6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - OSV CATHOLIC BOOKSTORE

  •  
    OSV Catholic Bookstore
    Sat, Oct 8 at 7:03 AM
     
     

    If you are having trouble reading this email, read the online version.

    Inspire Young Catholics on Their Road to Heaven

     

    Four new titles from OSV Kids are available now! Check them out below.

    In Jesus, Were You Little? children full of questions and wonder take readers on a journey of discovery, making Jesus real and relatable to young and old. With innocent curiosity, children ask the King of kings if he ever climbed a tree, spilled his milk, or skinned his knee.

    The Women Doctors of the Church is an introduction for children to four women who have helped shape the Church. These women all faced unique challenges in their lives but fixed their identities firmly in Christ and became incredible examples of holiness.

    In this endearing children's story filled with charming illustrations, Arthur the Clumsy Altar Server demonstrates perseverance, humility, and an unquenchable love of the Lord in pursuing his dream. Children will learn from Arthur that what matters most is the sincere desire to serve God - not performing perfectly.

    The heartwarming story of The Poorest Shepherd will help children and adults alike see that our poverty is precious to Jesus and that the emptier we are, the more we can be filled by his love.

    Take an inside look at the books below! Click on the images for more information about each book.

    Facebook Instagram

    Forward this email to a friend!

    Was this email forwarded to you? Sign up to receive the latest news and sales from OSV Catholic Bookstore.

    Free shipping offer only valid on purchases of $20 or more (after discount) made on OSVCatholicBookstore.com | Continental US only

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - LÀM NGƯỜI - ÍT MỘT CHUT CŨNG ĐƯỢC

  •  
    Hung Dao
    Thu, Oct 6 at 7:40 PM
     
     
     
     
     
     
     
     
    Làm Người - ÍT MỘT CHÚT CŨNG ĐƯỢC!

    1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt đến vinh quang thì cũng nên làm một người hữu dụng.
    2. Làm người, ngoại hình có thể không bắt mắt, nhưng đừng để nội tâm xấu xí. Nhân từ, lương thiện không phụ thuộc vào bề ngoài mà xuất phát từ bên trong tâm hồn.
    3. Làm người, hình thể thấp bé một chút cũng được, nhưng đừng để tấm lòng nhỏ nhen. Thế gian chẳng ai thích những kẻ tâm địa hẹp hòi. Dù vai nhỏ lưng gầy nhưng tấm lòng nhân hậu, vẫn an ủi sưởi ấm được vô số người.
    4. Làm người, thể trạng gầy yếu một chút cũng được, nhưng đừng để tinh thần nhu nhược. Những người nhu nhược thường hay bi quan và tự ti, cho nên nhất định phải luyện được tinh thần dũng cảm, có chủ kiến và tự tin.
    5. Làm người, tai mắt chậm chạp một chút cũng được, nhưng không được để tâm trí mê muội. Nhớ nhắc mình giữ lấy tâm sáng, trí thông để nhìn xa trông rộng.
    6. Làm người, tham vọng một chút cũng được, nhưng nhất định đừng quá ngang tàng để dã tâm biến mình thành ác quỷ. Nếu không, bạn không vào địa ngục thì ai vào?
    7. Làm người, thông minh một chút thì tốt, nhưng nhất định đừng tự cho mình là khôn lanh, còn người đời đều là kẻ ngốc. Nếu không, thế giới này chỉ có một kẻ ngu ngơ, là bạn!
    8. Làm người, lười biếng một chút thì được, nhưng đừng bao giờ làm một kẻ suốt ngày nhếch nhác. Việc cần làm nên cố gắng làm cho trọn vẹn, nên có tâm cống hiến một chút, nếu không muốn làm ký sinh trùng đeo bám xã hội.
    9. Làm người, tiết kiệm một chút thì được, nhưng đừng quá toan tính với tiền bạc. Nếu không bạn sẽ có thói quen đánh giá người khác qua đồng tiền, sớm muộn gì cũng thành nô lệ cho nó.
    10. Làm người, khoan dung một chút thì tốt, nhưng đừng để người khác xem thường, lợi dụng sự khoan dung của mình mà tiếp tục phạm lỗi. Dù thế nào cũng nên giữ lấy quy tắc và sự tự tôn riêng.
    11. Làm người, khổ cực một chút cũng được, nhưng đừng để nỗi khổ kéo dài mà không có cách giải thoát, phải học cách vươn lên!

    Sưu tầm

    -----------------------------------------------

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CHA MẸ CẦN LƯU TÂM

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


    KHI CHA MẸ KHÔNG LƯU TÂM ĐẾN VIỆC DẠY CON CÁI 

    VỀ SỰ TRUNG THỰC 
     

    Không có cái gọi là kẻ nói dối bẩm sinh. Những kẻ dối trá được tạo ra chứ không phải được sinh ra

     

    Cách đây nhiều năm, tôi có đọc một câu chuyện được đăng trên khắp các mặt báo và đã để lại nơi tôi một ấn tượng rất sâu sắc. Một cậu bé mồ côi từ khi còn nhỏ sống ở quận Madison. Khi lên 9 tuổi, cậu được một người nông dân tên là Marquette, nhận nuôi từ một cô nhi viện ở Milwaukee. Một thời gian sau khi được chính thức sống trong gia đình mới, cậu bé có dịp quan sát và thấy nơi người mẹ nuôi có một số hành vi rất tệ hại, và cậu nghĩ rằng bổn phận của mình là phải cho người cha nuôi của mình biết. Nhưng người phụ nữ đã kịch liệt phủ nhận lời cáo buộc đến độ người chồng tin rằng vợ mình đã bị vu oan. Sau đó, bà khăng khăng cho rằng cậu bé phải bị trừng phạt cho đến khi cậu rút lại những gì đã nói về bà; Người chồng liền treo cậu bé lên xà nhà và cầm roi quất liên tiếp gần hai tiếng đồng hồ, đến nỗi máu chảy ròng ròng trên mặt đất.

     

    Cuối cùng, ông ta dừng lại và hỏi cậu bé rằng liệu cậu có còn cố chấp với những gì mình đã nói không. Cậu bé đáp lại “Thưa bố, con đã nói sự thật, và con không thể rút lại bằng cách nói dối”. Không mảy may động lòng, người vợ tàn nhẫn một mực nói rằng người chồng phải tiếp tục điều mà bà ta gọi là bổn phận giáo dục đứa con nuôi này. Để rồi, những trận đòn lại bắt đầu với cơn thịnh nộ mới, và tiếp diễn cho đến khi cậu bé đáng thương hầu như bị kiệt sức. Với chút sức lực còn lại, cậu bé thống thiết nài xin: “Bố ơi, con sắp chết rồi! Con đã nói sự thật!” Ngay sau đó, cậu bé tắt thở. Tòa án ở Madison đã tiếp nhận vụ việc. Hai vợ chồng người nông dân lần lượt bị kết án tội bạo hành và giết người. Còn cậu bé đáng thương đã được xem như là vị tử đạo vì đã ra sức bảo vệ sự thật.

     

    Có lẽ từ đâu đó, cậu bé mồ côi ấy đã được dạy về giá trị của sự thật, và điều này có ý nghĩa đối với cậu hơn cả chính mạng sống. Ngày nay, thật đáng tiếc, trẻ em không coi trọng sự thật như vậy; Trên thực tế, nhiều trẻ em được dạy nói dối bởi chính cha mẹ của chúng.

     

    Trung thực là một phẩm chất đạo đức khiến người ta phải nói sự thật trong mọi hoàn cảnh. Sự trung thực loại trừ mọi hành vi đạo đức giả và hai mặt, cũng thế, nó hướng người ta đến việc trung thành thực hiện những lời hứa của mình. Nói dối, một cách cơ bản, được định nghĩa là cố ý nói ngược lại với lẽ phải. Dã tâm của việc nói dối nằm ở chỗ nó liên quan đến việc sử dụng khả năng tự nhiên theo cách trực tiếp trái ngược với chủ đích hoặc mục đích tự nhiên. Do đó, nói dối thực chất là tội lỗi và bị cấm bởi điều răn thứ tám và nhiều giáo huấn Kinh thánh khác. Chẳng hạn như Thánh Phaolô nhắn nhủ: “Một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4, 25).

     

    Không có cái gọi là kẻ nói dối bẩm sinh. Những kẻ dối trá được tạo ra chứ không phải được sinh ra. Nếu nhìn lại những ngày đầu tiên khi đức trẻ bắt đầu vận dụng trí khôn, cha mẹ sẽ thấy rằng, về bản chất, đứa trẻ luôn nói sự thật. Dần dà, có lẽ vì sự thiếu kiên nhẫn; sự thiếu hiểu biết về sự đồng cảm; cộng với sự thiếu óc tưởng tượng của cha mẹ, đứa trẻ bắt đầu nhận ra rằng tỉ lệ phần trăm về độ chính xác và sự thật ngày càng ít đi.

     

    Ai cũng có thể nhận thấy rằng sự xuyên tạc là một điều luỹ tiến từ phía nhiều bậc cha mẹ. Sự xuyên tạc có thể được bắt đầu với câu chuyện về ông già Noel, về kiểu nói “Có ‘ông ngáo ộp’ trong tủ quần áo”, …. Có thể nói, những xuyên tạc ấy được thêu dệt với những nền tảng rất độc đáo.

     

    Vậy phải làm sao, để có thể dạy con trẻ nói sự thật và tôn trọng sự thật?

    Điều này phải được bắt đầu ngay từ những lời nói, hành vi của cha mẹ. Ví dụ:

    Khi cha mẹ hứa sẽ để đèn trong phòng của trẻ khi trẻ đi ngủ, thì nên để đèn sáng. Nếu đã hứa “Mẹ sẽ ở ngay dưới nhà nếu con cần mẹ”, mà ngay sau đó, mẹ bỏ sang nhà hàng xóm ngồi tán gẫu. Nếu vậy, trẻ sẽ học trung thực như thế nào?

     

    Khi đứa trẻ lớn hơn và xin vài ngàn để mua một cây kem và được nói rằng "Bố không có một đồng nào trong túi cả", nhưng sau đó, người bố lại đưa tiền và sai đứa con đi mua cho mình bao thuốc lá! Có người nói dối ở đây, và đứa trẻ biết đó là ai!. Nếu một đứa trẻ được mẹ sai chạy ra cửa để trả lời rằng: “Mẹ cháu không có nhà”, trong khi đó, rõ ràng là người mẹ đang sấy tóc trong phòng! Vậy thì ai đang dạy ai nói dối?

     

    Vấn đề càng trở nên tệ hại hơn, khi nhiều bậc cha mẹ làm cho việc nói thật trở thành một việc rất khó khăn.

     

    Giả sử đứa trẻ vô tình làm vỡ chiếc bình mà bạn rất thích, và đứa trẻ sẵn sàng nhìn nhận hành động đó; thì cha mẹ cần khôn ngoan đủ để khen ngợi trẻ về sự trung thực và biết nhận lỗi, và sẵn sàng bỏ qua việc trẻ lỡ tay làm bể chiếc bình. Thật thế, chẳng có chiếc bình nào trên đời này xứng với giá của sự thật!

     

    Còn nếu bạn ngớ ngẩn, đúng ra là ngu ngốc, để vung tay tát cho đứa trẻ, vì đã nói ra sự thật là nó làm bể chiếc bình. Rất có thể, từ rày về sau, để tránh bị la mắng hoặc đánh đập, đứa trẻ sẽ tìm cách nói dối! Nều đúng nhu thế, thì vô hình trung, bạn đã dạy cho con mình rằng nói ra sự thật lại rất rủi ro, vậy tại sao phải bận tâm?

     

    Trong trường hợp khác, khi có bằng chứng cho thấy đứa trẻ nói dối, bạn liền nổi nóng, phùng mang trợn mắt để quát tháo, đe nẹt, thậm chí đánh đập đứa trẻ, thì đây thật sự là một cách rất kém để cho trẻ nhận ra hành vi sai trái của nó. Trái lại, bạn hãy bình tĩnh giải thích và cho trẻ hình dung là gia đình, thế giới sẽ rơi vào trạng thái khủng khiếp như thế nào nếu mọi người nói dối. Nhắc trẻ về điều răn thứ tám, không cho phép nói dối....

     

    Ngoài ra, bạn cũng có thể kể cho trẻ về mẫu gương của những vị Thánh sống trung thực, mà Hạnh Thánh Anrê Avellino (1521-1608) là một ví được. Là người thông thái, có bằng cấp về luật dân sự, cha Avellino người bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một linh mục trạng sư ở Naples. Một ngày nọ, đang rất nóng lòng muốn thắng một vụ án, dù không quan trọng lắm, cha Avellino cho phép mình đưa ra một tuyên bố mà cha biết là sai sự thật. Sau đó, khi đọc Kinh thánh, cha bắt gặp những lời này trong sách Khôn ngoan 1, 11: “Ăn gian nói dối giết hại linh hồn”. Cha Avellino đã rất hối hận đến độ cha từ bỏ công việc của mình tại tòa án pháp luật để dành thời gian còn lại cho việc chăm sóc các linh hồn.

    ***

    Ở một khía cạnh, con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ.

    - Có những lời nói không đúng sự thật cha mẹ nói với con, nói trước mặt con mà cha mẹ tưởng là vô hại;

    - Có những thói quen đi ngược lại những gì đã hứa với trẻ, mà cha mẹ tưởng là chuyện nhỏ, không quan trọng;

    - Có những cách hành xử thiếu kiên nhẫn, thiếu tinh tế, đến độ độc đoán… mà cha mẹ cho là cần thiết khi dạy trẻ thì lại đã trở thành nguyên cớ khiến trẻ không biết đâu là sự thật; nói sai sự thật; không dám nói sự thật.

     

    Phải chăng, để trẻ dám nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng với sự thật, với lẽ phải, với giới răn của Chúa, cha mẹ cũng hãy bắt đầu làm những điều đó ngay trong từng chi tiết của cuộc sống hàng ngày?

    Lm. Charles Hugo Doyle 
    Nt. Anna Ngọc Diệp, OP 
    Dòng Đa Minh Thánh Tâm 

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐỪNG DẠI MANG RA ĐÙA

  •  
    Hung Dao
     
     

    4 kiểu đùa vuidễ dàng kết thúc mối quan hệ, đừng dại mang ra đùa

     

     
     
     

    Những người thích pha trò thường để lại ấn tượng tốt là người hài hước, dễ gần và vui tính. Nói theo tâm lý học, nói đùa là một cách “gây ấn tượng tốt” với người xung quanh. Tuy nhiên, có những trò đùa là chất bôi trơn cho các mối quan hệ xã giao, và cũng có những trò đùa có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ thân thiết.

    Bạn có phải là một người thích đùa không? Khi ở cùng người, hãy nhớ rằng 4 kiểu “đùa vui” này tốt nhất là đừng mang ra đùa, nếu không, mọi người đánh EQ (giá trí tuệ cảm xúc) của bạn quá thấp.

    1. Pha trò “vượt quá giới hạn” với người khác giới

    Cách đây không lâu, Ngọc, cô bạn thân của tôi, có kể với tôi về việc cô ấy đến đồn cảnh sát để trình báo sự việc rằng mình bị quấy rối nơi công sở. Với giọng bức xúc, Ngọc kể rằng nguyên nhân là bởi cô ấy bị một đồng nghiệp nam ôm bất ngờ từ phía sau khi đang làm việc. Dù có chống cự, vùng vẫy thế nào thì đối phương cũng không có ý buông tay.

    Trước đó, khi đang đi trên đường hoặc những lúc dừng xe chờ đèn đỏ, vị đồng nghiệp nam này cũng thường có những hành động quá phận với cô. Nhưng hành động quá trớn của nam đồng nghiệp lần này thật sự khiến cô cảm thấy rất bất an, cuối cùng đã chọn cách gọi cảnh sát.

    Giữa ban ngày ban mặt, dưới con mắt của biết bao nhiêu người, rốt cuộc nam đồng nghiệp này muốn làm gì vậy?

    Đối mặt với sự thẩm vấn của cảnh sát, anh ta nói với vẻ ủy khuất: “Tôi chỉ đùa chút cho vui thôi mà, có cần phải làm lớn chuyện đến vậy không!”.

    Tùy tiện động tay động chân như vậy là một biểu hiện rất thiếu tôn trọng với người khác giới, nhất là với phụ nữ. Người có hành động như vậy, EQ của họ cực kỳ thấp, ở cùng với người dễ khiến người ta cảm thấy bị xúc phạm. Cho dù đó là “động chạm” bằng lời nói hay cơ thể thì đều vượt qua giới hạn xã giao giữa bạn bè khác giới với nhau, làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi.

    2. Pha trò về chuyện riêng tư của người khác

    Một đồng nghiệp ngày trước có chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình. Anh đồng nghiệp này cho biết anh có một người bạn thân, và người này rất hay lấy bí mật của anh để pha trò. 

    Anh kể rằng hồi anh còn học cấp 3, trong nhà xảy ra biến cố, cú sốc lớn đó khiến anh bị chấn thương tâm lý nặng, phải điều trị trong bệnh viện tâm thần gần 1 năm. Bí mật này ngoài người bạn thân đó ra thì anh không có kể với người nào khác.

    Hôm đó, anh đến thành phố người bạn này đang sống để tìm việc, người bạn này đã mời bạn bè đến nhà làm bữa chung vui. Trong bữa tiệc, mọi người hào hứng nói về những trải nghiệm thú vị trước đây của mình, cảm thấy thời gian trôi rất nhanh.

    Lúc này, người bạn thân đưa tay quàng lấy vai anh, cười nói to với mọi người rằng: “Nếu nói về trải nghiệm thú vị thì chắc mọi người ở đây không ai qua được người anh em này của tôi đâu, nói cho mọi người hay, cậu ấy từng ở bệnh viện tâm thần đó. Người anh em, hãy cho mọi người biết, bệnh viện tâm thần trông như thế nào? Đồ ăn trong đó có ngon không vậy?”.

    Mọi người đều đổ dồn ánh mắt về phía anh, khiến anh cảm thấy xấu hổ không nói được lời nào. Sau bữa tối đó, anh đã cắt đứt liên lạc với người bạn này.

    Lấy chuyện riêng tư của người khác ra đùa cợt đều là biểu hiện của một người không chỉ có EQ thấp, mà còn cho thấy người đó thiếu sự đồng cảm. Ai cũng có những bí mật không muốn cho người khác biết. Là bạn bè, ta nên giữ bí mật giúp họ  thay vì lấy nó ra trêu đùa, xát thêm muối vào vết thương của đối phương.

    3. Đùa giỡn về ngoại hình của đối phương

    Quỳnh và Mai là đôi bạn thân từ khi học cấp hai đến đại học. Thời đó, cách ăn mặc của Mai nhìn khá trung tính, cô để tóc ngắn, lại thường hay chơi chung với các bạn nam, tính cách lại mạnh mẽ giống như con trai, nên thường bị Mai lấy điều này ra trêu đùa. 

    Sau khi tốt nghiệp, cả hai đều làm cùng công ty với nhau, tình cảm cũng khá thân thiết. Một lần công ty tổ chức liên hoan, Quỳnh lại lấy ngoại hình ngày trước của Mai ra pha trò với mọi người, thậm chí còn trêu Mai có vấn đề về giới tính, bảo các chị em công ty phải cẩn thận.

    Sau khi liên hoan kết thúc, Mai hẹn và nói riêng với Quỳnh rằng: “Quỳnh này! Sau này làm ơn đừng giễu cợt tớ như thế này trước mặt mọi người nữa! Thật sự tớ rất khó chịu và không thích điều này chút nào!”.

    Hôm sau đến công ty, Quỳnh đã chính thức xin lỗi Mai trước mặt mọi người, nói rằng bản thân mình đã không ý thức về sự trưởng thành và thay đổi của Mai, rằng cô không nên đùa như vậy.

    Nhiều người tỏ ra lịch sự và kiềm chế với người lạ nhưng lại quá vô tư với những người thân thiết xung quanh, những lúc cười đùa thường vô tình chọc vào nỗi đau của đối phương mà không hề để ý. Cần phải biết rằng, chính vì quan hệ tốt nên họ càng để ý đến lời của đối phương, càng không mong rằng bị người bạn thân nhất tổn thương. Dù là người có tấm lòng rộng lượng, dễ tính đến đâu, họ cũng ít nhiều bận tâm đến những lời đùa cợt ác ý. 

    Người có trí tuệ cảm xúc cao, dù có đùa thế nào cũng đều sẽ nghĩ đến thể diện của đối phương, sẽ biết lựa lời và không tổn hại đến tôn nghiêm của đối phương.

    4. Đùa giỡn về gia đình của người khác

    Quang có một người bạn rất thân, người bạn này có tính hay đùa, hai người cũng hay đùa với nhau.

    Có lần, nhóm bạn chơi bóng rổ thì người bạn này không cẩn thận bị sái chân, Quang vừa trách bạn mình không cẩn thận, vừa quan tâm thương thế của bạn mình.

    Nhưng người bạn này không để tâm, còn ôm bụng cười nói rằng: “Cậu xem bộ dạng này của tớ có giống bố cậu không?”.

    Câu nói này đã chọc giận Quang, anh nghiêm túc nói: “Đừng mang bố tớ ra đùa có được không?”.

    Người bạn không nghe, còn tiếp tục bắt chước giọng điệu của bố Quang, nói rằng: “Bố ngã rồi! Con ơi, mau đến đỡ bố nào!”.

    Thì ra, bố của Quang ngày trước từng bị thương ở chân, rồi thành tàn tật, đi đứng cứ khập khà khập khiễng.

    Câu nói này của người bạn không chỉ làm nhục người nhà của Quang, mà nó còn vô tình xát muối vào chỗ đau của anh nữa.

    Dù là bạn bè thân nhau đến mấy thì cũng đừng nên lấy người nhà hoặc vợ/chồng của đối phương ra làm trò đùa trong các cuộc nói chuyện. Đây là nguyên tắc và ranh giới của một người, nếu vượt quá thì dù quan hệ có tốt đẹp đến đâu cũng sẽ trở nên xấu.

    Tôn trọng gia đình bạn bè là một loại trí tuệ cảm xúc, đó cũng là giáo dưỡng cơ bản mà chúng ta cần ghi nhớ trong lòng. Đối với người nhà bạn bè, dù ta không quan biết, hoặc là đã từng tiếp xúc qua, thì chúng ta cũng đều không có tư cách để bình phẩm, phán xét họ.

    Kết luận

    Dù kết thân với ai, bạn cũng nên nhớ: Không vượt quá giới hạn với người khác giới, không phơi bày đời tư, không giễu cợt ngoại hình và không chế giễu thành viên trong gia đình người khác, và tất nhiên còn nhiều phương diện khác nữa.

    Trò đùa mà thiếu cân nhắc thật sự sẽ là dấu chấm hết cho mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Hãy ghi nhớ 4 điều này để không bao giờ trở thành người có EQ thấp trong mắt người khác, bạn nhé!.

     

    Vũ Dương biên dịch.

     

     

    --

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MƠ NGUYỄN

  •  
    Mo Nguyen
    Mon, Sep 26 at 3:16 AM
     
     
     

    XIN CHÂN THÀNH CHIA SẺ

     

    BẤT CỨ KHI NÀO QUÝ VỊ MUỐN XEM BÀI TRƯỚC ĐỂ DẠY CON /CHÁU, QUÝ VỊ CHỈ CẦN BẤM VÀO/ MỘT TRONG BẤT CỨ LINKS NÀO/ CÓ GẠCH DƯỚI: BÀI SOẠN SẴN SẼ HIỆN LÊN TỨC KHẮC /VÀ BÀI NÀY CÓ THỂ COI ĐI COI LẠI HOÀN TOÀN LÀ TÌNH CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG, /VÌ TÔI ĐẾN ÚC VỚI HAI BÀN TAY TRẮNG -/ BÂY GIỜ TÔI CŨNG XIN DÂNG TẶNG LẠI CHO NƯỚC ÚC /MÓN QUÀ MỌN TẠ ƠN NÀY:

     

    Let's learn Vietnamese together

     

    https://www.youtube.com/watch?v=ns1QZfuIhFU

     

    1. HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT

         (290) 1. HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT - YouTube

     

    2. BƯỚC BỐN ĐÁNH VẦN – ĐẶT 5 DẤU TIẾNG VIỆT VÀO ĐÚNG VỊ TRÍ CÁC LOẠI NGUYÊN ÂM

          (290) 2. BƯỚC BỐN ĐÁNH VẦN – ĐẶT 5 DẤU TIẾNG VIỆT VÀO ĐÚNG VỊ TRÍ CÁC LOẠI NGUYÊN ÂM - YouTube

     

    3. KHÔNG PHÁT ÂM 8 PHỤ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG VIỆT

           (290) 3. KHÔNG PHÁT ÂM 8 PHỤ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG VIỆT - YouTube

     

    4. KHÔNG PHÁT ÂM 8 PHỤ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG VIỆT

          (290) 4. KHÔNG PHÁT ÂM 8 PHỤ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG VIỆT - YouTube

     

    5. KHÁC BIỆT PHỤ ÂM CUỐI GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT + CÁC DẤU TRONG TIẾNG VIỆT

        (290) 5. KHÁC BIỆT PHỤ ÂM CUỐI GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT + CÁC DẤU TRONG TIẾNG VIỆT - YouTube

     

    6. PHÁT ÂM 12 NGUYÊN ÂM TRONG BƯỚC MỘT ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT

          (290) 6. PHÁT ÂM 12 NGUYÊN ÂM TRONG BƯỚC MỘT ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT - YouTube

    Trong suốt 25 năm là LOTE TEACHER (Language Other Than English) và tôi đã khám phá và phát minh ra HAI CÔNG THỨC

    sau đây:

     

    CÔNG THỨC THỨ NHẤT:

     

     LÀ CÔNG THỨC ĐÁNH VẦN THEO 4 BƯỚCBước 1 NGUYÊN ÂM +Bước 2 PHỤ ÂM

         SAU NGUYÊN ÂM & Nối với Bước 3 là PHỤ ÂM TRƯỚC NGUYÊN ÂM và kết

        thúc bằng một trong 5 dấu: SẮC – HUYỀN – HỎI – NGÃ – NẶNG để hoàn

        tất một từ.

    CÔNG THỨC THỨ NHÌ:

     

    LÀ CÔNG THỨC BA BẬC CUNG GIỌNG GIÚP ĐỌC ĐÚNG TIẾNG VIỆT:

     

     – BẬC 1: XUỐNG GIỌNG (cho những từ mang dấu huyền, dấu hỏi, dấu nặng) 

     

       hoặc đọc theo màu sơn xanh nhạt cho những từ mang ba dấu này. 

     

    BẬC 2 : BÌNH GIỌNG (cho những từ không có dấu) – hoặc sơn đen cho những từ không mang dấu. 

     

    - BẬC 3 : LÊN GIỌNG

        (cho những từ mang dấu sắc & dấu ngã) hoặc sơn màu đỏ cho những từ mang hai dấu này.

     

    Với hai công thức trên đây sẽ bao trùm toàn bộ hai lãnh: Tập Đánh Vần và Đọc Đúng Cung Giọng Tiếng Việt, để các Bậc Phụ Huynh dạy Tiếng Việt cho con cháu mình ngay tại nhà, mà hai bên cùng chọn thời giờ thích hợp:

     

    CÔNG THỨC 1: ĐÁNH VẦN VỮNG CHẮC 

     

    CÔNG THỨC 2ĐỌC ĐÚNG CUNG GIỌNG

     

    VỚI HAI CÔNG THỨC TRÊN, CHÚNG TA CÓ THỂ ÁP DỤNG VÀO:

    1/ VIỆC ĐÁNH VẦN CHO BẤT CỨ TỪ VỰNG NÀO DỰA THEO CÔNG THỨC Ở TRÊN

    2/ PHÂN RA BA BẬC CUNG GIỌNG DỰA THEO CÔNG THỨC DẤU GIỌNG Ở TRÊN

     

    Chân thành chia sẻ

    Fx Nguyễn Văn Mơ