6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TS TRẦN MỸ DUYỆT

  •  

    SINH CON. NUÔI CON. DẠY CON

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

     

    Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,
    Thà rằng nuôi lợn* mà ăn lấy lòng”.
    [1]

    Không biết từ đâu và từ bao giờ, những tư tưởng như trên đã trở thành một thứ văn hóa dân gian dùng để mỉa mai, và cũng để nhắc nhở về bổn phận những kẻ làm cha mẹ. Trong hoàn cảnh và điều kiện sống của thế giới hôm nay, việc quan tâm về giáo dục con cái càng trở nên hết sức cần thiết. Nó đang trở nên một lời cảnh báo cho những bậc phụ huynh vì một lý do nào đó, bỏ quên trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn con cái. Hai câu truyện sau đây không phải là những suy tưởng vô căn cứ, nhưng là một ký ức bao gồm kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như sự suy tư của người viết.

    1.

    Hôm rồi, đứa con của tôi kể về một câu truyện người bạn của nó thời còn tiểu học. Bố bạn nó bỏ mẹ con nó. Mẹ nó một mình lo cho hai con trong hoàn cảnh khó khăn. Vì quá lao tâm, lao lực, mẹ nó đã chết khi mới ngoài 40 tuổi.

    Hai chị em nó được một cặp vợ chồng trong chương trình Foster Parents (Cha Mẹ Nuôi) nhận nuôi, nâng đỡ, bao bọc. Vì hiểu được thân phận của mình, hai chị em đều cố gắng học hành tử tế. Khi vừa xong trung học, người chị đã ghi danh vào một đại học với ý định trở thành bác sỹ tương lai. Nó vừa đi học, vừa đi làm cho một nhà hàng để có thêm chi phí. Kết quả sau cùng nó đã đạt được ý nguyện trở thành một bác sỹ. Mấy ngày qua, nó ghé thăm Thủ Đô Tỵ Nạn và rủ con đi xem chợ hoa ăn tết….

    2.

    Tôi biết và quen anh đã lâu, tưởng mọi chuyện đều may mắn, nhưng gặp lại nhau thì mới biết hoàn cảnh của anh lúc này thật bi đát. Vợ anh đơn phương ly dị anh vì một người khác. Hai con anh đi theo mẹ…

    Nhưng bất hạnh thay, vợ cũ của anh không chỉ có một người tình, mà là tiếp nối nhiều người tình. Tình cảm, tình yêu, và tình dục đã là mờ mịt lý trí của người đàn bà này. Chị ta bắt đầu bỏ bê việc giáo dục hai đứa con. Không quan tâm đến việc học hành, giờ giấc, và những gì xảy ra đối với chúng.

    Không chỉ lơ là, thiếu trách nhiệm về việc giáo dục, người phụ nữ này còn bỏ rơi luôn con cái trong vấn đề nuôi dưỡng, ăn mặc, và sức khỏe. Hai đứa trẻ hầu như suốt tuần phải ăn mì gói. Không có mì gói thì ăn thức ăn đông lạnh, hoặc mua đồ ăn từ McDonalds hoặc Pizza. Ăn uống đã vậy, vệ sinh cá nhân thì còn khủng khiếp hơn nữa. Hai đứa không tắm, không gội đầu, không thay áo quần, không đánh răng. Chúng sống như người rừng.

    Tuy là người chịu trách nhiệm và có thẩm quyền nuôi con trước pháp luật, nhưng mẹ của hai đứa lại không bao giờ liên lạc hoặc cộng tác với nhà trường để theo dõi việc học, và hành vi hạnh kiểm của hai đứa con, tất cả là do người bố vì thương hai con mà phải hy sinh chấp nhận. Ít nhất ba lần, anh đã phải bỏ sở làm về chở con đi bệnh viện tâm thần. Nhiều lần anh phải bỏ giờ nghỉ trưa, vội vàng đến trường để nói chuyện với các nhân viên y tế, tâm lý, và xã hội về tình trạng sinh hoạt và học vấn của hai con.  

    Về phần hai đứa con của anh, đứa con gái sau nhiều lần cãi vã kịch liệt với mẹ, nó đã bỏ học và giao du với bạn bè. Hai lần thất tình, hai lần phải vào bệnh viện tâm thần. Đến nay, sau thời gian chữa trị, nó đã định thần và nhận ra lỗi của nó. Theo anh, nó đang ghi danh học lại tại một đại học cộng đồng thay vì đáng lý nó phải học ở một đại học danh tiếng như các bạn của nó. Nhưng như vậy đối với anh cũng kể là tạm ổn.

    Còn thằng em trai cũng hai lần thất tình ở tuổi 14-16. Lần gần đây, nó đã lấy dao rạch tay tự tử nhưng được phát hiện sớm và đưa đi nhà thương. Hiện giờ nó đang trong tình trạng cô đơn, và vẫn nuôi ý tưởng tự tử. Tương lại học lại là rất ít. Anh chỉ mong nó sớm bình phục rồi chuyện gì xảy ra sẽ tính sau. Tóm lại, con đường phía trước của hai chị em nó vẫn còn mờ mịt. Trước mắt, chỉ tạm ổn ở phần con chị, còn đứa em thì vẫn chưa biết tương lai sẽ đi về đâu?!

    Qua hai câu truyện trên, người đọc hiểu rằng, do sự thất bại trong hôn nhân của cha mẹ; đặc biệt, ảnh hưởng giáo dục gia đình đã dẫn đến những hệ quả rất tai hại cho con cái.

    Trường hợp thứ nhất, người cha đã vô trách nhiệm bỏ rơi vợ con. Bỏ vợ là chuyện giữa hai người lớn. Nhưng ông không thể tỏ ra vô trách nhiệm, và thiếu bổn phận đối với con cái. Trường hợp thứ hai, người mẹ đã vô tâm, vô cảm, và vô đạo đức để mặc con mình rơi vào những khủng hoảng của tuổi trẻ ngay trước mặt mình. Đối xử với con mình như vậy, người mẹ này đã đánh mất bản năng làm mẹ của người phụ nữ, và không thể hiện một tình yêu căn bản đối với hai đứa con của mình.

    Những điều trên càng đưa đến một kết luận rất rõ ràng và thực tế, đó là môi trường gia đình, giáo dục gia đình, và ảnh hưởng của cha mẹ hết sức quan trọng cho một đứa trẻ. Tại sao dân gian lại cố tình đưa ra những nhận xét xem như tiêu cực đối với sứ mạng của cha mẹ: “Đẻ con chẳng dạy chẳng răn. Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng”.  Việc sinh nở, nuôi dậy một đứa trẻ hoàn toàn khác với việc nuôi một con lợn. Nó không chỉ lệ thuộc vào cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Nó cũng không lệ thuộc vào những nuông chiều, hoặc tiện nghi.  

    Tại các cuộc thảo luận về giáo dục hay gia đình, phần đông phụ huynh phàn nàn về sự nghịch ngợm, phá phách, lười biếng của tuổi trẻ, những cạm bẫy, ảnh hưởng tai hại của bạn bè, và của môi trường sống. Đa số những người này đều nghĩ rằng việc họ cho con họ mọi thứ chúng muốn, đã gửi chúng vào các trường tư, đã cho đi học kèm, học võ, học bơi, học vẽ, học đàn, học múa, đã mua điện thoại, máy tính bảng, computer, xe hơi cho chúng...Tóm lại, theo họ những đầu tư tốn kém cho tương lai của con cái như vậy nhẽ ra phải đem lại những kết quả tốt, nhưng thực tế vẫn là: Chúng tôi cảm thấy thất vọng và không biết phải làm gì hơn nữa? Tại sao con cái không nhận ra những vất vả của cha mẹ? Tại sao con cái không biết lo cho tương lai của chúng nó???   

    Dưới cái nhìn của tâm lý giáo dục, những hành động trên xem như nuôi một con lợn. Nó không phải là giáo dục, không phải là dạy dỗ, là răn đe. Khi bàn về giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình, ca dao Việt Nam có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.”

    Ăn và nói thuộc về bản năng bẩm sinh của con người. Đứa trẻ không cần phải dạy ăn hoặc nói, nhưng nó cần dạy cho biết phải ăn uống, nói năng như thế nào. Nó không phải là một con lợn, nên cần học cách ăn uống, và cách ứng xử lịch sự khi dùng bữa. Ngay từ bé, đứa trẻ phải được chỉ dạy cho biết chừng mực, điều độ khi ăn uống. Phải học biết cách kìm hãm đam mê. Không phải hễ đói là ăn, thích là ăn, muốn ăn thứ gì thì ăn cho thỏa thích. Những điều này cha mẹ phải dạy đứa trẻ khi ngồi vào bàn ăn, và khi ngồi ăn chung với người khác. Ngoài ra, nó còn phải học cách nhường nhịn anh chị em khi cần phải hy sinh, chia cơm, sẻ áo.

    “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khả năng nói phải được trau dồi, phải được làm cho phát triển qua việc sử dụng ngôn ngữ: ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ cơ thể (body language). Ngay từ bé, đứa trẻ phải học cách nói năng, thưa gửi, biết dùng lời nói của mình sao cho lễ phép, lịch sự, nhã nhặn. Tóm lại, ngôn ngữ là cách truyền đạt tư tưởng, trình bày ý nghĩ của một người, cho nên đứa trẻ cần phải được học hỏi, chỉ dẫn để khi lớn lên, vào đời nó biết cách cách sử dụng ngôn ngữ khi tiếp xúc và giao tiếp với những người chung quanh.  

    Tiếp tới đứa trẻ cần học gói, học mở. Điều này có ý nói về những kỹ năng sống, cách thức đối xử, xã giao với những người chung quanh, chứ không nhất thiết là việc mở hoặc gói một tấm bánh hay một món quà. Trong cuộc sống thường ngày và trong môi trường xã hội, nó phải biết nó là ai, làm gì, và muốn gì? Một đứa trẻ mà ngay từ khi còn trên gối mẹ đã được mẹ cha uốn nắn, dạy dỗ như vậy lo gì sau này không nên người. Và khi đã trưởng thành, cộng với kiến thức, khoa học và những điều học được từ trường lớp, từ kinh nghiệm cuộc sống sẽ làm nên một con người chín chắn, hiểu biết và có tư cách. Tuy không phải là những thánh nhân, quân tử, nhưng ít nhất cũng là những con người đáng nể, đáng sống, và đáng được kính trọng.

    So sánh việc nuôi một con lợn và việc uốn nắn, dạy dỗ một đứa trẻ là so sánh bất tương xứng. Tuy nhiên ý nghĩa sau cùng của nó là nói lên sự tương phản làm nổi bật tầm nghiêm trọng của việc giáo dục và răn dạy con cái. Việc làm này đòi hỏi công sức và hy sinh của cha mẹ. Do đó, những người làm cha mẹ nên tự hỏi mình tôi đã dành bao nhiêu phút, bao nhiêu giờ mỗi ngày cho con tôi? Tôi có dành thời giờ để lắng nghe, chia sẻ, thông cảm và hướng dẫn đứa trẻ hay chỉ lo cho nó ăn, mặc, chiều chuộng, la mắng, đánh đập hoặc bỏ mặc? Ngoài ra, cái gương trước mắt mà đứa con muốn nhìn thấy chính là đời sống của cha mẹ. “Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo!” Đó là dạy, là uốn nắn, là hướng dẫn. Những việc làm này hết sức tế nhị, khó khăn và vất vả, vì nó còn tùy vào tuổi tác, hoàn cảnh, môi trường và tâm lý của mỗi đứa con để ứng dụng, để hướng dẫn.

    Sinh con. Nuôi con. Dạy dỗ con. Đây là những trách nhiệm hết sức lớn lao, cao cả, đòi hỏi sự hy sinh, quên mình gần như tuyệt đối của cha mẹ. Bù lại, phần thưởng của các ngài cũng hết sức lớn lao:

     “Các ngài là những vị đạo hạnh,

    công đức của các ngài không chìm vào quên lãng.
    Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu
    đó là lũ cháu đàn con.

    (Huấn Ca 44: 10-11)

     

    ________

     

    *Lợn hay còn được gọi là heo.

    1. https://www.tudiendanhngon.vn/ca-dao/ct/itemid/20205 © TuDienDanhNgon.vn

     

     

    --

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HỌC PHẠM - TẾT TRUYỀN THỐNG

  •  
    Hoc Pham

    Phong vị Tết cổ truyền (1): Đêm khuya trông nồi bánh, nao nức đón Xuân về

    Người Năm Cũ | DKN 20 giờ trước 1,789 lượt xem
     
    Ảnh: Freepik.
     

    “Bọn trẻ có thể vùi một vài củ khoai, củ sắn vào bếp củi để lúc đêm khuya trông nồi bánh chưng sẽ có một thứ đồ ăn vặt thơm nức, bỏng rẫy cho vui câu chuyện bên nồi bánh và cảm nhận một không khí náo nức khi Xuân về…”

    Phỏng đoán về nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

    Trước hết, Tết Nguyên Đán là một kỳ lễ đón chào năm mới. Với ý nghĩa ấy thì nó không phải là phong tục của riêng người Việt. Các dân tộc, các nước đều có phong tục chào đón năm mới tương tự, nhưng được thực hiện vào những thời điểm khác nhau, theo những lịch khác nhau.

    Trong ba chữ Tết Nguyên Đán thì:

    • Chữ Tết là từ chữ Tiết (節) mà ra.
    • Nguyên (元) có nghĩa là đầu tiên.
    • Đán (旦) là buổi sớm.

    Vậy Tết Nguyên Đán là ‘buổi sớm đầu tiên trong năm’. Gọi tắt là Tết.

    Theo phỏng đoán của một số học giả, Tết có lẽ bắt nguồn từ truyền thống làm nông nghiệp của các dân tộc phía Nam sông Trường Giang thuộc Trung Hoa trở xuống đến Bắc và Trung Việt (tộc Bách Việt). Do hoạt động làm nông nghiệp của cư dân vùng này phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu nên có chữ ‘Tiết’, hay ‘Tết’ là vì vậy. Khí hậu vùng này nói chung có 4 mùa 8 tiết. Một năm chia thành 24 tiết khí theo nông lịch. 4 mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. 8 tiết là Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí, Đông Chí, Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông.

    Tết Nguyên Đán là bắt đầu của tháng đầu tiên của năm âm lịch, gọi là tháng giêng, tháng này bao giờ cũng là tháng Dần. Đấy là lúc chuôi sao Bắc Đẩu chỉ về phương Dần.

    Tết Nguyên Đán ở ta có từ bao giờ? Đây là một câu hỏi chưa thể trả lời chính xác, chỉ có thể phỏng đoán. Theo Từ điển Từ Hải thì năm khởi điểm của lịch Trung Hoa là vào năm 3000 trước Công Nguyên. Nhưng mãi đến đời nhà Hạ (2205 – 1808 trước Công Nguyên) thì họ mới lấy tháng Giêng làm tháng Dần. Có lẽ đó là thời điểm bắt đầu có Tết Nguyên Đán của Trung Hoa chăng? Còn ở ta thì Tết Nguyên Đán có từ bao giờ? Phải chăng là từ khi những thái thú người Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên mang vào từ thế kỷ thứ I sau Công Nguyên? Thật khó để trả lời câu hỏi này.

    Tết Nguyên Đán được cho là bắt nguồn từ Trung Hoa xưa. (Ảnh sưu tầm)

    Những việc sửa soạn cho cái Tết theo truyền thống dân tộc

    Tết Nguyên Đán có thể nói là kỳ lễ quan trọng nhất trong năm theo truyền thống người Việt. Người Việt Nam ta từ xưa có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp sản xuất nhỏ, gọi là tiểu nông. Cư dân vùng Bắc và Trung Bộ sản xuất nông nghiệp cũng tương đối khó khăn vì đất đai và khí hậu không thực sự thuận lợi. Vì vậy, người Việt nghèo, quanh năm ăn uống thiếu thốn, chỉ mong đến Tết Nguyên Đán sẽ được no đủ hơn. Dân gian có câu:

    “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”.

    Hay:

    “No ba ngày Tết, đói ba tháng hè”.

    Ngày Tết là ngày đầu năm, là một khởi đầu mới chất chứa bao niềm hy vọng cho một năm mới sung túc và thịnh vượng. Cho nên, ngày Tết cần phải được no đủ thì cả năm mới no đủ. Ai nghèo đến đâu cũng phải cố sắm sửa lấy cái Tết cho tươm tất, có thịt có bánh, đừng để đói. Cũng bởi thế, ông thầy bói mù mới được dịp phán như Thánh sống những chuyện đương nhiên như là:

    “Số cô chẳng giàu thì nghèo
    Ngày ba mươi Tết, thịt treo trong nhà”.

    (Tất nhiên, đó chỉ chuyện trào phúng, không nên lợi dụng để đánh đồng, hạ thấp khả năng của giới bói toán có thực tài.)

    Đó cũng chính là áp lực cho người sống vì có khi phải vay mượn để có một cái Tết tươm tất. Họ tưởng tượng rằng người chết sẽ mừng vì được cúng kiếng đầy đủ, nhưng còn người sống thì sao? Lo muốn chết vì Tết sắp đến:

    “Tết đến sau lưng,
    Ông vải thì mừng con cháu thì lo”.

    Thế nên, việc chuẩn bị cho ngày Tết được thực hiện từ trong năm và từ những điều tưởng như vụn vặt nhất. Kiếm được thanh củi chắc, người ta cũng để dành để “nấu bánh chưng Tết”, hay kiếm được cái mo cau khô rụng, cũng dành cất đi để tước mỏng quấn lại và Tết sẽ có cái để gói giò. Người dân nuôi con lợn con gà cũng bảo để dành đến Tết. Có cân gạo nếp ngon cũng bảo để dành đến Tết gói bánh chưng.

    Bánh Trưng là hương vị không thể thiếu trong những ngày tết. (Ảnh: Freepik)

    Đấy là đồ ăn. Còn thú chơi thì sao? Chơi hoa chẳng hạn. Muốn có hoa đào chơi Tết thì cả năm người chơi phải chăm sóc, cắt cắt uốn uốn cho cây. Lại phải:

    “Trông trời trông đất trông mây
    Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm…”

    Trông ngóng thời tiết nắng mưa nóng lạnh để căn thời điểm tuốt lá cho đào (thường là tháng 10 âm lịch) sao cho đào ra hoa không sớm không muộn mà đúng vào dịp Tết. Ngày nay, người ta còn dùng nhiều biện pháp kỹ thuật hơn nữa. Thật là kỳ công.

    Không chỉ chăm đào là kỳ công, mà chơi các thứ hoa Tết khác như mai, hải đường, trà, quất… cũng kỳ công không kém. Nếu muốn chơi hoa thủy tiên thì phải lo gọt củ từ đầu tháng Chạp mới có hoa nở đúng khi Tết đến Xuân về.

    Với người buôn bán, Tết là dịp tốt để đẩy mạnh doanh số. Cho nên, họ phải chuẩn bị từ trong năm cho việc gần Tết sẽ bán hàng gì, số lượng bao nhiêu? Có khi phải chuẩn bị đặt mua hàng từ giữa năm.

    Từ khoảng giữa tháng Chạp, chợ búa đã có vẻ nhộn nhịp hơn thường ngày. Rồi mỗi ngày chợ một tưng bừng, tấp nập hơn, có nhiều hàng hóa và màu sắc hơn. Người ta nói “đông như chợ Tết”, tưởng cũng đúng. Đi chợ Tết là hòa mình vào một không khí vừa lâng lâng rộn ràng, vừa ngây ngất trong tiết trời se lạnh. Ta nghe thấy tiếng người rao bán râm ran, tiếng mặc cả ồn ào, tiếng gà qué kêu quang quác, tiếng lợn ủn ỉn, tiếng trẻ cười giòn tan… và người ta thấy mình lọt vào cả một rừng hoa Tết đủ loại đủ màu nhưng vẫn không che lấp được vẻ mộc mạc mà tươi tắn của những bức tranh dân gian, tranh Đông Hồ, tranh thư pháp chữ Nho… như một nhà thơ đã viết:

    “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…”

    Của xứ Kinh Bắc văn hiến.

    Đi chợ Tết, ngoài việc mua đồ ăn, quần áo mới, cây, hoa, tranh… còn cần mua pháo Tết. Những băng pháo màu hồng kích cỡ từ nhỏ đến to: nhỏ thì như pháo tép – bé như que đũa, to hơn là pháo đùng, cỡ đại là pháo cối. Làng có nghề pháo nổi tiếng nhất cả nước từ thời nhà Nguyễn là làng Bình Đà, thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây. Nhưng kể từ khi có chỉ thị cấm đốt pháo, đã từ lâu Tết không còn nghe tiếng nổ ùng oàng vui tai của những tràng pháo nữa.

    Một phiên chợ tết tại Hà Nội ở thập niên 90. (Ảnh: nghenhinvietnam)

    Nhưng còn gì nữa không?

    Vẫn còn nhiều việc phải làm. Một trong những việc đó là biếu Tết.

    Hầu như ai cũng cần đi biếu Tết.

    Con cháu đã ra ở riêng phải lo biếu Tết cha mẹ, ông bà. Nếu bề trên kinh tế khó khăn thì con cháu phải lo sắm sửa đầy đủ đồ ăn thức uống và các thứ vật dụng cho họ. Còn bề trên sung túc thì ít nhất con cháu cũng phải chuẩn bị cành đào cành quất, chậu mai, chậu cúc, củ thủy tiên, băng pháo hoặc của ngon vật lạ… để biếu tặng họ.

    Có một phong tục khác gọi là đi “sêu Tết”. Không phải là phát âm của Anh ngữ (sales Tết) mà là tục lệ trong đó người con rể tặng quà nhà vợ hay bố mẹ vợ trong dịp Tết. Xưa thì tục ấy là để dành cho người con rể tương lai khi chưa cưới mà mới có đính ước. Nay thì không phân biệt điều ấy. Việc người con rể biếu quà Tết cho bố mẹ vợ không phải là bắt buộc và cũng không cụ thể như việc thách cưới của nhà gái với nhà trai, nhưng đó là một nét đẹp văn hóa với ý nghĩa thắt chặt mối tình cảm cha vợ, mẹ vợ với chàng rể. Hành động đó cũng hàm chứa sự biết ơn của người con rể với những bậc đã có công sinh thành và nuôi dạy người vợ hiền của mình. Dân gian có câu: “Con gái là con người ta” để nói về việc trước sau cô gái cũng về nhà chồng và coi việc nhà chồng như việc nhà mình. Khi con gái “mình” đã thành con người ta, thì “người ta” hẳn cũng nên có sự trân quý và biết ơn với “mình”. Người Việt ta là vậy.

    Học trò cũng cần đi biếu Tết thầy mình. Đó cũng là nét đẹp của sự biết ơn, dù không ai quy định cụ thể như khi đội mâm xôi con gà đến xin bái sư.

    Bệnh nhân cũng cần biếu Tết thầy thuốc đã chữa cho mình lành bệnh.

    Ai đã từng gia ơn với mình thì đó cũng là đối tượng cần phải biếu Tết.

    Bạn hữu bà con cũng biếu Tết lẫn nhau vì “có đi có lại mới toại lòng nhau”. Tết là dịp để bày tỏ tình cảm và gắn kết quan hệ.

    Cũng có một dạng biếu Tết khác là dân biếu Tết quan, con nợ biếu Tết chủ nợ, cấp dưới biếu Tết cấp trên. Có lẽ lúc ban đầu thì nó cũng xuất phát từ ân nghĩa tình cảm; nhưng dần dần thì ý nghĩa của việc này không còn được như thuở ban đầu nữa.

    Ngày tết mọi người thể hiện tình cảm với nhau bằng những món quà. (Ảnh: Freepik)

    Vẫn chưa hết những việc cần chuẩn bị. Việc đối ngoại đã xong, giờ là lúc quay về nhà mình để sửa soạn trang hoàng.

    Trong nhà

    Khu vực cần lau dọn sạch sẽ đầu tiên chính là bàn thờ. Những đồ thờ được lau chùi sạch sẽ, đồ đồng được đánh sáng choang.

    Ở quê, vì đun rơm củi nên người ta thay mấy ông đầu rau mới bằng đất nặn. Ông đầu rau chính là ba cái chân kiềng bằng đất để đun bếp.

    Cây, hoa cảnh sẽ được chuyển vào nhà hoặc bày trong khu vực sân nhà. Tranh sẽ được treo ở những nơi trang trọng. Có nhiều nhà dán câu đối đỏ ở cửa nhà hay cột nhà.

    Những ngày 28, 29, 30 tháng Chạp là bận rộn nhất. Trong những ngày ấy, nhà cửa phải được dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng đẹp đẽ. Những nhà gói bánh chưng thì phải chuẩn bị lá dong, lạt, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hạt tiêu, mắm muối… từ trước. Đến ngày ấy chỉ gói bánh và luộc bánh thôi.

    Thường thì để có thịt lợn gói bánh chưng, gói giò thủ và các đồ ăn thức uống khác, thì trước đó phải giết mổ lợn. Những nhà không khá giả thì mấy nhà chung nhau mổ một con lợn.

    Khi nồi bánh chưng được đun sôi sùng sục bằng củi để dành từ trong năm và vỏ trấu dành lại từ vụ mùa là lúc vui và ấm cúng nhất của gia đình. Lúc này, người lớn tuổi đi ra đi vào, ngắm hoa, uống trà, chuyện trò, gật gù hài lòng và ngắm lũ trẻ tíu tít chạy ra chạy vào. Bọn trẻ có thể vùi một vài củ khoai, củ sắn vào bếp củi để lúc đêm khuya trông nồi bánh chưng sẽ có một thứ đồ ăn vặt thơm nức, bỏng rẫy cho vui câu chuyện bên nồi bánh và cảm nhận một không khí náo nức khi Xuân về.

    Có thể nhân cái bếp còn lửa sau khi bắc nồi bánh ra, người ta đặt một nồi nước to với lá hương nhu, sả, quả mùi… để tắm tất niên cho thơm tho sạch sẽ.

    Khi nồi bánh chưng được đun sôi sùng sục cũng là lúc vui và ấm cúng nhất của gia đình. (Ảnh sưu tầm)

    Ngoài sân và cổng ngõ

    Để trừ tà cho năm mới có nhiều cách. Hoặc người ta buộc cành đa, lá dứa ngoài cửa ngõ. Có người lại rắc vôi bột trước sân, ngoài cổng theo hình bàn cờ, cái cung cái nỏ với hình mũi tên bắn ra. Đấy là với những nhà không trồng cây nêu.

    Việc trồng cây nêu để trừ tà thì muộn nhất phải làm xong chiều 30 Tết. Học giả Nguyễn Văn Huyên miêu tả phong tục này vào đầu thế kỷ trước như sau:

    “Đấy là một cây tre dài năm sáu mét, được tước hết các cành, nhưng có để lại ở ngọn những cụm lá hoặc buộc vào đó một túm lông gà trống, một mớ lá đa hay lá cây. Gần đỉnh treo một cái vòng đan bằng tre, buộc những con cá nhỏ, những chiếc chuông con và khánh bằng đất sét nung phát ra một âm thanh nhẹ và êm khi gió thổi. Dưới cái vòng này có buộc một cái mũ thần, những thoi vàng bằng giấy, những miếng lá trầu, lá dứa hoặc cành xương rồng có gai. Ở đỉnh còn treo một cái đèn thắp ban đêm. Cây nêu được làm như vậy để chỉ đúng đường cho tổ tiên trở về ăn Tết với gia đình, cùng những người đang sống. Bằng ánh sáng và bằng gai cuả các cành cây mà nó mang lại, bằng âm thanh mà các vật đất sét phát ra lúc gió thổi, cây nêu làm sợ hãi ma quỷ, chúng tưởng mình đang đứng trước một vị Thần hay một Đức Phật. Để chống lại những hồn lang thang đáng sợ đó, người ta còn buộc vào cây nêu một tấm phên nhỏ gồm bốn nan dọc đan vào năm nan ngang, là thứ bùa nổi tiếng của các thầy phù thủy” .

    Những việc quan trọng không nên để sót trước giao thừa

    Một trong các việc đó là: trả nợ. Vay ai cái gì hay mượn ai cái gì thì nên trả trước giao thừa, kẻo để đến năm mới người ta sang đòi thì gọi là “giông” cả năm.

    Và từ trưa 30 Tết, người ta phải sửa soạn mâm cúng tất niên, đồng thời đón rước tổ tiên. Lúc này đèn hương thắp suốt ba ngày Tết.

    Như vậy, coi như là đã xong những việc cần chuẩn bị trước Tết. Và đây là lúc vui nhất của gia đình người Việt theo văn hóa truyền thống. Tết Nguyên Đán là cái Tết lớn nhất, cái Tết đoàn viên của người Việt. Ai đi đâu xa mà không về kịp để sum họp với gia đình trong dịp Tết thì lòng ngậm ngùi, hiu quạnh, cảm thấy mình cô đơn khổ sở lắm.

    Từ lễ cúng Giao Thừa hay lễ Trừ Tịch, mới thực sự bước vào thời gian chính của 3 ngày Tết. Lúc đó, người Việt có phong tục gì, xin quý độc giả đón xem ở kỳ sau.

    Người Năm Cũ

    (Bài viết có tham khảo cuốn “Đất lề quê thói” của Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu và cuốn “Phong tục Việt Nam” của Phan Kế Bính)

    Có thể bạn quan tâm:

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HỌC PHẠM - TẾT ĐỂ XUM HỌP

  •  
    Hoc Pham CHUYỂN
    Sat, Jan 21 at 3:32 AM
     
     

    Nỗi lòng ngày giáp Tết: Ta thực sự đang mong đợi điều chi?

    Đăng An | DKN 15 giờ trước 2,436 lượt xem
     
     

    Mỗi dịp giáp Tết, lòng tôi lại chộn rộn. Một cảm giác mong đợi khó tả thành lời.

    Năm nay nghỉ Tết không dài như mọi năm. Người ta bảo càng ngày Tết càng khác xưa. Có lẽ không phải vậy. Trong lòng ta, Tết vẫn là Tết. Chỉ là ta đối với Tết như thế nào thôi.

    Tết là ngày sum họp của gia đình. (Ảnh: Blogspot.com)

    Tết là sum họp

    Gia đình đông con, ít con thì ngày Tết cũng luôn là ngày sum họp, gia đình mỗi người một nơi lại trở về nơi có ông bà, cha mẹ, sum vầy, đoàn tụ. Nhiều khi ta mong ngày Tết về, chẳng phải vì ăn uống mà chỉ mong đợi ngày đoàn viên sau một năm ít khi gặp mặt. Ai không về được Tết với cha mẹ, hẳn sẽ buồn lắm.

    Có lần, trong một cái Tết xa nhà, hát bài “Xuân này con không về”, Tôi vừa khóc vừa hát những lời da diết: Mẹ ơi, con hứa Xuân sau sẽ về….

    Tết là sự hy vọng, ước nguyện về khởi đầu của một điều tốt đẹp mới

    Ta hay nghĩ rằng biết đâu, sang năm, mọi thứ lại tốt đẹp hơn. Ta sẽ ước mong ta và gia đình sẽ mạnh khỏe hơn, công việc tốt hơn, gặp nhiều may mắn hơn. Với những ai ta trân trọng, ta cũng dành cho họ những lời chúc tốt đẹp nhân dịp tết đến xuân về. Bởi vậy, Tết đến, chúng ta, ai ai cũng mong cho ta, chúc cho người muôn vạn điều hay.

    Tết là dịp ta tỏ lòng hiếu thuận

    Bình thường, ta cứ cho ta cái quyền bận rộn cả năm, coi đấy là lý do để biện bạch với ông bà, cha mẹ rằng: con bận nên con không về được. Ừ, con bận, con cứ yên tâm làm việc đi, nhớ giữ sức khỏe.

    Người ta bảo nước chỉ chảy xuôi, không chảy ngược. Lòng cha mẹ cũng vậy. Nhưng Tết thì ta phải về.

    Cha mẹ đã bao dung và đợi ta cả năm, chỉ mong đến Tết, con mình sẽ về với mình.

    Ta phải về để an ủi cha mẹ, để thấy cha mẹ khỏe yếu thế nào, để cho cha mẹ thấy rằng ta vẫn ổn, để được rót cho cha mẹ chén nước, xới cho cha mẹ bát cơm, chúc cho cha mẹ những điều tốt đẹp nhất. Còn nữa, một điều quan trọng. Tết ta về thắp nén nhang thơm, đứng trước bàn thờ gia tiên để nhớ về tổ tiên, nhắc nhở bản thân và các con mình nhớ về gốc gác, cội nguồn.

    Cúng gia tiên. (Ảnh: Qtv.vn)

    Tết là dịp ta nghỉ ngơi

    Cả năm quần quật, chỉ Tết là dịp ta có thể an tâm gạt bỏ mọi việc sang bên cạnh để nghỉ ngơi. Ta có thể ở nhà, hay đi đâu đó với tâm thái thoải mái. Ba ngày Tết, năng lượng của ta sẽ được tái tạo, giúp ta đứng vững trước mọi thử thách của năm sắp tới.

    Tết là dịp chúng ta gia tăng tình thân, giữ gìn hòa khí, củng cố vững chắc thiện tâm, vị tha?

    Gia đình, họ hàng cả năm không gặp, lời trách tiếng bấc, tiếng chì. Tết gặp nhau lại xí xóa, lại thương yêu nhau. Tết đến, ta sẽ bỏ qua hết thảy mọi khúc mắc với ai đó năm cũ. Ta sẽ gửi đến họ, đến những người quanh ta những lời chúc tụng tốt đẹp. Một lời chúc tết sẽ là một cầu nối, một giao thoại xóa hết hận, ghét mà ta ôm trong một năm qua. Ai đó không tin? Bạn hãy thử xem, dịp Tết này, hãy thử gửi đến ai đó bạn đang ghét, ai đó đang ghét bạn một lời chúc chân thành, Bạn sẽ thấy khác.

    tet 3

    Tết là dịp ta chậm lại để hướng về tâm linh, cảm ơn Thần Phật.

    Tin rằng Thần Phật đã minh chứng cho mọi cố gắng của ta trong năm qua, đã biết những lầm lỗi ta đã từng phạm, tin rằng có nhiều thứ mình ta làm, nhưng có Trời biết, đất biết, Thần Phật biết. Ta sẽ tăng thêm tín tâm để tu thân tốt hơn, một cách tự giác hơn để năm cũ qua đi, năm mới sẽ đến với những nỗ lực mới, trên con đường ta phải tìm về thuần chân thuần thiện của chính mình.

    Đăng An

     

    Có thể bạn quan tâm:

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MƠ NGUYỄN -

 
Mo Nguyen
Fri, Jan 20 at 11:37 AM
 
 
 

 

               ĐÔI LỜI MỞ ĐẦU

 

Kính thưa Quý Vị Phụ Huynh,/

Cùng các Cháu Người Việt sinh trưởng tại ngoài Nước Việt Nam,/

 

 

Tôi xin hân hạnh giới thiệu với Quý Vị và các Cháu / một công trình Hướng Dẫn Học Đánh Vần Tiếng Việt đột phá / và hết sức hữu dụng cho mọi gia đình Người Việt ở ngoài Nước / có con cháu đang độ tuổi học trò./ Công trình này là kết tinh những sáng nghĩ,/ cùng với kinh nghiệm nghề nghiệp dạy Vietnamese as A Second Language,/ trong suốt 25 năm tôi hành nghề Giáo Viên Trung Học / và một năm Đại Học,/ trong Hệ Thống Chính Mạch (main stream) tại Melbourne,/ cho các học sinh hoàn toàn sinh trưởng tại Úc./ Trong suốt ¼ thế kỷ,/ chúng tôi cùng trong một Department of Languages,/ gồm các đồng nghiệp dạy Italian,/ Spanish và English as a Second Language,/ tôi đã học hỏi được rất nhiều phương pháp thực tập thực tiễn từ những bạn đồng nghiệp này./

 

Để duy trì ổn định được sĩ số học sinh Lớp 7 ghi danh học Tiếng Việt as A Second Language hằng năm tại trường chính mạch./ Các học sinh Lớp 8,/ Lớp 9 và Lớp 10 chuyền tai nhau về Phương Pháp Học Đánh Vần mà tôi trình bày trong video này./ Qua 25 năm tôi hành nghề LOTE Teacher,/ có hàng trăm,/ hàng ngàn học sinh non-Vietnamese đã học qua các phương pháp thực dụng như trong video này,/ các em đã cảm thấy rất tự tin,/ khi các em sử dụng nhuần nhuyễn được cả chùm chìa khóa hướng dẫn Đánh Vần Tiếng Việt khởi đầu quan trọng này,/ để phát triển bốn kỹ năng của bất cứ ngôn ngữ nào:/ Listening and Speaking Skills + Reading & Writing Skills./

 

Với lời cảm ơn chân thành,/ xin thân gửi đến người bạn hiền Nguyễn Khắc Thiệu đã tận tâm,/ tận lực giúp đỡ tôi hoàn chỉnh Công Trình Hướng Dẫn Học Đánh Vần Tiếng Việt này./

 

Bản thân tôi,/ được Chính Phủ và Người Dân Úc ban quyền định cư cho tôi nơi Quê Hương Mới,/ với hai bàn tay trắng /– Tôi được phép bảo lãnh gia đình đoàn tụ /- Tôi có cơ hội làm lại cuộc đời trên Quê Hương Thứ Hai / – Giờ đây tôi đã nghỉ hưu, / tôi xin chân thành chia sẻ lại những kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi,/ thân tặng lại cho những con cháu Người Việt sinh trưởng tại Úc và các thế hệ Hậu Duệ kế tiếp trong tương lai muốn cùng Cha Mẹ,/ Ông Bà tìm về nguồn: / như cây có cội, / như nước có nguồn:/ chính là 

 

   Ngôn Ngữ và Văn Hoá của Tổ Tiên Người Việt Nam có hơn Bốn Ngàn Năm Văn Hiến.

 

Ước mong và mến chúc Quý Vị phụ huynh dùng tài liệu hữu dụng này,/ để giúp các Cháu Người Việt sinh trưởng tại hải ngoại duy trì được tài sản vô giá là “Tiếng Việt còn – Nước Việt còn”.

 

CÁC VIDEO NHỎ TRONG LINK SAU ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI HỌC THỰC HÀNH SOẠN SẴN - XIN QUÝ VỊ SUBSCRIBE ĐỂ CÙNG HỢP LỰC:

 

               https://www.youtube.com/channel/UCeuGpjo0blEX

 

                                                                                LOTE Teacher  Nguyễn Văn Mơ

***************************************************************************************************

Kính thưa Quý Vị Phụ Huynh có con cháu sinh ra ở ngoài Nước Việt Nam,

 
Sau đây tôi xin lần lượt gửi từ từ Công Trình Hướng Dẫn Học Tiếng Việt trích dẫn từ Electronic Booklet, / để cho Quý Vị Phụ Huynh của Trang Nhà chiaseloichua.org / tiện bề sử dụng trong gia đình, /giúp thăng tiến sự cảm thông,/ tạo không khí hài hòa giữa hai thế hệ Cha Mẹ và con cái đang ở tuổi thành niên / qua việc cùng nhau trau dồi song ngữ (bilingual).

                                                           NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

 

1. SO SÁNH VỀ PHỤ ÂM CUỐI:

 Trong Ngôn Ngữ Tiếng Việt, chúng ta không phát âm tám phụ âm cuối: - n; - ng; - c; - t ; - p; - ch; - nh; - m. Ví dụ: son; song song; Bắcbắt; mập; sách; nhanh nhanh; mâm.

Trong khi Tiếng Anh có 24 phụ âm đầu (initial consonants) và 24 phụ âm cuối (final consonants); nhưng với 24 phụ âm cuốitrừ bốn phụ âm sau đây không phát: throb, thumb, cab, mob, babe (beib); Allah (a-elơ); show (sơu); và nếu từ vựng nào có tận ....j.

Còn lại hai mươi phụ âm cuối (20 final consonants) sau đây có tận khác nhau đều phải phát âm đầy đủ: stop ( pờ); debt (tờ); dad (đờ); book ( kờ) ; bag (gờ); church (chờ); judge ( đờ-gi..ờ); staff (phờ); five (vờ); month (thờ); with (thờ); forests ( xờ); bees (dờ); push ( sờ); measure (gi..ờ); Mum (mờ); nun (nờ); sing (ngờ); will (lờ); far (rờ).

2.  SO SÁNH VỀ NGUYÊN ÂM:

Năm nguyên âm: a, e, i, e, u này cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh đều giống nhau.

Ngoại trừ 7 nguyên âm sau đây chỉ có trong Tiếng Việt: ă, â, ê, ô, ơ, ư, y.

Như vậy, Tiếng Anh chỉ có 5 nguyên âm, trong khi Tiếng Việt có thêm 7 nguyên âm nữa. Tổng cộng là 12 nguyên âm.

 3.  BỘ DẤU CỦA TIẾNG VIỆT:

Chỉ trong Tiếng Việt mới có 5 dấu: Sắc - Huyền - Hỏi – Ngã - Nặng. (Các từ vựng mang dấu Sắc & Ngã sơn đỏ, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải lên giọng Các từ vựng mang dấu Huyền, Hỏi, Nặng sơn màu xanh da trời nhạt, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải xuống giọng Còn 50% các từ vựng không mang năm dấu này giữ nguyên màu đen, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải giữ nguyên bình giọng. )

Tôi mượn mặt hình người minh hoạ 5 dấu này, nhằm sinh động hoá bài học khi chúng ta thực tập:

 

Ps.

* Trên đây chỉ là phần lý thuyết

* Phần thực tập: Xin Quý Vị vào Link sau đây và chọn bài phù hợp:

                  https://www.youtube.com/channel/UCeuGpjo0blEX