20. Những Bài Về Đức Mẹ

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MẸ LA VANG

  •  
    Chi Tran

     
     
     


    Mẹ La Vang : Mẹ của người bị áp bức.
    Do lòng thành kính và yêu mến, con cái của Đức Maria qua các thời đại đã tặng cho Mẹ rất nhiều danh hiệu như chúng ta thấy liệt kê trong Kinh Cầu Đức Bà. Mỗi danh hiệu mô tả một nhân đức của Mẹ như “Đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh”; hay một tước hiệu như “Mẹ Chúa Trời”; hoặc nói lên lòng yêu thương của người mẹ như “Yên ủi kẻ âu lo”.
    Ngoài ra Đức Maria còn có nhiều danh hiệu khác, được gọi theo tên của nơi Mẹ hiện ra. Nổi tiếng nhất chúng ta có Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp, Đức Mẹ Fatima ở Bồ, Đức Mẹ Guadalupe ở Mễ, Đức Mẹ Medjugorje ở Bosnia, và.. . Đức Mẹ La Vang của Việt Nam v v.
    Ở mỗi nơi hiện ra dù được Vatican công nhận hay không, thường thường Đức Maria gởi cho con cái một sứ điệp tinh thần như xác nhận tính không mắc tội tổ tông của Mẹ ở Lộ Đức, sứ điệp về chuỗi mân côi và sám hối ở Fatima, sứ điệp cầu nguyện, ăn chay và sám hối ở Medjurgoje v. v. Nhưng ở La Vang thì khác. Đức Maria tới La Vang không mang theo một sứ điệp nào. Mẹ chỉ mang tình thương.
    BỐI CẢNH LỊCH SỬ
    Sự kiện La Vang xảy ra năm 1798 tại vùng rừng núi phía tây Quảng Trị, bây giờ thuộc huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Đức Mẹ hiện ra trong bối cảnh một cuộc cấm đạo nghiệt ngã dưới thời vua Cảnh Thịnh của nhà Tây Sơn. Cuộc cấm đạo rất tàn bạo và ác liệt, giáo dân phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy vào rừng sâu hoặc nơi xa xôi hoang vu để lánh nạn. Họ thường tụ tập quây quần với nhau để nương tựa nhau. Họ thường đặt tên cho các địa điểm mới tới bằng một cái tên đánh lạc hướng quan quân mà chỉ người trong cuộc mới biết đó là nơi dung thân của những người chạy trốn. Người ngoài nghe qua tưởng đó là tên người chứ không phải là một địa danh. Ở phía bắc, những nơi đó thường có cái tên bắt đầu với chữ “Kẻ” như Kẻ Sặt, Kẻ Sở.. . Trong nam tên gọi thường có chữ “Cái” như Cái Nhum, Cái Mơn, Cái Bè.. . Động Phong Nha nổi tiếng ở Quảng Bình chỉ mới được khám phá cách đây trên 10 năm vì nó quá hoang vu khuất nẻo. Nhưng giáo dân đã chạy về đó ẩn náu trước đây cả mấy trăm năm trong thời cấm đạo và để lại một địa danh mập mờ Kẻ Bàng. Đi sâu hơn nữa vào rừng núi khoảng 20 cây số hướng tây nam của Phong Nha, ta có Động Thiên Đường, mà cư dân trong vùng hiện nay hầu hết là Công Giáo thuộc hai ba xứ đạo với nhà thờ có tháp nhọn cao chót vót. Họ là con cháu của các anh hùng tử đạo thời xưa trôi dạt về đó ẩn náu.
    Vua Quang Trung mất năm 1792, trước sự kiện La Vang sáu năm. Con thứ là Thái Tử Nguyễn Quang Toản lên ngôi mới 10 tuổi, lấy hiệu là Cảnh Thịnh. Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, cậu của vua, giúp vua trẻ trị vì, nắm hết quyền hành trong tay.
    Thông thường ngược đãi hay bách hại tôn giáo xảy từ hai nguồn chính: hoặc do quần chúng hoặc do chính quyền. Kỳ thị và ngược đãi tôn giáo trong quần chúng xảy ra do đố kỵ về văn hoá tập tục hoặc do cuồng tín, quá khích. Hiện nay cảnh dân đàn áp dân vì lý do tôn giáo vẫn xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại các nước Hồi Giáo và Ấn giáo cực đoan. Ở đó nhiều tín hữu Ky Tô và các tôn giáo thiểu số khác bị người theo đạo đa số cáo buộc xúc phạm tôn giáo của họ và giết chết. Đó là sự đàn áp của một đa số áp đảo trên một thiểu số yếu ớt. Nhưng nếu bên bị áp bức có lực lượng tương đương với bên đàn áp thì tình thế có thể biến thành xung đột võ trang như cảnh chém giết đẫm máu giữa người Miến Điện Phật Giáo và người thiểu số Rhingya theo Hồi Giáo cách đây mấy năm và hiện vẫn còn âm ỷ; hay xung đột võ trang giữa người đạo Ky Tô và đạo Hồi ở Cộng Hòa Trung Phi những năm 2012-2014 v.v...
    Đàn áp tôn giáo trên bình diện nhà nước là do chính sách của chính quyền, nhất là trong các chế độ độc tài. Nhà nước đàn áp một tôn giáo hay mọi tôn giáo trong nước vì nhà nước thấy tôn giáo đe dọa quyền lực của mình. Nổi tiếng nhất là cuộc cấm đạo Công Giáo 300 năm của đế quốc La Mã và các cuộc cấm đạo sau này của các vua chúa ở nhiều nước trên thế giới như thời Cảnh Thịnh,Minh Mạng ở VN.
    Đền Đức Mẹ La Vang ngày xưa
    Ngay từ khi lập nghiệp, nhà Tây Sơn từ Nguyễn Nhạc đến Nguyễn Huệ nói chung không chủ trương cấm đạo Công Giáo. Đôi khi họ còn có cái nhìn tích cực đối với tôn giáo này. Năm 1779 Nguyễn Nhạc gửi cho cha D’Ars, tức thày Thiện, một thẻ bài “ được tự do giảng đạo”. Ông còn khen người Công Giáo biết sống hoà thuận không tranh chấp. Năm 1783 khi quân Tây Sơn vào đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định lần thứ ba, bắt hai linh mục dòng Phan Xi Cô vì nghi các ông theo Nguyễn Ánh. Nhưng sau khi hỏi cung điều tra nhà chửc trách đã thả hai ông vì “thấy họ hoàn toàn không có gì đáng nghi ngờ. Còn giáo dân, họ được tự do giữ đạo nếu đó là đạo thật. Còn nếu đó là đạo lừa dối, chúng tôi sẽ không dung thứ.(Theo Học Viện Đa Minh; Những Văn Kiện Cấm Đạo Của Nhà Tây Sơn)
    Có một điểm cần nêu rõ ở đây là trong lần tiến đánh Gia Định lần thứ hai năm 1782, quân Tây Sơn đã phải đương đầu với lực lượng thủy quân hùng mạnh hơn của Nguyễn Ánh vì Ánh có một đơn vị chiến thuyền tây phương do sự trợ giúp của ông giám mục thực dân Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc thường gọi là Cha Cả có mộ là lăng Cha Cả gần phi trường Tân Sơn Nhứt) và nhà buôn thích mạo hiểm trở thành lính đánh thuê Manuel. Đội thuyền này do chính Manuel chỉ huy nhưng đã bị quân Tây Sơn tiêu diệt ở sông Vàm Cỏ và Manuel tử trận. Sau đó Pigneau tiếp tục giúp đỡ Nguyễn Ánh tận lực về kỹ thuật và tài chánh. Thế nhưng khi hai linh nục Phan Xi Cô bị Tây Sơn bắt trong cuộc chinh phạt Gia Định lần thứ ba năm 1783, hai ông vẫn được xét xử công tâm, không bị thiên kiến vơ đũa cả nắm. So với cách Tây Sơn tàn sát người Minh Hương ở Cù Lao Phố, Biên Hòa; Chợ Lớn và Mỹ Tho vì người Hoa phò Nguyễn Ánh thì Tây Sơn đối xử với người Công Giáo quả là phân minh và tiến bộ.
    Nhưng chính sách đúng đắn và tiến bộ lúc đầu của nhà Tây Sơn chẳng bao lâu sau đã biến thành đàn áp khởi đầu với sắc lệnh cấm đạo năm 1783của Nguyễn Nhạc và sắc lệnh bắt giáo sĩ thừa sai nước ngoài năm 1790 của Nguyễn Huệ. Đến thời Nguyễn Quang Toản thì việc đàn áp càng gay gắt khiến giáo dân phải trốn tránh qua địa phương khác. Một số chạy lên rừng ẩn náu.
    Lý do thường được nêu ra là nhà vua sợ rằng người Công Giáo sẽ theo Giám Mục Pigneau de Béhaine ủng hộ Nguyễn Ánh và chống lại Tây Sơn. Thực ra anh em nhà Tây Sơn không sợ Nguyễn Ánh mà còn phạm sai lầm chiến lược là coi thường Nguyễn Ánh, không cho đó là lực lượng đối kháng nguy hiểm cần phái tiêu diệt để trừ hậu họa. Có lẽ vì Nguyễn Huệ thấy ba lần ông vào dẹp loạn là ba lần quân Nguyễn thua chạy tả tơi. Do đó anh em Tây Sơn đã chú tâm vào việc tiêu diệt lẫn nhau hơn là tiêu diệt Nguyễn Ánh.
    Năm 1787 Nguyễn Huệ, vì mối hiềm khích anh em phát sinh do nghi kỵ và tham vọng quyền lực, đã đưa 60,000 quân từ Phú Xuân vào đánh và vây khốn Nguyễn Nhạc ở thành Quy Nhơn đến nỗi Nhạc phải lên thành khóc xin Huệ rút quân. Tháng 9 năm 1792 Nguyễn Huệ chết. Nguyễn Nhạc ra viếng tang nhưng con của Nguyễn Huệ là vua Quang Toản cho quân ngăn chặn không cho Nhạc đến Phú Xuân. Sử không nói lý do, nhưng người ta nghĩ có thể Quang Toản, đúng hơn là nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên, sợ Nguyễn Nhạc lợi dụng tình huống tang gia bối rối sẽ đánh cướp Phú Xuân, hoặc dò la tình thế để tính chuyện thôn tính sau này.
     
    Năm sau 1793 Nguyễn Ánh từ trong Nam kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc cự không nổi phải cầu cứu cháu là Quang Toản. Toản cử Ngô Văn Sở và Phạm Công Hưng đem quân vào giải nguy. Nguyễn Ánh thua bỏ chạy về Nam. Theo chiến lược quân sự thông thường thì lẽ ra bác cháu phải hợp tác với nhau truy đuổi để tiêu diệt kẻ thù chung, trừ khử cái họa về sau. Đằng này quân của Quang Toản nhân dịp chiếm luôn thành Quy Nhơn, khiến Nguyễn Nhạc, sẵn đang có bạo bịnh, uất ức thổ huyết mà chết.
    Đàng khác số người theo đạo Công Giáo lúc đó không đáng kể, so với toàn dân số, không thể là một đe dọa cho nhà vua được. Trong sắc chỉ cấm đạo năm 1783 Nguyễn Nhạc không hề đề cập tới vấn đề chính trị, chỉ nói về lý do văn hóa, tập tục và đạo lý, khác hẳn với nguyên nhân đàn áp thời nhà Nguyễn và Cộng Sản.
    Vậy lý do chính của việc cấm đạo thời Tây Sơn phải nói là trên bề mặt do khác biệt về văn hóa, tập tục và đạo lý. Chẳng hạn việc thờ kính tổ tiên. Người Công Giáo vẫn tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên, nhưng không thờ lạy, cúng bái tổ tiên. Vì không thờ cúng tổ tiên họ bị coi là bất hiếu và mất gốc và đạo Công Giáo bị coi là tà đạo. Những kẻ hoạt đầu đã chính trị hóa vấn đề để trục lợi.
    Dưới thời Quang Toản cấm đạo có thể nói là một chiến dịch chính trị của nhiếp chính Bùi Đắc Tuyên. Ông này là một gian thần. Lợi dụng quyền nhiếp chính ông thu tóm quyền lực trong tay,mưu đồ soán đoạt ngôi vua. Trong triều đình ông ám hại các tướng sĩ không ăn cánh. Ngoài xã hội ông mượn danh vua Cảnh Thịnh ra hai sắc chỉ cấm đạo Công Giáo ngày 07/01/1795 và 24/01/1975. Sắc chỉ thứ nhất nêu chuyện củng cố đạo Nho và sắc chỉ thứ hai phục hưng đạo Phật và đạo thờ Thần làm cớ diệt Công Giáo. Thưc ra đó chỉ là ngụy tạo chính nghĩa để chiêu dụ dân chúng bởi chính bản thân ông sống rất phóng đãng trác táng thì lấy gì để phục hưng cương thường đạo lý. Cũng giống như các quan chức cộng sản bây giờ tha hóa và nhũng lạm đến tàn ác nhưng vẫn lớn giọng dạy dân phải liêm khiết đạo đức. Bởi vì cấm đạo là một phần trong mưu đồ đen tối của Bùi Đắc Tuyên, khi ông bị Vũ Văn Dũng trừ khử rồi, vua Cảnh Thịnh không ra thêm sắc chỉ cấm đạo nào nứa.
    MẸ CỦA NGƯỜI BỊ ÁP BỨC
    Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang đang được xây cất
    Khi tôi vượt biên vào giữa năm 1989, thì các trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore và Mã Lai đã đóng cửa không nhận người tị nạn nữa. Thuyền của chúng tôi được tàu tuần duyên của Mã Lai vớt lên bờ. Nhưng sau 10 ngày họ cho chúng tôi lên một con thuyền đánh cá ọp ẹp, kéo ra khơi, cắt cáp và ra hiệu cho chúng tôi đi xuống Nam Dương. Buổi chiều ngày thứ hai tàu chết máy cách một đảo nhỏ chừng 100 thước. Trời bắt đầu nổi dông, mây kéo đen trời, gió giựt mạnh. Thuyền bắt đầu bị sóng xô đẩy nghiêng qua nghiêng lại. Chúng tôi hết sức lo lắng, tìm đủ cách nhưng không sao nhúc nhích được con thuyền. Rất may cho chúng tôi là dân đảo thấy bão lớn đang tới mà thuyền của chúng tôi không chịu vào bãi. Họ nghĩ là chúng tôi bị nạn nên huy động nhiều thuyền con ra đón chúng tôi vào bờ. Chiều tối thì bão lớn ập tới. Sáng hôm sau ra coi thì thuyền đã bị lật nằm nghiêng một bên. Nhờ gần bờ nước nông nên thuyền không bị lật úp. Hai tuần sau tàu Cao Ủy Tị Nạn đón chúng tôi về trại Galang. Lên đảo tôi thấy tượng đài Đức Mẹ La Vang đứng trên con thuyền vượt biên. Tôi bật khóc và nhiều người đã khóc. Tôi chợt hiểu rằng Đức Mẹ La Vang đã cứu chúng tôi
    Tôi vẫn có lòng sùng kính Đức Mẹ từ thủa bé do thói quen gia đình lần chuỗi cầu nguyện mỗi tối trước khi đi ngủ. Điều nữa là khi mẹ tôi mất lúc tôi chín tuổi có một người nào đó nói với tôi rằng tôi mất mẹ nhưng lại có một bà mẹ khác rất quyền năng ở trên trời là Đức Mẹ Maria. Vậy khi nào nhớ mẹ hoặc cần mẹ giúp đỡ thì hãy cầu xin với Đức Mẹ Maria. Và tôi đã làm như vậy suốt đời tôi. Đức Maria đã phù hộ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn, có trường hợp tưởng chừng không lối thoát, nhất là thời gian 13 năm trong nhà tù cộng sản sau 1975. Bây giờ nghĩ lại tôi không biết làm sao vào những lúc đó tôi có được ý tưởng như vậy, nếu không có ơn trên.
    Đầu năm 1979 ở trại tù Số 5 Thanh Hóa sau cuộc tuyệt thực toàn trại đòi cải thiện chế độ lao tù, người quản giáo buồng giam chúng tôi phát giấy bắt chúng tôi phải làm đơn xin ăn mới cho ăn lại. Lúc đó tôi nghĩ: xin ăn... . nhục thật. Mà tôi cũng đói thật! Đàng khác tôi nghĩ: bắt xin ăn không phải chỉ để làm nhục mà còn để bẻ gãy ý chí của chúng tôi. Nếu chúng tôi khuất phục, không biết họ sẽ đẩy chúng tôi tới vực thẳm nào nữa, bởi vì họ đã đè bẹp được chúng tôi rồi thì họ muốn làm gì chúng tôi là họ làm.
     
    Nhưng tôi không biết phải làm gì, nhất là mình đang ở thế yếu. Tôi đọc thầm kinh Kính Mừng, xin Chúa và Đức Mẹ giúp tôi. Anh em bắt đầu nhận giấy bút để viết. Tôi thấy rõ nét băn khoăn dằn vặt trên mặt họ. Cũng là băn khoăn trăn trở trong lòng tôi. Bỗng một ý tưởng đến trong đầu. Tôi e ngại vì sợ hậu quả. Nhưng ý tưởng như càng thôi thúc vì đó là điều hợp lý. Đó là là lẽ phải. Ai cũng sợ lẽ phải. Và tôi tin tưởng anh em sẽ ủng hộ tôi như đã đồng ý với tôi là buồng chúng tôi phải tham gia tuyệt thực với các buồng khác vào đêm bắt đầu. Tôi quyết định nói lên. Tôi nói với người quản giáo, “Các ông đưa chúng tôi vào đây. Các ông có trách nhiệm phải nuôi ăn chúng tôi. Chúng tôi không xin vào đây. Chúng tôi không phải xin ăn. Nuôi ăn chúng tôi là trách nhiệm của các ông. Ăn hay không là quyền của chúng tôi.”
    Anh em không làm đơn. Quản giáo đứng nhìn một lúc rồi bỏ đi. Lát sau trở lại anh ta kêu chúng tôi ra ngoài sân tập họp, và ngồi xuống. Rồi anh ta nói ai muốn xin ăn thì đứng qua một bên. Tôi nhì quanh quẩn thấy còn mình tôi ngồi lại, Tôi lại cầu nguyện với Đức Mẹ. Viên quản giáo nhìn tôi mặt đỏ gay, nhưng không nói gì. Có lẽ anh ta đang bối rối không biết xử trí thế nào.. Trại đã lùi một bước rồi là không đòi phải viết đơn nữa. Nhưng vẫn bắt xin ăn. Tôi không biết tình thế sẽ ra sao. Tôi chỉ biết tôi không thể xin ăn được. Tôi nghĩ chắc họ sẽ đưa tôi đi cùm. Trong lúc căng thẳng đó bỗng một anh bạn tới xốc tôi dậy. Tôi chống cự, và vì sau tuyệt thực ai cũng yếu, cả hai ngã lăn kềnh ra sân. Mấy người nữa xúm vào khiêng tôi nhập chung với anh em. Viên quản giáo kêu moi người vào buồng và sau đó họ trói giải tôi qua một phân trại khác giam chung với một số anh em đã bị bắt đi trước đó.
     
    Trước đây Đức Mẹ đối với tôi là một Đức Mẹ chung chung. Tôi biết các danh xưng Đức Me Fatima, Đức Me Lộ Đức, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.. . nhưng không hiểu sự phân biệt và cũng chẳng để ý vì tôi tiếp nhận không thắc mắc từ thuở nhỏ. Đức Mẹ La Vang cũng chỉ là một danh xưng khác.
    Nhưng từ ngày vượt biên Đức Mẹ chung chung đã trở thành Đức Mẹ La Vang của tôi. Trước hết là do khuynh hướng tình cảm chung của con người đối với mẹ của mình. Con cái luôn luôn muốn ở gần mẹ vì con người luôn luôn cần tình thương không nhất thiết phải là lúc gặp khó khăn. Nó giống như em bé đang chơi với bạn, khi cảm thấy cần tình thương, nó bỏ đó chạy tới mẹ, kéo áo bà và người mẹ hiểu ý cúi xuống ôm con và hôn. Em bé thấy hạnh phúc và trở lại chơi với bạn. Nhu cầu gần gũi tình cảm này đã làm nảy sinh việc địa phương hóa Đức Mẹ thành những Đức Mẹ Việt Nam, Trung Hoa, Phi Châu, Nam Mỹ.. . Đức Mẹ đã được địa phương hóa toàn diện trong y phục, nét mặt và cả màu da.. Tôi vẫn thích nhìn Đức Mẹ La Vang dịu hiền, có gương mặt VN mũi thấp, trong tà áo tứ thân và khăn mỏ quạ.
    Đối với người VN Công Giáo Đức Mẹ La Vang là tiêu biểu cho VN như Đức Mẹ Guadalupe đối với người Mễ Tây Cơ. Nhất là với người VN Công Giáo xa quê hương, thấy Đức Mẹ La Vang là thấy quê hương và đỡ nhớ nhà. Cho nên người VN ngoài nước sùng kính Đức Mẹ La Vang hơn người trong nước. Người đi xa mới nhớ nhà. Ở đâu có cộng đồng VN Công Giáo ở đó có nhà thờ hoặc tượng đài Đức Mẹ La Vang. Ở Mỹ có 19 xứ La Vang, Phi Luật Tân có ba. Canada có một. Tôi không có số liệu về Châu Âu và Úc. Đức Mẹ La Vang đi theo cả với các anh chị em lao động xuất khẩu ở Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan.. .
    Với người vượt biên tị nạn, Đức Mẹ La Vang có ý nghĩa đặc biệt. Lễ Giáng Sinh 1989 ở trại tị nạn Galang, Nam Dương tôi băn khoăn không biết nói gì với mấy em minors (trẻ em vượt biên không có người thân lớn tuổi đi theo) đang khóc vì buồn tủi, bơ vơ nhớ nhà. Tôi phải nói gì để các em thấy Chúa sinh ra có dính dáng tới các em chứ không phải chỉ là mấy đèn ngôi sao, cờ hoa trưng bày nhộn nhịp càng làm các em nhớ nhà. Tôi chợt nhận ra rằng Đức Mẹ, Thánh Giu Se và Chúa Giê Su cũng đã trải qua thân phận tị nạn như chúng tôi nên rất hiễu và thông cảm hoàn cảnh của chúng tôi. Các ngài là những nạn nhân bị đàn áp phải vượt biên đầu tiên của kỷ nguyên này. Chúa Giê Su lúc đó tối đa chỉ mới hai tuổi.bởi vì Hê Rôđ Cả (Herod the Great, cha của Hê Rôđ thời Chúa Giê Su) ra lệnh giết hết trẻ em từ hai tuổi trở xuống trong vùng Giê Ru Sa Lem để loại bỏ Chúa khỏi mặt đất vì ông nghĩ em bé Giê Su sẽ là mối nguy cho vương quyền của ông. Giết lầm còn hơn bỏ sót.
    Mức độ tàn sát con nít của Hê Rôđ cho thấy cuộc đàn áp rất triệt để và bạo tàn. Vì thế Thánh Giu Se phải đưa gia đình chạy xuống tận Ai Cập xa xôi. Syria và Jordan lúc đó cũng là những tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã và gần Do Thái hơn nhưng ông không tới đó bởi vì ông sợ thế lực rất lớn của Hê Rôđ Cả trong vùng. Hê Rôđ là vua chư hầu nhưng ông là bạn của hoàng đế La Mã và có quốc tịch La Mã.. Giống như người VN trốn bọn cộng sản cai trị. Trịnh Xuân Thanh phải chạy thật xa khỏi VN qua tận Châu Âu chứ không chỉ quanh quẩn ở Lào hay Cam Bốtm mà vẫn không yên.
    Cuộc vượt biên của gia đình Đức Mẹ có nhiều gian truân. Ngoài những khó khăn thiên nhiên của địa thế sa mạc, còn có thể bị nguy hiểm vì thú dữ và cướp bóc. Vì thế đi trong sa mạc, người ta thường phải đi từng đoàn để nương tựa và bảo vệ nhau. Việc định cư cũng không hề dễ dàng. Người ti nạn ngày nay thường được quốc tế, các chính phủ hay tổ chức tư giúp đỡ. Thời Đức Mẹ không có chuyện đó. Ngày nay ở Ai Cập có nhiều nhà thờ Công Giáo Coptíc dâng kính Đức Mẹ vì tương truyền ngày xưa khi đi tị nạn gia đình Đức Mẹ đã ở những nơi đó. Điều này có nghĩa rằng cuộc sống nơi đất khách quê người của Đức Mẹ có nhiều khó khăn và phải đỗi chỗ ở nhiều lần. Có thể vì sinh kế khó khăn. Có thể vì bị kỳ thị vì khác biệt ngôn ngữ, tập tục, hay lễ nghi tôn giáo.. . Lý do Môi Sê đưa ra để đòi cho dân Do Thái đi ra hoang địa để phụng sự Chúa là của lễ họ dâng cho Chúa sẽ làm người Ai Cập ghê sợ. Nên họ phải đi cách thật xa người Ai Cập.
     
    Đức Mẹ đến La Vang để yên ủi nâng đỡ con cái như một người đồng cảnh ngộ là nạn nhân của sự đàn áp. Hơn thế, Mẹ còn đến với tư cách là mẹ của người con bị đàn áp nữa. Trong khoảng 2000 lần hiện ra được biết từ trước tới nay, chỉ có dưới 10 lần Đức Mẹ bế theo Chúa Giê Su. La Vang là một trong số ít ỏi đó. Ở Lộ Đức, Fatima, Guadalupe.. . Đức Mẹ chỉ đến một mình. Bế theo con thơ, Mẹ muốn nói rằng Mẹ thương yêu và che chở con cái VN như thương yêu và che chở con thơ của Mẹ. Hãy tín thác vào Mẹ. Chính con Mẹ cũng đã bị đàn áp bách hại từ lúc mới sinh.
    Hỡi những ai đang bị đàn áp hãy đến với Mẹ La Vang !
    Posted by: hoa pham <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC ME - MẸ NÚI CAT MINH

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    Lễ Kính Đức Mẹ Núi Cát Minh (Camêlô) 16-07
     
    Cát Minh (còn gọi là Camêlô hay Carmen) là tên ngọn núi đứng hiên ngang trên đồng bằng Galilêa, nước Palestine, gần Nagiarét, nơi Đức Mẹ đã sống và có biết bao kỷ niệm êm đềm, thánh thiện với Chúa Giêsu.
    Cát Minh theo gốc từ có nghĩa là “vườn cây trái”, “khu vườn”. Trong Kinh Thánh, Cát Minh là biểu tượng của sắc đẹp, phì nhiêu
    (Giê-rê-mi-a 50, 19; Is 35, 2…).
     
    Cát Minh cũng chính là ngọn núi danh tiếng gắn liền với cuộc đời của tiên tri Êlia. Tiên tri Êlia đã làm một phép lạ vĩ đại ở đó: Chương 18 sách Các Vua quyển thứ I kể rằng Êlia đã đương đầu chống lại 450 tiên tri của thần Baal trên ngọn núi này. Bằng lời cầu nguyện, Êlia đã xin Thiên Chúa làm phép lạ để minh chứng rằng Thiên Chúa của Êlia là Thiên Chúa chân thật. Và Thiên Chúa đã nhận lời Êlia cầu xin.
     
    Vào thế kỷ thứ 12, một nhóm ẩn sĩ mong muốn hiến dâng tình yêu trọn vẹn cho Đức Kitô theo tinh thần của tiên tri Êlia đã bắt đầu đến sống trên các triền núi Cát Minh. Thế kỷ tiếp theo, giáo phụ Albertô thành Giêrusalem đã ban cho các ẩn sĩ tu luật, theo đó các tu sĩ “sống tùy thuộc hoàn toàn vào Chúa Giêsu Kitô” và “trung thành phục vụ bằng một trái tim tinh tuyền” trong thinh lặng, cô tịch, suy gẫm sách Thánh và chiến đấu thiêng liêng như Thánh Phaolô đã nói đến (Ep 6).
     
    Ngay từ đầu, dòng Cát Minh đã được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, với tước hiệu Đức Mẹ Núi Cát Minh. Vì thế, các ẩn sĩ này thường được gọi là các cha dòng Đức Mẹ Cát Minh. Đức Thánh Cha Hônôriô III phê chuẩn tu luật của Hội dòng vào năm 1226. Năm 1247, Simon Stock (còn gọi là Simon Cột), một linh mục gốc Anh, trở thành bề trên tổng quyền dòng Cát Minh. Ngài đã giúp Hội dòng phát triển và thích nghi với thời đại.
     
    Ngày 16 tháng 7 năm 1251, sau một đêm thức trắng cầu xin Đức Mẹ ban ơn phù trợ để Dòng Cát Minh thoát khỏi những hiểm nguy đang giăng mắc có thể đi tới chỗ sụp đổ, Thánh Simon Stock đã được thị kiến thấy Đức Mẹ: Đức Trinh nữ tay bồng Chúa Hài Nhi, có các Thiên Thần hầu cận, đã trao hai miếng nhung nhỏ màu nâu bằng bàn tay, có hai dây đính lại với nhau, cho thánh Simon Stock:“Hỡi con yêu dấu, hãy lãnh nhận tấm áo này cho Hội Dòng của con. Đó là dấu chỉ đặc biệt một hồng ân mà Mẹ đã xin cho các con và tất cả con cái của Chúa, những người tôn vinh Mẹ dưới tước hiệu Đức Mẹ Núi Cát Minh. Hễ ai chết trong lúc sốt sắng mặc áo này sẽ được cứu thoát khỏi lửa muôn đời. Áo nâu là một huân chương phần rỗi. Áo nâu còn là khiên thuẫn trong lúc hiểm nguy. Áo nâu là bảo chứng ơn bình an và sự che chở đặc biệt, cho đến ngày tận cùng trần gian”. Quả thật, sau đó, nhiều phép lạ đã xảy ra khi những người mang áo Đức Mẹ Cát Minh: Đức Mẹ làm chuyển đổi hướng gió, làm dịu giông bão, dập tắt hỏa hoạn, làm đổi hướng lằn tên mũi đạn,v.v. Áo Đức Bà cũng xuất hiện trong hai lần Đức Mẹ hiện ra: Đức Mẹ mặc áo mầu nâu khi hiện ra lần sau cùng ở Lộ Đức, ngày 16 tháng 7 nhằm ngày lễ Đức Mẹ núi Cát Minh; và khi Đức Mẹ làm cho mặt trời nhảy múa tại Fatima.
     
    Thánh Giáo Hoàng Piô X (làm Giáo Hoàng từ năm 1903 tới năm 1914) nói rằng người ta cũng nhận được những phúc lành tương tự nếu họ mang tượng ảnh thay Áo Đức Bà. Ảnh đeo Đức Mẹ Núi Cát Minh có một mặt hình Đức Mẹ Cát Minh và mặt kia hình Thánh Tâm Chúa Giêsu.
    Đây những đặc ân Mẹ ban cho những ai mang áo Đức Mẹ Núi Cát Minh:
    – Ơn được Mẹ nhận làm con riêng và đặc biệt phù trợ
    – Ơn được thông công những việc đạo đức của dòng Cát Minh
    – Ơn được lãnh các ân xá Giáo Hội ban
    – Ơn được Mẹ cứu khỏi luyện ngục vào ngày thứ bảy sau khi qua đời, nếu giữ được đức trong sạch tùy theo bậc sống và ơn kêu gọi của mình, đọc kinh nhật tụng kính Đức Mẹ hàng ngày, hoặc ăn chay kiêng thịt những ngày Giáo Hội chỉ định.
    – Ơn được khỏi lửa hỏa ngục đời đời, nghĩa là khi hấp hối mà còn mắc tội trọng, thì sẽ được ơn sám hối xứng đáng và kịp thời.
     
    Đức Thánh Cha Bênêđitô VIII năm 1726 đã phổ biến lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh trong toàn thể Giáo Hội để kính nhớ lần Đức Mẹ hiện ra với thánh Simon Stock (trước đó, lễ này chỉ được mừng kính trong các cộng đoàn dòng Cát Minh).
     
    Suy niệm và cầu nguyện:
    Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, cũng chính là Mẹ của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy nài xin Mẹ giúp đỡ để ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu hơn. Mẹ sẽ bảo vệ chúng ta trong cuộc sống và giúp đỡ chúng ta lúc lâm tử. Chúng ta có thể bày tỏ lòng tôn kính Mẹ bằng việc mang Áo Đức Bà hay mang ảnh đeo thay Áo Đức Bà.
    Bạn đã thấy nhiều người mang huy hiệu hay huân chương đầy ngực. Họ có vẻ hiên ngang và tự hào! Còn bạn, người con của Mẹ, bạn có ý thức được Áo Đức Mẹ là huy hiệu của đoàn con Đức Mẹ, là huân chương của lòng hiếu thảo, trung thành đối với Mẹ, là dấu hiệu của những đặc ân Mẹ ban phát cho bạn. Với ý thức đó, bạn hãy tôn trọng Áo / Ảnh tượng Đức Mẹ theo đúng tầm quan trọng và đúng mức nhiệt thành. Bạn không ngại ngùng khi đeo áo / ảnh tượng Đức Mẹ trên mình; trái lại, bạn còn hiên ngang và tự hào hơn cả những người đeo đầy huy hiệu và huân chương. Bạn mang ảnh / áo Đức Mẹ ngày đêm, với một thiện chí ngay thẳng, một lòng mến yêu trung thành, một niềm tin cậy và tri ân sâu đậm đối với Mẹ. và trái tim của bạn sẽ rực nóng, tâm hồn bạn sẽ an vui với tước hiệu cao quý của Mẹ chúng ta: Đức Mẹ Núi Cát Minh.
    Lạy Chúa, vì lời Đức Trinh Nữ Maria cầu thay nguyện giúp, xin Chúa luôn bảo vệ và hướng dẫn chúng con trên đường đời, để chúng con thẳng tiến về núi thánh đích thực là Đức Giêsu Kitô (Lời nguyện Nhập lễ, lễ Đức Mẹ núi Cát Minh).
     
    KINH KÍNH ĐỨC MẸ NÚI CÁT MINH
    Lạy Đức Trinh Nữ Maria đầy phúc không mắc tội truyền. Mẹ là vẻ đẹp cùng là vinh hiển Núi Cát Minh. Mẹ lấy lòng từ bi nhân hậu đoái nhìn các kẻ mang áo thánh Mẹ. Xin khấng đoái xem đến con, và che chở con dưới áo Mẹ. Con yếu đuối, xin uy quyền Mẹ nâng đỡ. Xin đức khôn ngoan Mẹ soi sáng tâm trí u ám con. Xin in vào lòng con đức tin cậy và đức mến. Xin hãy dùng thánh sủng và đức hạnh mà trang điểm linh hồn con, để con được chính là con của Mẹ và được Mẹ yêu thương. Xin hãy phù hộ con khi sống và trong giờ lâm chung. Xin Mẹ âu yếm đến viếng thăm và yên ủi con, và dâng trình cho Chúa Ba Ngôi con là con cùng là đầy tớ tận tình của Mẹ hầu con được ngợi khen chúc tụng Mẹ đời đời trên thiên đàng. Amen.
    Lạy Nữ Vương là xinh đẹp Núi Cát Minh, xin cầu cho chúng con.
     
    KINH ÁO ĐỨC BÀ
    Lạy Rất Thánh Đức Bà Maria là Quan Thầy họ Áo Đức Bà, chúng con dốc lòng vào họ Áo Đức Bà, cùng mặc Áo Đức Bà cho đến trọn đời. Khi chúng con chết, thì Đức Bà sẽ lấy Áo thánh ấy ở nơi mình chúng con mà nhận chúng con là con cái Đức Bà, và đưa chúng con về thiên đàng mà chầu chực Đức Giêsu cùng rất thánh Đức Bà đời đời chẳng cùng. Amen.
     
    KINH ĐỌC BUỔI SÁNG CỦA NGƯỜI ĐEO ÁO ĐỨC BÀ
    Lạy Thiên Chúa của con, con xin hợp với Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria (hôn Áo Đức Mẹ) để dâng cho Chúa Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu trên các bàn thờ khắp thế giới. Con cũng xin hợp với Máu Thánh Chúa Giêsu để dâng cho Chúa mọi tư tưởng, mọi lời nói, và mọi việc làm của con trong ngày hôm nay.
    Lạy Chúa Giêsu, ngày hôm nay, con ước mong được hưởng mọi ân xá mà con có thể được hưởng. Con cũng xin dâng các ân xá ấy cùng với chính mình con cho Mẹ Maria Vô nhiễm để Mẹ làm vinh danh Thánh Tâm Chúa.
    Lạy Máu Thánh châu báu Chúa Giêsu, xin cứu chúng con. Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con.
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    3Hoa Nguyen, Ngọc Kim Ngà và 1 người khác
     
     
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LM MINH ANH -

  •  
    LM MINH ANH
     
     
    Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Thứ Bảy tuần XII Thường Niên  -   Is 61, 9-11 -   Lc 2, 41-52
     

    KHÔNG PHẢI TẤT CẢ MỌI THỨ ĐỀU RÕ RÀNG

    “Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”.

    Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, được coi là nhân vật văn học lẫy lừng nhất của Đức ở thời kỳ thơ ca hiện đại; ông là bạn, đã cùng làm việc với sử gia và triết gia Friedrich Schiller. Goethe từng nói, “Trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Hôm qua, trọng kính Trái Tim Chúa Giêsu, Hội Thánh ‘quỳ gối’; hôm nay, kính nhớ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, Hội Thánh ‘cúi đầu’. Trái Tim Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu vô điều kiện Thiên Chúa dành cho con người; Trái Tim Đức Mẹ tỏ bày tình yêu vô điều kiện con người dành cho Thiên Chúa. Nói rằng, vô điều kiện; bởi lẽ, trước kế hoạch của Thiên Chúa, Mẹ đã khiêm cung đón nhận mọi sự, dẫu ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’.

    Mẹ Maria cưu mang, sinh hạ Chúa Giêsu; Mẹ yêu thương, một lòng với con, có mặt với con trên mọi nẻo đường. Mẹ cùng con lắng nghe những lời tán tụng cũng như những sỉ nhục; có thể nói, từ khi Con Chúa nhập thể trong cung lòng, Mẹ gặp nhiều thử thách và khó khăn hơn là xuôi may! Tuy nhiên, Maria vẫn quyết đồng hành với con. Mẹ đi theo con, tìm hiểu sứ vụ của con; bởi lẽ, sứ vụ của con cũng là sứ vụ của Mẹ. Và nhiều bất ngờ sẽ dành cho Mẹ dù Maria không bao giờ mong đợi điều này; chẳng hạn, mất con ba ngày khi con ở độ tuổi mười hai! Chúa Giêsu muốn ở lại nhà Cha, chuẩn bị cho ngày lên đường, hoàn tất sứ vụ Cha trao. Mẹ Maria cũng chuẩn bị cho ngày lên đường đó, và Chúa Giêsu đã giúp Mẹ Ngài sẵn sàng.

    Trong gia đình Nazareth, sự kinh ngạc không bao giờ nguôi ngoai, ngay cả trong một thời điểm kịch tính như việc Chúa Giêsu ở lại đền thờ. Đó là khả năng kinh ngạc trước sự tỏ mình tiệm tiến của Con Thiên Chúa; chính sự kinh ngạc này cũng đã làm cho các bậc thức giả trong đền thờ “ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Ngài đáp lại”. Thế nhưng, kinh ngạc là gì để có thể trở thành ngạc nhiên? Kinh ngạc và ngạc nhiên là trái ngược với việc coi mọi thứ là điều hiển nhiên; kinh ngạc và ngạc nhiên mang ý nghĩa thán phục. Nó ngược với thực tế khi các sự kiện lịch sử chỉ được nhìn theo con mắt loài người; vì ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’.

    Thật khó cho Maria để hiểu hết ý nghĩa từng biến cố xảy ra trong đời của con mình. Là một phụ nữ cầu nguyện và chiêm ngắm, Mẹ cất giữ tất cả trong lòng để có thể nhớ lại và gẫm suy; đồng thời, so sánh chúng với những khoảnh khắc khác trong đời. Đó là kế hoạch của Thiên Chúa vốn chỉ bộc lộ theo thời gian, và Mẹ sẽ sẵn sàng cho điều đó. Mẹ không cần hiểu biết nhiều, nên cũng chẳng thắc mắc nhiều; trái lại, đón nhận, thuỷ chung, và tìm mọi cách để hoàn thành nó. Mẹ biết, Mẹ có một vai trò trong đó và cần chuẩn bị nó thông qua một đời sống cầu nguyện.

    Anh Chị em,

    “Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”. Đó là cách ứng xử tuyệt vời, cao thượng của Mẹ trước những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Làm sao một phàm nhân có thể hiểu được kế hoạch của Ngài; dẫu thế, trong đức tin, Mẹ Maria vẫn dò dẫm tìm hiểu và thi hành trong tín thác tuyệt đối. Nơi trái tim vẹn sạch của Mẹ, không có chỗ cho cái tôi! Mẹ dành cho Thiên Chúa một con tim tinh tuyền với một tình yêu vô điều kiện. Cũng thế, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu hết giá trị, mục đích và ý nghĩa đời mình trong kế hoạch của Thiên Chúa, trừ khi có một đời sống cầu nguyện và chiêm ngắm như Mẹ. Nó cần có thời gian, kiên nhẫn và tin tưởng đơn sơ. Hãy học như Mẹ và trung thành bước đi trên con đường đã vạch sẵn cho chúng ta, dẫu đó có thể là một con đường không rõ ràng. Không cần biết tất cả những gì phía trước, chỉ cần biết nơi chúng ta phải đi. Trên con đường mù tăm, khó khăn và không biết trước đó, Mẹ Maria không thể không nắm lấy tay bạn và dẫn dắt bạn; bởi lẽ, ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Mẹ Maria, xin gìn giữ trái tim con tinh tuyền, thuộc trọn về Chúa như Mẹ; để con chỉ làm theo ý Chúa như Mẹ đã làm; xin dẫn dắt con, vì ‘không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - MƯỜI CACH TÔN KÍNH MẸ

  •  
    Chi Tran

     
     
     


     
    MƯỜI CÁCH TÔN KÍNH ĐỨC MẸ
     
    Theo Phụng Vụ, Tháng Năm thì chúng ta dâng hoa lòng lên Đức Mẹ; Tháng Sáu thì chúng ta đắm mình trong Đại Dương Thương Xót của Thánh Tâm Chúa Giêsu; Tháng Bảy thì chúng ta chúc tụng và tôn thờ Máu Thánh Chúa Giêsu, giá cứu độ; Tháng Mười thì chúng ta chuyên cần lần Chuỗi Mân Côi; Tháng Mười Một thì chúng ta cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
    Đức Maria là Nữ Tử của Chúa Cha, là Thánh Mẫu của Chúa Con, là Hiền Thê Huyền Nhiệm của Chúa Thánh Thần, là Nữ Vương các Thiên Thần và các Thánh, là Nữ Vương Trời Đất. Thánh Louis de Montfort tôn xưng Đức Mẹ là Nữ Vương mọi tâm hồn và là Kiệt Tác của Thiên Chúa.
    Các thánh dùng những lời mạnh mẽ, đẹp đẽ, và thường theo dạng thi ca, để tôn vinh Đức Nữ Trinh Maria.
    Chúng ta có cách nào để thể hiện lòng yêu mến và sùng kính đối với Đức Mẹ? Chúng ta có 10 cách.
    1. TẬN HIẾN.
    Việc đầu tiên chúng ta có thể làm mỗi buổi sáng là cầu nguyện – tận hiến cho Chúa Giêsu qua Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Hãy bắt đầu một ngày mới qua Đức Mẹ! Mẹ Thánh Teresa Calcutta luôn dành tình yêu cho Đức Mẹ:“Lạy Mẹ Maria, xin ban cho con trái tim của Mẹ: tươi đẹp, thuần khiết, vô nhiễm; trái tim Mẹ đầy yêu thương và khiêm nhường mà con có thể đón nhận Chúa Giêsu trong Bánh Hằng Sống và yêu mến Ngài như Mẹ đã yêu thương Ngài và phụng sự Ngài khi con hướng dẫn người nghèo”.
    2. KINH TRUYỀN TIN và KINH NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG .
    Lời kinh truyền thống này thường được đọc vào buổi trưa, nhưng cũng có thể đọc bất cứ lúc nào. Có thể đọc ba lần mỗi ngày – lúc 9 giờ sáng , 12 giờ trưa, và 6 giờ chiều. Cầu nguyện như vậy thì chúng ta sẽ thánh hóa giờ kinh sáng, kinh trưa và kinh chiều qua sự hiện diện của Thánh Mẫu Maria.
    Các kinh này gợi nhớ sự hiện diện quan trọng của Đức Mẹ trong Mầu nhiệm Cứu độ – Nhập thể, Khổ nạn, Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan Vianney nhắc chúng ta về sự hiện diện và hành động của Đức Mẹ trong đời sống của chúng ta:“Chỉ khi nào kết thúc Cuộc Phán Xét thì Đức Mẹ mới được nghỉ ngơi; từ nay tới lúc đó, Đức Mẹ rất bận rộn với con cái của Mẹ. Phục vụ Đức Mẹ là sống theo mệnh lệnh của Đức Mẹ hơn là cai quản”.
    3. TẬN HIẾN GIA ĐÌNH CHO MẪU TÂM VÔ NHIỄM.
    Hãy chuẩn bị tận hiến bằng tuần cửu nhật Kinh Mân Côi và cầu nguyện với phép lành do linh mục trao ban như những thành viên trong gia đình. Qua phép lành và việc tận hiến này, Chúa Cha sẽ tuôn tràn ân phúc trên mọi người trong gia đình.
    4. TẬN HIẾN CHÍNH MÌNH .
    Hãy tận hiến cuộc đời cho Chúa Giêsu qua Đức Mẹ. Bạn có thể chọn nhiều cách theo Thánh Maximilian Kolbe, theo Thánh Louis de Montfort, hoặc theo Lm Michael Gaitely – trong cuốn “33 Days to Morning Glory”. Việc tận hiến này có thể biến đổi cuộc đời bạn.
    Nếu bạn đã tận hiến cho Đức Mẹ, bạn có thể lặp lại lời tận hiến hằng năm và đi sâu vào kho tàng yêu thương vô tận của Thiên Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ. Đức Mẹ tỏ uy quyền trên chúng ta theo cách vượt xa ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Thánh Louis de Montfort nhắc nhở chúng ta:“Thiên Chúa đã tỏ uy quyền trên Con Một Yêu Dấu của Ngài, và Ngài cũng tỏ uy quyền trên các con cái của Ngài – không chỉ quan tâm thân xác mà còn quan tâm linh hồn”.
    5. NOI GƯƠNG ĐỨC MẸ.
    Nếu chúng ta thực sự yêu mến ai đó, chúng ta muốnbiết nhiều về họ, theo sát họ và bắt chước đức tính của họ. Trong cuốn “True Devotion to Mary” (Sùng Kính Đức Maria), Thánh Louis de Montfort cho chúng ta biết 10 nhân đức chính của Đức Mẹ. Hãy noi gương Đức Mẹ và bạn sẽ tiến bộ trên đường nên thánh. Đó là:
    ◾Khiêm nhường thật lòng,
    ◾Đức tin sống động,
    ◾Vâng lời tuyệt đối,
    ◾Cầu nguyện liên lỉ,
    ◾Luôn từ bỏ mình,
    ◾Trong sạch,
    ◾Yêu mến nồng nàn,
    ◾Kiên nhẫn chịu đựng,
    ◾Tử tế nhân hậu,
    ◾Khôn ngoan.
    Thánh Louis de Montfort nói: “Các vị thánh lớn nhất, phong phú nhất về ân sủng và nhân đức cũng vẫn siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ, ngước nhìn Mẹ là mẫu gương hoàn hảo để bắt chước và là người giúp đỡ hiệu quả”.
    6. BỊ CÁM DỖ, HÃY CẦU XIN ĐỨC MẸ.
    Cuộc đời của chúng ta là cuộc chiến đấu không ngừng cho đến chết, nhưng chúng ta không một mình chiến đấu với ma quỷ, xác thịt và thế gian. Khi bị cám dỗ, khi mọi sự có vẻ mất hết, hãy kêu cầu Thánh Danh Maria, hãy đọc Kinh Kính Mừng! Nếu làm như vậy, quyền lực hỏa ngục sẽ tan biến.
    Đức Mẹ là “Tổng Tư Lệnh”. Khi Đức Mẹ ra lệnh, kẻ thù phải chạy xa, biến mất, và thua cuộc! Khi bị cám dỗ thất vọng, Thánh Phanxicô Salê đã cầu nguyện với Đức Mẹ bằng“Kinh Hãy Nhớ” (Memorare, được coi là của Thánh Bernard), và cơn cám dỗ đã bị chế ngự.
    Thánh Antôn Maria Claret đã bị cám dỗ dữ dội về đức trong sạch. Nhờ lời cầu nguyện sốt sắng với Đức Mẹ mà thần ô uế bị đẩy lùi, và Thánh Antôn được đặc ân sống khiết tịnh, lập dòng, giảng dạy và viết nhiều sách hay. Thánh Bônaventura xác định: “Đừng sợ kẻ thù hùng mạnh, vì quyền lực hỏa ngục sợ Thánh Danh và sự bảo vệ của Đức Mẹ”.
    7. ĐỨC MẸ và PHỤNG VỤ.
    Hãy nhận biết sự hiện diện của Đức Mẹ trong Nhiệm Thể Đức Kitô là Giáo Hội. Đặc biệt là hãy nhận biết sự hiện diện của Đức Mẹ trong Phụng Vụ – Thánh Lễ. Minh định cuối cùng của Thánh Lễ là chúc tụng và tôn thờ Chúa Cha, qua việc hiến dâng Chúa Con và qua quyền phép của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, Đức Mẹ có một vị trí đặc biệt trong Phụng Vụ.
    Đức Mẹ là Thánh Mẫu Thiên Chúa, là Mẹ Giáo Hội và là Mẹ của chúng ta trong ân sủng. Hãy đọc và suy nghĩ về Tông thư “Marialis Cultus” (Lòng Sùng Kính Đức Mẹ, 2-2-1974) của Chân phước GH Phaolô VI (1897-1978, Giáo Hội sẽ tuyên thánh vào Chúa Nhật 14-10-2018 cùng với 5 chân phước khác), trong đó giải thích rõ ràng về sự hiện diện của Đức Mẹ trong Phụng Vụ. Đó là một tác phẩm tâm linh quan trọng cần phải đọc!
    8. ĐỌC SÁCH VỀ ĐỨC MẸ.
    Về Thánh Mẫu học, chúng ta nên trau dồi cả về giáo lý và sự sùng kính. Giáo lý mà không có lòng sùng kính có thể khô cằn và vô vị. Lòng sùng kính mà không có giáo lý có thể dễ dàng thoái hóa, chỉ còn là cảm tính mà thôi!
    Cũng cần phải đọc Tông thư “Rosarium Virginis Mariae” (Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria, 16-10-2002) của Thánh GH Gioan Phaolô II. Viên ngọc tâm linh này kết hợp giáo lý Công giáo chắc chắn (Mariology – Thánh Mẫu học) với tình yêu êm đềm và lòng sùng kính dành cho Đức Mẹ. Thánh Gioan Phaolô II động viên toàn thế giới chiêm ngưỡng Tôn Nhan Chúa Giêsu qua con mắt và trái tim của Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ là con đường đến với Chúa Giêsu nhanh nhất, ngắn nhất, dễ dàng nhất và hiệu quả nhất.
    9. TÔNG ĐỒ CỦA ĐỨC MẸ.
    Hãy trở nên tông đồ nhiệt thành, nồng nàn và sôi nổi của Đức Mẹ. Một trong các thánh nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Mẹ là Thánh Maximilian Kolbe. Tình yêu ngài dành cho Đức Mẹ không thể diễn tả hết. Một trong các phương pháp ngài áp dụng là phát triển lòng sùng kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm qua Ảnh Vô Nhiễm Huyền Diệu (Miraculous Medal, Medal of the Immaculate Conception).
    Bất cứ khi nào có cơ hội, Thánh Maximilian Kolbe đều tặng Ảnh Vô Nhiễm cho người ta. Ngài gọi đó là “viên đạn tâm linh”. Ngài giải thích ý nghĩa về ảnh đó:“Gọi là huyền diệu vì nhiều phép lạ đã xảy ra nhờ người ta biết yêu mến Đức Mẹ và tin tưởng vào lời cầu bầu của Đức Mẹ”.
    Hãy trở nên tông đồ của Đức Mẹ trong thời đại ngày nay, theo bước chân của Thánh Maximilian Kolbe. Vị thánh này xác tín:“Trái Tim Vô Nhiễm được Thiên Chúa hứa ban sự chiến thắng đối với Satan. Đức Mẹ tìm kiếm các linh hồn tận hiến cho Mẹ, sẽ trở nên khí cụ mạnh mẽ để đánh bại Satan và mở rộng Nước Chúa”.
    10. KINH MÂN CÔI.
    Tại Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra 6 lần với ba trẻ chăn chiên – Luxia, Giaxinta và Phanxicô. Mỗi lần hiện ra, Đức Mẹ đều nói về việc cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Trong tài liệu nói về Đức Mẹ và Kinh Mân Côi, Thánh GH Gioan Phaolô II đã cầu mong cả thế giới cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi để xin ơn cứu độ cho gia đình và thế giới.
    Là người tôn sùng Đức Mẹ, có biệt danh là Linh mục Kinh Mân Côi, Bậc đáng kính Patrick Peyton (1909-1992) nói: “Gia đình cầu nguyện với nhau thì hòa thuận với nhau. Thế giới cầu nguyện là thế giới bình an”.
    Tại sao không thực thi mệnh lệnh của Đức Mẹ Fátima, Thánh Mẫu Thiên Chúa? Tại sao không vâng lời Thánh GH Gioan Phaolô II? Nếu thực thi huấn lệnh, gia đình sẽ được cứu và sẽ có sự hòa bình mà nhân loại hằng khao khát.
    Lm. ED BROOM, OMV
    TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange
     

NHỮNG BÀI VỀ ĐỨC MẸ - LỄ TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ

  •  

    25.6.2022 – TH BY  TUN XII THƯỜNG NIÊN
    L TRÁI TIM VÔ NHIM ĐC M

    TIN MỪNG LUCA 2, 41-51
    “Đc Maria hng ghi nh tt c nhng điu y trong lòng.” (Lc 2,51)

    CHIÊM NGM M SNG TIN MNG:

    “Ngày 10-12-1925, Đc M hin ra vi con, và bên cnh Đc M, ng trong đám mây sáng chói có mt Hài Nhi. Đc M đt mt tay trên vai con, tay kia cm đưa cho con xem mt Trái Tim qun đy gai nhn. Cùng lúc y, Hài Nhi nói: “Hãy thương đến Trái Tim M Rt Thánh con, ph đy gai mà loài người t bc không ngng đâm thng vào Trái Tim và không có ai làm vic đn t đ rút các gai nhn khi Trái Tim”.[1] Đó là li ch Lucia, mt trong ba tr đã được thy Đc M hin ra ti Fatima k li, theo ý mun ca Chúa Giêsu. Chúa Giêsu mun cho mi người nhn biết và yêu mến Đc Maria, tôn sùng Trái Tim Vô Nhim ca M rt yêu du ca Người.

    Sau khi mng kính trng th l Thánh Tâm Chúa Giêsu – ngun mch tình yêu và ân sng, thì hôm nay, Giáo Hi mi gi chúng ta chiêm ngm Trái Tim Vô Nhim Đc M, mt trái tim đy tình yêu đi vi Thiên Chúa và lòng thương xót vi con người. Trái Tim Chúa Giêsu hoàn toàn hướng v Chúa Cha và hướng v con người thế nào, thì Trái Tim ca M Maria cũng hoàn toàn hướng v Thiên Chúa và nhân loi như vy.

    Cùng vi Chúa Giêsu, M hướng v Chúa Cha đ th ly, tôn vinh và cm t lòng thương xót và trung tín ca Thiên Chúa đi vi dân tc ca M và vi cá nhân M. Qua Chúa Giêsu, M nhn biết Thiên Chúa đích thân đến vi M và vi nhân loi. M tìm kiếm, ghi nh và suy đi nghĩ li tt c nhng gì liên quan đến Chúa Giêsu như Kinh Thánh đã ghi nhn: “Riêng m Người thì hng ghi nh tt c nhng điu y trong lòng” (c.51).

    Đi vi ph n, đc bit người ph n nhy bén và giàu cm xúc như M Maria, nhng biến c vui, bun trong cuc đi ca M và Chúa Giêsu li càng được M ghi nh và sng sâu xa tng biến c y qua vic hng suy đi nghĩ li trong lòng. Đc bit, M liên kết mt thiết vi Chúa Giêsu trong tình yêu thương cu đ nhân loi. Trái Tim Vô Nhim ca M luôn đp cùng mt nhp vi trái tim ca Chúa Giêsu: nhp khiêm nhường vâng phc ý Cha, nhp yêu thương và tha th cho nhng xúc phm ca con người. Đc bit trong cuc kh nn ca Chúa Giêsu, M luôn cn k đ cùng chia s mi kh hình, đau đn… Chúa Giêsu chu s nhc, đi mão gai, chu đánh đòn, đóng đinh và chết tc tưởi…thì lòng M cũng tan nát tơi bi, chết lng vì đn đau.

    Khi hin ra vi thánh n Catherine Labouré, M đã cho thánh n thy s liên kết mt thiết ca Trái Tim M vi Thánh Tâm Chúa Giêsu qua mt sau mu nh Phép L: Cây thánh giá lng vào ch M, dưới có hai trái tim ca Chúa Giêsu và M. Trái Tim ca Chúa Giêsu có vòng gai bao quanh, và Trái Tim M có lưỡi gươm xuyên thu.[2] Đó chính là lưỡi gươm vô hình nhưng rt sc bén mà c già Si-mê-on đã tiên báo năm xưa.[3] M cùng chu mi đau kh vi Chúa Giêsu đ đem li ơn cu đ cho tt c nhân loi.

    Mng l Trái Tim Vô Nhim Đc M hôm nay, chúng ta được mi gi hoán ci tâm hn mình mi ngày, t b nhng đam mê ti li đ ngày mt thánh thin hơn, thc hành các vic đo đc nhiu hơn đ đn bù nhng ln ta đã xúc phm đến Thánh Tâm Chúa Giêsu và làm đau lòng M. Thay vì dng dưng, vô cm trước đau kh ca tha nhân, ta biết liên đi, trách nhim, sng tình huynh đ vi mi người, nht là nhng người nghèo và b b rơi…

    SNG TIN MNG VI M:

    Cùng vi M Maria, tôi

    • Liên kết nhng đau kh ca tôi vi cuc kh nn ca Chúa Giêsu, đ đn t và tôn vinh tình yêu Chúa.
    • Cng tác vi ơn Chúa đ thc hin kế hoch ca Chúa trên cuc đi tôi.

    CU NGUYN VI M:

    Ly Trái Tim Vn Sch M Maria, xin un nn trái tim con nên ging Trái Tim M, đ trái tim con được hoà chung nhp đp mến Chúa và yêu người vi M. Amen

    Ly M Maria Vô Nhim Nguyên ti,
    Xin cu cho chúng con hng chy đến kêu xin M.

    Kính chuyển:
    Hồng