10. Bức Thư Tình - Tâm Thư CHÚA Gửi

THƯ TÌNH CHÚA GỞI - CN14TN-A

  •  
    phung phung
     
    Sat, Jul 4 at 8:40 PM
     
     



    40sBanner75.gif
    A14Es.gif
    A14Vs.gif
     
    DUONG GACH NGANG.gif
     
      LỜI CHÚA
    Thánh lễ Chúa Nhật 14 Mùa Thường niên - 05/7/2020
    Lời Chúa Vọng Tuần 2..jpg
     

    PHÚC ÂM: Mt 11, 25-30

    “Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng”.

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu lên tiếng nói rằng: “Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. – Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho.

    “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”.  Đó là lời Chúa.

    Lời Nguyện Tiến Lễ: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, xin Chúa dùng của lễ chúng con dâng tiến để thanh tẩy và hướng dẫn chúng con, cho chúng con ngày càng biết sống thân tình với Chúa. Chúng con cầu xin…

    Kinh Tiền Tụng: Lạy Chúa là Cha chí thánh, là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo và đem lại ơn cứu độ cho chúng con. Trong Chúa, chúng con được hiện hữu, được sống và hoạt động. Và khi được tạo dựng với thân xác này, hằng ngày chúng con không những cảm nghiệm được hiệu quả của lòng Chúa xót thương mà còn được bảo đảm hưởng sự sống muôn đời. Vì khi chúng con nhận lãnh Chúa Thánh Thần như ân huệ khởi đầu, nhờ Người, Chúa đã làm cho Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, chúng con hy vọng được muôn đời hưởng mầu nhiệm Vượt Qua. Bởi vậy, trong khi cử hành lễ hân hoan này, cùng với toàn thể các Thiên thần, chúng con ca ngợi tung hô Chúa rằng: Thánh! Thánh! Thánh!

    Ca Hiệp Lễ: Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy. Hạnh phúc thay ai trông cậy nơi Người.

    Lời Nguyện Hiệp Lễ: Lạy Chúa, chúng con vừa lãnh nhận hồng ân cao cả; xin cho chúng con được hưởng ơn cứu độ dồi dào và không ngừng chúc tụng tạ ơn Chúa. Chúng con cầu xin…

    SUY NIỆM.gif
     

    Suy Niệm:  Khiêm nhường  Chúng ta thường tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, phép tắc vô cùng. Khi tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, ta thường nghĩ đến một Thiên Chúa oai nghi bệ vệ, cao sang quyền thế, xa cách. Ta không nghĩ hay không dám nghĩ rằng Thiên Chúa thật rất khiêm nhường. Thực sự Thiên Chúa rất khiêm nhường.

    Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa ẩn mình trong vô hình. Ở đời, một người quyền thế chiếm rất nhiều không gian của người khác. Người quyền thế ở nhà lớn, ngồi ghế rộng. Sự hiện diện của họ khiến mọi người khép nép, nói năng mất tự nhiên, đi đứng phải nhìn trước nhìn sau. Nếu bây giờ Thiên Chúa hiện hình đứng giữa chúng ta. Chắc hẳn chúng ta chẳng thể ngồi thoải mái như bây giờ. Trái lại chúng ta sẽ quì sụp xuống, gục đầu, đấm ngực ăn năn. Nhưng Thiên Chúa đã che giấu dung nhan. Người ẩn mình trong vô hình để cho ta được tự do. Người nhường không gian cho con người. Người tự trở nên một Đấng nghèo hèn, bé nhỏ đến độ bị người đời quên lãng.

    Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa im lặng. Trong xã hội, người uy quyền thường nói nhiều. Người nhỏ phải nghe người lớn, người nhỏ có muốn nói cũng bị tiếng người lớn át đi. Thiên Chúa đã tự trở nên bé nhỏ. Người im lặng nhường lời cho con người. Người lắng nghe con người cả khi họ chỉ trích, chống đối, lên án Người. Người trở nên một Đấng bé nhỏ nghèo hèn, khép nép, im lặng trong thế giới ồn ào của loài người.

    Vì khiêm nhường nên Thiên Chúa đã cúi xuống thân phận con người. Con người chẳng là gì mà Chúa vẫn thương. Người còn cúi xuống sâu hơn nữa trước những kẻ tội lỗi để nâng họ lên. Khi người ta cúi xuống trước một kẻ cao trọng, sự khiêm nhường ấy đáng nghi ngờ. Nhưng khi người ta cúi xuống trước một thân phận tội lỗi, nghèo hèn, sự khiêm nhường ấy rất chân thực.

    Chính sự khiêm nhường thẳm sâu làm chứng quyền năng vô biên của Thiên Chúa. Thông thường ở đời, quyền năng là để chiến thắng, để chế ngự, để đè bẹp. Ai chống lại quyền lực, quyền lực sẽ nghiền nát người ấy. Trái lại, nơi Thiên Chúa, quyền năng là để chịu thua, để yêu thương, để tha thứ. Sức mạnh không ở nơi quyền lực. Quyền lực bộc phát là quyền lực không tự kiềm chế được. Trái lại, khiêm nhường là chế ngự được sức mạnh của mình. Đó mới chính là quyền năng thực sự mạnh mẽ.

    Thiên Chúa vô hình. Có lẽ ta sẽ khó mà hiểu biết sự khiêm nhường của Thiên Chúa, nếu ta không nhìn thấy sự khiêm nhường của Chúa Giêsu.

    Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc đời khiêm nhường. Vì khiêm nhường nên Ngài không ngừng đi xuống. Từ trời cao Người đã hạ mình xuống thế. Từ thân phận là Thiên Chúa Người đã hạ mình xuống làm một người bình thường. Là Thiên Chúa cao sang, Người đã tự nguyện xuống làm một người dân dã nghèo hèn. Là thánh thiện vô cùng, Người đã tự nhận lấy thân phận tội đồ. Là Đấng hằng sống, Người đã tự nguyện chết đi. Suốt cuộc đời, Người đã không ngừng cúi xuống những thân phận tăm tối, nghèo hèn, tội lỗi, bị loại trừ. Và một cử chỉ không thể nào quên là trong bữa tiệc ly, Người đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Người đã hạ mình xuống tận cùng, không còn có thể xuống hơn được nữa.

    Vì Thiên Chúa khiêm nhường luôn tìm đường đi xuống, nên những ai kiêu căng tìm nâng mình lên sẽ chẳng bao giờ gặp được Người. Thiên Chúa khiêm nhường nên chỉ ai khiêm nhường nhỏ bé mới gặp được Người.

    Hôm nay Chúa Giêsu tha thiết mời gọi: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. Hãy ghi danh vào học trường Chúa Giêsu. Hãy học bài học khiêm nhường. Hãy học bài học Giêsu. Hãy học với Thầy Giêsu. Hãy bước theo Thầy Giêsu xuống những bậc thang khiêm nhường thẳm sâu. Ở bậc thang cuối cùng, Thiên Chúa đang chờ đợi ta, ta sẽ gặp được Người. Ta sẽ kết hiệp với Người. Ta sẽ rũ sạch mọi vất vả lo âu. Ta sẽ được bình an. (ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Cầu Nguyện: Lạy Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Xin uốn lòng con nên giống như trái tim Chúa. Amen.

    0_0.jpg
     
    Thánh lễ Chúa Nhật 14 Mùa Thường niên - 05/7/2020
     
    https://www.youtube.com/embed/7AYg8j2jToE?rel=0
     
    001 Lời nguyện rước Mình Thánh Chúa.jpg
     
    Chớp.2.gif

    3 Phút cầu nguyện bằng Thánh Vịnh Đáp Ca

    Chúa Nhật 14 a Mùa Thường Niên 2020, TV144: 1-2, 8-9, 10-11, 13cd-1

     
     

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH -YÊU THƯƠNG THEO CHÚA BA NGÔI

  •  
    Kristie Phan <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Nguyen Dinh
     
     
    Sun, Jun 7 at 3:14 PM
     
     
     
     
     
     
    SỐNG YÊU THƯƠNG THEO KHUÔN MẪU CHÚA BA NGÔI
     
    Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm quan trọng nhất trong các mầu nhiệm của Đạo Công Giáo.  Bởi vì mầu nhiệm này là mẹ sinh ra các mầu nhiệm khác, nói cách khác, mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm nguồn của mọi mầu nhiệm.
     
    Khi nói đến mầu nhiệm, người ta cảm thấy không thể lý giải được theo sự hiểu biết tự nhiên, vì thế, nó đã trở nên rào cản và cớ vấp ngã cho những ai mong thỏa mãn sự hiếu tri và đang cố gắng đi tìm cho được lời giả đáp “Ba Ngôi Một Chúa”; hay “Một Chúa Ba Ngôi.”  Nhưng với những người c�� niềm tin, qua ánh sáng mặc khải soi chiếu, và luôn khao khát đi tìm ý nghĩa của nó, thì mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không xa lạ, nhưng lại rất gần gũi, mặc dù cao siêu và vượt quá sức tưởng của con người.  Qua mầu nhiệm này, chúng ta khám phá được sự hiệp nhất, yêu thương nơi Thiên Chúa, và mỗi lần Giáo Hội cử hành mầu nhiệm này, Giáo Hội luôn mời gọi con cái mình yêu thương nhau theo khuôn mẫu của Ba Ngôi Thiên Chúa để được cứu độ.
     1. Bản chất Thiên Chúa là “Tình Yêu”
     Khi nhắc đến Thiên Chúa, hẳn mỗi chúng ta đều có một định nghĩa riêng về Người, tuy nhiên, thánh Gioan đã cho chúng ta biết một mặc khải rất quan trọng khi nói về Thiên Chúa, đó là: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8).
     
    Khi nói đến tình yêu, chúng ta ai cũng hiểu rằng tình yêu thì không “đơn phương độc mã”, không ích kỷ cũng chẳng bon chen; không quy chiếu về mình mà luôn hướng tha.
     Muốn có được tình yêu, ắt phải đón nhận.  Khi có cả hai chiều cho và nhận, thì tình yêu mới thực sự triển nở và ý nghĩa.  Như vậy, tình yêu phải có điểm xuất phát, điểm hội tụ và mức độ lan tỏa.
    Khi diễn tả ý tưởng trên, thánh Âutinh đã ví: “Nguồn mạch chính là Chúa Cha, Người chính là điểm xuất phát tình yêu; Chúa Con chính là điểm hội tụ, là điểm quy chiếu của tình yêu; và Chúa Thánh Thần là sự liên lạc hai chiều, là mối dây liên kết của tình yêu và làm cho tình yêu được tỏa sáng.”
     
    Trong lối diễn tả của thánh Âutinh cho thấy tình yêu được khởi đi từ Thiên Chúa Cha, đến với Chúa Con và qua Chúa Thánh Thần.  Thiên Chúa Cha vì yêu nên đã trao ban tất cả, ngay cả Người Con duy nhất của mình cho nhân loại.  Chúa Con đã hoàn toàn vâng phục Chúa Cha trọn vẹn đến nỗi bằng lòng chết trên thập giá để thực hiện ý định yêu thương của Chúa Cha cho nhân loại.  Chúa Thánh Thần là mối dây liên lạc, thông hiệp giữa Chúa Cha và Chúa Con nhờ tình yêu.  Như vậy, tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu hướng ra để làm cho lan tỏa.
     
    Thiên Chúa không để dành tình yêu cho chính mình, cho riêng Cha, Con và Thánh Thần, nhưng chính là cho chúng ta, những tạo vật được dựng nên theo hình ảnh của Người, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8); "... nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34,6).  Như vậy, Thiên Chúa là tình yêu.
     
    2. Thiên Chúa “yêu” đến cùng
     
    Tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua hành vi tự hiến của Thiên Chúa Cha: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một...” (Ga 3,16a).  Từ “đến nỗi” ở đây cho thấy Thiên Chúa yêu đến tột cùng, yêu “đến nỗi” không còn gì để diễn tả, để trao ban hơn được nữa, vì thế chỉ còn cách duy nhất là trao ban chính Con của mình đến để diễn tả tình yêu cho nhân loại bằng chính cái chết mà thôi.
     
    Tại sao Thiên Chúa lại trao ban Con Một?  Thưa! “...để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16b).  Như vậy, Tình yêu chân chính là mong sao người mình yêu được hạnh phúc hơn cả bản thân mình.  Thật vậy, Thiên Chúa yêu thế gian cách tuyệt đối và mong sao cho chúng ta được hưởng niềm hạnh phúc tuyệt đối là được vào ở trong tình yêu của Thiên Chúa.  Bởi vì: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” Ga 3,17).
       3. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi mời gọi ta sống yêu thương
       Qua mầu nhiệm yêu thương của Thiên Chúa Ba Ngôi, mỗi người chúng ta được mời gọi sống yêu thương, hiệp nhất như Thiên Chúa là tình yêu.  Không yêu thương nhau, chúng ta vẫn mãi là người xa lạ với mầu nhiệm này, bởi vì mầu nhiệm này là mầu nhiệm tình yêu, muốn hi���u được thì phải yêu.  Nói như thánh Gioan: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nên “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa” (1Ga 4,8).
     
    Vì thế, trong đời sống gia đình, mỗi người hãy yêu thương nhau.  Chồng phải yêu thương vợ như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh, và như Hội Thánh phục tùng Đức Kitô thế nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy.  Sự xuất hiện của người con trong đời sống hôn nhân chính là kết quả của tình yêu giữa vợ và chồng, vì thế, như một điều kiện cần để được hạnh phúc, con cái hãy yêu mến cha mẹ mình, và tỏ lòng thảo hiếu với cha mẹ để đáng được hưởng sự chúc lành của Thiên Chúa.

    Tình yêu ấy lại không chỉ dừng lại với chính người thân của mình, mà còn phải hướng ra xa, rộng lớn hơn tới hết mọi người, kể cả yêu kẻ thù của mình nữa.
     Như vậy, để tình yêu có giá trị, cần phải có sự hy sinh, quên mình và phục vụ lẫn nhau.  Yêu nhau mà không chấp nhận hy sinh, gian khổ vì nhau và với nhau, thì chưa phải là tình yêu thật sự.
     Khi yêu như thế, tình yêu của vợ chồng và con cái cũng như với tha nhân đang phỏng chiếu tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi trong cuộc sống thực tại của mình.
     
    Muốn giữ được tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa nơi mình, người Kitô hữu phải luôn ý thức mình thuộc về Thiên Chúa, khi thuộc về Người, thì ta cũng sẽ trở nên những người có: “... lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại.  Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau” Cl 3,12-13).
     
    Mong sao, mỗi khi chúng ta đặt tay lên trán, trên ngực và ngang vai, để tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, thì cũng là lúc chúng ta nhớ đến bản chất của mầu nhiệm này là tình yêu; đồng thời, chúng ta cũng xin Chúa ban cho chúng ta được sống trong tình yêu đó của Thiên Chúa để “..đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2 Cr 13,13), hầu chúng ta cùng mạnh dạn tuyên xưng: “Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen”.

    Jos. Vinc. Ngọc Biển
    chua-ba-ngoi-gpls-1.jpg
     
     



    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    Download all attachments as a zip file
    •  
      06-05-20 - SỐNG YÊU THƯƠNG TH EO KHUÔN MẪU CHÚA BA NGÔI.docx
      253.3kB
    • chua-ba-ngoi-gpls-1.jpg
      164kB

THƯ TÌNH CHÚA GỞI - THỨ SÁU CN5PS-A

  • TĨNH CAO
     

    Thứ Sáu sau Chúa Nhật V Phục Sinh

    KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI

    *CAC CON HÃY YÊU MẾN NHAU (Gioan 15, 17)

     

    Bài Ðọc I: Cv 15, 22-31

    "Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên buộc thêm cho anh em gánh nặng nào khác".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, các Tông đồ, kỳ lão cùng toàn thể Hội Thánh, chấp thuận chọn ít người trong các ngài, và sai đi Antiôkia với Phaolô và Barnaba: đó là Giuđa, gọi là Barsaba, và Sila, những vị có uy thế giữa anh em. Các ngài nhờ tay hai ông chuyển bức thư viết như sau: "Anh em Tông đồ và kỳ lão chúng tôi kính chào các anh em thuộc dân ngoại ở Antiôkia, Syria và Cilicia. Chúng tôi nghe tin rằng có mấy người trong chúng tôi đã đến nói những lời gây hoang mang và làm cho tâm hồn anh em xao xuyến, chúng tôi không uỷ quyền cho họ, vì thế chúng tôi họp lại, đồng ý chọn một ít người và sai đến anh em làm một với Barnaba và Phaolô, những anh em yêu quý của chúng tôi, tức là những người đã liều mạng sống mình vì danh Ðức Giêsu, Chúa chúng tôi. Vậy chúng tôi đã sai Giuđa và Sila đến nói miệng với anh em cũng chính những lời này: Thánh Thần và chúng tôi xét rằng không nên đặt thêm cho anh em gánh nặng nào khác ngoài mấy điều cần kíp này là anh em hãy kiêng đồ cúng thần, huyết, thịt thú chết ngạt và gian dâm; giữ mình khỏi các điều đó, là anh em làm phải. Chúc anh em vạn an".

    Các ngài giã từ và đi xuống Antiôkia, triệu tập dân chúng lại và trao cho họ bức thư. Ðọc thư xong, họ vui mừng vì được an ủi.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 56, 8-9. 10-12

    Ðáp: Lạy Chúa, con sẽ ngợi khen Chúa giữa chư dân (c. 10a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Lòng con bền vững, lạy Chúa, lòng con bền vững; con sẽ hát xướng, con sẽ đàn ca. Hãy thức dậy, linh hồn tôi ơi, hãy thức dậy, hỡi đàn sắt với đàn cầm, tôi sẽ làm cho bình minh thức giấc. - Ðáp.

    2) Lạy Chúa, con sẽ ngợi khen Chúa giữa chư dân; con sẽ hát mừng Ngài trong các nước: vì đức từ bi Chúa cao tới cõi trời, và lòng trung tín Ngài chạm ngàn mây. Lạy Chúa, xin Ngài hiện ra cao cả trên trời, xin tỏ vinh quang Ngài trên toàn cõi đất! - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 28, 19 và 20

    Alleluia, alleluia! - Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 15, 12-17

    "Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Chủ đề "Thày là sự sống" về chiều kích Liên Hệ Thần Linh cho Tuần Lễ V Phục Sinh tuần này tiếp tục được bài Phúc Âm hôm nay cho thấy không thể tách rời với đức bác ái yêu thương nhau nữa, một đức ái trọn hảo như chính Người đã nói đến trong Bữa Tiệc Ly với các tông đồ ở Bài Phúc Âm Chúa Nhật V đầu tuần, cũng theo Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 13 (hơn là đoạn 15 như hôm nay), chứ không phải chỉ Liên Hệ Thần Linh với Chúa Kitô thôi:

     

    "Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình". 

    Tuy nhiên mối Liên Hệ Thần Linh theo hàng ngang là yêu thương nhau này lại hoàn toàn lệ thuộc vào mối Liên Hệ Thần Linh theo hàng dọc giữa các tông đồ hay các môn đệ với Chúa Kitô, bằng không, họ không thể nào "yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em".

     

    Như thế, bác ái yêu thương giữa các môn đệ với nhau và với tha nhân đồng loại chính là hoa trái của mối Liên Hệ Thần Linh giữa họ và Chúa Kitô, một mối Liên hệ Thần Linh thân mật như giữa bạn hữu với nhau, chứ không phải giữa chủ và tớ, một mối Liên Hệ Thần Linh bằng hữu hiệp nhất nên một đến độ có gì cũng cho nhau biết để cùng thông hưởng, nhờ đó có thể tác hành một cách thích đáng và mang lại tác dụng tối đa

     

    "Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau".

     

    Căn cứ vào toàn bộ bài Phúc Âm hôm nay về đức bác ái yêu thương, dường như chúng ta không thấy chủ đề "Thày là sự sống" của Mùa Phục Sinh hậu Tuần Bát Nhật đâu hết. Tuy nhiên, nếu tình yêu là sự sống hiệp thông và yêu là sống hiệp thông, ngược lại, nếu không yêu thương thì ở trong sự chết và ai ghét anh em mình là kẻ sát nhân, như Thánh Gioan đã khẳng định (xem 1 Gioan 3:14-15).

     

    Bởi thế, sự sống ở đây chính là bác ái yêu thương, và trong bài Phúc Âm này sự sống là chính đức ái trọn hảo - perfect love / perfectae caritatis, ở chỗ: "Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con". Mà Người yêu mến thành phần môn đệ của Người như thế nào, nếu không phải cho đến hy sinh chính mạng sống mình cho họ, coi họ còn cao quí và cao trọng hơn cả mạng sống mình nữa: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình". Chưa hết, Người còn yêu họ "đến cùng" (Gioan 13:1), đến con chiên lạc cuối cùng là tông đồ Giuđa Íchca trong việc Người rửa chân cho cả người môn đệ đáng thương này. Còn nữa, Người còn yêu thương cả kẻ thù của Người là thành phần lên án tử cho Người và ra tay hành khổ, xỉ nhục cùng sát hạt Người: "Lạy Cha xin Cha tha cho họ vì họ lầm không biết việc họ làm" (Luca 23:34). Tóm lại, tình yêu của Chúa Kitô là tình yêu cứu độ, một tình yêu đến gánh lấy tất cả tai vạ của tội nhân nhân loại để đền tội cho họ và nhờ đó họ có thể "được sự sống và là một sự sống viên mãn hơn" (Gioan 10:10).

     

    "Bạn hữu" đây không phải hiểu theo nghĩa thường, ngoài liên hệ ruột thịt, mà là theo nghĩa thân thiết, như vợ chồng không ruột thịt với nhau nhưng lại là bạn trăm năm của nhau. Và chính vì thân thiết trong tình bạn bè mới tỏ cho nhau biết hết bầu tâm sự của mình, một bầu tâm sự không thể bạ ai cũng chia sẻ, như người lạ mặt ngoài đường hay người "đầy tớ" đối với chủ được Chúa Giêsu nhắc đến trong bài Phúc Âm hôm nay.

     

    Bầu tâm sự của Chúa Giêsu muốn tỏ cho thành phần môn đệ bạn hữu của Người, thành phần được Người coi trọng hơn chính sự sống của Người, đó là "tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết", ám chỉ "Cha Thày yêu Thày thế nào Thày cũng yêu các con như vậy" (Gioan 15:9). Chúa Giêsu thực sự là hiện thân của tình yêu vô cùng thương xót của Thiên Chúa đối với chung loài người và riêng Giáo Hội của Người, hay nói đúng hơn Người chính là Tình Yêu Thương Xót của Thiên Chúa vậy, một tình yêu tự mình không một tạo vật nào xứng đáng nếu Ngài không tự tỏ ra trước, bất chấp thân phận bất xứng hay bất cân xứng của đối tượng được Ngài yêu.

     

    Đó là ý nghĩa sâu xa ở câu Chúa Giêsu đã nói tiếp ngay sau đó: "Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con". Chính vì được Thiên Chúa yêu thương nhưng không và yêu cho tới cùng như vậy nơi Chúa Giêsu Kitô (xem Gioan 13:1), mà thành phần bạn hữu môn đệ của Con Ngài, thành phần thật ra thân phận chỉ là đầy tớ của Ngài và của Con Ngài, nhưng được thăng hóa thành bạn hữu của Con Ngài nhờ tình yêu của Ngài, phải đáp ứng tình yêu của Ngài, hay đúng hơn để cho Ngài yêu thương, bằng việc hoàn toàn tin tưởng phó thác vào tình yêu vô cùng nhân hậu của Người, cho đến độ Người chiếm đoạt họ và làm chủ họ, để nhờ đó họ có thể yêu nhau và yêu tha nhân như: "Thày đã yêu" (Gioan 13:34; 15:12). Đó là lý do trong cùng bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu đã nói đến mục đích của việc "Thày đã chọn các con" đó là: "để các con đi, và mang lại hoa trái" - Hoa Trái yêu thương: "các con hãy yêu mến nhau", như Người lập lại ở cuối bài Phúc Âm hôm nay.

     

     

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 15:22-31)

     

    Mối Liên Hệ Thần Linh giữa Chúa Kitô và các tông đồ của Người ngay từ khi Giáo Hội còn sơ khai đã cho thấy Người luôn ở cùng các vị, cũng như các vị luôn ở cùng Người, do đó các vị đã có những quyết định đúng như những gì Người mong muốn, hoàn toàn ngược lại với những ai có tinh thần khác biệt với các vị, gây rắc rối trong Giáo Hội bấy giờ. Đoạn thư được các vị gửi để công bố quyết định "đồng tâm nhất trí" của các vị đã thực sự phản ảnh Mối Liên hệ Thần linh của các vị với Chúa Kitô, Đấng sống trong từng cá nhân họ và chung cộng đồng Giáo Hội bằng Thánh Thần của Người, Đấng "đã quyết định" với các vị:

     

    "Anh em Tông Đồ và kỳ mục chúng tôi gửi lời chào anh em gốc dân ngoại tại An-ti-ô-khi-a, tại miền Xy-ri và Ki-li-ki-a. Chúng tôi nghe biết có một số người trong chúng tôi, không được chúng tôi ủy nhiệm, mà lại đi nói những điều gây xáo trộn nơi anh em, làm anh em hoang mang. Vì thế, chúng tôi đã đồng tâm nhất trí quyết định chọn một số đại biểu, và phái họ đến với anh em, cùng với những người anh em thân mến của chúng tôi là ông Ba-na-ba và ông Phao-lô, những người đã cống hiến cuộc đời vì danh Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Vậy chúng tôi cử ông Giu-đa và ông Xi-la đến trình bày trực tiếp những điều viết sau đây: Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh."

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.V-6.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpcvBjqDLbgCrpbZywNChAV%3DfXt8Zs2swOQhN4ZqgPBmg%40mail.gmail.com.
     

THƯ TÌNH CHÚA GỞI - CN6PS-A

  •  
    Hong Nguyen
    Sat, May 16 at 2:05 PM
     

    CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH A

    NGÀY 17/05/2020: GIỮ CAC ĐIỀU RĂN CỦA THẦY


           KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH/TÂM THƯ CHÚA GỞI

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 14:15-21)

     "AI GIỮ ĐIỀU RĂN CỦA THẦY, NGƯỜI ẤY MỚI LÀ KẺ YÊU MẾN THẦY" (C. 21)
     

    15 Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.17 Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em.19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống.20 Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em.21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy."


    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ

     Tin Mừng Chúa nhật VI Phục Sinh hôm nay trình bày hình ảnh Chúa Giêsu Phục Sinh - người mục tử luôn yêu thương chăm sóc các tông đồ cách chu đáo. Cụ thể, Chúa đã xin Chúa Cha trao ban cho các tông đồ Chúa Thánh Thần. Điều này làm cho các tông đồ Chúa thêm vững tin trong cuộc sống, nhất là sau những biến cố tang thương mà các ông mới trải qua trong mầu nhiệm khổ nạn của Chúa.

    Quả thế, ngay trước khi đi vào cuộc thương khó để hoàn tất sứ vụ mà Chúa Cha ủy thác, Chúa Giêsu đã trấn an các môn đệ “đừng xao xuyến”, nhưng hãy tin tưởng vào Chúa. Sự trấn an này được củng cố mạnh mẽ bằng lời hứa xin Chúa Cha ban cho các ông một Ðấng Phù Trợ khác, là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần sẽ thay thế Chúa Giêsu, giúp các tông đồ hiểu rõ hơn về ơn gọi và sứ vụ của các ông là làm chứng cho tình yêu cứu thế của Chúa Giêsu, bắt đầu từ Giêrusalem cho đến tận cùng trái đất.

    Đây quả là một sự chu đáo trong kế hoạch chăm sóc mục vụ mà Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ. Chúa đã không để các ông phải chèo chống con thuyền đời mình cách cô đơn, nhưng Chúa đã sắp đặt để Chúa Thánh Thần có thể đến trợ giúp các tông đồ hiểu rõ và hiểu sâu biến cố vượt qua của Chúa Giêsu, để các ông mạnh tin và can đảm sống cho lý tưởng đã chọn khi bước theo Chúa trên đường sứ vụ.

    Là người Kitô hữu, chúng ta hãy vui mừng vì Chúa luôn yêu thương và đồng hành với chúng ta trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống. Chúa sẽ không để chúng ta bước đi trong đơn côi. Chúa sẽ không để chúng ta phải thất vọng khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, vì có Chúa Thánh Thần hằng hiện diện trong chúng ta. Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta khám phá ra cuộc sống đẹp tươi và bình an khi chúng ta hiểu biết và sống tuân giữ lời của Đức Giêsu. “Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy”.

    Không như những gì thế gian ban tặng là cuộc sống thuần túy vật chất, Chúa Thánh Thần còn giúp chúng ta khám phá ra những chân trời tươi đẹp vượt lên trên những giá trị ấy, là cuộc sống hạnh phúc tròn đầy, nhất là khi chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa Cha, trong Chúa Giêsu và qua Chúa Thánh Thần. Sự hiệp thông này đem lại cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu trong Thiên Chúa.

    Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho chúng con luôn biết khao khát và mở rộng lòng đón nhận Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần, để chúng con được hạnh phúc sống đời môn đệ của Chúa nơi trần thế này. Amen.


    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Kính chuyển:
    Hồng
     

THƯ TÌNH CHÚA GỞI - CN5PS-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sat, May 9 at 4:49 PM
     
     


    CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

    NGÀY 10/05/2020


    KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI
     

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 14: 1-12)
     


    1 Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi."5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? "6 Đức Giê-su đáp: "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người."8 Ông Phi-líp-phê nói: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện."9 Đức Giê-su trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: "Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha"?10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.11 Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha


    SUY NIỆM/ SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     

    Trong những ngày tháng vừa qua, có lẽ nhiều người đã lo lắng, hoang mang và đôi khi còn thất vọng chỉ vì bệnh dịch đường hô hấp (COVID-19). Chúng ta hoang mang không biết Chúa đang ở đâu? Chúa có nhìn thấy nỗi thống khổ của con người hay không? Chúa có nghe thấy tiếng kêu cầu của con cái Chúa đang van xin hay không? 

    Chắc hẳn những nỗi hoang mang, thất vọng của chúng ta ngày nay cũng giống như nỗi hoang mang, thất vọng của các tông đồ năm xưa. Họ vẫn hy vọng là Chúa đến để giải thoát họ khỏi nỗi lầm than, khỏi quyền lực của chính trị, khỏi sự dữ, v.v. Họ chứng kiến Chúa Giêsu đã chữa cho người mù thấy được, người bại liệt đi được, người câm nói được, người điếc nghe được và thậm chí Chúa còn làm cho người chết sống lại được.
     
    Bên cạnh đó, Chúa Giêsu đã mặc khải cho các ông biết trước con đường cứu độ của Chúa là phải trải qua đau khổ, bị người ta bỏ rơi, bị đánh đòn và bị kết án tử, nhưng khi Chúa bước vào con đường khổ nạn và chịu chết thì họ như thế nào? Họ cũng rơi vào tình thế bi đát, hoang mang, thất vọng, buồn chán. Nhưng trong nỗi thất vọng ưu sầu, Chúa Giêsu có bỏ rơi họ không? Thưa không.

    Sau khi sống lại, Chúa đã hiện ra với các ông, an ủi các ông. Chính vì thế, các ông lại vui mừng, lại có một sức sống mới. Sức sống này khác với sức sống của những ngày ưu buồn, lo lắng hoang mang, vì từ nay các ông không còn sống cho chính các ông, mà chỉ sống cho mình Chúa Giêsu. Như lời thánh Phaolo nói: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi”; “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa”.

    Chúng ta cũng thế, hãy tin tưởng và phó thác vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Chắc chắn Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, Ngài vẫn nghe thấy tiếng kêu cầu của chúng ta, thấy cảnh con cái của Ngài đang hoang hoang.

    Qua biến cố dịch COVID-19 này, chúng ta có tự đặt câu hỏi rằng: Chúa muốn tôi làm gì trong cơn đại dịch này? Tôi có biết lắng nghe tiếng Chúa muốn nói với mình không? 

    Có phải Chúa muốn vợ chồng yêu thương nhau, quan tâm đến nhau, tha thứ cho nhau? Cha mẹ cần dành thời gian chăm sóc, yêu thương, lắng nghe con cái hơn là quăng cho nó chiếc điện thoại? Con cái biết lắng nghe ông bà cha mẹ dạy dỗ? Chúng ta biết kính trên nhường dưới? Chúng ta cần phải sống sự thật  với nhau? v.v.

    Xin Chúa Giêsu Phục Sinh luôn ở với chúng con, ban sự bình an cho cho chúng con và nhất là ban cho chúng con thêm niềm tin, niềm hy vọng và đức mến. Nhờ đó mỗi ngày chúng con luôn biết phó thác tin tưởng, hy vọng và yêu mến Chúa dẫu cho cuộc đời của chúng con thế nào. Amen.

     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng