GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - ĐTC -BÀI GIÁO LÝ VỀ SACH CÔNG VỤ

ĐTC Phanxicô

 

 Giáo Lý về Sách Công Vụ - Bài 4

 

Cộng Đồng Kitô Giáo Tiên Khởi

 

Thứ Tư ngày 26/6/2019

 

(Sau bài giáo lý này, ĐTC đã và đang nghỉ hè ngay tại Vatican)

 

Pope greets pilgrims in sunny St. Peter's Square

 

Pope Francis greets pilgrims in St. Peter's Square June 19, 2019. Credit: Daniel Ibañez/CNA.

 

 Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Hoa trái của Ngày Lễ Ngũ Tuần, biến cố tuôn đổ mãnh liệt Thần Linh Chúa trên cộng đồng Kitô hữu tiên khởi, đó là tình trạng có nhiều người cảm thấy cõi lòng của họ nhói lên bởi Tin Mừng cứu độ - the kerygma trong Chúa Kitô, và họ tỏ ra tự nhiên gắn bó với Người, bằng việc hoán cải và lãnh nhân phép rửa nhân danh Người, nhờ đó họ lãnh nhận tặng ân Thánh Linh. Có khoảng 3 ngàn ngưòi đã gia nhập mối tình huynh đệ là một thứ sinh th ái của các tín hữu, và là men của Giáo Hội cho công cuộc truyền bá phúc âm hóa.  Tính chất nồng nàn nơi đức tin của những người anh chị em này trong Chúa Kitô biến đời sống của họ thành thứ phong cảnh của việc Thiên Chúa làm, những việc làm, qua các vị tông đồ, được tỏ hiện bằng các phép lạ cùng các dấu lạ. Những gì là phi thường trở thành bình thường, và đời sống thường nhật trở thành vị trí cho việc tỏ hiện của Chúa Kitô sống động.

Thánh ký Luca kể lại điều này cho chúng ta biết bằng cách tỏ cho chúng ta thấy rằng Giáo Hội Giêrusalem như là một mẫu mực cho hết mọi cộng đồng Kitô hữu, như hình ảnh của một mối tình huynh đệ lôi cuốn và không được lý tưởng hóa hay giảm thiểu hóa. Câu chuyện này trong Sách Tông Vụ giúp chúng ta nhìn vào bên trong các bức tường của ngôi nhà là nơi qui tụ của các Kitô hữu đầu tiên như gia đình Chúa, khoảng không gian cho koinonia, tức là của mối hiệp thong yêu thương giữa anh chị em với nhau trong Chúa Kitô. Chúng ta có thể thấy răng họ sống một cách rất thực sự như thế này: họ “chuyên chú vào giáo huấn và hiệp thông của các vị tông đồ, cũng như vào việc bẻ bánh cùng cầu nguyện” (Tông Vụ 2:42). Các Kitô hữu nhiệt thành lắng nghe didaché, tức giáo huấn của các tong đồ; họ áp dụng vào các mối liên hệ liên cá thể của họ với một tính chất cao độ, cũng như việc chia sẻ những sản vật thiêng liêng lẫn vật chất; họ tưởng nhớ Chúa nơi việc “bẻ bánh”  tức là Thánh Thể, và họ đối thoại vơi Thiên Chúa bằng nguyện cầu. Đó là những thái độ của một Kitô hữu, là 4 dấu hiệu về một Kitô hữu tốt lành.

Không giống như xã hội loài người có khuynh hướng chiều theo những lợi lộc riêng của mình, bất chấp hay thậm chí tác hại đên người khác, cộng đồng Kitô hữu loại trừ nhân chủ nghĩa này ưa chuộng việc chia sẻ và liên đới. Không có chỗ đứng cho cái tôi ở nơi linh hồn người Kitô hữu: nếu lòng của anh chị em vị kỷ thì anh chị em không phải là Kitô hữu, anh chị em sống trần tục và chỉ tìm kiếm lợi lộc của mình, tìm kiếm lợi ích của mình. Thánh Luca nói với chúng ta rằng các tín hữu ở với nhau (xem Tông Vụ 2:44). Việc gần gũi nhau và mối hiệp nhất là lối sống của Kitô hữu: gần gũi, quan tâm đến nhau, không nói xấu người khác, không, mà là giúp đáp, mà là thân cận với nhau hơn.

Vậy ơn Phép Rửa cho thấy mối liên hệ thân tình giữa những người anh chị em trong Chúa Kitô, thành phần được kêu goi chia sẻ,  cảm tình với người và cống hiến “tùy theo nhu cầu” (Tông Vụ 2:45), tức là quảng đại, bác ái, quan tâm đến người khác, viếng thăm kẻ liệt, thăm viếng những ai thiếu thốn cần được ủi an. Mối tình huynh đệ này chính vì nó muốn lối sống hiệp thông và chú trọng đến người thiếu thốn, mà nó là ở chỗ Giáo Hội có thể sống một đời sống phụng vụ đích thực và thực.sự. Thánh Luca viết: “Ngày ngày họ đồng tâm nhất trí chuyen cần lui đến Đền thờ, bẻ bánh ở nhà, cùng nhau chia sẻ của nuôi than, lòng hân hoan, dạ đơn thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân” (Tông Vụ 2:46-47).

Sau hết, câu truyện này trong Sách Tông Vụ nhắc nhở chúng ta rằng Chúa là Đấng bảo toàn việc tăng trưởng của cộng đồng này (xem 2:47); sự kiên trì của các tín hữu trong một giao ước chân thực với Thiên Chúa và với anh chị em mình trở thành một quyền lực thu hút đến độ khiến nhiều người bỡ ngỡ và trở lại (xem Niềm Vui Phúc Âm, 14), một nguyên tắc mà nhờ đó cộng đồng tín hữu của mọi thời đại này sống động.

Chúng ta hãy cầu nguyện cùng Thánh Linh xin Ngài làm cho ccác cộng đồng của chúng ta trở thành nơi qui tụ và hành đời sống mới, những công việc của tình đoàn kết và của mối hiệp thông, nơi việc gặp gỡ Thiên Chúa trong phụng vụ trở thành mối hiệp thong với anh chị em của mình, nơi các cánh cửa mở ra hướng về Jerusalem thiên quốc.

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2019/documents/papa-francesco_20190626_udienza-generale.html

Chuyển dịch Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL