    Teresa Thiên Nga
     

CẢM NGHIỆM TÌNH CHÚA YÊU TÔI - TĨNH CAO - THANKGIVING

  •  
    Tinh Cao
    Thu, Nov 25 at 5:28 AM
     
     

     

    HAPPY THANKSGIVING - MỪNG NGÀY TẠ ƠN 25/11/2021 

     

     

     

     

    Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh

     

    TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

     

     

    Dẫn Nhập

    Theo lịch trình hành hương của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương (TĐCTT), do chính Lòng Thương Xót Chúa (LTXC) sắp xếp cho chúng tôi, hơn là chính chúng tôi dự tính ngay từ khi mới được ơn khởi động năm 2008, nhờ ở những biến cố bất ngờ xẩy ra trong Giáo Hội, những biến cố thật sự đã gợi ý và tác động chúng tôi trong việc theo đuổi những chuyến hành hương và truyền giáo. Đúng thế, chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan đầu tiên năm 2014, trong 4 chuyến cho tới nay, đã được tác động bởi biến cố ĐTC Gioan Phaolô II, vị sáng lập Nhóm TĐCTT bằng những lời kêu gọi của ngài vào ngày 17-18/8/2002 ở Balan, được Giáo Hội, qua ĐTC Phanxicô, tôn phong hiển thánh vào Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2014; và chuyến Truyền Giáo Xuyên Việt đầu tiên năm 2016, trong 3 chuyến cho tới nay, cũng đã được gợi hứng từ Năm Thánh ngoại lệ 2016 về LTXC.

    Cho tới nay chúng ta đã có 3 chuyến hành hương: 1- 2014 Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 12 ngày (24/4 – 5/5) – 24 người; 2- 2017 Hành Hương Thánh Mẫu - Thời Điểm Maria 13 ngày (10-22/5) - 58 người, và 2019 Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua 11 ngày (12-22/4) - 37 người. Nếu 2 chuyến hành hương đầu tiên là một cặp hành hương bất khả phân ly về cả Chúa lẫn Mẹ: 1 về Lòng Thương Xót Chúa (2014) và 1 về Thánh Mẫu Thương Xót (2017), thì 3 chuyến tiếp theo sau đó là bộ ba hành hương liên kết chặt chẽ với nhau: mạc khải thần linh (2019), đức tin tuân phục (2021) và tông đồ truyền giáo (2023).

    Thật vậy, trong chuyến Hành Hương Thánh Địa - Tuần Thánh Vượt Qua, chúng ta đã chẳng những kính viếng các nơi thánh của Chúa Kitô, mà còn được cùng cộng đồng dân Chúa cử hành mầu nhiệm Vượt Qua của Người là tột đỉnh của tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, ở chính Đất Hứa. Mục đích chính yếu Thiên Chúa muốn tỏ mình ra cho con người là để họ tin mà được cứu độ. Đức tin tuân phục là tác động đáp ứng nơi con người trước mạc khải thần linh của Thiên Chúa, và là một đức tin đã được tỏ hiện trong suốt giòng lịch sử của Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập ngay từ ban đầu, qua các chứng từ lịch sử sống động là các chứng nhân thời đại, đặc biệt nhất là ở Ý quốc, một đất nước chẳng những còn những di tích lịch sử của Giáo Hội, cho dù bị đế quốc Roma tận diệt, nhất là ở Roma là thủ đô của đế quốc này, một đề quốc lớn mạnh và lâu dài nhất lịch sử loài người, mà nay chỉ còn là những tàn tích lịch sử, hoàn toàn tương phản với những gì là nguy nga đồ sộ của Giáo Hội Công giáo ở Ý quốc nói chung và ở Roma nói riêng.

    Trong chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 này của Nhóm TĐCTT, chưa kể những thành phố du lịch tuyệt vời chúng ta cũng ghé thăm, như Venice và Florence v.v., chúng ta sẽ đến kính viếng các thánh tích của các vị thánh lừng danh và góp công xây dựng Giáo Hội, như Các Thánh: Phanxicô Assisi, Clara Assisi, Catarina Sienna, Pio Năm Dấu, Gennaro Máu Chảy, Gioan Phaolô II v.v.; hay các s tích về Hầm Mộ Roma, Phép Lạ Thánh Thể ở Bolsena, Khăn Liệm Xác Chúa Giêsu, Nhà Đức Mẹ ở Loretto, Các Đền Thờ Đức Bà Cả, Đền Thờ Laterano, Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đền Thờ Thánh Phêrô, Kinh Thành Vatican, nhất là được gặp gỡ riêng ĐTC Phanxicô ngay sau buổi Triều Kiến Chung hằng tuần của ngài vào sáng ngày Thứ Tư 17/11/2021.

    Phái đoàn 24 người hành hương 2021, như chuyến đầu 2014, của chúng tôi (19 TĐCTT + 5 thân nhân và thân hữu), bao gồm 6 tiểu bang khác nhau: 11 Nam CA - Cha Nguyễn Đức Minh, AC Lung Mai, Quí Chị Nguyễn Thị Ngát, Trần Xuân-Hường, Trần Kim-Oanh, Mai Ngọc-Dung, Nguyễn Thị Lan và Nguyễn Thị Nhật, và chúng em tĩnh nga + 5 Bắc CA - AC Chánh Liên và Quí  Chị  Trần Hương-Lan, Nguyễn Ngọc Sương và Nguyễn Bích Phượng  + 3 Seattle WA - Quí  Chị  Nguyễn Kim-Ngọc, Đỗ Kim-Sang + Đỗ Ngọc Huệ + 2 Rochester NY - AC Phong Anh + 1 Minnesota Chị Trần Hiền + 1 Houston TX Chị Hoàng Thị Thành + 1 Wichita KS Chị Nguyễn Thị Sáng.

    Theo nhịp sinh hoạt của Nhóm TĐCTT không hẹn mà  hò, năm lẻ đi hành hương (2014, 2017, 2019, 2021, 2023, 2025) và năm chẵn đi truyền giáo (2016, 2018, 2020, 2022, 2024), mỗi chuyến hành hương là mỗi lần TĐCTT như được đưa lên núi Tabor để chiêm ngưỡng Chúa biến hình, rồi sau đó cùng Người xuống núi với dân chúng nghèo khổ ở các vùng sâu vùng xa, chẳng những như ở Việt Nam (2016, 2018, 2020) mà còn trên khắp thế giới nữa (2022, 2024, 2026).

     

    Nh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bảo trợ ngay từ đầu, ngay từ khi có ý định tái tổ chức chuyến hành hương 2021 này, và luôn đồng hành với Nhóm TĐCTT chúng tôi, mà chúng tôi đã may mắn chộp bắt được, giữa mùa đại dịch toàn cầu covid-19 cùng biến chủng delta-21 nguy hiểm hiện nay, chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021!.

     

    TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

     

    Xin xem TỔNG QUAN mở màn về chuyến hành hương bấp bênh và liều lĩnh này ở cái link sau đây:

    Hành Hương Chộp Bắt - Từng Ngày Vượt Qua

     

    Và xin đón xem tiếp KÝ SỰ HÌNH ẢNH như sau:

    Ngày 8/11: Phi trường LAX Mỹ, Frankfurt Đức và Venice Ý; Ngày 9/11: Đền Thờ Thánh Antôn ở Padua

    Ngày 10/11: Đền Thờ Thánh ký Marcô ở Venice và Vương Cung Thánh đường Milan

    Ngày 11/11: Khăn Liệm Xác Chúa ở Turin

    Ngày 12/11: Vương Cung Thánh đường Florence; Vương Cung Thánh đường Pisa và Tháp Nghiêng ở Pisa

    Ngày 13/11: Thánh Catarina ở Siena và Phép Lạ Thánh Thể ở Bolsena

    Ngày 14/11: Thánh Phanxicô và Thánh Clara ở Assisi; Thánh Rita ở Cascia

    Ngày 15/11: Nhà Đức Mẹ ở Loreto

    Ngày 16/11: Cha Thánh Piô 5 Dấu ở San Giovanni Retondo và Thánh Januarius Máu chảy ở Naples

    Ngày 17/11: Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican; Đền Thờ Thánh Phaolô, Hí trường Colesseum và Hang Toại đạo ở Roma

    Ngày 18/11: Đền thờ Thánh Phêrô và Bảo Tàng Viện ở Vatican; 2 Đền thờ Gioan Laterano và Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma

     

    Ngày 19/11: Phi trường Roma Ý, Frankfurt Đức và LAX Mỹ

    ---------------------------------------------

     

     

     

    --