10. Bức Thư Tình - Tâm Thư CHÚA Gửi

TÂM THƯ CHÚA GỞI - TA SẼ SAI AI ĐÂY?TRUYỀN GIÁO - CN29TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Oct 16 at 1:33 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TA SẼ SAI AI ĐÂY?

    Chúa Nhật 29 Truyền Giáo : Mt 28,16-20

     

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

    Truyền giáo là một mệnh lệnh và là một ước mơ của Đức Kitô Phục Sinh: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy”. Đó là sứ mạng của toàn thể Giáo hội. Đó là sứ mạng cao cả nhất của mỗi người Kitô hữu mà chúng ta đã lãnh nhận khi chịu phép Rửa tội, đặc biệt từ khi chịu phép Thêm sức.

     

    Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2020, năm được ghi dấu bởi những đau khổ và thách đố do đại dịch Covid-19 gây ra, qua đó Đức Thánh Cha Phanxicô tìm thấy con đường truyền giáo của Giáo Hội trong ơn gọi của tiên tri Isaia: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Ngài cho biết đó là câu trả lời luôn luôn mới trước câu hỏi của Chúa: “Ta sẽ sai ai đây?” (Is 6, 8). Lời kêu gọi này xuất phát từ con tim của Thiên Chúa, từ lòng thương xót của Người, chất vấn cả Giáo hội và nhân loại trong cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay.

     

    Đứng trước cơn dịch toàn cầu, cùng với những thiên tai kinh khủng ở vài quốc gia, cũng như đại họa chiến tranh đang lăm le xảy ra do chủ nghĩa bá quyền đang bành trướng, nên Đức Phanxicô nói: “Chúng ta thực sự hoảng sợ, mất phương hướng và khiếp đảm. Đau đớn và cái chết làm cho chúng ta cảm nghiệm sự yếu đuối của con người; nhưng đồng thời nhắc nhở chúng ta về một khát vọng mạnh mẽ về sự sống và về việc được giải thoát khỏi sự dữ. Trong bối cảnh này, lời mời gọi loan báo Tin Mừng, lời mời ra khỏi chính mình vì tình yêu Thiên Chúa và người lân cận được trình bày như một cơ hội để chia sẻ, phục vụ và cầu bầu. Sứ vụ mà Thiên Chúa giao phó cho mỗi người đi từ cái tôi sợ hãi và khép kín đến cái tôi được tìm thấy, và đổi mới từ chính việc trao ban chính mình cho người khác”.

     

    Đây là điều mà không phải người Kitô hữu nào cũng cảm nhận và ý thức đáp trả bằng sự dấn thân cho sứ vụ, nhưng chỉ những ai sống mối tương quan tình yêu cá nhân với Chúa Giêsu, Đấng đang hiện diện sống động trong Giáo hội. Do đó, Đức Thánh Cha gợi lên những điều mà chúng ta phải tự hỏi chính mình xem: Tôi có sẵn sàng để đón nhận sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của mình chưa? Tôi có sẵn sàng lắng nghe lời kêu gọi loan báo Tin Mừng trong đời sống hôn nhân, trong đời sống thánh hiến hay đời sống linh mục, và trong đời sống hàng ngày chưa? Tôi có sẵn lòng để được sai đi khắp nơi để làm chứng cho đức tin của mình vào Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót chưa? Tôi có như Đức Maria, sẵn sàng phục vụ ý muốn của Thiên Chúa chưa? (Lc 1,38).

     

    Chính trong bối cảnh của thế giới hôm nay mà Chúa hỏi mỗi người chúng ta: Ta sẽ sai ai đây? Chắc chắn Chúa đang chờ đợi câu trả lời một cách quảng đại và nhiệt tình của mỗi Kitô hữu: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Hãy cảm nhận nỗi khát khao và mong chờ của Thiên Chúa, Đấng vẫn đau nỗi đau của nhân loại chúng ta, đang mong muốn chúng ta hãy sẵn sàng làm chứng cho ​​tình yêu cứu độ của Ngài, để qua đó, Ngài giải thoát thế giới khỏi sự ác, tội lỗi và cái chết (Mt 9,35-38; Lc 10,1-12).

     

    Cuối sứ điệp, Đức Thánh Cha nêu lên rằng: “Cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo cũng có nghĩa là tái khẳng định cách cầu nguyện, suy tư và giúp đỡ vật chất cho công cuộc loan báo Tin Mừng; là cơ hội để tích cực tham gia vào sứ mạng của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Người”. Chúng ta hãy lấy làm vinh dự được cộng tác vào sứ mạng cao quý này, đừng để mình sống đạo một cách bâng quơ hay bị cứng đọng vào những hình thức đạo đức hằng ngày, mà cần khám phá ra ý nghĩa của biến cố trong thế giới hôm nay, như một dấu chỉ của thời điềm. Hãy để trái tim mình được thúc bách bởi tình yêu mến Chúa và tha nhân, cũng như được thúc giục bởi Chúa Thánh Thần để góp phần xây dựng nước Chúa một cách mới mẻ trong ơn gọi của mình.

     

    Cầu nguyện

     

    Lạy Chúa Giêsu!
    Truyền giáo là nhiệm vụ cấp thiết,
    là sứ vụ của cuộc đời Kitô hữu.

     

    Có biết bao người đang tìm Chúa,
    đang khao khát được gặp Chúa,
    đang mong nghe được Lời Chúa,
    đang muốn thấy Chúa qua chúng con.

     

    Trước tiên xin cho con biết cầu nguyện,
    để có nhiều tâm hồn quảng đại
    dám hiến thân phụng sự Chúa,
    và nhiều người nhận được ơn hoán cải.

     

    Xin cho con biết hăm hở và niềm nở,
    đến gặp gỡ với mọi người xung quanh,
    với thái độ chân thành và thương mến,
    sẵn sàng phục vụ và đồng hành chia sẻ,
    tạo an vui và mới mẻ trong tình người.

     

    Nhưng Lạy Chúa!
    Đến với mọi người thật không dễ,
    vì trong một xã hội vô thần và duy vật,
    có nhiều cách biệt trong tâm tưởng,
    với quan niệm và lối sống trái ngược.

     

    Nhưng xin cho con cứ dấn thân,
    cứ nhiệt tâm ân cần với sứ vụ,
    vì kết quả là tùy thuộc vào Chúa.

     

    Con cảm thấy như Chúa đang than thở:
    “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít...”
    và con biết Chúa cũng đang kiếm tìm người,
    Này con mạo muội chân tình thưa với Chúa:
    “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con”. Amen.

     

     

    ĐẠO VÀ ĐỜI

    Chúa Nhật 29 Thường Niên năm A : Mt 22, 15-21

     

    Cầu nguyện

     

    Người Do Thái thời Đức Giêsu sống dưới ách thống trị của đế quốc La mã, nên bị buộc phải nộp thuế cho La mã. Thế nhưng có hai thái độ khác nhau: những người thuộc phái Sađốc và Hêrôđê theo phe đế quốc nên ủng hộ việc nộp thuế, còn những người biệt phái và nhóm Zelot thì chống lại việc nộp thuế. Nói chung, người Do Thái không muốn nộp thuế vì lý do tín ngưỡng. Họ là quốc gia thần quyền, ý thức mình là dân Thiên Chúa, nên nộp thuế cho bất cứ vua trần gian nào đều là phủ nhận và xúc phạm đến vương quyền của Thiên Chúa. Dù hai lập trường chống chọi nhau, thế nhưng phái Pharisêu và phe Hêrôđê lại cấu kết với nhau để tấn công Đức Giêsu. Họ căm tức về việc Ngài đã vạch trần mặt nạ của họ, đặc biệt là ám chỉ họ qua hai dụ ngôn những tá điền gian ác, và những khách dự tiệc từ chối lời mời.

     

    Chờ cơ hội đến, họ đưa Ngài vào bẫy với câu hỏi: “Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?”. Trả lời không là chống lại đế quốc, mà trả có là phản quốc. Trước hai gọng kềm đều xiết chặt, Đức Giêsu khó lòng tránh thoát. Ngài thấy rõ thủ đoạn nham hiểm của họ, và yêu cầu cho xem đồng tiền nộp thuế. Khi biết hình và danh hiệu trên đồng tiền là của Xêda, Ngài liền nói:“Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Một câu nói làm cho các đối thủ hoàn toàn bất ngờ và chưng hửng.

     

    Của Xêda, trả về Xêda: Đây là một sự kiện thực tế bởi vì họ tiêu dùng tiền Rôma thì phải đóng thuế cho Rôma. Quyền lợi đi liền với nghĩa vụ. Nộp thuế cho Xêda không phải là một hành vi phạm thánh như nhóm biệt phái cố tình dàn dựng, nhưng là một hành động hợp lý với những ai có ý thức xã hội.

     

    Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa: Phe Hêrôđê tưởng đã chụp mũ được Đức Giêsu ở góc độ chính trị, nhưng lại thất bại, vì Ngài khẳng định mình trong cương vị tôn giáo. Vượt trên sự bắt bẻ của kẻ thù, Chúa Giêsu còn mời gọi họ ý thức tới trách nhiệm tôn giáo, là không được xâm phạm những gì thuộc về Thiên Chúa.

     

    Chúng ta nghĩ xem cái gì thuộc về Thiên Chúa? Có gì không là thụ tạo của Ngài? Phải trả lại cho Xêda đồng tiền mang hình và tên ông, thì cũng phải trả lại cho Thiên Chúa những gì mang hình hài và dấu ấn của Ngài. Không phải con người đã được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa sao? (x. St 1,26). Không phải cả vũ trụ đều ghi khắc dấu ấn của Ngài sao? Nào là trời đất, rừng núi, sông biển, khí hậu, tài nguyên và muôn sinh vật… Hơn nữa, mọi quyền bính đạo đời không phải từ Trời ban xuống sao? (x. Ga 19, 11).

     

    Con người là người con của Thiên Chúa chứ không phải là con của bất cứ chế độ hay xã hội nào. Phải phân biệt đạo đời trong những lãnh vực tổ chức và làm việc, nhưng không thể phân con người ra làm nửa đạo nửa đời. Phân ra như vậy sẽ thành ra nửa người nửa ngợm, nửa đười ươi. Con người là duy nhất được dựng nên cho Thiên Chúa. Chỉ một mình Thiên Chúa là Chủ tế tối cao, ngoài Ngài ra không có Chúa nào khác (x. Is 45, 6). Chúng ta vừa có bổn phận công dân trần thế, vừa có bổn phận công dân Nước Trời. Mỗi người đều có những bổn phận phải thi hành, nhưng mọi bổn phận đều qui về chính Thiên Chúa là cùng đích của đời mình. Chúng ta góp phần xây dựng xã hội vì muốn góp phần với Chúa để làm cho nó mỗi ngày nên tốt đẹp hơn theo ý Ngài.

     

    Lịch sử Giáo hội cho thấy, trong thời bình cũng như thời chiến, những Kitô hữu nhiệt thành bao giờ cũng là những công dân tốt. Họ sẵn sàng chấp nhận mọi khổ đau, và ngay cả cái chết để trung thành với Thiên Chúa và tổ quốc. Có thể nói rằng chỉ có một bổn phận duy nhất là làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng bao trùm trong mọi lãnh vực của nhân loại. Vì muốn đẹp lòng Chúa mà ta muốn sống đẹp mọi tương quan trong cuộc đời mình. Bởi vì đạo chỉ đẹp hơn khi ở trong đời, và đời chỉ tốt hơn khi ở trong đạo. Chúng ta tích cực góp phần xây dựng đời này, nhưng luôn với tư cách là con cái Thiên Chúa.

     

    Cầu nguyện

    Lạy Chúa!
    Chẳng ai mà không theo một đạo nào,
    cho dù không có một niềm tin tôn giáo,
    thì vẫn có biết bao nhiêu là tín ngưỡng,
    như cột trụ nâng đỡ trong đời thường.

     

    Chúa đã đặt để một dấu ấn không phai,
    trong tâm khảm của con người mọi thời đại,
    một khát vọng vô biên là chính Chúa,
    nên ai cũng u hoài và khắc khoải khôn nguôi.

     

    Nhưng cảm thức tôn giáo vẫn thiên về tình cảm,
    ít để tâm suy xét và tìm hiểu điều mình tin,
    dễ dàng chấp nhận những hình thái hỗn độn,
    những điều lộn xộn mập mờ và mê tín dị đoan.

     

    Xem ra dân chúng thường hiểu cách đơn giản,
    các tôn giáo như là một lối sống nhân bản,
    chỉ liên quan đến vấn đề luân lý đơn thuần,
    nên quan niệm đạo nào cũng tốt như nhau,

     

    Nhận thức trên có thể gây nhiều cản trở,
    khiến người ta khó lòng mà cởi mở,
    để đón nhận một Thiên Chúa vô bờ,
    Đấng mà trước tiên phải được tôn thờ.

     

    Nhưng con tin Thánh Thần luôn hoạt động,
    trong các truyền thống văn hóa và tôn giáo,
    làm nảy sinh lý tưởng sống thanh cao,
    để nhân loại đi vào đời sống mới.

     

    Tuy nhiên có điều thật gai chướng,
    là thứ tôn giáo tôn thờ ngẫu tượng,
    từ đó mà tiền bạc đã thành ông thần tài,
    và vị lãnh tụ lên tượng đài làm ông chúa mới,
    xem ra như một hình thức đối kháng,
    cũng làm cho nhiều người mê sảng chạy theo.

     

    Những đối kháng đó xem ra cũng cần thiết,
    để chúng con nhận biết đâu là chính lộ,
    ai là người tỉnh ngộ hay vô độ mê lầm,
    cũng là một cách thanh lọc bản thân con,
    khỏi lối sống bị bào mòn theo thế tục.

     

    NHỜ ƠN CHÚA, con vững vàng luôn trong Chúa,
    sống sáng ngời lòng tin mến cậy trông,
    để sức sống linh thiêng và Tin Mừng của Chúa,
    thấm nhập vào đời và biến đổi lòng người. Amen.

     

    Lm. Thái Nguyên

     
     

THƯ TÌNH CHÚA GỞI -

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    11.10.20 CHÚA NHẬT TUẦN 28 TN – A

    Mt 22,1-14

    NƯỚC TRỜI CHO KHÔNG CHỨ KHÔNG RẺ TIỀN

     

     

     

    “Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?” (Mt 22,12)

    Suy niệm/SỐNG`: Lời rao giảng Nước Trời là điều cốt lõi trong sứ vụ của Chúa Giê-su. Ngài được sai đến trần gian “cốt là để làm việc đó” (Lc 4,43) dù phải trả giá đắt nhất là cái chết trên thập giá.

    Qua dụ ngôn tiệc cưới, Chúa Giê-su mạc khải mầu nhiệm Nước Trời là một hồng ân được Chúa ban không và cho mọi người không trừ ai. Thật vậy, Nước Trời giống như một bữa tiệc mà Thiên Chúa, vị chủ tiệc, mời gọi mọi hạng người đến dự. Không phải do công trạng hay vì họ xứng đáng, mà hoàn toàn do tấm lòng của chủ tiệc.

    Tuy nhiên, nút thắt của câu chuyện nằm ở chỗ có một người bị loại ra ngoài vì không mặc y phục lễ cưới! Tiệc cưới Nước Trời là một hồng ân ban không cho hết thảy mọi người; nhưng không hề rẻ tiền, xoàng xĩnh. Khách dự tiệc cần có sự chuẩn bị xứng hợp, thái độ trân trọng và tâm tình khát khao.

    Mời Bạn CHIA SE: Mong muốn một tôn giáo ‘dễ dãi’, đó là cơn cám dỗ tinh vi luôn rình rập tín hữu ở mọi nơi mọi thời. Bấy giờ, người ta theo Chúa Giê-su mà không có thập giá, tìm kiếm ơn cứu độ mà không cần cam kết hay dấn thân.

    *Bạn được mời gọi vượt quá não trạng này để bước theo Thầy Chí Thánh cách chân thực hơn. Nước Trời luôn rộng mở, nhưng bạn đừng quên ‘mặc y phục lễ cưới’!

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày, tôi tập hy sinh hãm mình và làm một việc bác ái để cảm nếm niềm vui Nước Trời.

    CẦU NGUYỆN BỘC PHÁT: NÓI : NÓI CHUYỆN, TÂM SỰ VỚI CHÚA NHƯ NGƯỜI BẠN VỚI CẢ TẤM LÒNG.

BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI - ĐỨNG GẦN THẬP GIÁ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Sep 15 at 1:27 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Đứng gần thập giá.

    15/09 – Thứ Ba tuần 24 thường niên – Đức Mẹ sầu bi. Lễ nhớ.

    "Bà mẹ hiền nhìn xem nỗi khổ hình của người con chí thánh mà đau lòng thổn thức tâm can"

     

    Đức Maria đã hiệp thông sâu xa với cuộc thương khó của Chúa Con. Vì thế, Mẹ cũng được liên kết một cách độc nhất vô nhị với cuộc phục sinh của Người. Chính vì thế, sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá, chúng ta mừng lễ Đức Maria cùng chia sẻ cuộc thương khó của Đức Giêsu.

    Lễ này nhắc cho chúng ta nhớ rằng: dưới chân thánh giá, tình mẫu tử của Đức Maria đã trải rộng ra khắp Thân Thể nhiệm mầu của Chúa Kitô, tức là Hội Thánh.

     

    PHÚC ÂM: Ga. 19, 25-27

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ ông Cơ-lô-pát, và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: "Thưa Bà, này là Con Bà". Rồi Người lại nói với môn đệ: "Này là Mẹ con". Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình.

    Đó là lời Chúa.

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    SUY NIỆM 1: Đứng gần thập giá

    Suy niệm :

    Chúng ta thường suy ngắm bảy nỗi đau của Đức Mẹ,

    khi Mẹ nghe lời tiên tri của cụ Simêôn về Con, đưa Con trốn qua Ai Cập,

    mất Con nơi Đền thờ, cùng Con lên đỉnh Canvê,

    khi đứng bên Con chịu đóng đinh, hạ xác Con xuống khỏi thập giá,

    và chôn táng Con trong mộ.

    Những nỗi đau này đi dọc theo đời của người đã thưa tiếng Xin Vâng.

    Những nỗi đau trong lòng người Mẹ, đau vì Con và với Con.

    Ngoài bảy nỗi đau này, còn có bao nỗi đau khác không được kể tới.

    Chỉ ai yêu mới biết đau.

    Khi vẽ hay điêu khắc hình Đức Mẹ,

    các nghệ sĩ thường trình bày một Đức Mẹ với khuôn mặt rất vui tươi.

    Lễ Đức Mẹ sầu bi nhắc cho ta thấy đời Mẹ cũng có khi buồn.

    Vui buồn ở đời là chuyện mấy ai tránh khỏi.

    Cần ngắm nhìn khuôn mặt lo lắng của Mẹ khi mất Con hay đem con đi trốn.

    Cần chứng kiến khuôn mặt đớn đau của Mẹ khi đứng bên Con trên núi Sọ.

    Chính khuôn mặt buồn khổ của Mẹ lại làm chúng ta thấy gần Mẹ hơn.

    Khi chia sẻ mọi đau khổ của kiếp người long đong,

    Mẹ cảm thông với cái nặng nề của phận người mà ta gánh chịu.

    Chúng ta vẫn thường nghĩ đau khổ là hậu quả của tội lỗi.

    Điều đó đúng, nhưng không luôn luôn đúng.

    Mẹ được Thiên Chúa gìn giữ khỏi vết nhơ của tội nguyên tổ,

    và Mẹ đã đáp lại ơn Chúa bằng việc luôn trung tín, vẹn tuyền.

    Nhưng điều đó không làm Mẹ tránh được mọi đau khổ.

    Thánh giá đã phủ bóng trên đời Mẹ ngay từ tiếng Xin Vâng đầu tiên.

    Khi chấp nhận làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ đã bắt đầu phải trả giá.

    Mẹ yêu mến Người Con mà Thiên Chúa ban cho mình,

    nhưng đôi tay Mẹ không đủ sức giữ kho tàng quý giá ấy.

    Mẹ hy sinh để Con Mẹ bước đi trên con đường khúc khuỷu gập ghềnh.

    Nhưng trong đau khổ của hy sinh, Mẹ bình an vì biết mình sống theo ý Chúa.

    Hãy đến với Núi Sọ chiều hôm ấy để thấy Mẹ đứng gần thập giá treo Con.

    Mẹ đã có mặt trong tiệc cưới Cana khi Con khởi đầu sứ vụ (Ga 2, 1-12).

    Bây giờ Mẹ lại có mặt khi Con hoàn tất sứ vụ ấy (Ga 19, 30).

    Dù không theo Đức Giêsu trên mọi nẻo đường loan báo Tin Mừng,

    nhưng Mẹ là môn đệ của Ngài còn hơn những môn đệ khác.

    Mẹ không chạy trốn, nhưng muốn nếm trọn nỗi đau của Con để sẻ chia.

    Chính vào giây phút này, Đức Giêsu hấp hối làm điều không ai ngờ.

    Ngài nối kết Mẹ Ngài và người môn đệ Ngài dấu yêu,

    đặt Mẹ làm mẹ người môn đệ ấy: Thưa Bà, đây là con của Bà (c. 26).

    và muốn người môn đệ ấy làm con của Mẹ: Đây là mẹ của anh (c. 27).

    Chính dưới chân thập giá, Đức Giêsu đã lập một gia đình mới.

    Mẹ là Mẹ của Đức Giêsu ở Cana, bây giờ thành Mẹ của người môn đệ.

    Nơi người môn đệ này, các Kitô hữu thấy hình ảnh của chính mình.

    Chúng ta cũng muốn đón Mẹ về nhà và nhận Mẹ làm Mẹ.

    Mẹ sẽ là người lo cho chúng ta trong ngôi nhà của gia đình mới.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Mẹ Maria,

    khi đọc Phúc Âm,

    lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.

    Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.

    Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.

    Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở Cana.

    Mẹ đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.

    Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.

    Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi

    âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,

    từ con người hay từ Thiên Chúa.

    Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu

    trong mọi bước đường của cuộc sống.

    Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.

    Có những con đường đầy máu và nước mắt.

    Xin Mẹ dạy chúng con

    đừng sợ lên đường mỗi ngày,

    đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa

    dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.

    Xin giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu

    để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ

    đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.

    (Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.)

     

    SUY NIỆM 2: Ðức Mẹ Sầu Bi

    (GM Gioan Baotixita Bùi Tuần)

    Trong tháng 9 có lễ kính Đức Mẹ sầu bi (15/9).

    Dịp này Hội Thánh nhắc cho chúng ta nhớ vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ, để chúng ta cũng hiểu vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta.

    I. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ

    Đức Mẹ phải đau khổ. Đau khổ vì con mình là Chúa Giêsu. Đau khổ vì nhân loại là đàn chiên Chúa muốn cứu chuộc.

    Thực vậy, Chúa Giêsu là Tin Mừng đặc biệt cho Đức Mẹ. Nhưng Người cũng là nguyên nhân khiến Đức Mẹ phải đau đớn. Đau đớn vì cảnh nghèo nàn thiếu thốn, khi sinh con trong hang đá Bêlem. Đau đớn vì cảnh đi trốn nhọc nhằn, khi đem con lánh nạn sang Ai Cập. Đau đớn vì cảnh lạc mất con, khi từ đền thánh trở về. Đau đớn vì cảnh lao động lầm than mấy chục năm giữa xóm nghèo ở Nadarét. Đau đớn vì cảnh Chúa Giêsu bị bắt bớ và bị tử hình trên thánh giá ở núi Golgôta.

    Những đau đớn đó phải được cắt nghĩa vì lý do cứu chuộc nhân loại. Nhân loại được Chúa đoái thương cứu chuộc. Nhiều người đã đón nhận ơn đó. Nhưng nhiều người đã từ chối ơn đó. Không những thế, họ còn xỉ vả, bắt bớ và kết án chính Đấng Cứu chuộc.

    Khi thấy như thế, Đức Mẹ rất đau lòng. Mẹ nhận ra lời tiên tri Simêon xưa đã ứng nghiệm. Chúa Giêsu vừa là duyên cớ cho nhiều người được chỗi dậy, và cũng là duyên cớ cho nhiều người phải vấp ngã (x. Lc 2,34).

    Đức Mẹ đã đau đớn thế nào? Tiên tri Simêon tả đau đớn đó bằng một câu rất tượng hình: "Còn chính Bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà" (Lc 2,35).

    Khi trái tim bị gươm vật chất đâm thâu, người ta cảm thấy đau đớn như phải chết dữ dằn. Khi tâm hồn bị gươm vô hình đâm thâu, người ta cảm thấy đau khổ cũng như một thứ chết khốn cực.

    Để có một cái nhìn đúng đắn về đau khổ nơi Đức Mẹ, chúng ta nên nhớ mấy điều sau đây:
    a) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói sâu thẳm của tình yêu

    Tâm hồn nào càng mến Chúa nhiều, càng cảm thấy đau nhiều, khi thấy tình yêu Chúa bị xúc phạm. Tâm hồn nào càng yêu người nhiều, càng cảm thấy khổ nhiều, khi thấy người khác rơi vào cõi khổ.

    Đức Mẹ mến Chúa hết tâm hồn, và yêu thương nhân loại hết lòng. Nên Đức Mẹ dễ nhạy cảm trước bất cứ sự gì xúc phạm đến Chúa và làm hại cho phần rỗi loài người.

    Nhạy cảm, nhạy bén là đặc tính cao độ của trái tim Mẹ. Lúc đó, đau khổ nơi Mẹ sầu bi là một tiếng nói sâu thẳm nhất của tình yêu.

    Được mến yêu Chúa nhờ ơn Chúa ban, Đức Mẹ cảm thấy một thế giới mới. Xưa thánh Phaolô quả quyết: "Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi" (Pl 3,7-8).

    Thánh Phaolô còn cảm thấy thế. Phương chi Đức Mẹ. Đức Mẹ được ơn hiểu thế nào là tình yêu thương xót Chúa, nên Đức Mẹ sẽ rất đau khổ, khi thấy tình yêu thương xót ấy bị người ta dửng dưng, xa tránh, chối từ, chống đối.

    b) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người được ơn hiểu biết ý nghĩa sự tội

    Sẽ là ảo tưởng, nếu nghĩ rằng học hỏi giáo lý về tội, nghiên cứu các sứ điệp về sám hối của những lần Đức Mẹ hiện ra, là sẽ hiểu biết thấu đáo ý nghĩa sự tội. Không đâu, ý nghĩa về tội sẽ chỉ hiểu được sâu sắc nhờ ơn Chúa ban, do cầu nguyện, tĩnh tâm, đổi mới tâm hồn thực sự. Thánh Gioan Baotixita xưa đã dành cả đời rao giảng về sự sám hối. Ngài nói: "Anh em hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối" (Lc 3,8). Ngài đã răn đe những ai coi thường tội lỗi. Vì Ngài hiểu biết rất rõ tội lỗi sẽ đưa con người xuống cõi khổ cực ghê gớm đời sau.

    Chắc chắn Đức Mẹ còn hơn thánh Gioan Tiền Hô, nên Người phải rất đau đớn khi thấy bao người nhởn nhơ đi vào đàng tội.

    c) Đau khổ của Đức Mẹ là tiếng nói của người biết sự quan trọng trong tuyệt đối của phần rỗi

    Xưa cũng như nay, nhân loại để sự tự do lôi kéo mình vào những gì nguy hiểm cho phần rỗi. Phần rỗi không phải là một hạnh phúc trả bằng giá rẻ. Nhưng thực tế cho thấy vô số người không quan tâm đủ đến phần rỗi. Trước cảnh đó, Chúa Giêsu đã cảnh cáo: "Nếu người ta được cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?" (Mt 16,26).

    Với cái nhìn đó, Chúa Giêsu khuyên người có trách nhiệm hãy cố gắng đi tìm một con chiên lạc, hơn là quây quần với 99 con chiên ngoan (x. Mt 16,12-14).

    Đức Mẹ rất hiểu thế nào là thiệt mất phần rỗi, nên Người đã rất đau khổ trước cảnh bao người không quan tâm đến phần rỗi.

    Như thế, nói chung, đau khổ nơi Đức Mẹ đã giữ một vai trò hết sức quan trọng, đó là làm chứng cho tình yêu xót thương của Chúa. Đức Mẹ sầu bi vì thế sẽ là một an ủi lớn cho chúng ta, khi chính chúng ta cũng bị đau khổ trong cuộc đời.

    II. Vai trò của đau khổ trong cuộc đời chúng ta

    Đời là bể khổ. Riêng những người con Chúa sẽ gặp trong đời mình không thiếu nỗi đau như gươm đâm thấu tâm hồn mình.

    Ở đây, tôi chỉ xin chia sẻ đôi chút kinh nghiệm.

    Tiên vàn, chúng ta phải có một ý hướng tốt lành này về những đau khổ của ta. Ý hướng tốt lành đó là muốn những đau khổ ta chịu sẽ có sức làm chứng cho tình yêu Chúa.

    Để được như vậy, hằng ngày chúng ta dâng mọi thứ đau khổ của ta cho Đức Mẹ sầu bi, xin những đau khổ của Mẹ thanh luyện những đau khổ của ta. Bởi vì rất nhiều đau khổ của ta phát xuất từ tính kiêu ngạo, ghen tương, ham hố và ích kỷ muốn theo ý riêng mình.

    Khi đau khổ, chúng ta dễ có khuynh hướng đổ trách nhiệm cho người khác. Nên coi đó là nghịch với đức ái khiêm nhường, tự nó lại gây đau khổ cho chính mình và cho người khác. Ở đây xin phép nhắc lại ba lời khuyên của thánh Augustinô:

    a) Chớ tự coi mình là quan toà xét xử kẻ khác.

    b) Xét đoán tội người khác thì phải khiêm tốn và trọng sự thật. Rất nhiều lần ta đổ cho người khác những lỗi lầm người ta thực sự không có.

    c) Nếu người ta có tội, thì cũng nên nhận người ta có thể có nhiều công phúc, công khai và âm thầm.

    Để đào tạo thường xuyên trái tim ta, ta nên để ý xét mình về việc ta có chia sẻ những đau khổ đủ thứ xảy đến cho đồng bào xung quanh không? Nhất là ta có hỏi Chúa về việc Chúa cùng đau khổ với bao người. Chúa đau khổ với họ, mà ta không để ý.

    Đức Mẹ sầu bi sẽ cho ta thấy: Thánh giá là duyên cớ của sự vấp ngã, nhưng cũng là căn nguyên của sự vinh quang. Mẹ sầu bi sẽ làm cho những vết thương lòng của ta trở thành dòng sông thiêng liêng chuyển ơn cứu độ đến các linh hồn.

     

    ---------------------------

 

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH - MẶC LẤY CHÚA KITO

Mặc lấy Chúa Ki-tô

Trong một trăm người đang sống trên lục địa Á châu, chỉ có hai người được diễm phúc gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Trong số một trăm người đang sống trên giải đất Việt Nam, chỉ có bảy người có cơ may gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Chúng ta cũng được may mắn thuộc về thiểu số nầy. Đây quả là một hồng phúc lớn lao.

Qua dụ ngôn “Tiệc cưới” được trích đọc hôm nay, Chúa Giê-su yêu cầu chúng ta, với tư cách là những vị khách được mời dự tiệc, phải bận y phục lễ cưới.

Khi mặc đồ tang chế mà đi dự tiệc cưới, người ta nghĩ là bạn bị khùng nặng và xua đuổi bạn tức khắc. Khi bước vào bệ kiến Đức Vua mà còn mặc nguyên bộ đồ ngủ thì không khỏi bị kết tội khi quân. Khi bước vào đời quân ngũ mà ăn mặc rách rưới như kẻ bần cùng, thiếu tác phong quân nhân, thì bạn sẽ bị tống cổ ra ngay vì làm ô danh quân đội.

Hội Thánh của Chúa luôn mở rộng cửa để tiếp nhận tất cả mọi người từ khắp muôn phương bất kể sang hèn tốt xấu. Nhưng một khi đã gia nhập đại gia đình nầy, các thành viên phải cởi bỏ tấm áo xấu xa để khoác lên người trang phục xứng đáng, nghĩa là phải có những phẩm chất phù hợp với Tin Mừng.

Một con sâu tuy nhỏ nhưng cũng đủ để làm rầu nồi canh. Vài ba giọt mực tuy không nhiều nhưng cũng đủ để làm hư tấm vải trắng. Chỉ một ít tín hữu sống trái nghịch với Tin Mừng và giáo huấn Hội Thánh, cũng đủ để làm cho khuôn mặt của Giáo Hội trở nên khó thương trước mặt người khác.

Vì thế, một khi đã gia nhập Hội Thánh mà cách ăn thói ở không phù hợp thì chúng ta sẽ bị Thiên Chúa lên án nặng nề. Đoạn Tin Mừng sau đây nhắc nhở chúng ta điều đó.

“Bấy giờ nhà vua tiến vào quan sát khách dự tiệc, thấy ở đó có một người không mặc y phục lễ cưới, mới hỏi người ấy: Này bạn, làm sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới?” Người ấy câm miệng không nói được gì. Nhà vua liền bảo những người phục dịch: “Trói chân tay nó lại, quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”

Mặc lấy Đức Giê-su Ki-tô

Trong cuốn “Tự thú”, Augustino thuật lại kinh nghiệm lý thú sau đây: Hôm đó, Anh bị giằng co xâu xé mãnh liệt trong nội tâm giữa một bên là cải thiện đời sống để trở về với Chúa ngay và một bên là đừng vội trở về với Chúa để được hưởng thêm lạc thú trần gian. Sự xung đột nội tâm nầy gay gắt đến độ khiến Augustino gào khóc cách cay đắng và nài xin Chúa ban ơn giải thoát.

Ngay lúc bấy giờ, Augustino nghe có tiếng hát trẻ con từ nhà bên kia vọng lại: “Hãy cầm lấy mà đọc, hãy cầm lấy mà đọc…”

Nhận ra đó chính là tiếng Chúa nói với mình, Augustino vào phòng, chộp lấy Thánh Thư của Thánh Phao-lô và đọc ngay đoạn đang mở ra trước mắt: “Anh em hãy sống đoan trang tiết độ, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đảng, không kình địch ghen tương; nhưng hãy mặc lấy Đức Giê-su Ki-tô và đừng lo tìm thoả mãn những đam mê xác thịt.” (Rm 13, 13-14)

Augustino bừng tỉnh trước Lời Chúa. Anh cảm thấy đây quả là những lời Chúa nói riêng với mình. Thế là từ đây, Anh từ bỏ quãng đời tội lỗi, từ bỏ những đam mê xác thịt, rũ bỏ bộ áo bẩn thỉu hôi hám để mặc áo mới, mặc lấy Đức Giê-su Ki-tô. Anh được lãnh bí tích Thánh Tẩy vào năm 33 tuổi, hiến mình cho Chúa để trở thành một linh mục thánh thiện, về sau được cất nhắc lên giám mục và trở thành vị thánh chói ngời, đồng thời cũng là tiến sĩ Hội Thánh.

Trong ngày chúng ta lãnh bí tích Thánh Tẩy, ngày chính thức gia nhập Hội Thánh, linh mục chủ sự thay mặt Hội Thánh trao cho chúng ta tấm áo trắng với lời kêu gọi: “Con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Ki-tô. Vậy con hãy nhận chiếc áo trắng nầy, hãy mang lấy và giữ nó tinh tuyền cho đến khi ra trước toà Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, để con được sống muôn đời”.

Lạy Chúa Giê-su,

Xin giúp chúng con đừng luyến tiếc áo cũ đã hoen ố vì vô vàn thói xấu tật hư. Xin ban thêm sức mạnh để chúng con dứt khoát cởi bỏ nó để quyết tâm mặc lấy áo mới, mặc lấy Đức Ki-tô, mang những tâm tình cao đẹp như Chúa, cư xử ôn hoà nhân ái như Chúa, biết thứ tha, yêu thương và phục vụ như Chúa… Nhờ đó, chúng con sẽ được cùng với Chúa dự tiệc vui muôn đời.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

KINH THÁNH LÀ BỨC THƯ TÌNH - ĐỨC CẬY

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Aug 31 at 11:07 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    NHỮNG BÀI GIẢNG TUYỆT VỜI
    Của Cha Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    ĐỨC CẬY 
     
    Thiên Chúa có đường lối riêng về công trạng và tội lỗi, Người thưởng phạt công minh... Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ ngay khi chúng ta cầu xin, cũng nhanh chóng giống như một bà mẹ kéo con mình ra khỏi đống lửa vậy. 
    Thánh Gioan Maria Vianney 
     
    Chúng ta sẽ nói về đức cậy: một nhân đức làm cho người ta cảm thấy hạnh phúc ở trần thế này. Ở đời này, người thì trông cậy quá sức, người thì thiếu lòng trông cậy. 
    Có người nói: “Chắc chắn thế nào tôi cũng phạm tội này nữa cho mà coi.” Hay là: “Đi xưng tội, nói một, hai, ba, hay bốn lần thì cũng vậy thôi, đâu có gì quan trọng, ít nhiều cũng là tội mà.” Nói như vậy cũng giống như đứa bé lý luận với cha nó: “Con đánh cha bốn đấm; đấm bốn đấm hay một đấm thì cũng giống nhau thôi, đằng nào con cũng xin cha tha thứ cho con mà!” 
     
    Đó là những gì người ta thường đối xử với Chúa. Họ nói: “Năm nay tôi sẽ sống vui vẻ, thoải mái; cứ ăn chơi nhậu nhẹt, rồi sang năm hay cuối đời tôi sẽ ăn năn trở lại cũng chẳng muộn. Thiên Chúa nhân từ chắc chắn sẽ đón nhận khi tôi trở lại với Ngài. Thiên Chúa đâu có hung ác như các Linh Mục thường đe dọa!” 
     
    Không phải thế, Thiên Chúa không hung ác, nhưng Người rất công bình. Các con nghĩ Thiên Chúa sẽ ép mình chiều theo ý muốn các con sao? Các con nghĩ rằng Thiên Chúa sẽ ôm ấp các con sau khi bị các con coi thường, nhục mạ Người suốt cả đời sao? Không đâu! Thiên Chúa có đường lối riêng về công trạng và tội lỗi, Người thưởng phạt công minh. 
     
    Các con sẽ nói gì về một người cha đối xử với một đứa con ngoan ngoãn và một đứa con hư hỏng giống hệt như nhau? Các con sẽ nói gì về người cha đối xử không công bằng? Do đó, Thiên Chúa sẽ không công bằng nếu Người không có sự đối xử khác biệt giữa những ai yêu mến, phục vụ Người và những ai xúc phạm Người. 
     
    Thế giới ngày nay yếu đức tin đến nỗi có người trông cậy quá lố, có người lại quá tuyệt vọng. Một số người nói rằng: “Tôi đã phạm quá nhiều tội lỗi, Thiên Chúa sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi.” Đây là một lời phỉ báng nặng nề đối với Thiên Chúa vì đã đặt ra sự giới hạn lòng thương xót nhân từ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương không bờ bến. Cho dẫu các con đã lỡ làm những chuyện xấu xa đến nỗi có thể làm mất nhiều linh hồn trong một giáo xứ đi nữa, nhưng khi xưng tội đó ra, nếu các con ăn năn hối tiếc về việc làm đó của mình, và quyết tâm chừa bỏ không tái phạm nữa thì Thiên Chúa nhân từ sẽ tha thứ cho các con ngay. 
     
    Có một Linh Mục lần kia đang giảng về đức cậy, về lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài làm cho mọi người cảm thấy bình an, nhưng chính Ngài lại ở trong tình trạng tuyệt vọng vì đã phạm tội. Sau bài giảng, một người thanh niên đến tự giới thiệu mình và nói: “Thưa cha, con muốn xưng tội.” Vị Linh Mục trả lời: “Được, cha đang sẵn sàng lắng nghe.” Người thanh niên xưng tội lỗi mình ra, sau đó anh ta nói: “Thưa cha, con phạm tội nhiều quá, con mất linh hồn rồi!” “Con đang nói gì vậy? Chúng ta không bao giờ được tuyệt vọng!” Người thanh niên nói tiếp: “Thưa cha, cha muốn con đừng tuyệt vọng, còn cha thì sao?” 
     
    Đây quả là một ơn soi sáng, vị Linh Mục hết sức kinh ngạc đã bừng tỉnh không còn tuyệt vọng nữa, và Ngài đã trở nên một vị thánh lớn. Thiên Chúa đã sai Thiên Thần đến với vị Linh Mục như một người thanh niên để chỉ cho Ngài biết rằng chúng ta không bao giờ được thất vọng. Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ ngay khi chúng ta cầu xin, cũng nhanh chóng giống như một bà mẹ kéo con mình ra khỏi đống lửa vậy
    Nguyên tác: The Little Catechism of curé of Ars 
    Phaolô Vũ Đức Thành chuyển ngữ