10. Bức Thư Tình - Tâm Thư CHÚA Gửi

THƯ TÌNH CHÚA GỞI - THỨ TƯ CN3PS-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Tue, Apr 28 at 3:30 PM
     
                                       

    Thứ Tư sau Chúa Nhật III Phục Sinh

     THƯ TÌNH-TÂM THƯ CHÚA GỞI

     

    Bài Ðọc I: Cv 8, 1-8

    "Ðến đâu, họ cũng rao giảng lời Thiên Chúa".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Ngày ấy, Hội Thánh ở Giêrusalem bị bách hại dữ tợn. Ngoài các tông đồ, mọi người đều phân tán đi các miền Giuđêa và Samaria. Còn những người đạo đức lo chôn cất Têphanô; họ than khóc ông rất nhiều. Lúc đó Saolô tàn phá Hội Thánh; ông vào nhà này sang nhà nọ, bắt đàn ông lẫn đàn bà và tống ngục họ.

    Những người bị phân tán, đã đi khắp nơi rao giảng lời Thiên Chúa. Phần Philipphê thì đi xuống một thành thuộc xứ Samaria rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cùng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm, quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó, cả thành được vui mừng khôn tả.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 65, 1-3a. 4-5. 6-7a

    Ðáp: Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa (c. 1).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa, hãy ca ngợi vinh quang danh Ngài, hãy kính dâng Ngài lời khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa. -Ðáp.

    2) Toàn thể đất nước thờ lạy và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của Thiên Chúa, Ngài thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta! - Ðáp.

    3) Người biến bể khơi thành nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong Chúa. Với quyền năng, Ngài thống trị tới muôn đời. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 10, 27

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 6, 35-40

    "Ý muốn của Cha Ta là: hễ ai thấy Con thì có sự sống đời đời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán với đám đông rằng: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ. Nhưng Ta đã bảo các ngươi rằng: Các ngươi đã thấy Ta, nhưng các ngươi không chịu tin. Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài. Bởi vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai Ta. Vậy ý của Cha, Ðấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại. Quả vậy, ý của Cha Ta là hễ ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời".

    Ðó là lời Chúa.




    SỐNG VÀ CHIA SẺ


    Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Tư trong Tuần III Phục Sinh 
    về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến lời Chúa Giêsu khẳng định về ý muốn của Chúa Cha đối với những ai được tái sinh thần linh, tức những ai tin vào Chúa Kitô:  
    "Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài. Bởi vì Ta từ trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai Ta. Vậy ý của Cha, Ðấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại. Quả vậy, ý của Cha Ta là hễ ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời".

    Vậy "ý của Cha" được Chúa Kitô tiết lộ đây bao gồm hai chiều kích, chiều kích mạc khải thần linh và chiều kích đức tin tuân phục. Chiều kích mạc khải thần linh liên quan đến Chúa Kitô: "ý của Cha, Ðấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất, nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại". Chiều kích đức tin tuân phục liên quan đến phần rỗi của nhân loại: "ý của Cha Ta là hễ ai thấy Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời".

    Tóm lại, Chúa Cha muốn ban sự sống cho nhân loại, nhưng Ngài ban qua Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, nên chỉ có những ai tin Con Ngài mới có sự sống đó mà thôi: "Thiên Chúa đã ban sự sống đời đời cho chúng ta và sự sống này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con (tức là tin Con) là có sự sống, ai không có Con (tức là không tin Con, không chấp nhận Con) thì không có sự sống" (1Gioan 5:11-12). 

    Đó là lý do ngay ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã khẳng định "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ". Tuy nhiên, vì Chúa Kitô tự mình là một mầu nhiệm (xem Epheso 3:4), bởi thế con người không thể nào có thể nhận biết Người, cho dù Người có tự tỏ mình ra cho họ chăng nữa.

    Bởi thế, cũng Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu đã khẳng định rằng: "Các ngươi đã thấy Ta, (hay đã đến với Ta) nhưng các ngươi không chịu tin. Những ai Cha đã ban cho Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài". Nghĩa là, cho dù người Do Thái có "đến" với Chúa Giêsu,  "thấy" Người, vẫn chưa "tin" Người, vẫn không nhận biết và chấp nhận Người.

    Vì chỉ có "những ai Cha Ta đã ban cho Ta (mới có thể) đến với Ta", cho dù họ không phải là người Do Thái là dân tộc đã được tuyển chọn và được Thiên Chúa tỏ mình ra cho trong suốt giòng lịch sử cứu độ của họ, hay cho dù là một một tội nhân như viên trưởng ban thu thuế Giakêu lùn (xem Luca 19:1-10), hay như người trộm bị đóng đanh ở bên phải Thánh Giá Chúa Kitô (xem Luca 23:39-43), hoặc như người phụ nữ tội lỗi có tiếng trong thành (xem Luca 7:36-49).

    Bài Đọc I 
    (Tông Vụ 8:1-8)
     
    Điển hình trong thành phần được tái sinh thần linh này là trường hợp của một Phó Tế Philipphê trong bài đọc 1 hôm nay, một phó tế cũng tràn đầy sự sống nơi lời rao giảng đầy thuyết phục về một Đức Kitô Thiên Sai mà ngài đã tin tưởng, và lời rao giảng của ngài còn được kèm theo quyền năng làm phép lạ ở một thành thuộc Xứ Samaria, khiến cho thành này như được biến đổi: 
     
    "Phần Philipphê thì đi xuống một thành thuộc xứ Samaria rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cùng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm, quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó, cả thành được vui mừng khôn tả".

    Trong bài đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy những gì quan phòng thần linh của Thiên Chúa thật tuyệt vời, vượt trên tất cả mọi dự tính hoàn toàn tự do của con người, ở chỗ, ngay khi quyền lực sự dữ bắt đầu công khai dữ dội tấn công cộng đoàn Giáo Hội tiên khở ở Giêrusalem thì lại chính là thời điểm Giáo Hội được dịp lan rộng ra khỏi Giêrusalem, đầu tiên là sang Samaria, cho tới tận cùng trái đất, đúng như lời Chúa Giêsu đã tiên báo cho các tông đồ trước khi Người về trời (xem Tông Vụ 1:8).
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.III-4.mp3  

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHr733nvZHGr6%3Dv5-sQLtFrCUHTBKXfvbqnCH_g7xSjQBA%40mai
     
     

THƯ TÌNH CHÚA GỞI: THỨ HAI CN3PS-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Apr 26 at 7:17 PM
     
     
    Thứ Hai C3PS-A
    KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI

    Phúc Âm (Gioan 6:22-19): THẦY LÀ SỰ SỐNG

     
    Chủ đề "Thày là sự sống" của ngày Thứ Hai trong Tuần III Phục Sinh về khía cạnh "Sự Sống - Tái Sinh Thần Linh" được tỏ hiện trong bài Phúc Âm liên quan đến lời Chúa Giêsu nói như thể Người muốn nói rằng ai được tái sinh thần linh (theo chiều hướng sự sống của Tuần II Phục Sinh) phải là những người làm việc của Thiên Chúa, tin vào Chúa Kitô: 
     
    "'Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Ðấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu'. Họ liền thưa lại rằng: 'Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?' Chúa Giêsu đáp: 'Ðây là công việc của Thiên Chúa, là các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến'".

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy người Do Thái biết được Chúa Kitô thường xuất hiện ở chỗ nào nhất, do đó, ai đã đến đúng nơi đó:

    "Khi đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền kia và đến Capharnaum tìm Chúa Giêsu. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?" 

    Và khi họ gặp được Người thì Người cho họ biết được chính cái cốt lõi của toàn bộ Thánh Kinh, của dự án cứu độ thần linh, đó là "công việc của Thiên Chúa", một "công việc" có hai mặt, mặt mạc khải thần linh về phía Thiên Chúa và mặt đức tin tuân phục về phía nhân loại. Ở chỗ, "công việc của Thiên Chúa" hay "việc làm của Thiên Chúa" về phía Thiên Chúa đó là việc Ngài liên lỉ tỏ mình ra cho nhân loại, và "việc làm của Thiên Chúa" về phía nhân loại đó là "tin", là nhận biết mạc khải thần linh của Ngài và chấp nhận mạc khải thần linh của Ngài là chính Chúa Giêsu Kitô Con Ngài. Có thể tóm lại cả hai mặt thành một ở chỗ "công việc của Thiên Chúa" hay "việc làm của Thiên Chúa" đó là làm cho nhân loại tin vào Ngài bằng cách tỏ mình ra cho họ vậy.

    Chủ đề "Thày là sự sống" ở trong bài Phúc Âm hôm nay như thế nào, nếu không phải ở chỗ "của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi" và ở chỗ: "các ngươi hãy tin vào Ðấng Ngài sai đến". Thật vậy, "của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi", một "của ăn tồn tại cho đến cuộc sống đời đời" đây chính là những gì Chúa Giêsu nói và làm để cho dân của Người tin vào Người mà được sự sống.

    Thoạt nghe thì tín hữu Công giáo hiểu "của ăn Con Người sẽ ban cho" họ đây ám chỉ về Thánh Thể, như Người sẽ từ từ tiết lộ trong đoạn Phúc Âm 6 của Thánh Gioan được Giáo Hội chọn đọc cho ngày thường của Tuần III Phục Sinh này. Nhưng ở đây bao gồm tất cả những gì Người nói và làm, nhất là chính bản thân Người là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, một bản thân sẽ hoàn toàn tỏ hiện trong cuộc khổ nạn và tử giá của Người. Tất cả những gì Người nói và làm đều là bánh ban sự sống thần linh bất diệt cho những ai tin tưởng đón nhận.

    Nếu "của ăn của Thày là làm theo ý Đấng đã sai và hoàn tất công việc của Ngài" (Gioan 4:34) thì khi Chúa Giêsu nói và theo tất cả mọi sự theo ý Cha của Người là Người đang cống hiến cho chúng ta chính "của ăn" của Người, chính lương thực của Người. Bởi thế, đối với Thiên Chúa thì việc của Ngài là tỏ mình ra qua Chúa Giêsu Kitô Thiên Sai của Ngài, như thể Thiên Chúa ban cho con người lương thực thần linh để được sống, còn việc của con người là thành phần được Thiên Chúa tỏ mình ra hay ban bánh sự sống thần linh cho họ là "tin vào Đấng Ngài sai".  


    Bài Đọc I (Tông Vụ 6:8-15)
     
    Điển hình nhất trong số thành phần tái sinh làm việc của Thiên Chúa là tin vào Chúa Kitô, Bánh Sự Sống của họ, được bài đọc 1 hôm nay cho thấy đó là Phó Tế Stephanô, một con người đúng là đã được tái sinh thần linh theo ý nghĩa Chúa Kitô nói trong bài phúc âm, một con người làm việc của Thiên Chúa và tin vào Chúa Kitô nên mới có thể làm chứng cho Người trước thành phần đối chất với ngài nhưng thất bại nên tìm cách sát hại ngài:  
     
    "Trong những ngày ấy, Têphanô đầy ân sủng và sức mạnh, làm nên những điều kỳ diệu và những phép lạ cả thể trong dân. ... Họ tranh luận với Têphanô, nhưng họ không thể đương đầu với sự khôn ngoan và Thánh Thần vẫn giúp cho ông nói. .... Toàn thể cử toạ trong công nghị chăm chú nhìn Têphanô, thấy mặt người giống như mặt thiên thần".
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.III-2.mp3  

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHojyGDgL1ZUueWhO85O%2B8or8K8NDkOcpiCUuRYBGDuFkw%40mail.gmail.com.
     

THƯ TÌNH-TÂM THƯ CHÚA GỞI- THỨ SÁU CN5MC-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Thu, Apr 2 at 2:42 PM
     
     


    THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT V MÙA CHAY A

    NGÀY 03-04-2020

     
     
    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gioan (Ga 10: 31-42)
              BỨC THƯ TÌNH - TÂM THƯ CHÚA GỞI

    Khi ấy, người Do Thái lượm đá để ném Chúa Giêsu. Người lên tiếng hỏi rằng: “Ta đã cho các ngươi thấy nhiều việc tốt lành bởi Cha Ta. Vậy vì việc nào mà các ngươi muốn ném đá Ta!”. Người Do Thái trả lời: “Chúng tôi muốn ném đá ông không phải vì việc lành, nhưng vì một lời lộng ngôn; bởi vì ông chỉ là người mà lại tự cho mình là Thiên Chúa”. Chúa Giêsu đáp lại: Nào trong sách luật của các ngươi không có chép câu nầy: “Ta đã nói: các ngươi là thần”. Vậy nếu sách luật gọi những kẻ được nghe lời Chúa là thần, mà Kinh Thánh không thể hủy diệt được, thì tại sao các ngươi nói với Đấng đã được Chúa Cha thánh hóa và sai đến trong trần gian rằng: “Ông nói lộng ngôn”. vì Ta đã nói: “Ta là Con Thiên Chúa. Nếu Ta không làm những việc của Cha Ta, thì các ngươi đừng tin Ta. Nhưng nếu Ta làm những việc đó, thì dầu các ngươi không muốn tin Ta, thì hãy tin vào các việc đó, để các ngươi biết và tin rằng : Cha ở trong Ta, và Ta ở trong Cha”. Bởi đó họ tìm cách bắt Người, nhưng người thoát khỏi tay họ. Người lại qua bên kia sông Gio-đan, nơi trước kia Gioan đã làm phép rửa. Và Người ở lại đó. Có nhiều kẻ đến cùng Người. Họ nói: “Gioan đã không làm một phép lạ nào. Nhưng mọi điều Gioan nói về người này đều đúng cả”. Và có nhiều kẻ tin Người.

    SUY NIỆM/ SỐNG VÀ CHIA SẺ


    Khi đọc qua trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu không bao giờ nói suông, nhưng lời nói của Chúa luôn đi kèm theo hành động. Lời yêu thương của Chúa luôn được chứng minh bằng một công việc cụ thể, và đem lại lợi ích không chỉ phần thể xác tinh thần, mà còn đem lại những giá trị lớn lao về mặt đức tin CHO BẠN VÀ TÔI.

    Khi kêu gọi yêu thương, chính Chúa đã nêu gương yêu thương trước, vì Chúa Giêsu không chỉ hành động hay yêu thương một mình, riêng lẽ, nhưng Chúa còn hành động và yêu thương trong tình yêu thương của chính Chúa Cha, nên Chúa Giêsu nói: “Tôi là Con Thiên Chúa. Nếu tôi không làm các việc của Cha tôi, thì các ông đừng tin tôi. Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó. Như vậy, các ông sẽ biết và ngày càng biết thêm rằng: Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha”. 

    Vì thế, chúng ta thấy rằng, tất cả những phép lạ là minh chứng, nếu không phải là Con Thiên Chúa, nếu không đến từ trời, thì làm sao Chúa Giêsu có thể làm được những sự lạ thể ấy: phép lạ bánh hóa nhiều, làm cho kẻ chết sống lại, dẹp yên bão tố, v.v. Một người bình thường làm sao có thể thực hiện được những sự lạ đó.

    Tình yêu nơi Chúa Giêsu, lẽ ra đánh động được người Do Thái vì họ là những người đã được tận mắt chứng kiến những phép từ Chúa Giêsu, thế nhưng họ lại không tin vào Chúa Giêsu, lòng họ trở nên vô cảm, chai đá trước ơn Chúa, cho nên ơn Chúa không đến được với họ.
     
    *SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Còn chúng ta những người tín hữu, BẠN VÀ TÔI được mời gọi: “phúc cho những ai không thấy mà tin”, TÔI được chúc phúc là nhờ lòng tin của mình, BẠN được ban ơn là nhờ lòng yêu mến và niềm xác tín vào Chúa.

    Lạy Chúa, xin uốn nắn quả tim chúng con, để chúng con trở nên nhạy cảm hơn trước tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Amen.


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

THƯ TÌNH-TÂM THƯ CHÚA GỞI

Ơn Toàn xá cho những ai đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Ơn Toàn xá cho những ai tham gia đọc Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh

Đức Tổng Giám Mục Jose H. Gomez của Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã mời các tín hữu tham gia với ngài trong giây phút cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư cùng với Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu. Đức Tổng Giám Mục yêu cầu chúng ta cầu nguyện cùng nhau như một quốc gia, tìm kiếm sự chữa lành cho tất cả những người không khỏe, ơn khôn ngoan cho những người đang làm việc để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, và sức mạnh cho tất cả con cái Chúa.

Nguyên bản tiếng Anh của tuyên bố này có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày mà các Kitô hữu trên khắp thế giới long trọng tưởng niệm Chúa Giêsu chịu đau khổ và chết trên thập tự giá. Theo truyền thống, người Công Giáo đánh dấu ngày này với việc ăn chay, sám hối và suy tư về sự hy sinh yêu thương của Chúa Giêsu. Cơ hội để cùng nhau cầu nguyện trong đại dịch coronavirus này mang đến một giây phút hiệp nhất đặc biệt cho các tín hữu trong thời gian mà các cộng đồng trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới không thể tụ tập cùng nhau trong Tuần Thánh và Phục Sinh vì COVID-19.

Ngoài ra, với sự cho phép đặc biệt nhận được từ Tòa Ân Giải Tối Cao, một ơn Toàn Xá được ban cho những ai tham gia cùng Đức Tổng Giám Mục Gomez trong Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu vào Thứ Sáu Tuần Thánh.

Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu với Đức Tổng Giám Mục Gomez sẽ được livestream trên trang web của Tổng giáo phận Los Angeles: http://www.lacatholics.org và trên trang Facebook của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: https://www.facebook.com/usccb.

Kinh Cầu Trái Tim Đức Chúa Giêsu

Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con
Xin Chúa thương xót chúng con

Chúa Kitô nghe cho chúng con
Chúa Kitô nhậm lời chúng con

Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật.
Thương xót chúng con
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Đức Chúa Thánh Thần là Đức Chúa Trời thật. Thương xót chúng con.
Ba ngôi cũng là một Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu con Đức Chúa Cha hằng có đời đời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần đã dựng nên trong lòng Rất Thánh Đức Mẹ Đồng trinh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hợp làm một cùng ngôi thứ Hai cho trọn. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu oai vọng vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái tim Đức Chúa Giêsu là đền thánh Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là toà Đấng cực cao cực trọng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là đền đài Chúa Trời cùng là cửa Thiên Đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là lò lửa mến hằng cháy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu gồm sự công chính và sự thương yêu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đầy sự nhân lành cùng sự yêu dấu. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là vực đầy mọi nhân đức. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu rất đáng ngợi khen mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là kho mọi sự khôn ngoan thông thái. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nơi trót tính Đức Chúa Trời ngự. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là chốn Đức Chúa Cha lấy làm ưa ý mọi đàng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là mạch đầy dẫy hằng chảy ơn lành cho hết mọi người chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu các thánh trên trời khao khát. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay nhịn hay thương vô cùng. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là cội rễ cho chúng con được nên lành nên thánh. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là của lễ đền tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải xấu hổ nhuốc nha bội phần. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải tan nát vì tội chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu đã phải lưỡi đòng thâu qua. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là nguồn mọi sự yên ủi. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu là sự sống cùng là sự sống lại chúng con. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu ban cho chúng con được bằng yên và làm lành cùng Đức Chúa Trời. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu dâng mình chịu phạt cho kẻ có tội. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay cứu chữa kẻ trông cậy. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho kẻ mong sinh thì được cậy trông. Thương xót chúng con.
Trái Tim Đức Chúa Giêsu hay làm cho các thánh được vui mừng. Thương xót chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Tha tội chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Nghe cho chúng con.

Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thương xót chúng con.

Lạy Đức Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng.
Xin uốn lòng chúng con nên giống Trái Tim Chúa.

Lời nguyện:

Chúng con lạy Đức Chúa Trời phép tắc vô cùng hằng có đời đời. Chúng con xin Chúa con trông đến Trái Tim Con Rất Yêu dấu Chúa con, cùng những lời ngợi khen, và những việc lành Người dâng thay cho kẻ có tội, mà nguôi cơn giận và tha thứ cho những kẻ ăn năn kêu van, vì một Đức Chúa Giêsu Kitô Con Chúa con, là Đấng hằng sống hằng trị làm một cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần đời đời chẳng cùng. Amen.

Litany to the Sacred Heart of Jesus

Lord, have mercy Lord, have mercy.
Christ, have mercy Christ, have mercy.
Lord, have mercy Lord, have mercy.

Christ, hear us Christ, hear us.
Christ, graciously hear us. Christ, graciously hear us.

God the Father of Heaven, have mercy on us.
God the Son, Redeemer of the world, have mercy on us.
God, the Holy Spirit, have mercy on us.
Holy Trinity, One God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Son of the Eternal Father, have mercy on us.
Heart of Jesus, formed by the Holy Spirit in the womb of the Virgin Mother, have mercy on us.
Heart of Jesus, substantially united to the Word of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, of Infinite Majesty, have mercy on us.
Heart of Jesus, Sacred Temple of God, have mercy on us.
Heart of Jesus, Tabernacle of the Most High, have mercy on us.
Heart of Jesus, House of God and Gate of Heaven, have mercy on us.
Heart of Jesus, burning furnace of charity, have mercy on us.
Heart of Jesus, abode of justice and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, full of goodness and love, have mercy on us.
Heart of Jesus, abyss of all virtues, have mercy on us.
Heart of Jesus, most worthy of all praise, have mercy on us.
Heart of Jesus, king and center of all hearts, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom are all treasures of wisdom and knowledge, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom dwells the fullness of divinity, have mercy on us.
Heart of Jesus, in whom the Father was well pleased, have mercy on us.
Heart of Jesus, of whose fullness we have all received, have mercy on us.
Heart of Jesus, desire of the everlasting hills, have mercy on us.
Heart of Jesus, patient and most merciful, have mercy on us.
Heart of Jesus, enriching all who invoke Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, fountain of life and holiness, have mercy on us.
Heart of Jesus, propitiation for our sins, have mercy on us.
Heart of Jesus, loaded down with opprobrium, have mercy on us.
Heart of Jesus, bruised for our offenses, have mercy on us.
Heart of Jesus, obedient to death, have mercy on us.
Heart of Jesus, pierced with a lance, have mercy on us.
Heart of Jesus, source of all consolation, have mercy on us.
Heart of Jesus, our life and resurrection, have mercy on us.
Heart of Jesus, our peace and our reconciliation, have mercy on us.
Heart of Jesus, victim for our sins have mercy on us.
Heart of Jesus, salvation of those who trust in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, hope of those who die in Thee, have mercy on us.
Heart of Jesus, delight of all the Saints, have mercy on us.

Lamb of God, who taketh away the sins of the world, spare us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, graciously hear us, O Lord.
Lamb of God, who taketh away the sins of the world, have mercy on us, O Lord.

V. Jesus, meek and humble of heart. R. Make our hearts like to Thine.
Let us pray:

Almighty and eternal God, look upon the Heart of Thy most beloved Son and upon the praises and satisfaction which He offers Thee in the name of sinners; and to those who implore Thy mercy, in Thy great goodness, grant forgiveness in the name of the same Jesus Christ, Thy Son, who livest and reignest with Thee forever and ever. Amen.

Vietcatholic News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH -CHÚA NHẬT LỜI CHÚA

  •  
    Tinh Cao
    Jan 26 at 8:11 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô: Giảng Lễ Chúa Nhật Lời Chúa - CN III Thường Niên

      

    Pope Francis celebrates Mass on the first Sunday of the Word of God Jan. 26, 2020. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Chúng ta hãy giành chỗ trong đời của chúng ta cho lời Chúa!

    Mỗi ngày, chúng ta hãy đọc một hai câu Thánh Kinh.

     

     

    Chúng ta hãy bắt đầu đọc Phúc Âm: Chúng ta hãy cứ để Phúc Âm mở ra ở trên bàn của mình,

    mang Phúc Âm trong túi của mình, đọc Phúc Âm trên điện thoại di động của mình,

    và để cho Phúc Âm hằng ngày tác động chúng ta.

     

     

    "Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy" (Mt 4:17). Bằng những lời ấy, Thánh ký Mathêu đã dẫn nhập vào thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Đấng là Lời Chúa đã đến nói với chúng ta, bằng những lời của Người cũng như bằng đời sống của Người. Trong Ngày Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên này, chúng ta hãy tiến sâu vào cội rễ của việc Người giảng dạy, vào chính mạch nguồn của lời sự sống. Bài Phúc Âm hôm nay (Mt 4:12-23) giúp cho chúng ta biết được Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ra sao, ở đâu và cho ai.

     

    1. Người đã bắt đầu ra sao? Rất đơn giản, đó là: "Hãy hối cải, vì nước trời gần đến" (câu 17). Sứ điệp chính cho tất cả các bài giảng của Chúa Giêsu đó là nói cho chúng ta biết rằng nước trời gần đến. Điều này nghĩa là gì? Nước trời có nghĩa là triều đại của Thiên Chúa, tức là cách thức Thiên Chúa hiển trị nơi mối liên hệ với chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng nước trời gần đến, rằng Thiên Chúa là Đấng cận kề. Đây là một cái gì mới mẻ, là sứ điệp đầu tiên: Thiên Chúa không ở xa cách với chúng ta. Đấng ngự trên trời đã xuống với trái đất này; Người đã làm người. Người phá đổ các bức tường ngăn cách và đã rút ngắn khoảng cách lại. Chính chúng ta không đáng được Người hạ giáng xuống gặp gỡ chúng ta.

     

    Đó là một sứ điệp hoan lạc: Thiên Chúa đã đích thân đến viếng thăm chúng ta, bằng cách hóa thân làm người. Người đã không ôm lấy thân phận loài người của chúng ta theo nhiệm vụ mà là bởi yêu thương. Vì yêu thương mà Người đã mặc lấy nhân tính của chúng ta, vì người ta chỉ gắn bó với những gì họ yêu thích mà thôi. Thiên Chúa đã nhận lấy nhân tính của chúng ta vì Ngưới đã yêu thương chúng ta và tự ý muốn cống hiến cho chúng ta ơn cứu độ là những gì tự mình chúng ta không thể nào hy vọng đạt tới. Người muốn ở với chúng ta và ban cho chúng ta vẻ đẹp của đời sống, bình an của cõi lòng, niềm vui được thứ tha và cảm giác được yêu thương.

     

    Giờ đây chúng ta có thể hiểu được những gì Chúa Giêsu trực tiếp đòi hỏi, đó là "Hãy thống hối", nói cách khác, "Hãy thay đổi đời sống". Hãy thay đổi đời sống, vì một lối sống mới đã bắt đầu. Thời gian anh chị em sống cho bản thân mình không còn nữa; đây là thời gian sống với và sống cho Thiên Chúa, sống với và sống cho người khác, sống với và sống cho tình yêu. Hôm nay Chúa Giêsu cũng nói những lời ấy với anh chị em: "Hãy an tâm, Ta ở đây với các con, các con hãy để Ta tiến vào thì đời sống của các con sẽ được đổi thay". Đó là lý do tại sao Chúa cống hiến cho anh chị em lời của Người, để anh chị em lãnh nhận nó như là một bức thư tình Người viết cho anh chị em, để giúp cho anh chị em nhận thức rằng Người ở bên anh chị em. Lời của Người là những gì an ủi và phấn khích anh chị em. Đồng thời lời của Người cũng thách đố chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của lòng chúng ta vị kỷ, và kêu gọi chúng ta hoán cải. Vì lời của Người có quyền năng làm thay đổi đời sống của chúng ta và đứa chúng ta ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng.

     

    2. Nếu chúng ta để ý tới nơi Chúa Giêsu đã bắt đầu việc giảng dạy của Người, thì chúng ta thấy rằng Người bắt đầu từ chính những nơi được cho là "ở trong tăm tối". Cả Bài Đọc 1 và bài Phúc Âm đều nói với chúng ta về thành phần "ngồi trong miền tăm tối và trong bóng chết chóc". Họ là những dân cư ở "đất Zebulun và Naphtali, đường dọc ven biển, đất ở bên kia sông Jordan, Miền Galiêa của chư dân" (Mt 4:15-16; cf. Is 8:23-9:1). Galilêa của chư dân, miền Chúa Giêsu bắt đầu thừa tác vụ giảng dạy của Người, đã được gọi là như thế, vì nó làm nên bởi thành phần dân thuộc các chủng tộc khác nhau, và là ngôi nhà cho những gì khác nhau về dân chúng, về ngôn ngữ và về văn hóa. Nó thực sự là "đường dọc theo biển", một giao lộ. Thành phần đánh cá, buôn bán và ngoại kiều tất cả đều ở đó. Chắc chắn nó không thể nào lại là một nơi mang tính cách tinh tuyền về tôn giáo của thành phần dân được tuyển chọn. Tuy nhiên, Chúa Giêsu lại bắt đầu từ đó, chứ không từ tiền đường của đền thờ Giêrusalem, mà là từ phần đối diện của xứ sở này, từ Galilea của chư dân, từ vùng biên giới, từ một miền ngoại biên xa xôi.

     

    Ở đây chúng ta có một sứ điệp đó là lời cứu độ không tìm kiếm những nơi nguyên tuyền, tinh sạch và an toàn. Trái lại, lời cứu độ tiến vào những nơi phức tạp và lu mờ trong cuộc đời của chúng ta. Bây giờ, cũng như xưa kia, Thiên Chúa muốn đến thăm viếng chính những nơi chúng ta nghĩ rằng Người sẽ chẳng bao giờ đi đến đó. Tuy nhiên, thường xẩy ra là chúng ta trở thành những kẻ đóng cửa lại, thích tình trạng lẫn lộn của chúng ta, thích phần đen tối của chúng ta, và thích những gì là kín đáo nhị trùng. Chúng ta cứ rú rú ở bên trong, tiếp cận với Chúa bằng một số kinh nguyện đọc như con vẹt, luôn cảnh giác không để cho sự thật của Người tác động vào cõi lòng của chúng ta. Thế nhưng, như bài Phúc Âm hôm nay cho chúng ta biết: "Chúa Giêsu rảo khắp Galilê giảng dạy Phúc Âm về nước trời, và chữa lành đủ mọi thứ bệnh nạn yếu đau" (câu 23). Người đã đi qua tất cả những miền đất khác nhau và phức tạp. Cũng thế, Người không sợ thám thính lãnh địa của cõi lòng chúng ta, và tiến vào những góc xó xấu nhất và khó nhất trong đời của chúng ta. Người biết rằng chỉ duy có lòng thương xót của Người mới có thể chữa lành chúng ta, chỉ có duy sự hiện diện của Người mới có thể biến đổi chúng ta, và chỉ duy có lời của Người mới có thể canh tân đổi mới chúng ta. Vậy thì chúng ta hãy tỏ lộ những đường nẻo ngoằn nghèo của cõi lòng chúng ta cho Người thấy, Đấng đã đi "con đường dọc ven biển"; chúng ta hãy đón nhận vào lòng chúng ta lời của Người, lời "sống động và chủ động, sắc hơn bất kỳ gươm hai lưỡi nào.... và có thể phán quyết những ý nghĩ và ý đồ của tâm can" (Heb 4:12).

     

    3. Sau hết, Chúa Giêsu đã bắt đầu nói với ai? Phúc Âm nói rằng "khi Người bước đi dọc theo Biển Hồ Galilêa, Người thấy hai anh em là Simon, cũng gọi là Phêrô, và Anrê, em ông, cả hai đang thả lưới dưới biển, vì hai ông là ngư phủ. Người bảo hai ông rằng: 'Các ngươi hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những tay ngư phủ chài lưới con người ta'" (Mt 4:18-19). Thành phần đầu tiên được Người kêu gọi đó là những người đánh cá, không phải thành phần được cẩn thận chọn lựa theo khả năng của họ, hay thành phần đạo đức cầu nguyện trong đền thờ, mà là những con người làm việc bình thường.

     

    Chúng ta hãy nghĩ về những gì Chúa Giêsu đã nói với họ: Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những tay ngư phủ chài lưới con người ta. Người đang nói với những con người đánh cá, sử dụng ngôn ngữ họ hiểu được. Cuộc sống của họ được thay đổi ngay tại chỗ. Người đã kêu gọi họ ở nơi họ đã ở và như họ là, để làm cho họ trở thành những người tham dự vào sứ vụ của Người. "Lập tức họ bỏ lưới mà theo Người" (câu 20). Tại sao ngay lập tức như thế? Vì họ đã bị thu hút. Họ không tỏ ra hấp tấp vội vã vì họ đã lãnh nhận một lệnh truyền, mà vì họ được tình yêu lôi kéo. Để theo Chúa Giêsu thì chỉ có các việc lành thôi chưa đủ; chúng ta còn phải hằng ngày lắng nghe tiếng gọi của Người nữa. Người là Đấng duy nhất biết chúng ta và trọn vẹn yêu thương chúng ta, dẫn chúng ta đến chỗ thả lưới ở chỗ nước sâu cuộc đời. Y như Người đã thực hiện với các môn đệ lắng nghe Người.

     

    Đó là lý do tại sao chúng ta cần đến lời của Người: để chúng ta có thể nghe thấy, giữa hằng ngàn những lời khác trong đời sống hằng ngày của chúng ta, một lời duy nhất nói với chúng ta không phải về các sự vật mà là về sự sống.

     

    Anh chị em thân mến, chúng ta hãy giành chỗ trong đời của chúng ta cho lời Chúa! Mỗi ngày, chúng ta hãy đọc một hai câu Thánh Kinh. Chúng ta hãy bắt đầu đọc Phúc Âm: Chúng ta hãy cứ để Phúc Âm mở ra ở trên bàn của mình, mang Phúc Âm trong túi của mình, đọc Phúc Âm trên điện thoại di động của mình, và để cho Phúc Âm hằng ngày tác động chúng ta. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, Ngài xua tan tối tăm của chúng ta, bằng tình yêu thương cao cả, Ngài đưa cuộc sống của chúng ta đến những chỗ nước sâu.

     

    https://zenit.org/articles/pope-francis-homily-for-1st-sunday-of-the-word-of-god-full-text/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    1580032648113.JPG

     

    Phụng Vụ Thánh Thể sau Phụng Vụ Lời Chúa

     

    1580034147048.JPG

     

    Cuối Thánh Lễ, tất cả mọi tham dự viên đều được tặng 1 cuốn Thánh Kinh

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFgdA2S1evbXZ%2BpAO5p2zKxBk5NQQWEobOkCDo1h2rKzXw%40mail.gmail.com.