10. Bức Thư Tình - Tâm Thư CHÚA Gửi

THƯ TÌNH CHÚA GỞI - CHÚC TỤNG CHÚA BA NGÔI

  • Kristie Phan
     
     
    Sat, May 29 at 9:20 PM
     
     
     
     
     
     CHÚC TỤNG THIÊN CHÚA BA NGÔI
     “Chúc tụng Chúa Cha,
    Chúa Con và Chúa Thánh Thần,
    Vì Chúa đã tỏ lòng từ bi đối với chúng ta.
     
        Đó là mở đầu thánh lễ mừng kính Chúa Ba Ngôi.  Các bản văn phụng vụ không nhằm giải thích tại sao một Thiên Chúa duy nhất mà lại có Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.  Mạc khải trọn vẹn về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi đã được hoàn tất nơi Chúa Giêsu Kitô, nhưng cả khi mạc khải cho các môn đệ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Giêsu cũng đã không giải thích tại sao Thiên Chúa duy nhất mà lại có Ba Ngôi.
        Chúa Giêsu đã mạc khải cho các tông đồ, nhất là trong bài diễn văn từ biệt dài trong bữa Tiệc Ly về sự hiện diện và tác động của từng ngôi: Cha, Con và Thánh Thần, và về mối tương quan hiệp nhất giữa Ba Ngôi mà không giải thích lý do tại sao.  Các tông đồ lúc đó cũng đã không thắc mắc tại sao như vậy, nhưng các ngài đã yêu mến, chấp nhận và sống mầu nhiệm với hết lòng chân thành.
     
    “Ta và Cha Ta, Chúng ta chỉ là một.  Ai tuân giữ giới răn Ta truyền thì Chúng ta sẽ đến ngự trong người đó.”  Trong Phúc âm thánh Gioan được dùng trong thánh lễ kính Chúa Trời Ba Ngôi là những lời của Chúa Giêsu mạc khải về mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa: Cha, Con và Thánh Thần.  Chúa Giêsu đã mạc khải cho các môn đệ như sau: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ chúng con không thể lĩnh hội được.  Khi Thần Chân Lý đến, Người sẽ dạy chúng con biết tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói như vậy và Người sẽ dạy bảo các con biết những việc tương lai.  Người sẽ làm vinh danh Thầy, vì Người đã lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con.  Tất cả những gì Cha có đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói là Người sẽ lãnh nhận nơi Thầy mà loan truyền cho các con.”
     
    Đó là những lời trích từ bài diễn văn dài được ghi lại nơi ba chương của Phúc âm thánh Gioan, từ chương XIV-XVI, trong đó mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi được Chúa Giêsu nhắc đến mà không giải thích cho các tông đồ.  Vấn đề quan trọng nhất không phải là biết hết tất cả mọi sự về Thiên Chúa mà là sống mầu nhiệm Thiên Chúa.  Sự hiểu biết của con người tuy có thể đạt được phần nào về Thiên Chúa nhưng không thể nào biết trọn được cả.
     
    Sự việc đã xảy ra cho thánh Augustinô khi thánh nhân suy nghĩ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi còn là một lời dạy cho chúng ta ngày nay.  Trí khôn con người hữu hạn làm sao có thể hiểu hoàn toàn về Thiên Chúa vô cùng, nếu muốn hiểu thì chẳng khác nào muốn đem nước của đại dương mênh mông mà đổ vào trong một lỗ nhỏ như trò đùa của em bé mà thánh Augustinô gặp nơi bờ biển.
       “Thầy con nhiều điều phải nói với chúng con, nhưng bây giờ chúng con không thể lĩnh hội được.  Khi Thần Chân Lý đến, Người sẽ dạy chúng con biết tất cả sự thật, Ngài sẽ đưa các con vào trong trọn cả sự thật.”  Mỗi ngày chúng ta cần lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa, cần được Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn chúng ta tiến sâu vào trong mầu nhiệm bao la của Thiên Chúa Ba Ngôi.  Đây là một sự khám phá vô cùng và mãi không bao giờ ngừng, cả cho đến khi chúng ta được đối diện với Thiên Chúa trong cõi đời đời.
       Mỗi ngày chúng ta càng được hướng dẫn hay để cho mình được hướng dẫn tiến sâu vào trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thì chúng ta càng trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức mến, càng được thần thiêng hóa trở nên giống Thiên Chúa hơn và đối xử với anh chị em xung quanh như chính Thiên Chúa muốn.
       Càng được thấm nhuần trong mầu nhiệm Thiên Chúa bằng đời sống cầu nguyện, kết hiệp thân tình với Thiên Chúa thì chúng ta càng có tâm hồn quảng đại, mở rộng đón nhận anh chị em xung quanh và phục vụ họ trong mọi hoàn cảnh cụ thể.  Đây là kinh nghiệm sống đức tin của những vị thánh mà không chứng minh hay giải thích nào của lý trí có thể đủ sức trình bày.
     
    Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần, mà dấu thánh giá chúng ta mang lấy hy sinh mình hàng ngày, trước mỗi công việc quan trọng ban cho chúng ta được mỗi ngày một tiến sâu vào trong mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, được ẩn mình trong Thiên Chúa, được biến đổi trong Thiên Chúa để sống trọn cuộc sống con người của mình trên trần gian này, và mãi mãi trong cõi vĩnh phúc mai sau.
     
    R. Veritas
    Trích trong “Mỗi Ngày Một Tin Vui”


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    Download all attachments as a zip file
    • image001.jpg
      134.9kB
    •  
      CHÚC TỤNG THIÊN CHÚA BA NGÔI.docx
      150.9kB
     

THƯ TÌNH-TÂM THƯ CHÚA GỞI-GM NĂNG -CN6PS-B

  •  
    Hong Nguyen
    BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI
     
    Sat, May 8 at 2:20 PM
     
     

    Chúa nhật 6 Phục sinh năm B (Ga 15,9-17) - Bạn hữu của Thầy

    Tin mừng: Ga 15,9-17

    9Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 

    11Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

    12Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.

    14Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

    16Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.

    17Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Suy niệm: Ðức Giêsu chính thức tuyên bố lệnh truyền của Ngài: “Hãy yêu thương nhau” - một tình yêu vô vị lợi vì yêu như chính mình.

    Yêu vô vị lợi nghĩa là yêu thương mà không đòi phải đáp trả, như Ðức Giêsu đã không nói: “Hãy yêu Thầy như Thầy đã yêu anh em” mà Ngài nói: “Hãy yêu nhau như Thầy yêu anh em”.

    Yêu như chính mình là tình yêu cao trọng nhất, là dám hy sinh mạng sống mình như Ðức Giêsu đã tự hiến vì chúng ta. Ðó là tình yêu đích thực mà Ðức Giêsu và mỗi người môn đệ của Ngài đều thực thi.

    Cầu nguyện và Sống Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương chúng con bằng tình yêu lớn lao nhất và Chúa cũng dạy chúng con phải biết yêu nhau như Chúa vậy.

    Tình yêu Chúa ban cho chúng con nhưng không; còn tình yêu của chúng con còn nhiều tính toán, nhỏ nhen, giả tạo. Chúng con chỉ dám cho đi những gì là dư thừa chứ chưa biết chia sẻ cả những điều mình quý trọng.

     *Nhờ ơn Chúa giúp chúng con quyết tâm sửa đổi lối sống của mình. Chúa đã Phục Sinh rồi, mỗi người chúng con cũng phải đổi mới chính mình để cũng được sống lại thật với Chúa trong tâm hồn. Amen.

    Ghi nhớ: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

THƯ TÌNH - TÂM THƯ CHÚA GỞI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, May 1 at 1:39 AM
     
     
     
     
     


    Ảnh cùng dòng


     

    Làm những việc lớn hơn nữa 

    NẾU ANH EM BIẾT THẦY, ANH EM CŨNG BIẾT CHA THẦY

    (1.5.2021 – Thứ bảy Tuần 4 Phục sinh)

     

    LỜI CHÚA: Ga 14, 7-14

    7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.” 8 Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”9 Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: “Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”?10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.11 Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.

    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ

    Sau khi ông Tôma hỏi Thầy Giêsu về đường (Ga 14, 5),
    thì ông Philípphê lại xin Thầy cho các môn đệ thấy Chúa Cha (c. 8).
    Không rõ Philípphê muốn thấy Thiên Chúa theo kiểu nào,
    bởi lẽ theo niềm tin chung của người Do-thái
    không ai thấy Thiên Chúa chí thánh mà sau đó còn sống được (x. Xh 33, 20).
    Dù sao khát vọng được thấy Thiên Chúa là ước mơ chính đáng.
    Thiên Chúa đã thỏa mãn ước mơ mà Ngài đã đặt vào lòng con người.
    Nơi Đức Giêsu, là Ngôi Lời nhập thể và là Con Thiên Chúa,
    chúng ta có thể thấy được Thiên Chúa bằng mắt phàm.
    “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (c. 9).
    Nhìn ngắm khuôn mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
    chúng ta chẳng những không phải chết, nhưng được sống.

    Theo quan niệm của người Do-thái,
    sứ giả là đại diện trọn vẹn cho người sai mình.
    Đức Giêsu đã là sứ giả cho Cha một cách tuyệt vời.
    Ngài là một với Thiên Chúa, Đấng sai Ngài :
    “Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy” (c. 11).
    Các lời Ngài nói, Ngài không tự mình nói.
    Các việc Ngài làm, Ngài không tự mình làm.
    “Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy,
    chính Người làm những việc của mình” (c. 10).
    Nhìn những việc Đức Giêsu làm, chúng ta nhận ra đó là việc của Cha.
    Cha làm việc của Cha qua Con của mình là Đức Giêsu.

    “Ai tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm.
    Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa,
    bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12).
    Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng.
    Đức Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang.
    Khi tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế,
    chúng ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm :
    trừ quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40).
    Và như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay
    là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.

    Hãy mạnh dạn nhân danh Đức Giêsu mà xin,
    vì biết thế nào Ngài cũng làm cho người gắn bó với Ngài.
    Tất cả để Cha được tôn vinh nơi Con (c. 14).

    LỜI NGUYỆN 

    Lạy Chúa Giêsu,
    xin cho con biết con,
    xin cho con biết Chúa.

    Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
    quên đi chính bản thân,
    yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.

    Xin cho con biết tự hạ,
    biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.

    Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
    Ước gì con biết nhận từ Chúa
    tất cả những gì xảy đến cho con
    và biết chọn theo chân Chúa luôn.

    Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
    Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
    NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, để con QUYẾT TÂM TÌM thấy Chúa.
    Và ĐƯỢC hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.

    Thánh Âu Tinh

    Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

    Chia sẻ
     

 

THƯ TÌNH - TÂM THƯ CHÚA GỞI - CN6PS-B

YÊU THƯƠNG NHAU

CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH. B

 

(Ga 15, 9-17)

 Các con tuân lệnh Thầy truyền,

Như Cha yêu mến, lời nguyền sắt son.

Thầy hằng thương mến các con,

Thực hành ý Chúa, vẹn tròn tin yêu.

Vững tin tuân giữ mọi điều,

Cha Thầy ưu ái, thiên triều chốn đây,

Chính Thầy vâng lệnh Cha Thầy,

Niềm vui chan chứa, đong đầy tâm can.

Các con yêu mến thiên nhan,

Vì Thầy thí mạng, thế gian tội tình.

Tình yêu bạn hữu sinh linh,

Không còn tôi tớ, coi khinh chối từ.

Ơn Thầy chọn gọi riêng tư,

Sai làm nhân chứng, anh thư giữa đời.

Sinh hoa kết trái mọi thời,

Yêu thương thông cảm, mọi người anh em.

 

Đây là lệnh truyền của Thầy:“Các con hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến các con.” Bất cứ ai không yêu sẽ không biết Chúa, vì Chúa là tình yêu. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về tình yêu. Tình yêu hôn nhân, tình yêu gia đình, tình yêu giữa cha mẹ và con cái, tình yêu giữa anh chị em, tình yêu trai gái và tình yêu bạn bè…. Hơn nữa chúng ta có tình yêu giáo hội, yêu tổ quốc và tình yêu tha nhân.

Một đặc điểm của tình yêu là hy sinh và cho đi. Chúa yêu thương chúng ta, Ngài đã cho đi tất cả và cho cả mạng sống. Cho đi tới giọt máu cuối cùng. Tình yêu của Chúa là tình yêu vô điều kiện. Làm sao chúng ta có thể đáp trả tình yêu của Chúa. Chúa truyền cho chúng ta là hãy yêu nhau.  Trong đời sống hằng ngày, vợ chồng yêu nhau, hy sinh cho nhau, nhường nhịn và kính trọng nhau. Con cái yêu thương cha mẹ. Yêu cha mẹ thì chúng ta phải thông cảm cho những nỗi khổ tâm của cha mẹ. Yêu tha nhân thì nâng đỡ và chia gánh nặng với họ cả tinh thần lẫn vật chất.

Yêu là cho đi. Cho đi qua ước muốn với những ý hướng tốt. Cho đi qua thái độ, cử chỉ và cách thế giao tiếp. Hãy cho đi những thái độ tự nhiên, cởi mở và khiêm tốn. Có thể trao cho nhau một nụ cười, một cái nhìn thông cảm và một câu chào hỏi lễ phép. Đó cũng là biểu tỏ của tình yêu. Truyện kể có một ông lính già xấu xí vì bị thương tích. Không ai muốn làm bạn với ông. Khi chết, ông còn để lại một di chúc. Xin trao tất cả số tiền ông có cho một em bé gái, vì ông viết rằng cả đời ông đã không nhận được món qùa nào qúy trọng bằng nụ cười thông cảm của một em bé gái. 

Tình yêu Chúa cao vời và bao la như biển khơi. Chúng ta được ngụp lặn trong tình yêu của Chúa, trong khi tình yêu của chúng ta lại ích kỷ và hẹp hòi. Chúng ta bị giới hạn và còn so đo tính toán hơn thiệt trong tình yêu đối với tha nhân. Không dễ để hy sinh và cho đi nếu tình yêu không được đáp trả. Chúng ta luôn muốn rằng dù tình yêu nào đi nữa cũng cần có qua có lại. 

Tình yêu của Thiên Chúa đôi khi là tình đơn phương. Chúa luôn kiên trung trong tình yêu với con người, nhưng con người đã nhiều lần ngoại tình và đã phản bội tình yêu. Chúa Giêsu nói rằng: Không có tình yêu nào cao qúi hơn mối tình của người dám thí mạng vì bạn hữu. Chúa nói và Chúa đã thực hiện. 

Thánh Maximilien Kolbe là mẫu gương. Ngài là một tù phạm của Phátxít Đức. Theo luật, khi có một người trốn trại, 10 người khác phải chết thế. Họ đọc danh sách 10 người. Trong đó có một người đàn ông, cha của một gia đình có tên trong danh sách phải chết. Vợ con ông khóc lóc thảm thiết. Cha Kolbe giơ tay chịu chết thế cho người bạn tù. 

Tình yêu là thế. Chỉ có tình yêu mới lấp được hận thù, tình yêu này phản ảnh tình yêu của Chúa Kitô. Lạy Chúa, xin tình yêu của Chúa thấm nhập vào tâm hồn chúng con, để chúng con cùng chia xẻ tình yêu với anh em chúng con.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 5 Phục Sinh B

Video Player
 
00:00
 
20:07
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

BỨC THƯ TINH-TÂM THƯ CHÚA GỞI

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Apr 29 at 2:24 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NHƯ CÂY LIỀN CÀNH

    Chúa Nhật 5 Phục Sinh năm B : Ga 15, 1-8 

     

    Suy niệm

    Với Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào mối tương quan thân thương với Ngài như là mục tử với đàn chiên. Chúa Nhật 5 Phục Sinh này, Chúa muốn chúng ta đi vào một mối tương quan sâu đậm hơn nữa với Ngài qua hình ảnh cây nho và cành nho.

     

    Nhiều lần Cựu Ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa. Và thường thì những hình ảnh đó luôn đi liền với những lời khiển trách: “Ta trồng ngươi như cây nho sai trái, được tuyển lựa giống tốt, sao ngươi lại trở thành cây nho dại” (Gr 2, 21).

     

    Hôm nay, Đức Giêsu tự nhận mình là cây nho thật và Chúa Cha là người trồng nho, tất cả chúng ta là những cành nho. Như cành nho được thông phần sự sống khi gắn liền với thân nho, người tín hữu cũng nhờ gắn bó với Đức Kitô mà được thông dự vào sự sống của chính Thiên Chúa. Vì thế, “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em”. Lời mời gọi lặp lại nhiều lần gần như nài van, nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thực hiện sự kết hợp thâm sâu này với Chúa?

     

    Đức Giêsu cũng cho ta biết là bằng cách để cho “Lời Thầy ở lại trong anh em”. Thực tế là khi sống trong Đức Kitô, ta được nuôi dưỡng bằng Lời Ngài, bằng tình yêu và ân sủng của Ngài, bằng chính Thánh Thể Ngài. Tuy nhiên, bản thân ta không phải lúc nào cũng có thể tiếp nhận dồi dào sự sống của Đức Kitô. Phận người yếu đuối mỏng manh, và ma quỉ không ngừng gieo rắc những xấu xa trong tâm tưởng, là những con sâu đục khoét làm cho cành cây bị thương tổn. Những con sâu của sự ích kỷ, kiêu căng, ghen ghét, hận thù… Ơn Chúa như nhựa sống của thân cây vẫn đổ đầy, nhưng tâm hồn ta có thể bị chặn đứng vì thiếu khả năng đón nhận. Cần nhận ra tình trạng của mình và tìm cách tẩy sạch những mầm bệnh đang khống chế bản thân.

     

    Có thể cành lá không bị sâu xia mà lại mọc ra rất um tùm. Xem ra cây rất xanh tươi, chỉ có điều là cây không sinh trái. Muốn cây có trái, người trồng nho phải cắt tỉa lá cành. Việc cắt tỉa làm cho dòng nhựa không bị phân tán, nhưng tập trung vào cho hoa sung sức, cho quả đầy đặn. Có cành đã sinh trái, nhưng cần phải cắt tỉa để sinh trái nhiều hơn. Chúa Cha nhắm tới việc sinh trái dồi dào, nên Người cắt tỉa những rườm rà đang xâm chiếm các năng lực của chúng ta một cách vô ích. Khi đó, chắc chắn có đau đớn, có gian nan khốn khó. Nhưng làm sao tránh khỏi hy sinh khi muốn bước theo Đức Kitô và ở lại trong Ngài?

     

    Ở lại trong Chúa không phải là lối nói văn chương, nhưng là một thực tại của hai trái tim hòa nhịp trong yêu thương và tự hiến cho nhau. Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta cũng phải chia sẻ thập giá của Chúa. Chính Ngài cũng được Chúa Cha cắt tỉa qua khổ đau và cái chết để đem lại hoa quả là ơn cứu độ cho con người. Chúng ta cần để Chúa Cha cắt tỉa sự rườm rà của những kiểu sống hình thức và háo hức bên ngoài, những um tùm của lòng tự ái, của bệnh sĩ diện, bệnh thành tích, tính phô trương và háo danh... Chúa để ta gặp những gian nan, lầm than, đau khổ… như một cách thức thanh luyện. Những lúc như thế, ta càng cần ở lại trong Chúa bằng chìm sâu trong cầu nguyện, bằng việc chu toàn mọi việc với lòng yêu mến cao độ.

     

    Nỗ lực ý chí sẽ không tới đâu nếu thiếu một tình yêu sâu đậm. Tình yêu làm cho người ta ở trong nhau, làm cho ta ở trong Chúa và Chúa ở trong ta. Chính Chúa mới làm phát sinh nơi ta những hoa trái thánh thiện. Vinh quang của Thiên Chúa là chúng ta sinh nhiều hoa trái. Thất bại của Thiên Chúa là sự cằn cỗi của chúng ta. Không hề có sự xung đột giữa vinh quang Thiên Chúa và sự sống phong phú của con người.

     

    Chỉ trong Chúa, đời ta mới triển nở dồi dào. Một sự độc lập khờ khạo sẽ dẫn đến héo khô và tàn úa. Bất cứ sự toan tính nào nhằm đạt tới kết quả mà không cần tới sự hiệp thông với Chúa đều là một thất bại, “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”. 

     

    Cầu nguyện

     

    Lạy Chúa Giêsu! Có những cành nho đầy hoa trái, là nhờ sức sống của thân cây mang lại, và cành phải gắn chặt với cây, để đón nhận dòng nhựa sống tràn đầy.

     

    Cuộc đời con cũng phải y như vậy,
    luôn ở lại trong Chúa mỗi phút giây,
    để tiếp nhận sự sống Chúa hằng tuôn chảy,
    hầu sinh hoa và kết trái mỗi ngày.

     

    Nhưng ở lại trong Chúa không phải dễ,
    vì đời con hay mải mê sự thế,
    tính con hay lỗi ước quên thề,
    những lời Chúa dạy dễ bỏ bê.

     

    Nhưng con biết xa rời Chúa,
    là đời con sẽ héo úa khô cằn,
    chẳng còn mong tươi tốt và triển nở,
    mọi cái sẽ dang dở khó mà thành.

     

    Xin cho con luôn bám chặt vào Chúa,
    dù nhiều khi bị cắt tỉa đau thương,
    bởi đời con có những thứ tầm thường,
    vẫn đeo bám làm năng lượng bị hao tổn,
    có những bôn chôn như cành lá rườm rà,
    khiến cây đời con không sinh hoa kết trái.

     

    Chúa vẫn mong có từng mùa thu hái,
    có nhiều hoa trái con cống hiến cho đời,
    xin cho con ở lại trong Chúa không ngơi,
    để đón nhận dòng nhựa nguyên tươi mới,
    là sự sống Chúa Phục Sinh vẫn rạng ngời,
    phát sinh ơn cứu độ muôn đời cho nhân thế. 
    Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên