18. Chia Sẻ Tại Nhà Quàn

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN - CHẾT ĐẾN BẤT NGỜ!

  •  
    Chi Tran CHUYỂN

     
     
     
     
     


    GIỜ CHẾT ĐẾN BẤT NGỜ

    “Hãy sẵn sàng, vì chính vào giờ anh em không ngờ Con Người sẽ đến.” (Gioan 12:40)

    `. Sự chết đến như kẻ trộm

    Mỗi người chúng ta sẽ chết. Điều chắc chắn nhất là chúng ta sẽ chết, nhưng chết vào giờ nào thì không ai biết chắc được. Để chung ta luôn sửa soạn sẵn sàng, Thánh Phaolô đã nói với chúng ta: “Chính anh chị em đã rõ: ngày của Chúa sẽ đến bất ngờ, như kẻ trộm lúc đêm khuya.” ( I- Thê-xa-lô-ni 5 : 2).

    Chúa bảo chúng ta: Hãy tỉnh thức, vì Con Người sẽ đến phán-xét chúng ta vào giờ chúng ta không ngờ. (Luca 12 : 40)

    Thánh Grêgory đã nói: “Chúng ta không biết trước sẽ chết giờ nào, để chúng ta luôn chuẩn-bị sẵn sàng.”

    Thánh Bênađô nói rằng vì chúng ta có thể chết bất cứ giờ nào, bất cứ ở đâu, nên muốn chết lành, được cứu rỗi, phải sẵn sàng đón nhận sự chết: “Thần chết đến bất cứ giờ nào, bất cứ ở đâu, nên chúng ta phải luôn sẵn sàng chờ đợi nó.”

    II. Giờ chết còn xa?

    Ai cũng biết mình sẽ chết. Nhưng điều tai hại là nhiều người cứ tưởng sự chết còn quá xa, xa tít quá tầm mắt mình. Ngay cả những người già cả, những người đau yếu tật-nguyền cũng muốn nghĩ rằng: họ còn sống ít ra 3, 4 năm nữa. Nhưng biết đâu sẽ chết ngay ngày hôm nay vào lúc bất ngờ nhất; người chết đang ngồi, kẻ chết lúc đang ngủ….

    Bạn thân mến, ma quỷ thường lừa dối lúc cám-dỗ rằng ngày mai ta sẽ đi xưng tội, hãy dứt khoát trả lời ngay với nó: “Ai biết được: hôm nay không phải là ngày cuối của đời tôi?”

    Vào giờ đó, lúc đó tôi quay lưng lại với Chúa, ai biết được, chính là giờ phút cuối cùng của đời tôi. Tôi còn thời giờ đâu để hối lỗi và số phận đời đời tôi thế nào? Chính vào lúc cắn phải mồi độc mà thần chết đã đến cho một số tội-nhân khốn-nạn, đẩy họ xuống địa-ngục“Như cá mắc câu, người tội-lỗi bị mang đi vào giờ tội-lỗi của nó.” (Giảng viên 9: 12)

    Ma quỷ đánh lừa người tội-lỗi rằng trường hợp rủi-ro đó không xảy đến cho bạn đâu, hãy trả lời ngay với nó: "Trường hợp đó rất có thể xảy đến với tôi, số phận đời đời tôi sẽ ra sao?”

    LỜI NGUYỆN THỐNG HỐI

    Lạy Chúa, con đáng phải sa vào chốn ngục hình vì các tội –lỗi con đã phạm.“Hỏa –ngục là nhà của con”. Nhưng Thánh Phêrô đã ghi:

    “Thiên Chúa đã nhẫn nại vì anh chị em, để không một ai phải hư đi, trái lại muốn cho hết mọi người ăn-năn hối-cải.” (2/ Phêrô 3 : 9).

    Chúa nhẫn-nại chờ đợi con đến nay vì Chúa không muốn con hư mất, nhưng Chúa muốn con sấp mình xuống dưới chân Chúa và van nài lòng thương xót của Chúa: “Lạy Chúa xin thương xót con theo lượng từ-bi hải-hà của Chúa.”

    Tội lỗi con thật nặng nề vì Chúa đã soi sáng cho con. Những người tội-lỗi khác đáng được khoan-hồng hơn, vì họ chưa được ánh sáng chiếu dọi như con. Lạy Đấng Cứu-Chuộc con, Chúa là đấng vô tội đã chịu chết khồ nhục trên Thập-giá như một tội-nhân, để “máu Đấng vô tội rửa sạch tội-lỗi các tội nhân!”

    Lạy Cha chí nhân! Xin tha thứ cho con vì tình yêu Chúa Giêsu. Xin nghe lời con Chúa, đấng trung-gian bầu-cử và là Trạng-sư của con. Con không những chỉ xin ơn tha thứ, mà con muốn mến Chúa, vì Chúa là Đấng rất đáng mến yêu. Từ đây, con xin hiến dâng hồn xác con, ý muốn và cả sự tự-do cho Chúa. Từ đây, con xin xa lánh các dịp hiểm nghèo “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.”

     (Thánh An-Phong Ligouri do Phêrô Bùi Đắc Hữu chuyển ngữ)
     
     

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN -

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     

    CHẾT LÀ CHẤM DỨT MỌI SỰ Ở TRẦN GIAN.

    “Vận cùng đã đến, vận cùng đã đến trên bốn phương.” (Ê-dê ki-en 7:2)

    CÒN GÌ SAU KHI CHẾT?

    I. Đời sống thật mong manh

    Hỡi những ai chỉ nghĩ đến việc hưởng-thụ ở trần gian như tiền của, các cuộc vui chơi, giàu sang v.v..., hãy nhớ rằng sự chết sẽ chấm dứt mọi sự thoả-thích trần thế.

    “Sự sống của anh chị em là gì? Thật chỉ là một làn hơi nước xuất hiện trong chốc lát rồi biến tan đi”. (Giacôbê 4:14).

    Những làn hơi nước đó xuất hiện trên quả đất, bay bổng lên không trung, với vẻ đẹp bên ngoài óng-ánh dưới ánh sáng mặt trời, nhưng thử hỏi vẻ đẹp hào-nhoáng bên ngoài đó tồn-tại được bao lâu? Chỉ một làn gió nhẹ đủ làm nó tan biến đi.

    Hỡi những người quý-phái, hôm nay còn được kính nể, ngày mai chết đi, sẽ đau buồn, run sợ. Sự chết đến, tất cả cũng tiêu tan. Người anh em của Thánh Tôma ở Kempis đang hãnh-diện về một ngôi nhà thật đẹp vừa xây xong. Người bạn rĩ tai cho biết, ông vấp phải một lầm-lẫn to lớn. Kinh ngạc, ông vặn hỏi và được người bạn trả lời cách hóm-hỉnh:

    “Đừng làm cái cửa để mãi mãi ông hưởng-thụ ngôi nhà này thì hơn. Điều bất lợi nhất là cái cửa ông làm, vì một ngày nào đó, người ta sẽ mang xác ông qua cửa ấy, và ông phải lìa bỏ mãi mãi ngôi nhà và tất cả của cải.”

    II. Bình đẳng sau khi chết

    Sự chết lột hết của con người tất cả tài sản, danh-vọng trần thế. Ôi thôi, hãy nhìn xem một ông vua chúa bị đưa ra khỏi lầu đài, không bao giờ được trở lại. Những người khác đến chiếm hết tài sản vật dụng. Các tôi-tớ chôn cất ông vào mộ, chỉ để lại cho ông vỏn-vẹn một bộ đồ che thân. Không còn ai nịnh-bợ tâng-bốc ông, không còn ai nghe mệnh-lệnh ông nữa. Xa-la-din, con người đã từng chiếm cứ nhiều nước ở Á châu, truyền lệnh cho tôi tớ hãy treo một áo cánh trên cây sào, mang đi trước quan tài ông lúc chôn cất, vừa đi vừa kêu lớn tiếng: “Đây là tất cả sản-nghiệp mà Xa-la-đin mang theo ra mồ.”

    Khi thể xác của các vua chúa tan rã trong mồ, không ai có thể phân biệt được bộ xương này của giới thượng-lưu hay của giới bình-dân, như lời Thánh Ba-li-xi-ô nói:“Hãy ra mộ mà xem, nào ai có thể phân biệt được ai là chủ, ai là tớ.”

    Một ngày kia, Đi-ô-gèn đang tìm kiếm cẩn thận giữa một đống sọ người, vua Alexandre Đại-Đế hỏi và Đi-ô-gè-nơ trả lời: “Tôi đang tìm sọ vua Phi-lip-phê, nhưng tôi không tài nào phân biệt được cái sọ nào là của vua giữa đống sọ này”.

    Sê-nê-ca nhận xét“Cũng ở trần thế, con người sinh ra không bình đẳng, nhưng sẽ bình đẳng sau khi chết.”

    Mọi sự bỏ lại cho trần thế, không ai mang theo được gì với mình xuống mồ.

    LỜI NGUYỆN CẬY TRÔNG

    Lạy Chúa, Chúa đã cho con ánh sáng để nhận chân được trần gian thật chóng qua, thật hư-vô. Xin Chúa cho con đủ nghị-lực để con từ bỏ mọi quyến-rũ trần gian, trước khi chúng lìa bỏ con. 

    Thật bất hạnh cho con, vì đã bao phen con phản nghịch và bỏ mất Chúa, đấng tốt lành vô biên, để chạy theo những thú vui và của-cải trần thế.

    Ôi Giêsu, người anh cả và là bác-sĩ thiêng-liêng của con, xin đoái nhìn đến linh-hồn dơ bẩn của con, xin nhìn đến bao thương-tích, mà con đã tự ý gây ra vì tội-lỗi con. Xin đoái thương con!

    Con biết rằng Chúa muốn chữa con lành mạnh; nhưng để chữa lành con, Chúa đòi buộc con phải thành tâm hối-cải. Này đây, con xin hết lòng thống-hối, xin hãy chữa lành con đi, lạy Chúa.

    “Giavê xin dủ thương! Xin cứu chữa mạng con, vì con đã phạm tội nghịch với Người.” (Thánh Vịnh 41: 5)

    Con đã quên Chúa, nhưng nào Chúa có bao giờ quên con. Giờ đây, con tin tưởng chắc chắn rằng Chúa quên đi bao phen phản nghịch của con chống lại Chúa, nếu con thống-hối ăn-năn.

    “Nếu những ác-nhân trở lại, bỏ tất cả các tội-lỗi đã làm, và tuân giữ các lề luật của Ta, làm điều phải, nó sẽ được sống, khỏi phải chết. (Ê-dê-ki-en 18: 21).

    Từ đây, con gớm ghét các tội lỗi, xin Chúa đấng Cứu-chuộc con, quên đi tất cả những gì con đã xúc phạm đến Chúa. 

    Từ này về sau, con đành mất mọi sự, ngay cả mạng sống con, còn hơn là mất ơn nghĩa Chúa. Hơn nữa được mọi lợi-lộc trần thế mà mất ơn nghĩa Chúa , nào có ích lợi gì?

    Xin Chúa luôn nâng đỡ con. Chúa biết rõ con yếu đuối. Quỷ hỏa ngục không ngừng cám dỗ con. Chúng đã chuẩn-bị hàng trăm ngàn cuộc đột-kích, hòng bắt con làm nô lệ chúng lần nữa. Ôi! xin Chúa đừng bao giờ quên con.

    Từ đây về sau, con tình nguyện làm nô-lệ tình yêu Chúa. Chúa đã tạo dựng nên con, đã cứu-chuộc con và yêu con hơn các tạo vật khác. Vì thế chỉ mình Chúa đáng được mến yêu, và con chỉ yêu một mình Chúa mà thôi.
     (Thánh An-Phong Ligouri do Phêrô Bùi Đắc Hữu chuyển ngữ)
     

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN

  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     
     
     


     

    THỂ XÁC CON NGƯỜI

    I. Cuộc sống theo những đòi hỏi thể xác

    Thánh Gio-an Chry-sô-tôm đã nói: “Hỡi các tín hữu, hãy đến các mồ mã, nhìn ngắm tro bụi và thấy rõ!”

    Thi thể người qua đời thối nát: xương rơi từng mãnh, như lời Tiên-tri Đa-ni-en:“Tất cả ra như trấu trên sân lúa mùa hè bị gió cuốn đi, không còn dấu vết đâu nữa.” (Đa-ni-en 2: 35).

    Hỡi người thuộc dòng dõi quí-tộc, quí ngài được gọi vào đời. Bao người ước ao được địa-vị của quí ngài, nhưng hiện giờ quí ngài ở đâu? Vào phòng, quí ngài không còn ở đó nữa. Áo quần, vật dụng đã được phân chia cho người khác. Muốn thấy quí ngài chỉ còn cách ra nghĩa-địa. Hình-hài đẹp đẽ thuở nào ở đâu, mà nay vỏn-vẹn chỉ còn một nắm xương tàn nằm yên trong lòng đất.

    Lạy Chúa, thể xác quí ngài đã được nếm đủ mùi cao-lương mĩ-vị, mặc đủ các thứ gấm-vóc lụa-là, kẻ hầu người hạ, nhưng mọi thứ đó hiện giờ còn ích gì!

    II. Cuộc sống biết hãm dẹp thể xác.

    Lạy các Thánh, các Ngài thật khôn ngoan vì biết hãm dẹp thể xác để tỏ lòng mến Chúa, vì chỉ một mình Chúa đáng mến yêu ngay ở trần thế. Bây giờ xương các Ngài được lưu giữ và tôn-kính ở trong các hộp bằng vàng, hồn thiêng xinh đẹp các Ngài đang sống trong hạnh-phúc chan hòa, chờ ngày thế mạt, hồn các Ngài hợp với xác để hát mừng Chúa trong đoàn người chiến-thắng khải-hoàn, vì đã chịu đau khổ với Chúa Giê-su tử-nạn suốt đời.

    Yêu thể xác thật sự là bắt nó hãm dẹp những gì bất chính để được hạnh-phúc đời đời, là biết từ bỏ những thú vui tội-lỗi, vì nó làm cho ta đau khổ ở cuộc sống vĩnh-viễn đời sau.

    LỜI NGUYỆN MẾN YÊU

    Lạy Chúa, thể xác con đã bao phen làm mất lòng Chúa sẽ làm mồi cho giòi bọ. Con không đau buồn vì thể xác này sẽ hư nát, trái lại con đau đớn vì con đã dùng thể xác xúc-phạm đến Chúa. 

    Con không thất vọng vì lượng từ-bi hải-hà của Chúa, vì Chúa hằng chờ đợi con, hằng tha thứ cho con.

    “Chúa hằng chờ đợi để tha-thứ gia-ân cho các ngươi.” (I-sai-a 30 : 18)

    Chúa sẵn sàng tha thứ, nếu con biết hối-cải. Lạy Chúa rộng lượng từ-bi, con hết lòng ăn-năn vì đã bao phen xúc phạm đến Chúa. Như Thánh Catharina Gênoa, con xin thưa với Chúa:

    “Lạy Chúa Giêsu, con sẽ không phạm tội nữa, không bao giờ con dám phạm tội nữa.”

    Không bao giờ con dám lợi-dụng lòng kiên-nhẫn chờ đợi của Chúa. Lạy Chúa, Chúa chết tất-tưởi trên Thánh-giá vì lòng yêu con. Sao con dám chờ đợi đến phút chót mới đáp lại lòng thương yêu của Chúa.

    Con không dám đợi đến giờ chết mới hôn ẳm Chúa. Ngay từ bây giờ, từ giờ phút này, con xin trở lại với Chúa.

    Đã bao năm con sống ở trần gian xa cách tình yêu Chúa. Xin Chúa chiếu-dõi ánh sáng trên con và ban sức mạnh cho con, để con yêu Chúa suốt cuộc đời còn lại của con. 

    Con sẽ không chờ đến giờ chết mới yêu Chúa, nhưng ngay từ giờ phút này con xin yêu Chúa, con hôn ẳm Chúa, con kết-hợp chặt chẽ với Chúa và thề-hứa sẽ không bao giờ con dám xa lìa Chúa.

    Lạy Mẹ trinh-khiết vẹn tuyền, xin Mẹ thắt-chặt con với Chúa Giêsu, con Mẹ, để đừng bao giờ con xa lìa Người.

     (Thánh An-Phong Ligouri do Phêrô Bùi Đắc Hữu chuyển ngữ)
    ------------------------------------------------

CHIA SẺ TẠI NHÀ QUÀN


  • Chi Tran CHUYỂN


    NGÀY TRỞ VỀ NHÀ CHA       


    ĐỨC TIN VÀ GIỜ HẤP HỐI

    Chúng ta thường nuôi dưỡng một sự ngây ngô nào đó về ý nghĩa của đức tin khi đối diện với cái chết. Chung chung, tín hữu Kitô chúng ta cho rằng ai có đức tin vững mạnh thì đứng trước cái chết họ không sợ hãi và không nghi ngờ.

    Hàm ý rằng nếu sợ hãi và nghi ngờ khi sắp chết là dấu hiệu của một đức tin yếu đuối. Dù đúng là có nhiều người có đức tin mạnh đã không sợ và bình thản trước cái chết, nhưng không phải ai cũng được như vậy và cũng không nhất thiết điều đó là chuẩn mực.


    Chúng ta có thể bắt đầu với Chúa Giêsu. Chắc chắn Ngài có một đức tin vững mạnh, nhưng trước khi chết, Ngài đã kêu lên trong hãi sợ và nghi ngờ. Tiếng kêu khóc thống khổ của Chúa, "Lạy Chúa, Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con" đến từ một nỗi thống khổ thực sự, chứ không phải để tạo hiệu ứng thần linh gì đó như đôi khi chúng ta mặc định theo lòng sùng đạo. Tiếng kêu đó không hẳn hướng về chúng ta, nhưng là một điều chúng ta nên nghe. Một vài phút trước khi chết, Đức Giêsu đã sống giây phút thực sự sợ hãi và nghi ngờ. Đức tin của Ngài đâu mất rồi? Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta nghĩ về đức tin và phương cách cụ thể mà nó có thể diễn ra khi chúng ta sắp chết.

     
    Trong nghiên cứu nổi tiếng của mình về các giai đoạn chết, nữ bác sĩ tâm thần Mỹ Elizabeth Kubler-Ross (1926-2004) đưa ra năm giai đoạn trong tiến trình chết: phủ nhận, giận dữ, mặc cả, trầm cảm, chấp nhận. Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi nhận chẩn đoán cuối cùng là phủ nhận – chuyện này không thể xảy ra được! Sau đó khi phải chấp nhận thì phản ứng kế tiếp là giận dữ – vì sao là mình! Và giận dữ nhường chỗ cho mặc cả – tôi còn bao nhiêu thời gian nữa để sống? Rồi đến trầm cảm, và khi không làm gì được, chúng ta mới chấp nhận – tôi sắp chết. Tất cả các điều này đều đúng.
     
    Nhưng trong một quyển sách sâu sắc, Ơn sủng khi hấp hối (The Grace in Dying), bà Kathleen Dowling Singh dựa trên kinh nghiệm khi ở bên đầu giường của những người sắp chết, bà đưa ra các giai đoạn khác: nghi ngờ, cự lại và ngây ngất. Các giai đoạn giúp chúng ta hiểu Chúa Giêsu khi Ngài đối diện với cái chết.
     
    Đêm trước đó ở vườn Giếtsêmani, rõ ràng Chúa Giêsu đã chấp nhận mình sẽ chết. Nhưng sự chấp nhận này chưa phải là cự lại hoàn toàn. Nó chỉ xảy ra ngày hôm sau trên thập giá, trong khi trút hơi thở cuối cùng như các Phúc âm tường thuật, Ngài gục đầu xuống và trút hơi thở cuối cùng. Ngay trước đó, Ngài đã trải qua cơn hãi sợ khủng khiếp, rằng những gì Ngài luôn tin và được dạy về Chúa có thể là không phải. Có lẽ thiên đàng trống rỗng, có lẽ những gì chúng ta xem là các hứa hẹn của Chúa chỉ là một mơ ước sốt sắng.
     
    Nhưng như chúng ta biết, Ngài đã không nhường bước trước các nghi ngờ đó, đúng hơn là bên trong các bóng tối này. Chúa Giêsu đã chết trong đức tin – nhưng không trong những gì chúng ta ngây thơ nghĩ về đức tin. Chết trong đức tin không phải lúc nào cũng chết bình thản, không sợ, không nghi ngờ.
     
    Chẳng hạn linh mục học giả Kinh Thánh nổi tiếng Raymond E. Brown (1928-1998) đã bình giải về nỗi sợ cái chết trong cộng đoàn của Người môn đệ Yêu dấu: "Cùng đích của cái chết và sự bấp bênh của nó đã làm cho những người suốt đời tin vào Chúa Kitô run rẩy. Thật vậy, không hiếm khi trong cộng đoàn nhỏ các Môn đệ Thánh Gioan đã thú nhận mình nghi ngờ khi trong đầu nghĩ đến cái chết... Câu chuyện của ông Ladarô trong phần cuối đời sống hoạt động của Chúa Giêsu trong Phúc âm Thánh Gioan là để dạy chúng ta đối diện với thực tế hữu hình, đó là nấm mồ, tất cả chúng ta đều cần nghe, cần nắm lấy thông điệp táo bạo mà Chúa Giêsu đã tuyên bố: "Ta là sự sống..." Đối với Thánh Gioan, cho dù chúng ta có tuyên xưng lại đức tin bao nhiêu lần, thì thử thách tối hậu vẫn là cái chết. Dù đó là cái chết của người thân hay của chính mình, đó là giây phút mà chúng ta nhận ra, tất cả đều tùy thuộc vào Chúa. Trong suốt cuộc đời, chúng ta đã bảo vệ mình trước sự thật phũ phàng này. Nhưng đứng trước cái chết, tất cả mọi phòng thủ đều rơi rụng."
     
    Đôi khi những người có đức tin sâu đậm bình thản và yên bình đối diện với cái chết. Nhưng thỉnh thoảng cũng có người không làm được, nỗi sợ và các nghi ngờ đe đọa họ không nhất thiết đó là dấu hiệu của một đức tin yếu đuối hoặc chùn bước. Điều này có thể ngược lại, như chúng ta thấy trong trường hợp Chúa Giêsu. Bên trong tâm hồn của một người có đức tin, nỗi sợ và nghi ngờ khi đứng trước cái chết, điều mà các nhà thần nghiệm gọi là "đêm tối tâm hồn..." và những gì xảy ra bên trong kinh nghiệm này là: sợ và nghi ngờ non nớt mà chúng ta cảm nhận lúc này là chúng ta không thể nhầm lẫn chính mình với nguồn sinh lực của chúng ta cho Chúa. Khi chúng ta phải chấp nhận chết với niềm tin tưởng bên trong với những gì có vẻ như là sự phủ nhận tuyệt đối, và chúng ta chỉ có thể kêu lên trong thống khổ với một sự trống rỗng rõ ràng, thì không còn có thể nhầm lẫn Chúa với cảm xúc và bản ngã của chính chúng ta.

     

    Trong điểm này, chúng ta trải nghiệm một sự thanh lọc cuối cùng của tâm hồn. Chúng ta có thể có một đức tin sâu đậm nhưng vẫn cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi trước cái chết. Cứ nhìn vào Chúa Giêsu là thấy.
    >>
    ĐỨC TIN VÀ GIỜ HẤP HỐI.

    -------------------------------------------------