10. Bức Thư Tình - Tâm Thư CHÚA Gửi

THƯ TÌNH- TÂM THƯ CHÚA GỞI

SỨ ĐIỆP TỪ THẬP GIÁ

Trong thư gửi tín hữu Corintô, Thánh Phaolô tông đồ đã viết: “Trong khi người Do thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1,22-24). Những dòng trên đây cho chúng ta thấy hai thái độ đối lập nhau đó là chối từ và đón nhận thập giá. Phần chúng ta, là những người Kitô hữu, chúng ta thuộc nhóm nào? Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ sau khi nghe bài thương khó Đức Giêsu Kitô. Để suy về điều này, tôi xin gợi ra hai ý tưởng nhỏ sau đây: thái độ chối từ thập giá của kẻ vô tín và thái độ đón nhận của người Kitô hữu.

  1. Thái độ chối từ thập giá của những kẻ vô tín

Với những người đặt niềm hy vọng vào những vật vô hồn, vào của cải vật chất, vào tiền tài, danh vọng và quyền lực, vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vào các chương trình được coi là hoành tráng bên ngoài, vào các thần tượng ca nhạc hay các thần tượng trong lĩnh vực thể thao, kinh tế, chính trị, … thì với họ, Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh chỉ là một trò hề, là điều vô nghĩa lý, là điều điên rồ, là sự ô nhục, vì Ngài chẳng đem lại thứ gì theo nguyện vọng của họ. Nếu có ai hỏi tại sao bạn cho rằng tin vào Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh là điều điên rồ thì những kẻ vô tín sẽ trả lời rằng.

Không điên rồ sao được khi một vị Thiên Chúa, được coi là Đấng cao cả quyền năng lại chấp nhận trở nên một chấm nhỏ, thành một con người trong chúng ta.

Không điên rồ sao được khi đấng muôn dân trông đợi sẽ đến để đánh đông dẹp tây, để làm chính trị, để giải phóng người nô lệ lại có một kết cục bi thảm như vậy.

Bạn hãy nhìn lên thập giá xem có điên rồ không khi có một ông vua như thế: giường không được trải bằng chăn ấm nệm êm, không phải là long sàng như của vua chúa quan quyền thế gian nhưng là cây khổ giá; đầu không đội vương miện nhưng là mũ gai; chân tay không đeo trang sức như hạt xoàn, đá quý nhưng bị đóng đinh bằng gai nhọn, khiến máu tứa tuôn ra. Còn nỗi đau thể lý nào hơn khi theo khoa học lịch sử, người ta đã đóng vào cườm tay của Người chiếc đinh sắt nhọn dài chừng 20 cm. Khi gân chủ dẫn tới vai bị đứt, Đức Giêsu phải gồng mọi cơ lưng để thở vì phổi đang thiếu khí. Người chỉ còn cách tự xoay xở vào chiếc đinh trụ đóng ở bàn chân để oằn mình chống đỡ với sức nặng của thân thể. Và cứ thế, vết thương ở lỗ đinh bàn chân mỗi lúc một toác ra, máu cùng nước tứa tuôn theo. Đức Giêsu chịu đựng cảnh như thế suốt ba giờ đồng hồ trên thập giá. Chao ôi, hỏi thế gian còn nỗi đau nào lớn hơn?

Còn nỗi đau tinh thần ư? Người là Ngôi Hai Thiên Chúa nhưng lại bị chính thụ tạo của mình bêu rếu, khạc nhổ, phỉ báng và đồng hoá với phường trộm cướp. Ngay cả người thân cận trong phút khốn nguy nhất cũng “tan đàn sẻ nghé”, biền biệt tăm hơi. Đức Giêsu cô độc vật lộn với nỗi cô đơn tột điểm trên đỉnh đồi Gôngôtha. Tiếng kêu thất thanh của Người thốt lên như xé nát cả trời chiều: “Ê-li Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni: Lạy Chúa sao Ngài bỏ con?!”

Thưa anh chị em,

Nếu theo luận lý của con người, nếu theo “lô gích” của lý trí thì chúng ta không thể hiểu nổi vì sao Thiên Chúa lại có kết cục như vậy. Nếu cứ theo cái lập luận của những người chỉ biết ăn miếng trả miếng, mắt đền mắt răng đền răng thì họ không thể hiểu được ý nghĩa của cây thập giá, không thể hiểu con đường tình yêu mà Chúa Giêsu đã đi qua. Với những người vô tín, chẳng có Chúa nào cả, chẳng có chân lý nào hết vì thế họ nói rằng:

Chân lý ngày nay giảm giá rồi

Chỉ còn lương thực tăng giá thôi

Lương tâm bán rẻ hơn lương tháng

Chân lý chân giò cũng thế thôi.

Quả thực, với những người chỉ đinh ninh rằng: “chết ba tiếng trống, sống ba miếng dồi chó”; với người coi chúa tể của họ là cái bụng thì Thập giá Đức Giêsu có nghĩa lý gì đâu? Họ sẽ dần đi vào ngõ cụt, là kết quả thuận theo cách chọn lựa của họ. Quả đúng như lời Thánh Phaolô tông đồ đã viết: “có nhiều người sống đối nghịch với thập giá Đức Kitô: chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng, và cái họ lấy làm vinh quang lại là cái đáng hổ thẹn. Họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian” (1Cr 3,18-19). Còn chúng ta thì sao? Thưa, chúng ta có thái độ hoàn toàn khác. Là người Kitô hữu – người thuộc về Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi rập theo bước chân của Người.

  1. Thái độ đón nhận thập giá của các tín hữu

Thưa anh chị em, với người tín hữu, thập giá Đức Kitô trở nên phương thế cứu độ nhân loại. Thập giá biểu tượng cho công trình hòa giải mà Đức Kitô thực hiện. Trước khi chịu tử nạn, Đức Giêsu đã tiên báo: “Một khi được cất cao khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi” (Ga 12,23). Nhờ cái chết treo thập giá, Đức Giêsu dang rộng cánh tay để ôm lấy nhân loại tội lỗi. Ngài đã mang lấy tội lỗi của con người mà dìm xuống dòng sông Giođan, đã mang lấy vào thân thể mình mà đưa lên cây thập giá. Ngài đã phá tan bức màn ngăn cách giữa Thiên Chúa cửu trùng và phàm nhân tội lỗi. Khi Đức Giêsu tắt thở thì bức màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Theo luật Môsê, Lều tạm có hai bức màn, theo đó đền thờ được xây dựng. Chỉ có thượng tế mới được qua bức màn phía trong lều tạm (màn thứ hai) mỗi năm một lần vào dịp Lễ Xá Tội (Lv 16,1-18). Sau cái chết của Đức Giêsu, tất cả mọi người đều được bước vào cung thánh, trước sự hiện diện của Chúa, bất luận họ là ai.[1]

Như vậy, thập giá dù gai góc sần sùi nhưng trở nên giường cho Đấng Cứu Độ. Ngài như là Ađam mới đem lại sự sống bất diệt cho những kẻ tin. Thánh Gioan Kim Khẩu, trong một bài giảng về sách Sáng Thế đã đối chiếu sự khác biệt giữa Ađam và Đức Kitô khi so sánh cây trong Vườn Địa Đàng và cây thập giá như sau: “Cây thứ nhất đã đưa sự chết vào trong thế gian, cây thứ hai đem lại cho ta phúc trường sinh. Cây thứ nhất đuổi ta khỏi Vườn Địa Đàng, cây thứ hai đưa ta về trời. Cây thứ nhất, chỉ vì một sự vượt giới hạn mà Ađam bị kết án bằng một hình phạt ghê tởm nhất; cây thứ hai cất gánh nặng của tội và tái lập sự tín thác vào Thiên Chúa.”[2]

Kết

Tóm lại, đối với người phàm, thập giá Đức Kitô là một sự thất bại và dẫn vào ngõ cụt, nhưng đối với những người tin nhận Đức Kitô như là nguyên uỷ và cứu cánh của cuộc đời thì thập giá trở nên phương thế cứu độ, là chiến thắng vang dội của tình yêu trên sự chết và sự thù ghét (x. Ep 2,14-17), là chiếc búa đập tan gông cùm tội lỗi, đưa con người vào hưởng phúc vinh quang trong Miền Đất Tự Do. Tuy nhiên, ta cần hiểu rằng, tử nạn và phục sinh làm nên một biến cố không thể tách rời nhau. Ta không nên tách biệt thánh giá khỏi sự thắng trận, tức là sự sống lại. Sự sống lại không phải là sự sửa sai của Thánh giá nhưng là kết quả của Thánh giá. Vì thế, sự sống lại chính là cuối điểm của công cuộc cứu rỗi, là cuối điểm của lịch sử Chúa Kitô trên trần gian, nhưng nó lại là khởi điểm phần rỗi chúng ta. Thánh giá là trọng tâm của Phúc Âm nhưng Thánh giá đó có viền hào quang rực rỡ, tức là viền bằng sự sống lại. Chính hào quang phục sinh mở ra chân trời hy vọng cho chúng ta.[3] Xin cho chúng ta biết đón nhận thập giá, suy tôn Đấng treo thập giá, tín thác vào Đấng treo thập giá, Ngài đã phục sinh vinh hiển và Ngài sẽ cho chúng ta được sống lại ngày sau hết nếu chúng ta tín thác vào Ngài.

L.m Jos. Đồng Đăng

 

[1] Xem lời chú thích trong cuốn New American Bible (St. Joshep Medium Size Edition), tr. 64.

[2] V.GROSSI và B.SESBOUE, Nguyên Tội, Ân Sủng và Sự Công Chính Hoá, tr. 82.

[3] X. Lm G.B Trần Thanh Ngoạn, Thần học Công Đồng, tài liệu lưu hành nội bộ (Phan Thiết, 1992), tr. 46.  

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá B

Video Player
 
00:00
 
19:17
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

THƯ TÌNH - TÂM THƯ CHÚA GỞI

 

  •  
    phung phung
     
     
    Tue, Mar 30 at 8:04 PM
     
     
    From: thunnguyen
    Sent: 3/27/2021 1:10:02 PM Central Standard Time
    Subject.: 1/ Liên Ca Khúc Mừng Chúa Phục Sinh, 2/ CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU & 5 phút lời Chúa tháng 3/ LỄ LÁ, 4/PVLC Chúa Nhật Lễ Lá Vào Tuần Thánh và Tam Nhật Vượt QuaTrọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
    1/From: josephhuyen
    Sent: 3/27/2021 10:09:20 AM Central Standard Time
    Subject: Liên Ca Khúc Mừng Chúa Phục Sinh
    Kính quí Đức Tổng, quí Đức Cha, quí Cha, quí Tu sĩ Nam Nữ và những người con yêu của Chúa,
       Đại Lễ Phục Sinh sắp đến, con xin gửi tới tất cả những người con yêu dấu của Chúa Liên Ca Khúc Mừng Chúa Phục Sinh gồm 7 nhạc phẩm, để cùng cầu nguyện, ca tụng Chúa Phục Sinh với con:
     01.Mừng Chúa Phục Sinh

    https://www.youtube.com/watch?v=zv4DGW4AsXY&ab_channel=Ph%E1%BA%A1m%C4%90%E1%BB%A9cHuy%E1%BA%BFn

    02.Hồng Phúc Phục Sinh

    https://www.youtube.com/watch?v=WtXXVvwJbJY&ab_channel=Nguy%E1%BB%85nH%E1%BB%93ng%C3%82nOfficial

    03.Chúa Hiển Vinh

    https://www.youtube.com/watch?v=tfSd7tXb5R0&ab_channel=ThaiPham

    04.Chúa Sống Lại

    https://www.youtube.com/watch?v=UE5SurLhKQs&ab_channel=ThaiPham

    05.Tiếng Chuông Phục Sinh - Slideshow

    https://www.youtube.com/watch?v=efMwuwodoY4&ab_channel=josephhuyen

    05.Tiếng Chuông Phục Sinh – Duy Hân

    https://www.youtube.com/watch?v=kaeTHe_SFF0&ab_channel=acTrungQuy

    06.Vui lên Đất Trời

    https://www.youtube.com/watch?v=wiW1kHBdH-g&ab_channel=ThaiPham

    07.Phục Sinh Khải Hoàn

    https://www.youtube.com/watch?v=sdlLdeXCwu0&ab_channel=Th%C3%A1nhCaThi%C3%AAn%C4%90%C3%ACnh-GSNSPh%E1%BA%A1m%C4%90%E1%BB%A9cHuy%E1%BA%BFn

            Quí mến
    Phạm Đức Huyến
    Follow on Facebook @gsnsphamduchuyen
    2/From: ngocnga_12
    Sent: 3/27/2021 2:15:51 AM Central Standard Time
    Subject: 5 phút lời Chúa tháng 4 va
    CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU
    lễ lá.jpg

    Nghi thức tuần thánh khởi đầu bằng một cuộc kiệu Lá để tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem.  Một cuộc kiệu tưng bừng tiếng tung hô: Hoan hô thái tử nhà Đa-vít!  Chúc tụng Vua Ít-ra-en, nhưng lại nhuốm buồn vì liền ngay sau đó chúng ta được nghe trình thuật về cuộc thương khó của Chúa.  Trong suốt Tuần Thánh này, có ba cuộc kiệu như thế.  Hai cuộc kiệu còn lại vào chiều thứ Năm tuần thánh - kiệu Mình Thánh Chúa, và Đêm Vọng Phục Sinh - kiệu Nến Phục Sinh.  Những cuộc kiệu trong khung cảnh cuộc thương khó vừa mở ra trước mặt chúng ta một con đường, vừa như là một nhắc nhớ: đằng sau buồn thương có niềm vui cứu độ, qua khổ nạn sẽ là Phục Sinh.

     

    Đường đưa tới vinh quang

     

    Bài thương khó theo thánh Mát-thêu đã gợi lên những hình ảnh xem ra hoàn toàn trái ngược với cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem.  Thật vậy, việc Chúa được dân chúng tung hô đón rước khi Ngài vào thành thánh chỉ là hình ảnh báo trước vinh quang đích thực Ngài sẽ nhận được khi Chúa Cha cho Ngài sống lại từ cõi chết.  Nhưng để được vinh quang ấy, Đức Giêsu phải đi vào con đường khổ nạn, phải tự hiến mình làm hy lễ dâng lên đẹp lòng Cha.

     

    Rất nhiều lần chiêm ngắm bức ảnh Chúa hấp hối, chúng ta thấy được gì phía sau hình ảnh một Chúa Giêsu đẹp đẽ uy nghi quì gối bên một phiến đá dưới ánh trăng vàng đầy thơ mộng?  Chúng ta có nhận thấy một Đức Kitô đang gập mình xuống đất, oằn oại trong cơn khủng hoảng vượt quá sức mình?  Chúng ta có hiểu được lời Ngài thổ lộ với các môn đệ: Tâm hồn Thầy buồn đến chết được (Mt 26, 38) và cả tiếng kêu thống thiết trên thập giá: Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? (Mt 27, 46).

     

    Nỗi đắng cay như vây kín và xiết chặt lấy Ngài, đắng cay của người bị bạn mình phản bội, của Thầy bị môn đệ chối từ và bỏ rơi, của Đấng cứu tinh bị dân mình loại trừ.  Tất cả đều do sự ích kỷ, lòng kiêu căng và nỗi tham vọng của con người.  Thân xác Chúa khổ sầu đến nỗi mồ hôi máu đổ ra và tâm hồn Ngài gần như tan nát không phải vì những roi đòn và nhục mạ, nhưng chính là gánh nặng của tội lỗi nhân loại. Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta (Is 53, 4).

     

    Qua khổ nạn mới đến Phục Sinh.  Đó chính là chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa, nhờ đó Chúa Cha và Chúa Con được tôn vinh.  Còn trong thực tế cuộc sống, có nhiều người lại muốn đạt đến vinh quang bằng những con đường ngắn nhất và dễ nhất.  Cuối cùng, những gì mà họ có được chỉ là hư ảo, tầm thường nhất và cũng mau qua nhất.

     

    Đường nở hoa tình yêu

     

    Đức Giêsu chịu chết khổ hình nhằm cứu chuộc nhân loại và cũng để tôn vinh Thiên Chúa Cha.  Nhiều khi ta tự hỏi: có cần phải như thế với một Thiên Chúa quyền năng?  Hẳn rằng điều làm cho Hiến Lễ Thập Giá của Đức Giêsu trở nên có giá trị và đem lại ơn Cứu Độ không phải là đau khổ hay sự chết, mà là tâm tình vâng phục trong yêu mến đối với Chúa Cha; nhưng chính đau khổ và Thập Giá lại là cách thế diễn tả tâm tình đó thật tuyệt vời.

     

    Sự vâng phục yêu mến của Đức Giêsu đã được I-sai-a báo trước qua hình ảnh người tôi trung: Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui (Is 50, 5).  Còn thánh Phao-lô đã ca ngợi: Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (Pl 2, 7 - 8).  Lời cầu nguyện của Đức Giêsu thưa với Chúa Cha trong vườn cây Dầu đã nói lên tất cả sự vâng phục yêu mến: Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha (Mt 26, 42).

     

    Con Thiên Chúa đâu có lạ gì với những đau khổ của phận người khi bước vào trần gian.  Đứng trước con đường khổ nạn, Ngài không hỏi tại sao cũng chẳng buông lời nguyền rủa, nhưng Ngài đã bước đi và đi tới cùng với tất cả tình yêu, tình yêu thật lớn lao dành cho Cha và nhân loại, và lập tức bao nhiêu đau khổ kia trở nên ý nghĩa.  Con đường Thập Giá bỗng nở hoa rộn ràng.  Cây Thánh Giá đã trở nên lộng lẫy với vương miện tình yêu.  Qua đó, Đức Giêsu cũng dạy cho con người một bí quyết để sống hạnh phúc, để có hòa bình: Tình yêu và tha thứ.

     

    Như thế, con đường mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang mở ra cho chúng ta chẳng phải là con đường có lá me bay, chiều chiều ta lại cầm tay nhau về, nhưng là con đường đã in dấu chân, đã thấm mồ hôi và đã mang cả trái tim của Thầy Giêsu - Con Đường Thập Giá.

     

    Cùng Chúa ta lên đường

     

    Lời Chúa hôm nay muốn đưa chúng ta vào mầu nhiệm thánh giá của Đức Giêsu không phải để gợi lên trong ta niềm thương cảm đau xót, nhưng là muốn mời gọi chúng ta hãy can đảm bước theo Đức Giêsu trên con đường thập giá.  Rước lá đi theo Chúa trong vài giờ là điều dễ.  Theo Chúa giữa lúc Ngài được tung hô, chẳng khó khăn gì.  Nhưng tiếp tục theo Ngài và ở lại khi Ngài bị mọi người bỏ rơi, điều đó khó hơn nhiều.

     

    Pascal đã nói: Chúa Giêsu sẽ còn hấp hối đến tận thế. Mỗi năm có hàng triệu thai nhi bị loại khỏi lòng mẹ một cách bất công.  Và còn bao nhiêu người đang ở trong điều kiện sống chẳng xứng với phẩm giá của mình.  Đó chính là Đức Kitô đang hấp hối giữa thế giới hiện đại.  Chúng ta vẫn gặp những Kitô hữu đang bị lo lắng, buồn rầu, ấm ức... dày vò nghiền nát.  Đó chính là Đức Kitô đang hấp hối trong nhiệm thể Ngài.  Và chính đời sống chúng ta nhiều khi cũng nhuốm phiền muộn, bất an, lo sợ, nghi ngại và xáo trộn.  Nếu ta biết đón nhận với lòng khiêm tốn và tình yêu để cứu rỗi thế gian thì trong ta, Đức Kitô cũng đang tiếp tục hấp hối và thân thưa với Chúa Cha rằng: Xin đừng theo ý con, nhưng xin vâng ý Cha hoàn toàn.”

     

    Đã hơn 2000 năm rồi, tất cả những gì đã xảy ra dường như vẫn đang còn diễn lại.  Chúng ta vẫn đang cùng Đức Giêsu đi vào đời và ở trong đời với lý tưởng cứu thế.  Chớ gì lời Đức Giêsu mời gọi: Hãy vác thập giá mình hằng ngày (Lc 9, 23) luôn vang vọng bên tai chúng ta mỗi khi phải đối mặt với thử thách hay khi bị lăng nhục nhạo cười...  Sau khi đã hiểu thấu ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa, hẳn chúng ta sẽ thấy yêu Thánh Giá của Chúa hơn, và cũng mến Thánh Giá của mình hơn, đồng thời biết kính trọng Thánh Giá của người khác nữa.

     

    Chiêm ngắm Đức Giêsu chịu Thương Khó, có lẽ mỗi người chúng ta đều rất sốt sắng với lời hát: Ôi bởi con mà Chúa mang thảm hình...  Xin giúp con đường thiêng liêng theo lối...”  Chớ gì chúng ta luôn có được tâm tình của Đức Giêsu hôm nay, để hân hoan tiến bước vào đời tiếp tục con đường nên Thánh và cứu thế của Ngài, Con Đường Tình Yêu dẫn tới Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc.

     

    Lm. Kiều Công Tùng

     



 

BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI I HÀI NHI GIÊ-SU MONG GÌ?

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Dec 23 at 12:07 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    HÀI NHI GIÊSU TRÔNG ĐỢI GÌ NƠI CHÚNG TA TRONG MÙA GIÁNG SINH NÀY?


    Chúng ta đang bước vào mùa đông giá lạnh có tuyết phủ dầy, có Chúa Sinh ra đời. Mùa này cho chúng ta thấy rất rõ ai giàu và ai nghèo. Người giàu có thì mùa này đem lại cho họ thật nhiều lợi nhuận trong vấn đề buôn bán và mua sắm. Nhìn những trung tâm mua bán (shopping Malls), năm nay vẫn cho người ta không khí thích đi mua sắm dù có sự thay đổi rất khác với những năm khác đây là tất cả buộc phải có đeo khẩu trang, có giữ khỏang cách.
    **
    Có rất nhiều nơi trang hoàng thật sang trọng, đèn giăng cả triệu triệu bóng đèn suốt từ ngoài bãi đậu xe cho đến vào bên trong Malls. Với đèn đủ loại bóng, đủ loại màu và đủ loại kiểu cho ta cái nhìn rất là giống những sòng bài Casinos ở Las Vegas.
    –*–
    Người giàu có thì nhà cửa của họ từ ngoài ngõ cho đến vào trong nhà đầy mùi của sự sang trọng và chất đống đầy những quà cáp. Sự trang hoàng ấy có làm cho chúng ta suy nghĩ về cuộc đời làm người hay không?. Có thể rất nhiều người chúng ta sẽ hỏi rằng sao họ có thể giàu đến thế nhỉ?. Có anh chị em nào có con, có cháu nhỏ hằng năm dẫn các cháu đi xem nhà người ta trang hoàng đèn cho từng sáng tạo riêng của nhà họ hay không, nhất là dẫn chúng đến những khu nhà giàu?.
    **
    Mùa Giáng Sinh là mùa cho rất nhiều người giàu có đạo cũng như không có đạo, họ có thú vui được giăng đèn và trang trí nhà cửa. Họ thích thi đua nhau giăng đèn sao cho đẹp để được báo chí chụp hình và được bầu chọn chiếm giải danh dự nhất, nhì, ba cho mỗi năm. Hẳn đây là cái thú chơi vui nhất cho dân nhà giàu trong mùa Giáng Sinh. Thấy họ giàu quá làm cho những người bình thường như chúng tôi cũng phải suy nghĩ.
    –*–
    Nhìn người thì lại nghĩ đến ta, xem mùa Giáng Sinh này điều gì sẽ đem lại cho gia đình cái hạnh phúc giá trị và đúng nghĩa đây, vì hầu hết gia đình chúng ta cũng chẳng khấm khá gì. Nhưng có phải giá trị tinh thần và trong tâm hồn mới là cao quý hơn cả và làm sao đừng để cho ánh đèn màu lấp lánh giả tạo ấy nó thôi miên, nó làm cho cái tâm của chúng ta ngủ quên; không nghe được tiếng kêu gọi trong sa mạc của một Gioan Tẩy Giả, cố gắng đánh thức mọi người ra khỏi cơn mê hoặc của cuộc đời.
    **
    Con người thì luôn mải mê, chìm đắm với những thú vui rất trần tục, rất bề ngoài mà không có chiều sâu!?. Hỡi nhân loại con người hãy tỉnh thức để chuẩn bị chào đón một hài nhi sắp Giáng Sinh, đem lại cho nhân loại Ơn Cứu Độ mà chỉ có Đấng duy nhất ấy mới có thể ban cho con người được thôi!. Hỡi con người hãy thoát ra những cơn mê của tội lỗi, những hào nhoáng, những phô trương khoe khoang không cần thiết (nay còn mai mất ấy). Tất cả đã, đang và sẽ làm ích gì cho linh hồn sống đời của chúng ta chứ?.
    –*–
    Hỡi nhân loại con người hãy nhìn xem một Đấng có thể ban cho cả nhân loại sự sống sung mãn cùng hạnh phúc đích thực nhưng nếu con người vẫn mãi sống trong u mê tăm tối, vẫn không chịu sửa đổi bỏ đi con người xấu cũ thì hậu quả sẽ là vô cùng tệ hại.
    **
    Chúa Giêsu Giáng Sinh trong một Hang Đá bẩn thỉu và hôi tanh chẳng phải là để dạy cho con cái Ngài cách sống phô trương và vô nghĩa thế đâu nhưng là để Ngài dạy cho con người trần thế những ai muốn có hạnh phúc đích thực thì cần phải nên giống Ngài. Là học cách chia sẻ, thăm nom, sưởi ấm cùng cho những lời an ủi đến với những người nghèo khó sống ngoài xã hội. Tìm đến với những người đang gặp khó khăn, cô đơn và sầu khổ .
    **
    Nhân dịp Lễ Giáng Sinh sắp đến đây, chúng ta cũng nên bắt chước Chúa Giêsu Hài Đồng là sống khó nghèo để cùng nhau trải qua một mùa đông lạnh lẽo cay nghiệt này. Để chúng ta đón Chúa cách chân tình, thánh thiện và yêu thương là sự cho đi cách không tính toán. Cần nhất là cho yêu thương người trong gia đình của chúng ta mà trong năm đã thiếu quan tâm đến cùng những anh chị em bất hạnh đang sống ở chung quanh. Có thế Chúa Giêsu Hài Đồng Ngài sẽ chọn hạ sinh trong căn nhà tâm hồn của chúng ta như Ngài đã chọn sinh hạ trong hang đá của thành Bê-lem năm xưa. Amen.
     **
    Y tá con của Chúa,
    Tuyết Mai
    7 tháng 12, 2020
     

 

BỨC THƯ TÌNH -

 

  •  
    nguyenthi leyn
     
    Mon, Mar 1 at 12:08 AM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
     
    LÁ THƯ CỦA CHÚA GIÊSU.
    Một người phụ nữ nhận được một bức thư nội dung viết như sau: - Rose yêu quý, ngày mai ta muốn đến thăm con. Luôn yêu con. Ở dưới lá thư có ký tên là Giêsu.
     
    Đọc thư, Rose cảm thấy bối rối. Cô thầm nghĩ ‘Sao Đức Giêsu lại muốn tới thăm mình nhỉ. Mình chẳng có gì ngoài 5 đôla trong túi’. Trong cái lạnh thấu da thịt, cô mặc bộ đồ cũ đi ra phố để mua một ổ bánh mì và hộp sữa.
    Giữa dòng người vội vã, chợt cô thấy một người đàn ông vô gia cư ngồi trên vỉa hè. Dáng vẻ dơ bẩn, người đàn ông nhìn cô với ánh mắt thành khẩn và nói:
    - Xin cô rủ lòng thương, tôi không có nhà để về. Trời thì lạnh mà cái bụng của tôi thì trống rỗng. Nếu cô có thể giúp, tôi vô cùng cảm kích.
    Cô gái nói:
    - Thưa ông, cháu rất muốn giúp ông, nhưng hoàn cảnh cháu cũng rất nghèo. Tất cả những gì cháu có là chiếc bánh mì này. Cháu mua để tiếp một vị khách quan trọng sẽ tới vào ngày mai.
    Người đàn ông buồn rầu nói:
    - Vâng tôi hiểu mà. Chúc cô một buổi tối an lành.
    Cô ngập ngừng bước đi nhưng trong lòng cảm thấy day dứt.
    Chợt cô quay lại chỗ ông lão và nói:
    - Cháu có thể giúp ông. Xin ông hãy nhận lấy phần ăn này. Cháu sẽ tìm món khác để tiếp đãi vị khách của cháu.
    Ông lão tỏ vẻ chân thành nói:
    - Cảm ơn cô rất nhiều!
    Rồi cô cởi chiếc áo khoác của mình đưa cho ông lão:
    - Cháu hãy còn một chiếc áo khác ở nhà, vậy ông hãy mặc nó vào cho ấm.
    Về đến nhà, cô bắt đầu lo lắng, ngày mai không biết lấy gì để tiếp đãi vị khách đặc biệt. Bỗng cô thấy một lá thư khác ở dưới cánh cửa.
    Trong thư viết:
    - Rose yêu quý, ta rất vui khi được gặp con. Cảm ơn con rất nhiều vì bữa ăn ngon miệng và chiếc áo khoác thật ấm áp. Luôn yêu con. Dưới lá thư ký tên là Giêsu.
     
    Quý vị và các bạn thân mến,
    Lòng tốt chính là sẵn sàng giúp đỡ người khác ngay cả khi chính mình cũng đang thiếu thốn. Khi chia sẻ cho người khác một chiếc bánh nhỏ, một lời cảm thông yêu thương sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui tràn trề. Chính Chúa Giêsu đã từng khẳng định “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính. Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mt 10,40-42).
     
    Đôi lúc chúng ta đưa ra nhiều lý do để khỏi phải giúp đỡ người khác. Tôi có nhiều giới hạn, gia đình tôi đang gặp khó khăn làm sao có thể giúp đỡ người khác. Chúng ta không thể hiểu rằng, khi ta đặt cái ít ỏi vào bàn tay Chúa, thì Người sẽ nhân lên gấp bội. Chúa có đủ quyền năng để chăm sóc chúng ta, nhưng Người muốn chúng ta cộng tác với Người trong việc chuyển trao tình thương đến cho người khác, nhất là những người nghèo khổ, kẻ mồ côi, góa bụa. Người mong chúng ta trở thành khí cụ hữu ích để thực hiện kế hoạch cứu độ nhân loại. Người mời gọi chúng ta chia sẻ để thoát khỏi thói ích kỷ hẹp hòi.
    Đức Giêsu đã đến để phục vụ hơn là để được phục vụ, đến để hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x. Mt 20,28). Mỗi hành vi phục vụ của chúng ta phải mang dấu ấn của đức mến, nếu không đó chỉ phong trào hay một công tác xã hội. Phục vụ thì không đòi được đền đáp. Đã yêu thương thì không sợ phải mang thương tích.
     
    Ơn gọi của người Kitô hữu là ơn gọi nên thánh, nhưng không phải trong cái đơn nhất của mình mà trong sự tương giao với người khác.
    Trong tông huấn Hãy vui mừng và hân hoan, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định “Trái với chủ nghĩa tiêu thụ đang ngày càng phát triển vốn có xu hướng cô lập chúng ta trong một mong muốn tìm kiếm sự giàu có tách ra khỏi người khác, thì con đường thánh thiện của chúng ta chỉ có thể làm cho chúng ta ngày càng đồng hóa hơn nữa với lời cầu nguyện của Đức Giêsu “để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha” (Ga 17,21) (GE 146). Con người chúng ta dù tội lỗi bất toàn, Thiên Chúa vẫn không tách mình ra khỏi nhân loại, nhưng càng đến gần, cúi xuống phục vụ và trao ban chính mình để ở lại mãi với con người.
     
    CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:
    Lạy Chúa Giêsu nhân lành, mỗi ngày Chúa đều gửi cho chúng con một dòng tin nhắn để đến thăm chúng con, NHỜ ƠN CHÚA cho chúng con ân cần đón tiếp Chúa qua việc đón tiếp những người ANH EM xung quanh. Amen.
    Nt. M. Anh Thư, O.P.
    Nguồn: VRVA
    Edit: Ban Giá Trị - Kỹ Năng Sống (Trực thuộc Uỷ Ban Giáo Dục Công Giáo – Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
     
     

 

BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI - GIÁNG SINH CỦA CON TIM

GIÁNG SINH: MÙA CỦA CON TIM

Bạn có bao giờ tự hỏi — nếu bạn đang sống vào thời điểm Chúa Giêsu sinh ra — liệu bạn có biết, giống như những người chăn cừu và Các Hiền Sĩ ở Phương Đông, về sự kiện kỳ ​​lạ đang diễn ra ở thị trấn Bêlem không?

Nếu bạn cũng đã đến Bêlem để khai báo tên tuổi, bạn có nhận thấy rằng, giữa sự hối hả và nhộn nhịp của đám đông và nhu cầu cấp thiết của bạn, có điều gì bất thường xảy ra không?

Có lẽ tất cả chúng ta đều đã tự hỏi mình những câu hỏi này, nhưng liệu chúng ta có ý thức được sự ra đời của Đấng Mêsia được mong đợi nhiều vào thời điểm và địa điểm nào trong lịch sử hay không. Điều này thực sự không quan trọng. Điều quan trọng đối với chúng ta là bây giờ chúng ta có đang ý thức về sự sinh ra của tinh thần Chúa Kitô trong chúng ta không, sự hiện diện của Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu là hiện thân, trong mỗi con người, nam cũng như nữ và trẻ em không?

Cử hành sự ra đời của Chúa Giêsu vào lễ Giáng sinh một cách vô tâm và như thể đó là “chuyện của người khác” là bỏ mất toàn bộ sứ điệp về sự ra đời Ngài. Tất nhiên, chúng ta hãy cùng “Cả trái đất, hãy tung hô Thiên Chúa, đàn hát lên mừng Danh Thánh rạng ngời, nào dâng lời ca tụng tôn vinh!” (Thánh vịnh 66: 1) khi chúng ta kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Độ và là Người dẫn đường của chúng ta, và bằng mọi cách, chúng ta hãy giữ những đồ trang trí yêu dấu đặc trưng của Mùa Lễ, nhưng chúng ta cũng hãy lướt nhìn qua chúng để hiểu ra tất cả ý nghĩa của sự ra đời của Chúa Giêsu, đặc biệt là trong thế giới nội tâm suy nghĩ và cảm giác của chúng ta. Giáng sinh là một mùa lễ cần được tổ chức chừng nào nó vẫn còn ý nghĩa.

Tình yêu, hòa bình, niềm vui và thiện chí không chỉ dành cho một thời khắc nhất định nào đó trong năm.

Một số người sợ Giáng sinh sắp đến vì họ gắn kết nó với sự lo lắng, căng thẳng và chuẩn bị vào phút cuối. Một năm nọ, ngay sau khi mùa lễ kết thúc, tôi tình cờ nghe ai đó nói một cách nhẹ nhõm: “Cảm ơn Chúa, mọi chuyện đã kết thúc!” Bạn có thể đã nghe người khác nói: “Có điều năm nay tôi không lãnh nhận được tinh thần Giáng sinh”.

Nhưng làm thế nào để chúng ta bước vào tâm tình thực sự của Giáng sinh? Chúng ta phải loại bỏ mọi thứ có xu hướng can thiệp vào ý nghĩa thực sự của nó, và nhiều khi cảm xúc riêng tư của chúng ta cản đường. Chúng ta phải từ bỏ những gì thấp kém hơn – từ bỏ những yêu sách cá nhân của chính chúng ta hoặc của những người thân yêu của chúng ta – bất kể chúng có vẻ đòi hỏi như thế nào vào lúc này.

Khi chúng ta làm như vậy và nâng lòng lên với Thiên Chúa để ngợi khen và cảm tạ, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều phần thưởng phong phú của một lễ Giáng sinh đích thực. Mẹ Maria là một mẫu gương tuyệt vời về cung cách đi vào tinh thần Lễ Giáng sinh. Ngay cả trước khi trẻ Giêsu được sinh ra, Mẹ Maria đã nhận thức được hoàn cảnh tế nhị của mình với chồng là Thánh Giuse, và bằng cách nào đó, Mẹ biết rằng mọi thứ cuối cùng sẽ diễn ra một cách đáng ngưỡng mộ. Với lòng tin, sự khiêm nhường và lòng biết ơn, Mẹ tuyên bố: “Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” ( Lc 1: 46-47,49) 

Đối với những nhu cầu đặc biệt của chúng ta vào Lễ Giáng sinh hoặc bất kỳ lúc nào khác, chúng ta cũng có thể áp dụng một tâm tình tương tự. Chúng ta hãy làm theo sự cương quyết, lòng can đảm và sự hiểu biết của Mẹ Maria, vì Mẹ thực sự là người đầu tiên thực sự cử hành ngày sinh của Chúa Giêsu. 

Mùa lễ của chúng ta có thể kéo dài cả năm. Không phải bằng cách sử dụng chính xác các yếu tố truyền thống của mùa lễ mà bằng cách gạt bỏ bất cứ điều gì có thể gây phiền hà cho chúng ta vào lúc đó và hòa mình vào tất cả những gì mà Chúa Kitô ngự trong lòng chúng ta bày tỏ.

Những thách thức sẽ xảy đến trong năm tới. Chúng ta sẽ không ứng phó với những thách thức đó trong tinh thần Giáng sinh hay sao? Sự lạc quan, tình yêu và niềm tin vào việc làm đúng đắn sẽ thắng thế. Gợi lên ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm có thể là “một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân” (Lc 2:10) mà chúng ta luôn có thể đón nhận trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Cũng như các Nhà Thông Thái đến từ Phương Đông “họ mừng rỡ vô cùng” (Mt 2:10) khi tìm thấy Chúa Giêsu, chúng ta cũng vậy có thể tìm thấy niềm vui và sự sung mãn nơi Chúa Kitô mới sinh ra trong chúng ta suốt cả năm.

Chúng ta hãy suy nghĩ về sự sống thần lnh, vì Chúa Giêsu mới sinh ra biểu trưng cho ý tưởng này. “Ta là đường, là sự thật và là sự sống” (Gioan 14: 6), Chúa Giêsu nói với các môn đệ về sự kết thúc sứ vụ của Ngài trên trần gian. Đối mặt với nhu cầu chữa lành nơi bản thân hoặc nơi người khác, chúng ta thực sự có thể mừng sự sống nội tâm với niềm hân hoan giống như chúng ta mừng sự sống của Chúa Kitô đến trong thế gian và trong lương tâm của chúng ta vào dịp Giáng sinh.

Món quà của cuộc sống là liên tục và không thay đổi. Chúng ta có thể nhìn thấy nó trong Chúa Giêsu mới sinh ra vào lễ Giáng sinh hoặc trong chính chúng ta và những người thân yêu vào bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Sự chữa lành luôn có thể được thực hiện khi chúng ta ca tụng sự sống — sự sống nội tại của Chúa Kitô — ở đây và bây giờ.

Có lẽ chúng ta cảm thấy những rung động của tình yêu, của bình an và niềm vui trong mùa lễ nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Mọi người nói chung tử tế, lịch sự và tốt bụng hơn. Hầu như mọi người đều mỉm cười dễ dàng hơn; những nỗi đau và những tội lỗi trong quá khứ bị lãng quên. Và điều này nên xảy ra, vì rồi ra, chúng ta đang kỷ niệm sinh nhật của Hoàng tử Hòa bình.

Giờ đây, chúng ta có thể mang tinh thần thiện chí và thấu hiểu đó vào các mối tương quan của chúng ta suốt cả năm qua. Tại sao lại để cho những cảm xúc và tâm tình đó trở nên nguội lạnh khi năm mới bắt đầu? Chúng ta hãy ghi nhớ những cảm xúc và tâm tình đó, hồi sinh chúng và ghi nhận chúng trong tâm ý của chúng ta một cách không thể xóa nhòa để chúng có thể phục vụ chúng ta khi đường dây liên lạc của chúng ta với người khác cần được sửa chữa.

Khi mùa lễ kết thúc và khi chúng ta cất đồ trang trí đi, có lẽ sẽ hữu ích nếu bạn để một món đồ trang trí ra bên ngoài và đặt nó ở nơi có thể nhìn thấy. Nó sẽ nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa sâu sắc của mùa lễ. Một tấm thiệp, một vật trang trí trên cây Giáng Sinh, một bức tượng nhỏ, một ngọn nến — bất kỳ vật lưu niệm đặc biệt nào gần gũi với tâm hồn của chúng ta — rất có thể khiến chúng ta nhớ rằng sự ra đời của Chúa Giêsu một lần nữa diễn ra ở đây, trong chúng ta, với thông điệp rạng ngời về tình yêu, đức tin và bình an.

Đúng vậy, chúng ta có thể kỷ niệm sự ra đời của Chúa Kitô trong tâm hồn bất kỳ lúc nào trong năm. Giáng sinh dành cho tất cả các mùa, vì đó là mùa của con tim, của tâm hồn! [1]

 

Những câu chuyện của con tim, của tâm hồn

Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều câu chuyện cảm động từ chính những người xung quanh ta.

-Bạn quên bố mẹ nhưng bố mẹ thì không bao giờ quên bạn

Hôm nay tôi gặp một cụ già cầm chiếc điện thoại cũ đi sửa. Nhân viên cửa hàng sửa chữa đã nói với cụ chiếc điện thoại đó không bị hỏng. Cụ già bỗng òa khóc:

“Vậy tại sao con tôi lại không gọi điện cho tôi?”.

-Một bà lão đi xóa hộ khẩu cho người bạn đời mới qua đời của mình, bà nhẹ nhàng hỏi tôi:

“Cháu à, các cháu có thể đừng thu chứng minh thư của ông ấy được không. Thỉnh thoảng những lúc muốn nhìn ông ấy, bà có thể nhìn cái chứng minh thư này”.

Sau đó chúng tôi đã không thu mà chỉ cắt bỏ một góc chứng minh thư và đưa lại cho bà cụ

-Dù bận thế nào hãy luôn cố gắng về nhà ăn cơm

“Tối nay ăn cá rán, thịt hầm. Còn có cả đậu Hà Lan xào nữa …”.

“Tối nay anh không ăn cơm nhà đâu.”

“Ồ, thế à … Vậy anh chơi vui vẻ nhé”

-Hãy trân trọng người phụ nữ, người nguyện kết hôn cùng bạn để tạo lập một gia đình …

Từ khi cô ấy lấy tôi, cô ấy đã phải trải qua 3 lần phẫu thuật

Lần thứ nhất mổ đẻ đứa con đầu lòng. Lần thứ 2 mổ đẻ đứa con thứ 2. Lần thứ 3 mổ ung thư, lần đó mổ xong cô ấy đã không tỉnh lại nữa. Tôi nợ cô ấy, nhưng giờ đây không trả được nữa.

-Năm nay mẹ đã phải vào viện 6 lần, bây giờ nằm liệt trên giường bệnh, không nói được nữa.

Ngày ngày bố ngồi bên bóp chân bóp tay cho mẹ, dù mẹ không phản ứng gì nhưng bố vẫn kiên trì chờ đợi.

Bác sĩ nói mẹ rất khó có thể hồi phục, bố vẫn hàng ngày nói vào tai mẹ:

“Em hãy nhanh khỏe lại đi, sau này anh sẽ không đi làm gì nữa. Ngày ngày ở nhà nấu cơm cho em ăn, buổi tối chúng mình cùng đi bộ.”

-Tôi nghĩ, không rời xa chính là tình yêu đích thực.

Hôm nay trên tàu hỏa có 2 cụ bà ngồi cạnh tôi, một cụ đi tiễn một cụ còn lại. Hai cụ tay trong tay nói chuyện không ngừng. Tàu chuẩn bị chạy, một cụ xuống tàu và ngoái lại nói:

“Chị, hôm nay em 89, chị 90, đây là lần cuối cùng chị em mình gặp nhau.”

Lời nói rất chân thật của cụ bà nhưng làm mọi người nghe thấy đều thấy nhói lòng

-Trong chiến tranh thế giới thứ 2, một bé gái bị chôn sống, em đã nói với người lính của Đức quốc xã:

“Chú ơi, chú hãy chôn cháu nông nông một chút chú nhé, nếu không mai mẹ sẽ không tìm thấy cháu…”

Câu chuyện này đã được tái hiện lại trong bộ phim kinh điển “Bản danh sách Schindler.”

-Hy sinh vì tình yêu đó là điều cần phải trân trọng

Hồi mới yêu dù 2 đứa chưa có việc làm. Cô ấy đã ngày ngày cầm đồ ăn sáng đến cho tôi, cô ấy nói dối tôi là cô ấy đã ăn ở nhà rồi.

Rất nhiều năm sau tôi mới biết suốt thời gian đó ngày nào cô ấy cũng đến lớp với cái bụng trống không. Hiện nay cô ấy đã thành vợ của tôi.

“Lấy được cô ấy tôi như vớ được cục vàng”.

Hãy luôn nhớ rằng: phải quý trọng tất cả những người xung quanh ta, không nên để đến khi mất họ mới thấy hối hận, khi đó đã quá muộn…[2]

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển nghĩa và tổng hợp.

Chú thích:

[1] Luis Mora: https://www.unity.org/resources/articles/christmas-season-heart

[2] Quỳnh Chi / Đại Kỷ Nguyên

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts