6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HÌNH ẢNH NGƯỜI BỐ

HÌNH ẢNH CỦA BỐ NHÂN NGÀY TỪ PHỤ

Chúa nhật, 8 tháng 5 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ mẹ. Ngày “Hiền Mẫu”. Chúa nhật, 19 tháng 6 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ cha. Ngày “Từ Phụ”. Sao không gom hai ngày này thành một ngày nào đó trong năm để tôn vinh, tưởng nhớ cả cha và mẹ, gọi là ngày “Song Thân Kính Yêu.”

Nhưng suy nghĩ một cách sâu xa hơn, tình cảm hơn, thì những nụ cười, giọt nước mắt con dành cho mẹ rất khác với những nụ cười, giọt nước mắt dành cho cha. Cả hai vòng tay đều mở ra ôm ấp, che chở con, nhưng khi áp vào lòng cha người con nghe tiếng đập của nhịp tim cha khác với tiếng đập nhịp tim mẹ.  

“Cha như hoa phấn giữa trời.

Thiên thu tình mẹ rạng ngời tim con.”

Tình yêu của mẹ được biết từ ngày con sinh ra chào đời. Tình yêu người cha chỉ được biết đến khi người con đã làm cha.

 

CHA VÀ CON

Một cách tổng quát, các con thường nhìn cha mình như một người khô khan, khó chịu, và nghiêm nghị. Nhưng tất cả những người con khi nhớ về cha mình, lại cảm thấy hạnh phúc với những kỷ niệm đáng yêu:

  1. Ông là người yêu thương con:Dĩ nhiên tình yêu mà ông dành cho các con không giống như cách thức diễn tả của người mẹ. Mẹ nói nhiều, nhưng cha làm nhiều. Điều này chỉ khi con cái đã khôn lớn mới hiểu và phân biệt được. Thật ra, ông không bao giờ tỏ ra khó chịu, bẳn gắt trừ khi con cái bướng bỉnh, hoặc không vâng lời.   
  2. Ông yêu mẹ của các con:Điều này dễ hiểu, vì mẹ của các con ông chính là người yêu của ông. Một người cha tốt cũng luôn luôn là người chồng tốt. Ông yêu thương các con và mẹ của chúng.
  3. Ông là người trung thành:Chung tình với vợ mình. Giữ những điều hứa hẹn với các con. Ông không bao giờ phải nói dối vì sợ rằng con mình sẽ trở thành những kẻ nói dối. Một lời nói của cha giá trị hơn 5 lần lời nói của mẹ. Chính vì vậy, ông không cần phải nhiều lời.
  4. Ông sống bằng lý trí hơn cảm xúc:Và đây là điều khác nhau giữa mẹ và cha. Nó cũng là lý do tại sao con cái ít thấy ông khóc, nhưng thật ra ông khóc nhiều trong lòng.   
  5. Ông là người vất vả:Cả cha và mẹ đều vất vả. Nhưng chữ “cực nhọc” có lẽ thuộc về cha. Nhiều khi ông lao tâm, lao lực để lo cho gia đình, và cho từng đứa con. 
  6. Ông luôn có mặt mỗi khi con cần:Là một người cha tốt. Đây là tư cách của một người cha. Ông luôn có mặt ở đây, ở kia, và ở bất cứ nơi nào mỗi khi con ông cần đến ông. Ông theo dõi những bước chân đầu tiên của con, và khi con ngã, ông là người đã nâng con dậy, ngay cả sau này khi con không cần đến ông.
  7. Ông là niềm tự hào của các con:Không phải chỉ có mẹ, cha cũng là người lo lắng về tương lai, sự thành đạt, và hạnh phúc con cái. Bạn phải hãnh diện về người cha của mình, cũng như ông hãnh diện về bạn. “Người cha khi chết, nhưng thật ra ông vẫn chưa chết: vì còn để lại sau ông người con như ông.” (Sirach 30:40  

 

NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ NGƯỜI CHA

Thông thường, người con, đặc biệt là con trai, chỉ hiểu và biết thương cha mình sau khi chính mình đã trở thành một người cha. Sau đây là thước đo nhận thức của bạn và của tôi về cha mình theo thời gian từng lứa tuổi: 

4 tuổi: Bố có thể làm được mọi thứ.

5 tuổi: Bố biết hết mọi sự.

6 tuổi: Bố thông minh hơn bố của bạn.

8 tuổi: Bố không biết chuyện này.

10 tuổi: Bố lúc này sao sao ấy.

12 tuổi: Bố già rồi. Bố không còn biết sự gì cả.

14 tuổi: Bố cổ lỗ sỹ. Chán không quan tâm đến ông ấy nữa.

21 tuổi: Bố quá cổ lỗ sỹ!

25 tuổi: Bố già rồi và không biết chuyện này sao.

30 tuổi: Bố có nhiều kinh nghiệm. Mình cần hỏi bố.

35 tuổi: Phải hỏi bố điều này trước.

40 tuổi: Đây là vấn đề phức tạp. Không biết ở tuổi này, ngày xưa bố giải quyết như thế nào?

50 tuổi: Bố nay không còn nữa trên cõi đời. Thật là buồn. Phải chi bố còn sống, mình sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm khôn ngoan từ bố.

 

MỘT GIỜ CỦA BỐ GIÁ BAO NHIÊU?

Điều đáng tiếc ở đây không những về phía các con, khi bố không còn nữa mới thấy thương, thấy nhớ, thấy tiếc! Phần những người làm cha, nhiều khi vì vất vả hoặc bận rộn lo lắng nhiều thứ mà lơ là, thiếu quan tâm, và không dành thời giờ cho con. Trong những thành công và thất bại, rất ít cha mẹ biết tự hỏi mình: Tôi vất vả, cực khổ vì ai? Cho tôi? Cho vợ con tôi? Hay cho người khác? Sau đây là một câu truyện về tình cảm cha con mang nhiều ý nghĩa:    

Một hôm đứa con nhỏ đến gần và rụt rè hỏi bố:

-Một giờ làm việc của bố được trả bao nhiêu?

Người cha hơi ngạc nhiên trước thái độ và câu hỏi của cậu con, ông hỏi lại cậu:

-Sao con hỏi câu này? Tại sao con muốn biết tiền lương của bố?

-Dạ! Con chỉ tò mò thôi. Bố không cần trả lời nếu như bố không vui.

– Có chứ. Bố được trả lương 50 dollars một giờ, con bằng lòng chưa?

-Con cám ơn bố.

Nói xong cậu chạy về phòng và đóng cửa lại. Thấy thái độ hơi lạ của con, ông bố cũng muốn tò mò tìm hiểu. Ông đã đến gõ cửa phòng con ông. Và vừa mở cửa phòng, ông hết sức ngạc nhiên khi thấy con ông đang cẩn thận đếm từng đồng bạc cắc từ con heo đất đổ văng vãi trên giường. Ông hỏi cậu:

-Con đang làm gì vậy? Con làm gì với những đồng tiền này?

Và cậu nhỏ run run, đầy xúc động trả lời ông:

-Con đang đếm những đồng tiền con đã để dành. Hy vọng có đủ tiền để con mua bố một giờ.

Nghe vậy ông cảm động, nước mắt chảy ra, và ông đã tiến lại ôm quàng đứa con vào lòng…

 

NHỮNG NGƯỜI CHA TINH THẦN

Ngoài những người cha đã sinh ra chúng ta phần xác, còn những người cha tinh thần: cha quan thầy, cha đỡ đầu, cha nuôi, những người đã mở rộng vòng tay và trái tim đón nhận chúng ta như những người con. Các ngài cũng cần được chúng ta tôn trọng, yêu mến, và biết ơn. Đặc biệt nhất là người Cha trên trời.

Riêng về người Cha trên trời, chúng ta chỉ cần suy niệm một lời này cũng đủ để hiểu rằng mình thật là hạnh phúc biết bao, đồng thời phải tự nhủ mình sống sao với hạnh phúc ấy: “Vậy nếu các ngươi, dù là kẻ xấu, còn biết lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các ngươi, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!” (Mt 7:11). Chúa Giêsu đã nói với chúng ta về Chúa Cha trên trời. Và đó cũng là lý do khiến chúng ta hằng ngày phải tin tưởng, cầu xin: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”.

 

Tác giả:  Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
00:00
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi C

Video Player
 
00:00
 
00:00
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NGÀY HIỀN PHỤ 19-6

  •  
    DM Tran

    HÌNH ẢNH CỦA BỐ NHÂN NGÀY TỪ PHỤ

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

     

    Chúa nhật, 8 tháng 5 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ mẹ. Ngày “Hiền Mẫu”. Chúa nhật, 19 tháng 6 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ cha. Ngày “Từ Phụ”. Sao không gom hai ngày này thành một ngày nào đó trong năm để tôn vinh, tưởng nhớ cả cha và mẹ, gọi là ngày “Song Thân Kính Yêu.”

     

    Nhưng suy nghĩ một cách sâu xa hơn, tình cảm hơn, thì những nụ cười, giọt nước mắt con dành cho mẹ rất khác với những nụ cười, giọt nước mắt dành cho cha. Cả hai vòng tay đều mở ra ôm ấp, che chở con, nhưng khi áp vào lòng cha người con nghe tiếng đập của nhịp tim cha khác với tiếng đập nhịp tim mẹ.  

     

    “Cha như hoa phấn giữa trời.

    Thiên thu tình mẹ rạng ngời tim con.”

     

    Tình yêu của mẹ được biết từ ngày con sinh ra chào đời. Tình yêu người cha chỉ được biết đến khi người con đã làm cha.

     

    CHA VÀ CON

     

    Một cách tổng quát, các con thường nhìn cha mình như một người khô khan, khó chịu, và nghiêm nghị. Nhưng tất cả những người con khi nhớ về cha mình, lại cảm thấy hạnh phúc với những kỷ niệm đáng yêu:

     

    1. Ông là người yêu thương con: Dĩ nhiên tình yêu mà ông dành cho các con không giống như cách thức diễn tả của người mẹ. Mẹ nói nhiều, nhưng cha làm nhiều. Điều này chỉ khi con cái đã khôn lớn mới hiểu và phân biệt được. Thật ra, ông không bao giờ tỏ ra khó chịu, bẳn gắt trừ khi con cái bướng bỉnh, hoặc không vâng lời.   

     

     2. Ông yêu mẹ của các con: Điều này dễ hiểu, vì mẹ của các con ông chính là người yêu của ông. Một người cha tốt cũng luôn luôn là người chồng tốt. Ông yêu thương các con và mẹ của chúng.

     

    3. Ông là người trung thành: Chung tình với vợ mình. Giữ những điều hứa hẹn với các con. Ông không bao giờ phải nói dối vì sợ rằng con mình sẽ trở thành những kẻ nói dối. Một lời nói của cha giá trị hơn 5 lần lời nói của mẹ. Chính vì vậy, ông không cần phải nhiều lời.

     

    4. Ông sống bằng lý trí hơn cảm xúc: Và đây là điều khác nhau giữa mẹ và cha. Nó cũng là lý do tại sao con cái ít thấy ông khóc, nhưng thật ra ông khóc nhiều trong lòng.   

     

    5. Ông là người vất vả: Cả cha và mẹ đều vất vả. Nhưng chữ “cực nhọc” có lẽ thuộc về cha. Nhiều khi ông lao tâm, lao lực để lo cho gia đình, và cho từng đứa con. 

     

    6. Ông luôn có mặt mỗi khi con cần: Là một người cha tốt. Đây là tư cách của một người cha. Ông luôn có mặt ở đây, ở kia, và ở bất cứ nơi nào mỗi khi con ông cần đến ông. Ông theo dõi những bước chân đầu tiên của con, và khi con ngã, ông là người đã nâng con dậy, ngay cả sau này khi con không cần đến ông.

     

    7. Ông là niềm tự hào của các con: Không phải chỉ có mẹ, cha cũng là người lo lắng về tương lai, sự thành đạt, và hạnh phúc con cái. Bạn phải hãnh diện về người cha của mình, cũng như ông hãnh diện về bạn. “Người cha khi chết, nhưng thật ra ông vẫn chưa chết: vì còn để lại sau ông người con như ông.” (Sirach 30:40  

     

    NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ NGƯỜI CHA

     

    Thông thường, người con, đặc biệt là con trai, chỉ hiểu và biết thương cha mình sau khi chính mình đã trở thành một người cha. Sau đây là thước đo nhận thức của bạn và của tôi về cha mình theo thời gian từng lứa tuổi:

     

    4 tuổi: Bố có thể làm được mọi thứ.

    5 tuổi: Bố biết hết mọi sự.

    6 tuổi: Bố thông minh hơn bố của bạn.

    8 tuổi: Bố không biết chuyện này.

    10 tuổi: Bố lúc này sao sao ấy.

    12 tuổi: Bố già rồi. Bố không còn biết sự gì cả.

    14 tuổi: Bố cổ lỗ sỹ. Chán không quan tâm đến ông ấy nữa.

    21 tuổi: Bố quá cổ lỗ sỹ!

    25 tuổi: Bố già rồi và không biết chuyện này sao.

    30 tuổi: Bố có nhiều kinh nghiệm. Mình cần hỏi bố.

    35 tuổi: Phải hỏi bố điều này trước.

    40 tuổi: Đây là vấn đề phức tạp. Không biết ở tuổi này, ngày xưa bố giải quyết như thế nào?

    50 tuổi: Bố nay không còn nữa trên cõi đời. Thật là buồn. Phải chi bố còn sống, mình sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm khôn ngoan từ bố.

     

    MỘT GIỜ CỦA BỐ GIÁ BAO NHIÊU?

     

    Điều đáng tiếc ở đây không những về phía các con, khi bố không còn nữa mới thấy thương, thấy nhớ, thấy tiếc! Phần những người làm cha, nhiều khi vì vất vả hoặc bận rộn lo lắng nhiều thứ mà lơ là, thiếu quan tâm, và không thời dành thời giờ cho con. Trong những thành công và thất bại, rất ít cha mẹ biết tự hỏi mình: Tôi vất vả, cực khổ vì ai? Cho tôi? Cho vợ con tôi? Hay cho người khác? Sau đây là một câu truyện về tình cảm cha con mang nhiều ý nghĩa:   

     

    Một hôm đứa con nhỏ đến gần và rụt rè hỏi bố:

     

    -Một giờ làm việc của bố được trả bao nhiêu?

     

    Người cha hơi ngạc nhiên trước thái độ và câu hỏi của cậu con, ông hỏi lại cậu:

     

    -Sao con hỏi câu này? Tại sao con muốn biết tiền lương của bố?

     

    -Dạ! Con chỉ tò mò thôi. Bố không cần trả lời nếu như bố không vui.

     

    - Có chứ. Bố được trả lương 50 dollars một giờ, con bằng lòng chưa?

     

    -Con cám ơn bố.

     

    Nói xong cậu chạy về phòng và đóng cửa lại. Thấy thái độ hơi lạ của con, ông bố cũng muốn tò mò tìm hiểu. Ông đã đến gõ cửa phòng con ông. Và vừa mở cửa phòng, ông hết sức ngạc nhiên khi thấy con ông đang cẩn thận đếm từng đồng bạc cắc từ con heo đất đổ văng vãi trên giường. Ông hỏi cậu:

     

    -Con đang làm gì vậy? Con làm gì với những đồng tiền này?

     

    Và cậu nhỏ run run, đầy xúc động trả lời ông:

     

    -Con đang đếm những đồng tiền con đã để dành. Hy vọng có đủ tiền để con mua bố một giờ.

     

    Nghe vậy ông cảm động, nước mắt chảy ra, và ông đã tiến lại ôm quàng đứa con vào lòng…

     

    NHỮNG NGƯỜI CHA TINH THẦN

     

    Ngoài những người cha đã sinh ra chúng ta phần xác, còn những người cha tinh thần: cha quan thầy, cha đỡ đầu, cha nuôi. Các ngài cũng cần được chúng ta tôn trọng, yêu mến, và biết ơn. Đặc biệt nhất là người Cha trên trời.

     

    Riêng về người Cha trên trời, chúng ta chỉ cần suy niệm một lời này cũng đủ để hiểu rằng mình thật là hạnh phúc biết bao, đồng thời phải tự nhủ mình sống sao với hạnh phúc ấy: “Vậy nếu các ngươi, dù là kẻ xấu, còn biết lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các ngươi, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!” (Mt 7:11).

    Chúa Giêsu đã nói với chúng ta về Chúa Cha trên trời. Và đó cũng là lý do khiến chúng ta hằng ngày phải tin tưởng, cầu xin: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”.

       

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TS DUYỆT - TỘI ÁC XÃ HỘI

  •  
    DM Tran
    Tue, Jun 7 at 7:40 PM
     
     

    TỘI ÁC XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

    Những cuộc bắn giết hoặc đe dọa các trường học như vậy đang dấy lên sự giận dữ, kết án, và bất mãn với chính quyền. Đạo luật cho phép dùng súng, hoặc cấm dùng súng lại trở nên ồn ào trên chính trường Hoa Kỳ. Bên ủng hộ, bên chống đối. Tiếp theo là hàng loạt những biện pháp được đưa ra bàn thảo. Nhưng một điều mà xem như mọi người đều cố tình tránh né, hoặc không muốn phân tích và nhìn nhận sự thật, đó là ảnh hưởng giáo dục gia đình, ảnh hưởng giáo dục luân lý và đạo đức đối với giới trẻ.

     

    SÚNG ĐẠN VÀ GIỚI TRẺ

     

    Trong trường hợp người mù từ lúc mới sinh, người ta muốn vặn hỏi Chúa Giêsu, đại khái, sự mù lòa ấy gây ra bởi ai: Tội hắn, hay tội cha mẹ hắn? (x.Gioan 9:2). Trước tình trạng trẻ em mang súng vào trường và gây nên những thảm họa, nhiều câu hỏi cũng đã được nêu lên: “Tại thị thường buôn bán súng đạn, tại luật lệ lỏng lẻo về súng đạn, hay tại thiếu giáo dục gia đình, thiếu giáo dục đạo đức xã hội?”

     

    Nhưng dù là tại bất cứ lý do gì, thống kê năm 2019 cho biết mức độ tội ác nghiêm trọng liên quan đến súng đạn ở lứa tuổi từ 12 - 17 là 6 trên 1.000 em. Tổng cộng có tới 146.000 vụ theo con số thống kê. Con số này không khác nhau nhiều so với năm 2018. [1]

     

    Những hành động bạo lực và khủng bố như vậy đang gia tăng nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, khiến tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên gia tăng căn cứ vào những tường trình của FBI. Và khi những xu hướng này tiếp tục, bạo lực có khả năng bùng phát và sẽ tiếp tục tăng trên cùng một quỹ đạo. Cũng theo The National Runaway Safeline tường trình, có khoảng 1,6 và 2,8 triệu thanh thiếu niên bỏ nhà đi hoang mỗi năm riêng tại Hoa Kỳ.[2]

     

    QỦY NHẬP HAY KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ  

     

    Đối với những hành động man rợ và thiếu nhân tính như những trường hợp xảy ra tại trường tiểu học Robb, nhiều người cho rằng thủ phạm ít nhiều phải có những triệu chứng tâm thần hoặc qủy nhập. Nhận xét này không phải là không có cơ sở. Trong bài viết “Exorcist Diary #192: Was the Uvalde Shooter Possessed?” (Nhật ký trừ tà số 192: Sát thủ ở Uvalde có bị qủy ám hay không?), Đức Ông Stephen Rossetti, linh mục thuộc giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ, và cũng là người đã tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua đã có những nhận xét theo mô hình do FBI thiết lập cho “Những Sát Thủ”, theo đó Ramos có những dấu hiệu của tâm lý bất ổn như cô độc, thiếu tự tin, khủng hoảng nội tâm, và những bất hạnh về tuổi trẻ.  

     

    Là một thanh niên sống cô độc, không bạn bè, tránh né những giao tiếp xã hội. Ramos còn là người thiếu tự tin vì bị ngọng và nói lắp, bị dồn nén do bạn bè ức hiếp và quay trở lại bắt nạt những bạn bè khác, mặc cảm về khả năng học vấn. Tuổi trẻ của Ramos còn là một thời gian bất ổn và bất hạnh, cha mẹ bỏ nhau, và ít khi trực tiếp gặp gỡ với cha mình. 

     

    Do những ảnh hưởng tâm lý ấy, theo Đức Ông Rossetti, đã dẫn tới những nung nấu trong tâm hồn, và thúc đẩy Ramos có những hành động bạo lực, giết người. Mặc dù không thể đổ lỗi mọi hành động xấu xa cho ma quỷ, người ta cũng cảm nhận được dấu chân của chúng trong vụ việc này và nơi hung thủ. Đây là sự giải tỏa có màu sắc tâm bệnh và mang hình ảnh của qủy ám do động lực “não quỷ.”    


    Rất có thể Ramos đã bị ma quỷ “ám ảnh”. Satan đã có tác dụng mạnh mẽ trong tâm trí của thanh niên này, và lấp đầy với những ý nghĩ xấu xa. Do đó, khi Ramos thực hiện hành vi giết người, anh ta có thể đã bị qủy nhập. [3]


    ẢNH HƯỞNG GIA ĐÌNH

     

    “Bé không vin cả gẫy cành”. Câu tục ngữ này của người Việt Nam đã diễn tả đầy đủ ý nghĩa mang tính giáo dục.  

     

    Nhiều cha mẹ, phụ huynh đã tỏ ra lo lắng, than thở, và bất mãn với những hiện tượng xã hội như hiện nay. Họ cho rằng những điều xấu xa ấy đã ảnh hưởng, thu hút, và làm hư con cái họ. Nhưng khi nói đến giáo dục, dành thời giờ cho con, và nhất là tình trạng sống trong gia đình, họ thường tỏ ra ít quan tâm.

     

    Đối với việc giáo dục, họ cho rằng gửi con đến trường lo, đến các trung tâm dạy kèm là đủ. Về thời gian thì họ viện dẫn quá bận bịu và không có nhiều giờ với con. Còn về không khí gia đình, theo họ quan niệm con cái sống với cha hay với mẹ miễn được ăn học, lớn lên không thua kém bạn bè là đủ. Nhưng đó không phải là giáo dục, không phải là tình thương, là khung trời tuổi trẻ mà các em tìm kiếm.  

     

    Mặc dù ảnh hưởng ly dị không phải là một tình cảm nghiêm trọng, nhưng ly dị cũng có thể ảnh hưởng đến thể lý, tâm lý và cả việc học vấn của con cái. Bỏ nhà đi hoang, trở thành nạn nhân của những tội phạm xã hội là điều khó tránh nếu đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hôn nhân đổ vỡ, thiếu thốn tình thương, cũng như không được giáo dục đầy đủ về đạo đức. Kinh nghiệm khải dẫn các em vị thành niên càng làm tôi thâm tín hơn rằng tội ác xã hội có liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng giáo dục của gia đình.

     

    “Trồng ớt thì ăn ớt. Trồng cam thì ăn cam”. Đây là lời than thở và cũng là lời hối hận của một phụ huynh khi nói về con bà!

     

     

     

    ____________

     

    Tài liệu tham khảo:

     

    1.

    https://www.childstats.gov › americaschildren › beh5

    Youth Perpetrators of Serious Violent Crimes - Childstats.gov

     

    2.

    https://www.ojp.gov › archives › ojp-blogs › invisible-fac..

    The Invisible Faces of Runaway and Homeless Youth

     

     

    3. Catholic ExorcismExorcist Diary #192: Was the Uvalde Shooter Possessed?

     

     

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CHỮ QUỐC NGỮ - NGUYỄN VĂN VĨNH

  •  
    Quyvan Vu
     
    Sun, Jun 12 at 3:08 PM
     
     


     

    TƯỞNG NHỚ NGUYỄN V VĨNH

     
     
     
    SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ 
    VÀ CÁI CHẾT SIÊU VIỆT CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN VĨNH 
     
     
    Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng MỘT NGÀN NĂM mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.
    ALEXANDRE de RHODES  (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ông là người có công rất lớn trong việc LA MÃ hoá tiếng Việt.
    (Nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh).
    Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (DÒNG TÊN) người Bồ Đào Nha như 
    -Francisco de Pina
    -Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. 
    Trong việc La-mã hóa tiếng Việt, ALEXANDRE de RHODES 
    -đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt 
    -Và cuốn TỰ ĐIỂN VIỆT-LA-BỒ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.
    ***
    Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng CHỮ CÁI LA MÃ này được chúng ta ngày nay gọi là chữ quốc ngữ (chữ viết của quốc gia)
    ***
    Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội, cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. 
    Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để làm mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ - Hà Nội.
    -Cậu vừa kéo quạt, vừa nghe lỏm bài giảng. 
    -Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh 
    -Và còn trả lời được các câu hỏi của thầy giáo 
    Trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đương lúng túng.
    Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng 
    -Giúp tiền cho cậu vào học chính thức.
     
    NĂM 14 tuổi
    -Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học 
    -Và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. 
    -Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh. 
    NĂM 1906
    -Ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm tại Marseilles. 
    -Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. 
    Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội NHÂN QUYỀN Pháp. 
    Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do.
     
    NĂM 1907 
    -Ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.
    NĂM 1913 
    Ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí ĐỂ DẠY dân Việt viết văn bằng quốc ngữ.
    Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như: -Balzac
    -Victor Hugo
    -Alexandre Dumas
    -La Fontaine
    -Molière, v.v. 
    -Và cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều SANG TIẾNG PHÁP.
    Bản dịch Truyện Kiều của ông Vĩnh rất đặc sắc, vì :
    -Ông không chỉ dịch cả câu 
    -mà còn dịch nghĩa từng chữ 
    -và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó 
    - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm),Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được.
     
    Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc :
    -Truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt
    -Và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ DẦN DẦN CHẤP NHẬN chữ quốc ngữ.
     
    NĂM 1915 
    vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. 
    NĂM 1918 
    vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ 
    NĂM1919 
    bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt.
     
    NĂM 1924 Ngày 18 tháng 9 
    Toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học.
    Như vậy là, sau gần BA THẾ KỶ kể từ khi cuốn từ điển Việt –La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới THẬT SỰ ĐOẠN TUYỆT với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ quốc ngữ.
     
    Đây quả thực là một CUỘC CHUYỂN HÓA vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
     
    Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình.
    -Trên báo Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa
    -Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã HAI LZAFN TỪ CHỐI huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng
    -Và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh.
     
    Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông.
    -Tòa báo của ông vỡ nợ. 
    -Gia sản của ông bị tịch biên. 
    -Ông bỏ đi đào vàng ở Lào 
    -và mất ở đó vì sốt rét.
    NĂM 1936
    Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Sepole. Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp Một tháng với những người tìm vàng. 
    Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ
    -Hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông
     
    Con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi. Ông đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt.
    -Tôi đã vẽ bức tranh Sự ra đời của chữ quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.
    LỜI CÁM ƠN
    Tác giả bài viết này biết ơn thân sinh của mình – nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học
    -khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là gián điệp 
    -còn Nguyễn Văn Vĩnh là bồi bút của Pháp.
     
    Tác giả xin chân thành cảm ơn 
    -ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh
    -ông Nguyên Lân Bình - cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh 
    vì những câu chuyện xúc động về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng như của gia tộc cụ.
    Tác giả xin cảm ơn 
    -Thầy Trí - cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh, đồng thời từng là thầy dạy toán của tác giả khi tác giả là học sinh trung học.
    Nguyễn Đình Đăng

    -------------------------------------------------------
     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - GIÚP CON TRONG TUỔI TRẺ

  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     
     
     


    ĐỂ GIÚP CON CÁI TRONG ĐỘ TUỔI THANH THIẾU NIÊN

     

    Điều quan trọng là trẻ phải được giúp để biết chuyển hóa ý muốn đòi được đáp ứng ngay lập tức thành sự kiên nhẫn. 

     

    Ai trong chúng ta cũng cảm thấy rằng, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật số hiện nay kéo theo nhiều thay đổi về môi trường sống, nét văn hoá và ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành tính cách của người trẻ. Tuy nhiên, trong việc nuôi dạy con cái, vẫn có những yếu tố, hay nói cách khác, có những nguyên tắc cơ bản mà bậc cha mẹ cần ghi nhớ để có thể giúp con cái thích nghi và trưởng thành trong xã hội hiện đại.

     

    Sau đây là một vài điểm cụ thể và hữu hiệu có thể hỗ trợ cha mẹ trong việc giáo dục con cái ở độ tuổi thanh thiếu niên:

    1. Cha mẹ là cha mẹ - chứ không phải bạn đồng trang lứa

    Ngày nay, nhiều người thích nhấn mạnh đến việc cha mẹ cần gần gũi và thân thiết với con cái giống như là những người bạn. Do đó mối tương quan giữa cha mẹ với con cái trở thành mối tương quan bạn bè ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Thật ra, vấn đề quan trọng là phải xây dựng một mối tương quan trong đó cha mẹ yêu thương, thấu hiểu, tôn trọng và gần gũi với con cái, nhưng trẻ em cũng cần phải nhìn nhận ranh giới cần phải có: Cha mẹ là cha mẹ - chứ cha mẹ không phải bạn đồng trang lứa. Khi có ranh giới rõ ràng như thế, việc trẻ kính trọng cha mẹ và việc cha mẹ dạy dỗ, hướng dẫn con cái

     

    2. Trẻ cần làm việc để có được những gì chúng muốn

    Một điều rất rõ là, sống trong một xã hội tiêu thụ, trẻ dễ dàng bị cuốn hút để đòi mua thứ này thứ khác mà chúng thật sự không cần tới. Nên việc cha mẹ dễ dàng chiều theo ý trẻ, và luôn mua cho chúng, dù chỉ là một món quà nhỏ mỗi khi đi chợ, là điều không thực sự cần thiết, thậm chí còn phản tác dụng.

     

    Điều quan trọng là trẻ phải được giúp để biết chuyển hóa ý muốn đòi được đáp ứng ngay lập tức thành sự kiên nhẫn. Ví dụ, nếu trẻ muốn có một chiếc xe đạp mới thì chúng cần được chỉ cho biết là phải tiết kiệm những khoản tiền tiêu vặt, hoặc đôi khi là tiền được thưởng mỗi khi chúng làm việc nhà, khi chúng đạt kết quả tốt ở trường... Một khi trẻ bắt đầu nhận ra phần thưởng của công sức, nỗ lực mà mình đạt được thì trẻ sẽ ý thức hơn về việc mua món đồ chúng muốn, đồng thời cũng có được cảm giác thực sự về thành tích và sự hoàn thành chúng đạt được.

     

    3. Biết cách chuyển sự mong đợi của trẻ sang lòng biết ơn

    Chúng ta cần giúp cho trẻ hiểu rằng sự mong đợi của chúng phải thực tế. Mặc dù, trẻ có thể mong đợi có được điểm cao nếu chúng học tập chăm chỉ. Nhưng điều quan trọng là phải phát triển lòng biết ơn ngay từ rất sớm. Mỗi khi chúng nhận được bất kỳ thứ gì đó từ cha mẹ, dù chỉ là cây kem khi đi chơi, thì đó không phải là điều đương nhiên, nên nếu có nhận được một cây kem, chúng sẽ phải cảm thấy biết ơn.

     

    Trong thực tế, điều này lại không dễ thực hiện, bởi vì không ít bậc cha mẹ thường bị rơi vào cái bẫy của sự nhẹ dạ cả tin đó là cho con cái thứ chúng muốn chỉ để mình có một chút yên ả và tĩnh lặng. Đúng ra, vào những lúc như thế, chúng ta cần mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn để không lùi bước trước những mong muốn và sự vòi vĩnh của trẻ. Làm được như vậy, chắc chắn không phải chỉ chúng ta mà ngay cả con cái chúng ta sẽ đạt được những mục đích lớn và tốt đẹp hơn.

     

    4. Cách cư xử của trẻMột điều cũng rất dễ thấy là, nhiều người thường than phiền về sự thiếu tác phong của trẻ em ngày nay. Dù thế, cũng chẳng thể phủ nhận là vẫn có rất nhiều thanh thiếu niên thật tuyệt vời, và vẫn những người trẻ có cách cư xử hoàn hảo, luôn sẵn sàng, nhiệt tâm để giúp đỡ người khác.Mặc dù chúng ta không còn đòi hỏi trẻ phải bỏ mũ, cúi đầu, khoanh tay khi chào người khác, nhất là với người lớn hơn… nhưng chúng ta vẫn cần khuyến khích con cái nhường bước, nhường ghế cho người cần đến, ví dụ như người lớn tuổi, người khuyết tật, phụ nữ mang thai chẳng hạn. Cách cư xử nhã nhặn cần phải được bắt đầu ngay ở trong gia đình, vì vậy hãy làm gương bằng cách nói cảm ơn khi trẻ giúp chúng ta điều gì đó, và cũng cần nói một cách lịch sự khi đưa ra yêu cầu, hoặc sai bảo trẻ.

     

    5. Trẻ được phép mắc lỗi

    Nói chung, nhờ có internet, với sự truy cập thông tin phong phú, nhiều thứ trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng không phải vì thế mà trẻ tránh được những sai phạm. Vì vậy, nếu con cái mắc lỗi, chúng ta hãy dành thời gian để nói cho chúng biết về những sai lỗi ấy. Chúng đã học được gì từ sai lầm? Làm thế nào để tránh tái phạm? Hãy cho phép trẻ có quan điểm riêng để rút kinh nghiệm, và từ đó, sẽ tự tin và cẩn trọng hơn.

     

    6. Trẻ cần có được cảm giác an toàn

    Gia đình phải là nơi trú ẩn an toàn và bình yên. Hơn bất cứ điều gì, cảm giác an toàn xuất phát từ việc trẻ biết mình được tôn trọng; biết mình có thể mắc sai lầm; biết mình có thể chia sẻ những thành công, thất bại; biết mình luôn được nâng đỡ, và yêu thương vô điều kiện. Những cảm thức này không chỉ giúp hình thành những đức tính tốt mà còn giúp trẻ vươn rất xa.

     

    7. Trẻ cần có những gương sáng về đức tin

    Trong một môi trường sống, với nhiều hoàn cảnh khác nhau, cảm thức về tôn giáo nhiều khi bị mờ nhạt, nên đôi khi rất khó để người trẻ dám tuyên xưng đức tin và sống niềm tin của mình cách công khai. Chúng ta cần khích lệ trẻ nhận ra rằng, trong Giáo hội vẫn luôn có hàng ngàn, hàng vạn những con người, ở mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh đã sống một cuộc đời rất nhân bản, tốt lành, thánh thiện. Và thực, Giáo hội có rất nhiều vị thánh rất tuyệt vời, trở thành những mẫu mực cho trẻ trong việc sống đức tin, đức hạnh và ý nghĩa ngay trong cuộc sống đời thường

     

    .Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
    Dòng Đa Minh Thánh Tâm
    Chuyển ngữ từ
    aleteia.org (03. 5. 2022)

    Cerith Gardiner