20. Những Bài Về Đức Mẹ

CAC BÀI VỀ ĐỨC MẸ - TS DUYỆT

  • Mon, Aug 22 at 6:55 PM
     
     

    NỮ VƯƠNG CAO SANG

    Trần Mỹ Duyệt

    Mẹ đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác, và được tôn vinh Nữ Vương trời đất. Công Đồng Vaticanô II, sau khi nhắc lại việc Đức Trinh Nữ Maria “cả xác lẫn hồn vào vinh quang thiên quốc”, đã giải thích rằng “Mẹ được Chúa tôn làm Nữ Vương trên tất cả mọi sự, để Mẹ có thể hoàn toàn nên giống hơn Con Mẹ là Chúa các chúa (x Rev 19:16) và là Đấng chiến thắng tội lỗi cùng sự chết” (Lumen Gentium, 59).

    Tước hiệu Nữ Vương của Đức Maria bắt đầu từ thế kỷ thứ năm, hầu như trong cùng một giai đoạn Công Đồng Êphêsô. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong bài giáo lý về Thánh Mẫu đã dạy rằng: “Sau khi công bố Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, tước hiệu Nữ Vương cũng đã được bắt đầu được gán cho Mẹ, vì các tín hữu muốn đặt Mẹ lên trên tất cả mọi thụ tạo, vinh thăng vai trò và tầm quan trọng của Mẹ nơi đời sống của hết mọi người cũng như của cả thế giới.” [1]

     “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành.” Không phải chờ đến ngày Mẹ về trời, vai trò “nữ vương” của Mẹ mới được biết đến và ca tụng. Ngay khi còn sống trên mặt đất này, trái tim của người mẹ đã thúc đẩy Mẹ thực hiện những gì thuộc về bản năng và quyền hạn của một người Mẹ. Trong Thánh Kinh, khi ghi lại biến cố tiệc cưới Cana, thánh Gioan đã diễn tả hình ảnh ấy và cho thấy Đức Maria đã can thiệp một phép lạ, theo Chúa Giêsu, giờ làm việc ấy chưa tới. Thánh Gioan ghi lại mẩu đối đáp giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria:

    -Họ hết rượu rồi! (Gioan 2:3)

    -Chuyện đó có can gì đến bà và tôi. Giờ tôi chưa đến. (Gioan 2:4)

    Nhưng câu truyện không dừng lại ở đó, vì Mẹ đã biết mình phải làm gì, và Chúa Giêsu cũng biết mẹ mình muốn gì, còn Ngài thì phải làm gì. Bởi đó, Mẹ vẫn nói với các gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.” (Gioan 2: 5) Thử hỏi nếu không phải là người có quyền, có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết và thiêng liêng như Mẹ Maria và Chúa Giêsu, ai dám mạnh dạn nói những lời như thế? Dĩ nhiên, trong trường hợp ấy, khía cạnh khiêm nhường, tin tưởng đối với quyết định của Chúa Giêsu, cũng như tình thương mà Đức Maria đối với đôi tân hôn là những điểm được nhấn mạnh, và đề cao.

    Tân Ước đã diễn tả hình ảnh nữ vương của Mẹ khi can thiệp trong tiệc cưới Cana cho một người, hay một số người. Nhưng trong Cựu Ước, hình ảnh nữ vương của Mẹ đã xuất hiện như người che chở và cứu tinh cả nhân loại tội tình qua hình ảnh của hoàng hậu Esther. Trước câu hỏi của hoàn đế Ashasuerus: “Hoàng Hậu Esther, ái khanh muốn gì? Trẫm sẽ ban cho. Ái khanh xin gì? Dù một nửa nước, trẫm cũng sẽ cho.” (Esther 7:2) Lúc đó vì nghĩ đến dân nước mình sắp sửa bị tru diệt, bị bán làm nô lệ, Hoàng Hậu Esther đã quên không nghĩ đến mình nên đã thưa: “Nếu thần thiếp đẹp lòng hoàng thượng, và nếu hoàng thượng vui lòng, xin cho thiếp được sống. Xin cho dân thiếp được sống. Vì thiếp và dân tộc của thiếp đã bị đem bán để bị tiêu diệt, bị giết và sát hại.” (Esther 7:3-4) 

    Hoàng Hậu Esther đó chính là hình ảnh của Nữ Vương Maria trước mặt Thiên Chúa. Dân tộc Israel lúc bấy giờ là nhân loại sau này được trao vào quyền nữ vương của Mẹ. Haman là Satan và bè lũ của hắn. Khi nhìn thấy nhân loại, thần dân của mình bị Satan dụ dỗ, bị đưa vào con đường trầm luân, hư mất, cũng như Esther trước mặt hoàng đế Ashasuerus, Nữ Vương Maria đã cầu xin cho từng người, và chung cho toàn thể con cái của mình.

    Chúng ta biết điều này là Mẹ đã lưu lại cõi đời này một thời gian dài để cảm nhận, để thấu hiểu và để chia sẻ với những nỗi thống khổ tân toan của đoàn con nơi dương thế. Và khi về tới Thiên Đình, Mẹ sẽ trình lên Thiên Chúa tất cả những điều ấy như Hoàng Hậu Esther đã thưa với hoàng đế Ashasuerus về những bất hạnh của dân bà.

    Thánh Germanus I thành Contantinôpôli viết về sức mạnh lời cầu của Đức Maria: “Chúa Kitô muốn “có một kết nối giữa môi miệng của Mẹ với lòng trí của Mẹ; bởi thế Người đồng ý với tất cả mọi ước muốn Mẹ bày tỏ cùng Người, khi Mẹ chịu đựng vì con cái của Mẹ, Người làm tất cả mọi sự Mẹ kêu xin Người bằng quyền năng thần linh của Người” (Hom. 1 PG 98, 348).  [2]

    Trên nơi cao xanh kia và trong vai trò Nữ Vương. hẳn là lòng Mẹ không thể không bồi hồi, xúc động mỗi khi nghe con cái mình kêu lên: “Chúng con, con cháu Evà ở chốn khách đày kêu đến cùng Mẹ.” Nơi đây chúng con đang bị móng vuốt Satan cấu xé, mưu ma chước quỉ của nó làm hại. Do đó, những lần hiện ra đó đây như Fatima, Lộ Đức, và La Vang… chính là để Mẹ an ủi, vỗ về, nâng đỡ đoàn con. Như lời Mẹ nhắn nhủ: “Mẹ đang ở đây. Mẹ có mặt đây. Chúng con hãy an lòng.”   

    Trích lại Trọng Sắc Ineffabilis Deus của Đức Piô IX, Đức Piô XII nhấn mạnh đến chiều kích làm mẹ nơi vai trò nữ vương của Đức Trinh Nữ: “Cảm thương chúng ta với lòng từ mẫu và quan tâm đến phần rỗi của chúng ta, Mẹ vươn vòng tay săn sóc của Mẹ ra ôm ấp tất cả loài người. Được Chúa cắt đặt làm Nữ Vương trời đất, được nâng lên trên tất cả mọi ca đoàn thiên thần cũng như tất cả mọi hàng ngũ các thánh trên trời, ngự bên hữu Người Con duy nhất của mình là Chúa Giêsu Kitô, Mẹ chắc chắn chiếm được những gì Mẹ muốn dùng lời nguyện cầu từ mẫu của Mẹ mà kêu xin; Mẹ chiếm được những gì Mẹ tìm kiếm và không bị khước từ” (xem AAS 46 [1954] 636-637). [3]

    Khi màn đêm buông xuống, trong thinh lặng và nguyện cầu trước ảnh Mẹ khi kế thúc một ngày lưu đày nơi dương thế. Với tấm lòng người con tin tưởng, phó thác, chúng ta hãy vững lòng cầu xin cùng nữ vương và cũng là người Mẹ nhân lành: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Và khi qua khỏi đời này, xin cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc của lòng Mẹ. Ôi khoan thay! Ôi nhân thay! Ôi êm thay! Thánh Maria, trọn đời đồng trinh.”

     _________

    [1], [2], [3]. Giáo Lý Thánh Mẫu: Kitô Hữu Nhìn Lên Nữ Vương Maria. Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ ngày 30/7/1997.

     

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC ME - TS DUYỆT

  •  
    DM Tran
    Mon, Aug 15 at 10:43 AM
     
     

    MỘT ĐIỀM LẠ XUẤT HIỆN TRÊN TRỜI

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.” (Rev 12:1)

     

    Người nữ mà thánh Gioan nhìn thấy trong cơn xuất thần không ai khác đó chính là Đức Nữ Trinh Maria, Nữ Vương trời đất. Hình ảnh này cũng là hình ảnh đã thấy xuất hiện ngay ở buổi đầu sáng tạo. Khi Thiên Chúa tuyên án phạt Satan, con rắn già hỏa ngục vì sự dối trá của nó, cùng với Nguyên Tổ là Adong, Evà vì tội không vâng lời mà ăn trái cấm:

    “Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người phụ nữ. Giữa miêu duệ ngươi và miêu duệ người phụ nữ. Người sẽ đạp nát đầu ngươi, còn ngươi thì rình cắn gót chân người.” (Gen 3:15)


    Giêsu con lòng bà chính là người miêu duệ đã đạp dập đầu Satan, đã chiến thắng sự chết, đã phục sinh từ cõi chết, và đã về trời trong vinh hiển. Chính người miêu duệ ấy, hôm nay lại cùng với triều thần thánh đón rước mẹ của mình về trời cả hồn lẫn xác. Với vinh thăng cao cả ấy, lời phán năm xưa nay đã được thực hiện cách trọn vẹn. Thánh Phaolô đã diễn tả chiến thắng ấy như sau: “Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết.” (1 Cor 15:16)

     

    Sự chết đã bị tiêu diệt. Mối thù giữa con rắn già địa ngục và người nữ, nhưng Đấng đạp nát đầu con rắn lại không phải là người phụ nữ, mà là miêu duệ của người phụ nữ - Chúa Giêsu Kitô.

     

    Qua việc Thiên Chúa đem Mẹ hồn xác về trời, Ngài đã làm cho việc phục sinh và lên trời của mình được lặp lại nơi chính con người của lời hứa - Đức Trinh Nữ Maria - người nữ đồng trinh năm xưa. Và Mẹ cũng là người đã chiến thắng thần chết nhờ vinh quang của Con mình. Chiến thắng này đã trở thành bình minh mới cho con người tội lỗi, cho con cháu Evà nơi chốn châu lụy, và là niềm hy vọng cho tất cả toàn thể nhân loại. Vì một ngày kia sau khi đã từ giã cõi trần, tất cả những kẻ có lòng tin sẽ được cùng Mẹ về trời hưởng vinh quang thiên quốc. Điều này Giáo Hội vẫn hằng dạy chúng ta cầu xin với Mẹ: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.” Và “đến sau cõi đời này xin cho chúng con được thấy Chúa Giêsu quả phúc bởi lòng Mẹ.”  

     

    “Tất cả hãy chúc tụng Chúa Kitô, vì chiến thắng của Ngài đã vượt xa quyền lực của sự chết”.

     

    Chúa Giêsu lên trời mang theo một ý nghĩa khác với việc Mẹ được đưa về trời. Chúa Giêsu, do quyền lực Thiên Chúa sống lại từ cõi chết. Ngài về lại nơi Ngài đã xuất phát.  Nhưng một con cháu Adong, Evà như Đức Maria thì sao? Điều này chỉ nói lên rằng nhờ sự sống lại của Chúa Giêsu đã biến đổi tình trạng cuộc sống của chúng ta nên như Ngài. Nó đem lại niềm tin rằng “sự sống” của con người không bị giới hạn trong một thời gian nhất định trên trái đất. Nó nay đã vươn đến vô biên, đến vinh quang Thiên Chúa, ở đó không còn đau khổ, không còn bệnh tật, nghèo đói, không còn khóc lóc, không còn chết chóc, và ngay cả tội lỗi cũng không bén bảng đến được.

     

    Sự chết là bị đánh bại. Bị  hủy diệt. Chúng ta sẽ tiếp tục cảm nghiệm được điều này trong suốt cuộc sống nơi trần thế, và đặc biệt vào giờ sau hết. Nhờ chiến thắng của Chúa Giêsu, nhờ sự về trời cả hồn lẫn xác của Mẹ, giờ lâm tử, đúng ra không phải như một ngọn nến vụt tắt trước gió, một tim đèn bị dập tắt, nhưng như Mẹ, là “đi vào giấc ngủ” và khi tỉnh dậy thì thấy những điều mà mắt không hề thấy, tai nghe nhưng âm thanh chưa bao giờ được nghe, và lòng trí chưa bao giờ tưởng tượng (x. 1 Cor 15:6). Và điều này làm trọn lời hứa mà Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ của Ngài trong bữa Tiệc Ly: “Thầy sẽ… đem các con về với Thầy, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó với Thầy.” (Gioan 14:3)

     

    “Đức Maria được rước lên trời,

    Các thiên thần mừng rỡ hân hoan.”

     

    Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta tôn vinh Đức Maria được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác. Hãy hướng con mắt tâm hồn dõi theo hình bóng Mẹ đang được các thiên thần, các thánh tung hô đón rước Mẹ vào thiên đàng:   

     

    Mẹ lên trời giữa một ngày rực ánh sáng. Đàn ca các Thánh tung hô! Nhân loại vui hát mừng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ về thiên cung. Mẹ lên trời ngày mừng vui cho thiên quốc. Hào quang Mẹ Chúa Ba Ngôi. Sáng ngời khắp chín tầng vì xác hồn vẹn tuyền Mẹ tới thiên đường. (Mẹ Lên Trời- Triệu Hà)

     

    Hãy để những hình ảnh đẹp đẽ này bao phủ đời sống chúng ta cho đến khi được nhìn xem Thiên Chúa mặt đối mặt.

     

     




     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - HỒNG CHUYỂN - ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ CẢ

  •  
    Hong Nguyen CHUYỂN
     
    Thu, Aug 4 at 2:56 PM
     
     

    Ngày 05/08: Lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà cả, ở Rôma

    I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

    Hôm nay chúng ta cử hành thánh lễ cung hiến Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả một trong những đại thánh đường ở Rôma. Vương cung Thánh đường này được xây dựng để dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Đây là Đền thờ kính Đức Mẹ đầu tiên và lớn nhất được xây cất ở Tây Phương. Đền thờ này cũng được coi là tột đỉnh lòng sùng kính của Dân Chúa, đặc biệt là dân chúng thành Roma đối với Đức Maria. Lòng sùng kính Đức Maria là một trong những đặc điểm lòng đạo đức của dân chúng Roma ngay từ lúc khởi đầu Kitô giáo. Người ta vẫn thường gọi đây là “Hang đá Belem ở Roma”. Năm 1853, tại Rôma người ta đếm được có 1.421 những khánh nhỏ có để hình Đức Mẹ. Đến năm 1939 thì chỉ còn lại 530 khánh nhỏ ở rải rác khắp nơi trong thành phố Roma.

    Thánh đường Đức Maria được xây cất vào thế kỷ thứ 4 dưới thời đức giáo hoàng Libêriô. Truyện kể rằng chính Đức Mẹ đã chọn nơi này để người ta xây ngôi thánh đường tôn kính Mẹ. Mẹ đã thân hiện ra với đôi vợ chồng sở hữu mảnh đất cũng như với Đức Giáo Hoàng, bảo họ rằng khoảng đất trên ngọn đồi được bao phủ đầy tuyết kia chính là nơi Đức Mẹ đã chọn. Sáng hôm sau, nhằm ngày mùng 5 tháng Tám, một thời điểm rất nóng trong năm ở Rôma, có một lớp tuyết bao phủ ngọn đồi Esquiline. Đôi vợ chồng đã xin dâng phần đất cũng như tiền bạc cần thiết để xây ngôi thánh đường như là món quà dâng kính Đức Mẹ.

    Thoạt tiên, ngôi thánh đường này mang tên là vương cung thánh đường Libêriô, theo tên của đức giáo hoàng Libêriô. Nó cũng được gọi là thánh đường Đức Mẹ Xuống Tuyết để nhắc nhớ sự kiện Đức Mẹ đã chỉ cho biết mảnh đất dành cho việc xây cất. Sau đó, ngôi thánh đường được đức thánh cha Sixtô III cung hiến cho Đức Maria sau khi Công đồng chung Êphêsô năm 431 tuyên bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ngôi thánh đường chính là một nhắc nhở tuyệt đẹp về tình yêu và lòng tôn kính mà Giáo hội dành tặng cho Mẹ Thiên Chúa. Danh xưng “CẢ” được thêm vào danh hiệu “thánh đường Đức Bà” bởi vì đây là ngôi thánh đường đầu tiên được xây cất ở Tây phương để tôn kính Đức Mẹ.

    Bên trong thánh đường có máng cỏ Bêlem nơi Đức Maria đã đưa nôi Chúa Hài Nhi Giêsu. Điều này biểu lộ lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh, với hình Chúa Hài Nhi nhỏ bằng bạc đang nằm trong máng cỏ.

    Giáo hội tôn kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa với những ngôi đền và thánh đường rất đặc biệt để các Kitô hữu có thể đến viếng nhằm bày tỏ lòng yêu mến đối với Đức Mẹ và cầu xin Người ban cho ơn lành. Hành hương đến một trong các đền thờ hay thánh đường này chính là một cảm nghiệm đức tin thú vị.(tinmung.net)

    II. LÒNG SÙNG KÍNH ĐỐI VỚI ĐỨC MẸ

    * Mẹ làm gương ẩn dật khiêm cung nhưng đồng thời Mẹ luôn luôn hiện diện phục vụ; Mẹ không ra mặt, chúng lên tiếng, nhưng Mẹ hằng ở gần bên Chúa Giêsu: sống trọn vẹn cho Chúa và Chúa trong con. (ĐHV 926)

    * Chúa Giêsu đang tiếp tục sống và hành động trong  Hội Thánh, vì thế Mẹ Maria hiện diện trong Hội Thánh và trong con, Mẹ Hội Thánh và Mẹ con. (ĐHV 927)

    Mỗi vị thánh đều có những, nét đặc thù hoàn toàn khác biệt nhau, “mỗi thánh mỗi thể” mà! Nhưng nếu ta nhìn kỹ, ta sẽ thấy tất cả các ngài cùng có một điểm chung: “Vị thánh nào cũng yêu mến đức Mẹ”

    * Thánh Gioan Tông đồ thì kể từ giây phút Chúa trối dưới chân Thánh Giá, ngài đã đưa Đức Mẹ về nhà mình và sống thảo hiếu với Mẹ.

    * Thánh Bênađô nổi tiếng về lòng sùng kính Mẹ Maria. Người ta nói cạnh ngài đã đặt ra kinh “Hãy nhớ” (Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria...). Những câu cuối cùng trong kinh “Lạy Nữ Vương” cũng do ngài thêm vào vì lòng quá mến yêu Đức Mẹ: “Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh!”

    * Thánh Anphongsô đã nhiệt thành rao truyền lòng thành kính Đức Mẹ hằng cứu giúp và soạn một tác phẩm gồm hai cuốn nhan đề là “Vinh quang của Đức Mẹ” để cổ võ mọi người yêu mến Đức Mẹ.

    * Thánh Đaminh lãnh nhận sứ mệnh phổ biến việc lần hạt Mân côi như là một phương thế hiệu nghiệm để cứu rỗi bản thân và thế giới.

    Ngoài ra còn không biết bao nhiêu là vị thánh đã chép sách, đã cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ cách này hoặc cách khác; đã được Mẹ hiện ra; đã lập các dòng tu nam nữ với tước hiệu của Mẹ...

    Các Đức Giáo hoàng cũng luôn luôn nhắc nhở toàn thể Hội thánh phải yêu mến, cậy trông và bắt chước gương Mẹ. Như Đức Piô V, Đức Grêgôriô XIII, Đức Clêmentê XI, Đức Bênêđictô XIV, đức Lêô XIII đều xác nhận: nhờ ơn Đức Mẹ mà Hội thánh thoát khỏi nhiều cơn gian nan nguy hiểm không thể tưởng tượng được. Các ngài cũng thúc giục giáo dân lần hạt Mân côi, chạy đến cùng Mẹ trong hết mọi dịp.

    Gần ta hơn, Đức Piô IX đã công bố Tín điều ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM ngày 8-12-1854. Đức Lêô XIII lập tháng Mân côi (tháng 10) trong toàn thể Hội thánh. Đức Piô XI dạy xây một hang đá Lộ Đức trong vườn Vatican và mỗi chiều ngài đều xuống dạo vườn đến trước hang kính viếng Đức Mẹ. Đức Piô XII thì do một sự quan phòng đặc biệt đã thụ phong Giám mục vào chính ngày Đức Mẹ hiện ra mân đầu tiên tại Fatima (13-5-1917). Ngài đã tuyên bố Tín điều ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI ngày 1-11-1950. Chính chiều hôm ấy, ngài được xem thấy phép lạ mặt trời xoay vần ngay trên khung trời Vatican y hệt như ở Fatima. Ngài đã dâng loài người cho Trái Tim Mẹ và công bố Năm Thánh kính Đức Mẹ (1945).

    Đức Gioan XXIII thì có ra một Thông điệp về việc sùng kính Đức Mẹ (29-9-1961). Ngài đã đi đến tận Loretto, nơi tục truyền có nhà của Đức Mẹ để cầu nguyện và phó dâng Công đồng Vatican II Cho Đức Mẹ.

    Đức Phaolô VI đã đích thân sang chủ tọa lễ kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917-1967), gặp chị Lucia. Ngài cũng đã ban hành một Tông huấn nói về việc sùng kính đức Mẹ (Manalis cultu), đặc biệt nhấn mạnh về kinh Truyền tin, chuỗi Mân Côi và Kinh Cầu Đức Mẹ.

    Trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh, Đức Phaolô VI và cùng các nghị Phụ công bố Đức Mẹ là “Mẹ Hội Thánh” vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh 21-11-1964. Ngài cũng đã chọn ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-1965) để bế mạc Công đồng Vatican II.

    Đức Gioan Phaolô II là một “Tâm hồn Thánh Mẫu”.

    Nhìn lên huy hiệu của ngài, ta thấy trên nền xanh, chỉ có một Thánh giá và một chữ M(Maria) màu vàng núp ẩn dưới cánh thập tự thực là đơn sơ và giàu ý nghĩa! Khẩu hiệu của ngài càng vắn tắt, thâm thúy và bộc lộ rõ ràng hơn nữa tâm hồn Thánh Mẫu: “Totus Tuus”. một khẩu hiệu rất khó mà diễn tả hết mọi ý nghĩa: “Tận hiến cho Mẹ, toàn thân thuộc về Mẹ, tất cả đều là của Mẹ...”
    Kính chuyển:
    Hồng
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - 8 ĐIỀU QUAN TRỌNG

  •  
    Chi Tran

     
    ĐỨC MẸ LÊN TRỜI – 8 ĐIỀU QUAN TRỌNG
    Tác giả: Trầm Thiên Thu.

    Lễ Đức Mẹ Lên Trời (Mông Triệu) được cử hành vào ngày 15 tháng Tám hằng năm, lễ này không chỉ đặc biệt mà còn gia tăng nền tảng đức tin. Đó là giáo huấn quan trọng có nguồn gốc sâu xa trong Kinh Thánh và phù hợp trực tiếp với đời sống hằng ngày của chúng ta.

    Đây là 8 điều quan trọng liên quan lễ Đức Mẹ Lên Trời.

    1. CHÚNG TA SẼ CHIA SẺ SỰ PHỤC SINH CỦA ĐỨC KITÔ

    Dựa trên nền tảng Kinh Thánh, điều cốt lõi của đức tin là tin rằng Đức Kitô đã sống lại về thể lý và Ngài đã về trời với chính thân thể của Ngài. Lễ Đức Mẹ Lên Trời xác định rằng sự biến đổi khác thường này không giới hạn cho Đức Kitô. Nếu Đức Mẹ có thể lên trời, cả hồn và xác, chúng ta cũng có thể chia sẻ với Đức Mẹ về tính nhân loại.

    2. CHÚNG TA HY VỌNG SỐNG LẠI CẢ HỒN VÀ XÁC

    Tín điều này nhấn mạnh cuộc lên trời của Đức Mẹ về thể lý. Nếu không thì không cần. Tranh luận rằng linh hồn Đức Mẹ lên trời không tuyên bố gì hơn điều xảy ra với những người chết trong tình trạng ân sủng. Dĩ nhiên những người chưa lành thánh sẽ phải vào luyện hình trước khi vào Thiên Đàng.

    Cuộc lên trời của Đức Mẹ nhắc chúng ta nhớ rằng việc cứu độ là vấn đề chính. Thiên Chúa không chỉ cứu độ một nửa số người trong chúng ta. Ngài không chỉ kéo linh hồn ra khỏi thân xác tội lỗi. Chúng ta được cứu độ trong tình trạng đầy đủ tính nhân loại của chúng ta – cả thân xác và linh hồn.

    3. NƯỚC TRỜI DÀNH CHO CÁC THÁNH

    Một trong các đặc điểm của Cựu Ước là không có khái niệm rõ ràng về Nước Trời. Khi người ta chết, dù là người công chính, họ vào Âm Ty hoặc Âm Phủ (Sheol hoặc Hades) – một “thế giới ngầm” có bóng tối. Người Israel xưa hiểu rằng có một Đền Thờ trên trời, nơi có Thiên Chúa ngự trị. Điều này được mô tả trong thị kiến của ngôn sứ Isaia. Nhưng họ không nhất thiết coi Nước Trời là nơi đến của các thánh. Các tiên tri Ênóc, Êlia, và Môsê là dạng đặc biệt đối với quy luật đó.

    Lễ Đức Mẹ Lên Trời làm rõ và xác định rằng Nước Trời của Tân Ước là nơi các thánh tận hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Đức Mẹ là người đầu tiên vào đó theo Giao Ước Mới. (Chúng ta không thể biết chắc rằng Người Trộm Lành có vào thẳng Nước Trời hay không). Theo cách nào đó, Đức Mẹ đã mở cửa trời cho số các thánh còn lại, như Đức Mẹ đã mở thế gian tới sự nhập thể trọn vẹn của Thiên Chúa.

    4. SỰ ĐẢO NGƯỢC CUỐI CÙNG CỦA SỰ SA NGÃ

    Giáo Hội dạy rằng Đức Mẹ thông phần với Đức Kitô. Điều này dựa vào vai trò của Đức Mẹ là Êva Mới đối với Ađam, rõ ràng trong lời tiên tri của ông Simêon và sự hiện diện của Đức Mẹ trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Lễ Đức Mẹ Lên Trời là sự biến đổi cuối cùng của tội lỗi và sự chết.

    5. CON NGƯỜI KHÔNG CÔ ĐƠN

    Người này sống tương quan với người khác. Đó là một trong những điều đầu tiên Kinh Thánh cho biết về con người. Ađam sống trong Vườn Địa Đàng, không thiếu thứ gì, có các bạn thụ tạo, nhưng “không tốt” cho ông sống “một mình”. Thế nên Thiên Chúa đã tạo nên Êva. Đức Kitô, Đấng là Con Người, “cần” tình bạn hoàn hảo của một người khác, đặc biệt là ở Thiên Đàng, như thần học gia Matthew Levering nói trong cuốn sách của ông đề cập vấn đề mông triệu. Đức Kitô không là Đấng Cứu Độ đơn độc. Theo thần tính, Ngài tận hưởng sự hiệp thông của Tam Vị Nhất Thể. Theo nhân tính, Ngài ngự trị trên trời cùng với Mẹ của Ngài.

    6. TÔN KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẬP TRUNG VÀO ĐỨC KITÔ

    Đức Mẹ lên trời có nghĩa là không có thánh tích hoặc ngôi mộ của Đức Mẹ được tôn kính. Điều này có nghĩa là tôn kính Đức Mẹ là tập trung vào Đức Kitô, trái ngược với việc kết án của Tin Lành. Nhờ cuộc lên trời của Đức Mẹ, không thể nghĩ về Đức Mẹ mà không nghĩ tới Đức Mẹ trong tình trạng trọn vẹn hiện hữu của Đức Kitô ở trên trời.

    7. ĐỨC MẸ CÓ NHIỆM VỤ GIÚP ĐỠ CHÚNG TA

    Theo Thánh Thomas Aquinas, mặc dù linh hồn trên Thiên Đàng không mất tầm nhìn tốt đẹp mà họ bị hạn chế vì không có thân xác. Ngài giải thích rằng linh hồn không có thân xác là ở trong tình trạng không bình thường, thiéu sự hoàn hảo, và chưa được tận hưởng sự viên mãn của niềm hạnh phúc. Thậm chí tầm nhìn tốt đẹp còn bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Cũng theo Thánh Thomas, mặc dù Thiên Chúa nhìn qua con mắt của trí tuệ, các linh hồn cần thân xác để thấy vinh quang của Ngài phản ánh nơi các thụ tạo khác. Cuộc lên trời của Đức Mẹ bảo đảm rằng Đức Mẹ không có giới hạn nào.

    Có thân xác là điều quan trọng để Đức Mẹ được trao nguồn của nhiều quyền phép: Thiên Chúa Nhập Thể đã nhận máu thịt từ Đức Mẹ và qua thân xác Đức Mẹ mà Ngài sinh ra. Hệ quả của điều này là Đức Mẹ có mọi sư mà Mẹ cần để thấy các vấn đề của chúng ta – kể cả tiềm năng để nên thánh – và giúp chúng ta phát triển thành các Đức Kitô bé nhỏ (little Christs).

    8. VẺ ĐẸP HOÀN HẢO CỦA ĐỨC MẸ

    Một điều ngụ ý khác về những gì đã nói trên đây là vẻ đẹp hoàn hảo của Đức Mẹ trên trời. Linh hồn Đức Mẹ không lìa khỏi thân xác. Vẻ đẹp đó trở nên Hiền Thê của Chúa Thánh Thần sống trong sự viên mãn của Đức Mẹ trên Thiên Đàng, thị kiến này được mô tả rõ trong sách Khải Huyền, chương 12. Đó là lý do mà Giáo Hội tôn kính Đức Mẹ hơn các thánh.

    STEPHEN BEALE

    TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - ĐẠI HỘI THÁNH MẪU THỨ # 43/2022

  •  
    phung phung
    Thu, Aug 4 at 1:41 PM
     
     

     
     
    ----- Forwarded Message -----
    From: NguyenNThu   
    Sent: Thursday, August 4, 2022 at 01:52:49 PM CDT
    Subject: E Subj.: [ PHV ] -> Giới Thiệu Sinh Hoạt Công Giáo Quy Mô, Lớn Nhất Tại Hải Ngoại, Đầu Tháng 8, Ngày 4 Này: Đại Hội Thánh Mẫu Ở Missouri 2022!
     

    From: thanhlamle.le
    Subject: [ PHV ] -> Giới Thiệu Sinh Hoạt Công Giáo Quy Mô, Lớn Nhất Tại Hải Ngoại, Đầu Tháng 8, Ngày 4 Này: Đại Hội Thánh Mẫu Ở Missouri 2022!

    dai hoi mot.jpg

     

    Giới Thiệu Sinh Hoạt Công Giáo Quy Mô, Lớn Nhất Tại Hải Ngoại, Đầu Tháng 8, Ngày 4 Này: Đại Hội Thánh Mẫu Ở Missouri 2022!

     

    duc me hai.jpg

     

    *Luôn Luôn Có Con Số Kỷ Lục! Trên Hàng Trăm Ngàn Người Tham Dự Mỗi Năm!

    Điểm tụ mọi người Công Giáo Việt Hải ngoại. Hàng trăm Linh mục, nhiều Giám mục, Nữ tu… nơi quy tụ đông nhất hàng giáo phẩm và giáo dân Công giáo Việt.

    *Với đầy đủ mọi tiết mục, đạo, đời, không thiếu một thứ gì!

    Ngoài những Thánh Lễ, với các bài giảng hay nhất, trên 20 ban hợp ca quy mô, quy tụ gần hàng ngàn ca viên, nơi đâu cũng có thể xưng tội, tĩnh tâm. Còn đầy đủ các hàng quán, thực phẩm đa dạng, chợ búa, chương trình văn nghệ quy mô do SBTN, Nhạc sĩ Trúc hồ phụ trách. Cảm tưởng như sống trong một khu phố nhỏ toàn người Việt, ngoài Việt Nam.

    *Ðại Hội Thánh Mẫu năm 2022! Bắt đầu từ Thứ Tư tuần này!

    Tại Tỉnh Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Carthage, Missouri sẽ khai mạc ngày 04 kéo dài đến ngày 07 tháng 08 năm 2022. Được tổ chức lại, sau 2 năm bị gián đoạn vì dịch bệnh.

     

    dai hoi hai.jpg

     

    *Mở đầu…như một phép lạ!

    Năm 1978, các cha dòng Đồng Công có trụ sở tại thành phố Carthage MO, trong tinh thần yêu mến Đức Mẹ, bắt đầu tổ chức ngày Thánh Mẫu đầu tiên. Chưa đáng gọi là “Đại hội” vì số giáo dân tham dự chỉ khiêm tốn vào khoảng 1.500 người.

    Thế nhưng, như là một phép lạ! không thể tượng tượng nổi, chỉ cần mấy năm sau, con số đã lên đến trên 40.000 người! Từ đây ngày đại hội truyền thống quy mô ra đời. Không dừng lại ở con số đó, vì mỗi năm mỗi tăng, tới nay số giáo dân khắp nơi đổ về, tham dự chắc chắn trên cả trăm ngàn người! Đạt con số kỷ lục, không có Đại Hội nào ở hải ngoại có con số lớn hơn thế!

     

    dai hoi a (1).jpg

    *Những điều thú vị…không nơi nào có!

    Ban đầu, đại hội này chỉ dành riêng cho người Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng không ngờ sự nhộn nhịp hân hoan và sinh động của mỗi kỳ đại hội Thánh Mẫu, đã lôi cuốn những người Mỹ tại thành phố trên 20.000 người này hòa chung một niềm vui cùng với dòng người khắp thế giới tề tựu về đây tham dự đại hội.

    Cả thành phố bừng lên một sức sống vui nhộn, như sau khi qua cơn bạo bệnh được sống lại! Từ hàng quán, siêu thị … chật ních người Việt Nam, họ mua sắm những vật dụng cần thiết cho những ngày đại hội, làm cho thành phố có thêm thu nhập đáng kể, qua các khoản thuế hay dịch vụ khách sạn, du lịch.

    Người ta cũng không thể tượng tưởng bởi các khách sạn tại thành phố này và những thành phố xung quanh, đã không còn chỗ trống! vì người ta đã đặt chỗ từ gần năm nay! Những ai chậm chân, đều phải ra các siêu thị mua lều vải, căng lên trong khu vực được chỉ định, để làm nơi nghỉ ngơi qua đêm, qua những ngày tham dự đại hội, tạo thành một khu phố toàn lều!

    Tầm ảnh hưởng sinh hoạt lớn lao, đến nỗi chính quyền thành phố, quyết định đổi ngày lễ hội hằng năm, để lấy ngày đại hội Thánh Mẫu của người Việt Nam làm Ngày của thành phố! Đã đóng góp một số lợi tức to lớn, vì thế vấn đề an ninh, y tế, chữa lửa, được thành phố lo liệu hết! Nên ban tổ chức đại hội rất an tâm, những vấn đề an toàn đã có thành phố lo! Không có một đại hội nào, lại thành là công việc chính của tất cả cư dân thành phố!

     

    dai hoi bon.jpg

    MỌI ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ THAM DỰ NGÀY THÁNH MẪU NĂM 2022!

    (Theo tin Triều Giang) 

    Kính Mời Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu Missouri lần thứ 43

    Chủ Đề “Này Là Con Mẹ, Đây Là Mẹ Con!”

    Năm nay Đại hội Thánh Mẫu với chủ đề “Này Là Con Mẹ, Đây Là Mẹ Con” (Gioan 19:27) - nói lên sự cậy trông vào sự cầu bầu của Đức Mẹ trong mọi khó khăn của cuộc sống. 

    Hàng Giáo Phẩm Đặc Biệt Tham Dự và Giới Thiệu Thành Phần Ban Tổ Chức:

    Đại Hội Thánh Mẫu năm nay sẽ có sự tham dự của Các Đức Giám Mục: Đức Cha Carl Keme, thuộc địa phận Wichita, Kansas, Đức Cha James Johnston, địa phận St. Joseph, Missouri, Đức Cha Gerald Vincke, địa phận Salina, Kansas, và Đức Cha Edward M. Rice, địa phận Springfield-Cape Girardeau, Missouri.

    Ban Tổ chức gồm các Linh mục: Trưởng Ban là Cha Philipphe Neri M. Đỗ Thanh Cao, Phó Nội vụ: Cha Phanxicô Xaviê M. Đỗ Cao Tùng, Phó Ngoại vụ: Cha Timôthê M. Trần Việt Thắng, thư ký: Cha Phanxicô Assisi M. Trần Hưng Long và thủ quỹ: cha Pôlycarpô M. Nguyễn Đức Thuần cùng với sự hỗ trợ của trên 80 Linh Mục, trên 40 Giáo Xứ, khoảng 20 ca đoàn và hàng trăm các thiện nguyện viên trong các ban ngành từ ban an ninh trật tự, vệ sinh, tiếp tân, ẩm thực…

    Một chương trình sinh hoạt ý nghĩa đầy ắp đã được quý cha post trên website của nhà Dòng: www.ngaythanhmau.net.

    Trước ngày Đại hội, ngày thứ Tư 3/8 sẽ có buổi chiếu phim phim Fatima về sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, từng được khen là phim cảm động có hình ảnh tuyệt đẹp. Ngày thứ Năm 4/8 sẽ chiếu phim tài liệu về Ngày Thánh Mẫu “Marian Days - A Spiritual and Cultural Homecoming”, tạm địch là “Ngày Thánh Mẫu - Ngày Tìm Về Nghi Thức Và Văn Hóa Quê Hương”. Cả hai đều được chiếu tại Hội trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào lúc 2 giờ chiều. Chiều ngày thứ Tư trước Đại Hội sẽ có cuộc cung nghinh và Thánh Lễ kính Thánh Cả Giuse tại Công Trường Nữ Vương Hòa Bình do Cha Pôlycarpô M. Nguyễn Đức Thuần chủ tế và Cha Đaminh M. Nguyễn Phúc Lộc giảng thuyết.

     

    dai hoi b (1).jpg

    Đại Lễ khai mạc Ngày Thánh Mẫu 2022

    Sẽ diễn ra lúc 7 giờ chiều Thứ Năm 4/8 tại Lễ Đài chính do Đức Cha Edward M. Rice thuộc địa phận Springfield-Cape Girardeau chủ tế, và Cha Gioan Trần Khả đến từ Houston giảng thuyết. Tiếp theo là 12 Thánh lễ lần lượt được cử hành tại nhiều địa điểm khác nhau trong khuôn viên nhà Dòng, kiệu Thánh Thể sau Lễ Khai Mạc tối Thứ Năm và cuộc Cung Nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima chiều Thứ Bảy, 12 buổi Hội Thảo với các đề tài về gia đình, niềm tin, và Đức Mẹ do 8 Linh mục giảng thuyết. Đặc biệt là có cuộc Hội Thảo dành cho giới trẻ bằng tiếng Anh do cha Timothy Thắng phụ trách. Cuối cùng là Thánh lễ Bế mạc vào sáng Chủ Nhật lúc 7 do Đức Cha James V. Johnston, giáo phận Kansas City-St. Joseph, Missouri, chủ tế và cha Lawrence M. Châu Hy giảng thuyết. Đại Hội Thánh Mẫu lần thứ 44 sẽ được công bố sau Thánh Lễ.

    Giới trẻ được đặc biệt chú trọng

    Tản bộ từ trung tâm nhà Dòng để đến đồi Canvê với những hàng cây cao đầy đặc những tàng lá. Có những nơi không một tia nắng nào có thể xuyên qua. Tượng của 14 đàng Thánh giá được đặt tại đây. Dưới các gốc cây cổ thụ còn có những tượng thiên thần cầu nguyện, tượng lão ông ngồi suy tư và nhiều pho tượng khác tạo cho khu vườn một vẻ trầm lắng, bình an. Có 2 xe truck và một số công nhân đang cắt cây cho bớt rậm rạp, một sân khấu vừa được thiết lập. Nơi đây sẽ là nơi sinh hoạt của hàng trăm các học sinh, sinh viên, và những người trẻ đến để sinh hoạt, trình diễn âm nhạc, hội thảo, tham dự Thánh Lễ, và chơi những trò chơi ngoài trời. Có năm đông cũng có tới trên 500 em. Đề tài Hội thảo năm nay là: “Who is at Your Table”. Tạm dịch là “Ai là người ngồi cùng bàn của bạn?” do Sơ Janine Vân Trần, Dòng Trinh Vương, giảng thuyết.

    Cha Timothy Thắng phụ trách việc hướng dẫn giới trẻ trong nhiều năm qua, các em đến từ các Giáo Xứ, Cộng Đoàn, hoặc đến từ các nhóm tự do và có nhiều em đã tham dự trong nhiều năm từ khi còn là thiếu nhi cho đến khi trưởng thành. Giới trẻ đặc biệt được nhà Dòng chú tâm đến việc chăm sóc và hướng dẫn tinh thần nên đã đầu tư rất nhiều cho giới trẻ. Không chỉ trong những ngày Đại Hội mà suốt năm, đặc biệt là mùa hè, có những khóa huấn luyện dành cho các hội đoàn thanh thiếu niên từ khắp các giáo xứ.

    dai hoi ba.jpg

    Chương trình văn nghệ quy mô do SBTN đảm trách:

    Tuy là cuộc hành hương mang nặng tính cách tôn giáo, quý cha cũng đã nghĩ đến nhu cầu giải trí của khách hành hương nên năm nào ngoài những tiết mục văn nghệ truyền thống của các giáo xứ và một số hội đoàn, nhà Dòng năm nào cũng mời một trung tâm ca nhạc đến trình diễn vào hai ngày thứ sáu 5/8 và thứ bảy 6/8. Năm nay quý cha đã mời đài SBTN đứng ra kêu gọi các ca nhạc sĩ đến giúp vui cho Đại Hội. Chúng tôi có tiếp xúc với MC Diệu Quyên là phối trí viên, chị cho biết:

    “Có anh Trúc Hồ và hai ban nhạc; một của Trúc Sinh và một của Sĩ Đan. Về ca sĩ có rất nhiều người tham dự để giúp vui với các ca sĩ nổi tiếng như Việt Khang, Hoàng Quân, Gia Vy, Dạ Nhật Yến, Thúy An, Hoàng Anh Thư…MC ngoài Diệu Quyên còn có Kim Nhung, Hoàng My và nhà báo Nguyễn Khanh. Cha có yêu cầu tấu hài nên Diệu Quyên có mời Thành Lễ đến để đem những trận cười thoải mái cho bà con tham dự Ngày Thánh Mẫu.”

     

    dai hoi a (2).jpgBa lý do khiến bạn nên tham dự Ngày Thánh Mẫu Missouri:

    Nhiều lý do chung và riêng của mỗi người, có thể nêu ra 3 lý do chính là trong những năm vừa qua biết bao nhiêu điều đã xảy ra cho chúng ta từ dịch bệnh, chiến tranh cho đến vấn đề khó khăn kinh tế khiến đời sống của mọi người bị ảnh hưởng, chúng ta cùng đến đây để cầu nguyện chung giữa người Việt chúng ta, với giáo hội Hoa Kỳ. Lời cầu nguyện chung luôn có kết quả tốt đẹp. Thứ hai là chúng ta đem tâm tình riêng đến đây để chia sẻ và được ủi an trong những buổi hội thảo để chúng ta cảm thấy là mình không phải chịu đựng khó khăn trong cô đơn, bế tắc. Thứ ba là năm nay cũng là năm kỷ niệm 105 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Chúng ta đến đây để cầu nguyện và được ơn của Mẹ Fatima.”

     

    dai hoi c.jpg

    Giới thiệu những sinh hoạt nổi bật!

     “Rước kiệu là sinh hoạt được sự quan tâm và khen ngợi nhất của các Đức Cha Hoa Kỳ và người bản xứ khi họ được chứng kiến kiệu hoa trang hoàng đẹp, rực rỡ, trang nghiêm, những cảnh dâng hoa của các đoàn đầy nét độc đáo mang sắc thái văn hóa đặc thù Việt Nam và sự cung kính của toàn thể khách hành hương đã khiến cho báo chí truyền thông địa phương luôn tấm tắc khen ngợi. Năm nay Đại Hội sẽ có 2 cuộc rước kiệu vào chiều thứ tư để kính thánh Giuse và chiều thứ Bảy để cung nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ Fatima.

    Riêng các buổi Hội Thảo phụ trách bởi quý cha Giảng Thuyết có nhiều kinh nghiệm và nổi tiếng như quý Cha Vũ Thế Toàn, Cha Nguyễn Khắc Hy, Cha Trần Khả, Cha Nguyễn Thiết Thắng, Cha Nguyễn Bá Quốc Linh, Cha Phạm Quốc Văn, Cha Nguyễn Nam Thảo, Sơ Janine Vân Trần, với những đề tài phong phú và thiết thực với đời sống hàng ngày đem lại những lời khuyên hữu ích, những ủi an xoa dịu phần nào những khổ đau lại là sinh hoạt được nhiều khách hành hương quan tâm, tâm đắc nhất.

    Rồi các chương trình sinh hoạt, Thánh Lễ và hội thảo dành riêng cho giới trẻ tại đồi Canvê do cha Timothy M. Thắng phụ trách cũng là một dấu ấn của Đại Hội”.

    Lời kết: Đại Hội là cơ hội vừa sống đạo, vừa tìm lại quê hương và tình người

    Nhìn chung, Đại Hội Thánh Mẫu Missouri luôn hội tụ đông đảo khách hành hương hàng năm mặc dù địa điểm của nhà Dòng tương đối tách biệt với những thành phố lớn có đông người Việt sinh sống, chính là vì chương trình Đại Hội phong phú, đầy ắp những sinh hoạt cần thiết cho đời sống đức tin của mọi lứa tuổi, và cũng là nơi có cuộc hội tụ đông đảo nhất của người Việt hằng năm cả những người Công giáo và khác tôn giáo. Khách hành hương đến đây ngoài việc để tìm ý nghĩa cho cuộc sống còn tìm được hình ảnh, bóng dáng, không khí của quê hương Việt Nam ngày xưa, và để gặp gỡ những người thân quen hoặc những người chưa quen trong một khung cảnh rất Việt Nam trên đất khách, quê người mà khó có thể tìm được dù ngay trên quê hương Việt Nam hôm nay. 

    Muốn tham dự, xin liên lạc:

    Quý vị muốn ghi thanh tham dự, có thể liên lạc với nhà Dòng theo địa chỉ và số điện thoại dưới đây:

    1900 Grand Avenue

    Carthage, MO 64836

    Điện thoại: +1 (417) 358-7787

    Hoặc vào Link để ghi danh online:<www.ngaythanhmau.org>

     
    duc me mot.jpg