Về Người Tôi Tớ Chúa Về Người Môn Đệ Phản Thày Về Người Môn Đệ Phản Thày -- You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group. To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrZMpdtL%2BBrZujVHnRwVLAuUb3HdViDZ0t4v3mEmeY26g%40mail.gmail.com.
Nhận định riêng: Theo thứ tự của bài đọc 1, từ Thứ Hai tới Thứ Tư Tuần Thánh, thì Người Tôi Tớ Chúa được cho thấy như sau: Sau nữa là sứ vụ cứu độ của Người Tôi Tớ Chúa: "Con là tôi tớ Ta, để tái lập các chi họ Giacóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về; này đây Ta làm cho con nên ánh sáng các dân tộc, để con trở thành ơn cứu độ Ta ban cho đến tận bờ cõi trái đất".Về Người Môn Đệ Phản ThàyTrước hết khởi đầu là lòng tham lam tiền bạc: "Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó". Sau hết là từ tình trạng mù quáng đến hành động gian ác một cách cố chấp hay đến độ bất chấp: "Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và thưa với họ: 'Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?' Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người... Giuđa kẻ phản bội cũng thưa Người rằng: 'Thưa Thầy, có phải con chăng?' Chúa đáp: 'Ðúng như con nói'". Nhận định chung:Cho dù sự gian ác, được biểu hiện nơi Người Môn Đệ Phản Thày, có âm mưu bí mật đến đâu chăng nữa và có xấu xa tội ác đến thế nào chăng nữa, vẫn không thể nào phá hủy hay làm lũng đoạn được tất cả những gì vô cùng tốt lành thiện hảo theo dự án thần linh cứu độ của Thiên Chúa, trái lại, Ngài vẫn có thể sử dụng chính những mưu đồ và hành động gian ác của con người để thực hiện dự án cứu độ của Ngài, đúng như Ngài muốn: vào thời điểm Ngài muốn và theo cách thức Ngài muốn. Đó là lý do, bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan cho Thứ Ba Tuần Thánh đã ghi lại sự kiện liên kết giữa Người Tôi Tớ Chúa và Người Môn Đệ Phản Thày như sau: "khi Giuđa đi rồi" thì "Bây giờ Con Người được vinh hiển, và Thiên Chúa đã được vinh hiển nơi Người. Nếu Thiên Chúa được vinh hiển nơi Người, thì Thiên Chúa lại cho Người được vinh hiển nơi chính Mình, và Thiên Chúa sẽ cho Người được vinh hiển! Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa. Các con sẽ tìm Thầy, và như Thầy đã nói với người Do-thái: 'Nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được', nay Thầy cũng nói với các con như vậy". Như thế, chính Người Môn Đệ Phản Thày cũng không ngoại lệ, cũng không biết việc mình làm, cũng tác hành một cách mù quáng theo lòng tham lam tự nhiên của mình đến độ bất chấp tất cả, nhưng không ngờ trong khi Người Môn Đệ Phản Thày này cứ làm theo ý đồ gian ác của mình thì Người Tôi Tớ Chúa lại càng được dịp để hoàn thành sứ vụ cứu độ của mình: "Khi Giuđa đi rồi... Bây giờ Con Người được vinh hiển". Con người được tự do làm theo những gì mình muốn, dù là gian ác xấu xa nhất, nhưng vẫn chẳng những không thế nào tác hại đến dự án thần linh vô cùng huyền diệu và toàn năng của Ngài mà còn làm cho dự án thần linh ấy được nên trọn nữa, một dự án thần linh cứu tất cả nhân loại, bao gồm cả thành phần theo khách quan như thể phá hoại dự án thần linh của Ngài.Hình ảnh về môn đệ Giuđa phản nộp Thày mình trong ba bài Phúc Âm đầu Tuần Thánh, từ Thứ Hai đến Thứ Tư, chưa kể ở cả bài Phúc Âm Thứ Năm Tuần Thánh, ngay đầu bài, vẫn còn nhắc đến người môn đệ đáng thương này: "Sau nữa ăn tối, ma quỉ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con Simon, ý định nộp Người", đã chứng thực những gì Người khẳng định với chung dân chúng, bao gồm cả thành phần lãnh đạo Do Thái giáo bấy giờ, lời Người nhắc lại với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly ở cuối bài Phúc Âm Thứ Tư Tuần Thánh: "Các con yêu quý, Thầy chỉ còn ở với các con một ít nữa. Các con sẽ tìm Thầy, và như Thầy đã nói với người Do-thái: 'Nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được', nay Thầy cũng nói với các con như vậy".Trong 3 bài Phúc Âm đầu Tuần Thánh này, Giáo Hội lại cố ý chọn đọc những bài Phúc Âm liên quan đến chính nội bộ môn đệ Chúa Kitô, một nội bộ cũng bị khủng hoảng kinh hoàng trước mầu nhiệm của Người, từ chân lên đầu. Từ chân đây là từ môn đệ Giuđa Íchca (có tên được liệt kê cuối cùng trong danh sách tông đồ) và lên tới đầu đây là môn đệ Phêrô (bao giờ cũng đứng đầu trong danh sách 12 tông đồ ở bộ Phúc Âm Nhất Lãm).Còn cái "đầu" Phêrô cho dù có không bỏ Thày mà đi, trái lại, còn cố gắng bám sát theo Thày "xa xa" (Bài Phúc Âm Chúa Nhật trong Lễ Lá), cuối cùng cũng vẫn "chối bỏ" Thày, một tác động hoàn toàn ngược lại với chính ý thức đức tin trong đầu não của ngài: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16), một vấp phạm vô cùng nặng nề đúng như Chúa Giêsu đã cảnh báo ngài trong Bài Phúc Âm Thứ Tư Tuần Thánh: "Thầy nói thật cho con biết: trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần".Vậy sự kiện Chúa Giêsu rửa chân vào Chiều Tối Thứ Năm Tuần Thánh cho các tông đồ nói chung, nhất là cho riêng Giuđa Íchca là cái chân của tông đồ đoàn (bởi tên Giuđa bao giờ cũng ở cuối danh sách 12 tông đồ), là một cử chỉ cho thấy "Người yêu thương những kẻ thuộc về mình (yêu đến cả người môn đệ Giuđa ở cuối danh sách 12 tông đồ, dù người môn đệ này có giơ gót chân đạp lại Người) thì yêu thương họ đến cùng (đến con chiên lạc duy nhất trong đàn chiên Người cần phải tìm kiếm cho bằng được mới thôi)" (Gioan 13:1; Luca 15:4).Nguyên hành vi Người rửa chân chung cho các tông đồ chứ không phải chỉ rửa cho riêng môn đệ Giuda Íchca đã chứng tỏ Người muốn cho toàn thể Nhiệm Thể Giáo Hội của Người, từ chân đến đầu, đều phải thanh sạch, để nhờ đó Giáo Hội Nhiệm Thể của Người mới xứng đáng "dự phần với Thày" (Gioan 13:8), và vì thế, việc Người rửa chân trong Bữa Tiệc Ly Chiều Tối Thứ Năm Tuần Thánh đây ám chỉ việc "Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19), bằng cuộc khổ nạn và tử giá của Người trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, "để làm cho Giáo Hội nên thánh hảo" (Epheso 5:26).Thánh thi (Giờ Kinh Phụng Vụ sáng và tối trong suốt Tuần Thánh - bản dịch theo Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Giờ Kinh)Cờ Vua Cả tung bay phất phớiAi ngờ chính Ðấng Hóa CôngNgười chịu đóng đinh vào khổ giáMáu đào cùng nước chảy tuônCây tô điểm đôi cành rực rỡLựa từ gốc rễ thanh caoPhúc thay giá chuộc đời treo sẵnThân hình Chúa Tể quyền oaiÔi tế phẩm tế đàn cao sángChúa Trời hằng sống dâng mìnhLạy thánh giá, người người hy vọngTôi trung, phúc đức tăng phầnXin tán tụng Ba Ngôi một ChúaNhờ ơn thập giá đỡ nâng TuanThanh-3.mp3
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
Ðoàn con khải thắng hát mừng thiên thu.
Chính là nguồn cứu độ trào dâng,
Khoan hồng tha thứ tội nhân quy hồi.
Trong mùa này, mở rộng thiên ân:
Chết đi để phúc trường sinh cho đời.
Ðã chung phần khổ nạn quang vinh,
Cứu người dương thế khỏi tay tử thần.
Trên cành ngươi trĩu nặng giờ đây,
Xứng cho Thánh Thể tựa vào thân ngươi!
Thấm máu Vua thắm đỏ cẩm bào,
Rửa ta sạch hết ngàn muôn tội tình.
Mũi giáo đâm thấu cả cạnh sườn,
Thân treo thập giá lạ lùng xiết bao!
Thánh giá Người chói lọi oai phong,
Cho dù chỉ có cái chân của tông đồ đoàn là tông đồ Giuđa Íchca là bẩn mới cần rửa, như Thánh ký Gioan đã chú thích trong Bài Phúc Âm Rửa Chân chiều Thứ Năm Tuần Thánh: "Người nào đã tắm thì không cần rửa nữa (trừ cái chân của họ); họ đã hoàn toàn sạch sẽ như các con đây, nhưng không phải là tất cả các con. (Lý do Người nói rằng 'Không phải tất cả cần rửa sạch' vì Người biết kẻ phản bội Người)" (Gioan 13:10-11).
Cái "chân" Giuđa đã "đi" phản nộp Thày mình, và kể cả cái đầu Phêrô cũng chối bỏ Người, mà vì thế đã ứng nghiệm lời Thánh Vịnh (41:9): "Ngay cả bạn hữu thân tình của tôi, người tôi tín cẩn, cùng ăn bánh của tôi đã giơ gót đạp tôi" , một lời Thánh Vịnh đã được chính Chúa Giêsu lập lại sau khi rửa chân cho các môn đệ của Người (Gioan 13:18)!
Cái chân "Giuđa" thì bỏ Thày mà "đi" theo đối phương để điều đình phản nộp Thày, như bài Phúc Âm Thứ Ba và Thứ Tư cho thấy: "sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối..." (Thứ Ba); "Trong nhóm Mười Hai tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và thưa với họ: 'Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?' Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người" (Thứ Tư).
Trong các bài Phúc Âm suốt hai tuần lễ liền trước Tuần Thánh, Tuần IV và V Mùa Chay, của Thánh ký Gioan được Giáo Hội cố ý chọn đọc cho các ngày thường trong tuần, Chúa Giêsu càng chứng thực về mình, đầu tiên bằng chứng từ bởi Cha, bởi Tiền Hô Gioan và bởi Mạc Khải Thánh Kinh (Tuần IV), sau đó bằng chính bản thân Người (Tuần V), như ánh sáng càng trở nên rạng ngời thì càng khiến dân chúng và thành phần lãnh đạo tôn giáo của họ càng bị chói mắt đến mù quáng, tới độ họ đã bảo Người bị quỉ ám và ném đá Người (Phúc Âm Thứ Năm Tuần V Mùa Chay) và sau cùng tìm cách bắt Người (Phúc Âm Thứ Sáu Tuần V Mùa Chay).
Chi tiết "Người chấm một miếng bánh trao cho Giuđa, con Simon Iscariô. Ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào hắn... Vậy sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối..." , cũng trong Bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần Thánh, cho chúng ta thấy một khi chúng ta đã phạm tội trọng, như Giuđa có ý định bán Thày mình (dù mới ở trong tư tưởng), mà còn rước lễ thì chỉ thêm tẩu hỏa nhập ma: "Satan nhập vào hắn", và bị Satan chiếm đoạt và sai khiến làm tất cả những gì xấu xa, đen tối và gian ác nhất theo ý của hắn: "Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối..."
Nếu "Con Người được vinh hiển" trong Bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần Thánh đây là Người chịu khổ nạn và tử giá để tỏ tất cả sự thật về Cha là Đấng đã sai Người ra, nhờ đó con người nhận biết bản tính là tình yêu vô cùng bất tận của Cha, thì giây phút khổ nạn và tử giá của Con Người Giêsu Kitô được bắt đầu từ ngay giây phút "khi Giuđa đi rồi", tứcgiây phút được Thánh ký Gioan liên kết với "đêm tối": "Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối". Có nghĩa là chính lúc đêm tối và trong đêm tối mà Thiên Chúa "ánh sáng thực" (Gioan 1:9) của Ngài ra là Con của Ngài để xua tan bóng tối tội lỗi và chết chóc của con người và cho con người.
Đúng vậy, "nơi Ta đi, các ngươi không thể đến được" đây nghĩa là gì, nếu không phải họ không thể nào hiểu được, không chấp nhận được. Vì nơi đó chính là Thánh Giá. Nếu các người Do Thái nói chung và thành phần Đầu Mục Do Thái nói riêng chẳng những không đến được, không hiểu được, không chấp nhận được mà còn vì thế mà chết trong tội lỗi của họ nữa, còn vì Người mà vấp phạm nữa (xem Gioan 8:21), thì chính các môn đệ của Người cũng vậy, cũng chẳng những không đến được, không hiểu được, không chấp nhận được, mà còn vì Người mà vấp phạm nữa, điển hình nhất là vị lãnh đạo tông đồ đoàn Phêrô, như Người đã báo trước cho người môn đệ này ở cuối bài Phúc Âm Thứ Ba Tuần Thánh.
Trong việc cứu chuộc nhân loại, không phải bóng tối sự dữ thắng thế mà là "ánh sáng sự sống" (Gioan 8:12): "Ánh sáng chiếu soi trong tăm tối, một thứ tăm tối không át được ánh sáng" (Gioan 1:5). Ở chỗ, như Chúa Kitô đã khẳng định: "Cha Tôi yêu tôi vì điều này, đó là Tôi bỏ mạng sống mình để rồi lấy nó lại. Không ai lấy được mạng sống của Tôi. Tôi tự nguyện bỏ nó đi. Tôi có quyền bỏ nó đi và có quyền lấy nó lại. Tôi được lệnh này từ Cha Tôi" (Gioan 10:17-18).
Căn cứ vào Phụng vụ Lời Chúa của 3 Ngày đầu Tuần Thánh, từ Thứ Hai đến Thứ Tư, chúng ta thấy Giáo Hội cố ý nêu lên hai hình ảnh hoàn toàn tương phản nhau giữa Người Tôi Tớ Chúa và Người Môn Đệ Phản Thày, để chẳng những từ từ, nhất là qua các bài Phúc Âm, dẫn đến cuộc khổ giá và phục sinh của Chúa Kitô vào Tam Nhật Vượt Qua từ chiều Thứ Năm đến nửa đêm Thứ Bảy, mà còn cho thấy tất cả những gì về Người Tôi Tớ Chúa trong sách Tiên Tri Isaia đều được hoàn toàn ứng nghiệm, nhất là liên quan đến cuộc khổ giá của Người, một ứng nghiệm lại có liên quan đến Người Môn Đệ Phản Thày: "Thật ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người, thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!"
Sau nữa là từ lòng tham lam đến độ trở nên mù quáng: "Người chấm một miếng bánh trao cho Giuđa, con Simon Iscariô. Ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào hắn. Chúa Giêsu nói với hắn: 'Con tính làm gì thì làm mau đi'... Vậy sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối..."
Theo thứ tự của bài Phúc Âm, từ Thứ Hai tới Thứ Tư Tuần Thánh, thì Người Môn Đệ Phản Thày được cho thấy như sau:
Sau hết là số phận thảm thương để hoàn thành sứ vụ cứu độ của Người Tôi Tớ Chúa: "Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi đã không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi"
Trước hết là thái độ vô cùng nhân hậu của Người Tôi Tớ Chúa: "Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai, không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói".
Về Người Tôi Tớ Chúa
(Mathêu 26, 14-25): "Khi ấy, một trong nhóm Mười Hai tên là Giuđa Iscariô, đi gặp các thượng tế và thưa với họ: 'Các ông cho tôi bao nhiêu, tôi nộp Người cho các ông?' Họ liền ấn định cho ba mươi đồng bạc. Và từ đó, hắn tìm dịp thuận tiện để nộp Người... Chiều đến, Người ngồi bàn ăn với mười hai môn đệ. Và khi các ông đang ăn, Người nói: 'Thầy nói thật với các con: có một người trong các con sẽ nộp Thầy'. Môn đệ rất buồn rầu và từng người bắt đầu hỏi Người: 'Thưa Thầy, có phải con không?' Người trả lời: 'Kẻ giơ tay cùng chấm vào đĩa với Thầy, đó chính là kẻ sẽ nộp Thầy. Thật ra, Con Người sẽ ra đi như đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nộp Con Người, thà kẻ đó đừng sinh ra thì hơn!' Giuđa kẻ phản bội cũng thưa Người rằng: 'Thưa Thầy, có phải con chăng?' Chúa đáp: 'Ðúng như con nói'".
(Gioan 12:1-11): "Một môn đệ là Giuđa Iscariô, kẻ sẽ phản nộp Người, liền nói: 'Sao không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng mà cho người nghèo khó?' Hắn nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo khó đâu, mà vì hắn là tên trộm cắp, lại được giữ túi tiền, nên bớt xén các khoản tiền người ta bỏ vào đó".Về Người Tôi Tớ ChúaVề Người Môn Đệ Phản ThàyThứ Tư (Isaia 50:4-9a): "Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi đã không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không hổ thẹn: nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Ðấng xét tôi vô tội ở gần tôi, ai còn tranh tụng với tôi được, chúng ta hầu toà. Ai là kẻ thù địch của tôi, hãy đến đây! Này đây Thiên Chúa bênh đỡ tôi, ai dám kết tội tôi?"
Về Người Tôi Tớ Chúa
(Gioan 13, 21-33. 36-38): "Khi ấy, (Chúa Giêsu đang ngồi ăn với các môn đệ), tâm hồn Người bị xao xuyến, nên Người tuyên bố: 'Thật, Thầy nói thật cho các con biết, một người trong các con sẽ nộp Thầy'. Các môn đệ nhìn nhau phân vân không biết Người nói về ai. Có một môn đệ được Chúa Giêsu yêu quý, đang ở bàn ăn gần lòng Chúa Giêsu. Vậy Phêrô làm hiệu cho môn đệ ấy và nói: 'Hỏi xem Thầy nói về ai đó'. Môn đệ ấy nghiêng mình sát ngực Chúa Giêsu và hỏi Người: 'Thưa Thầy, ai vậy?' Chúa Giêsu trả lời: 'Thầy chấm miếng bánh trao cho ai là người đó'. Và Người chấm một miếng bánh trao cho Giuđa, con Simon Iscariô. Ăn miếng bánh rồi, Satan nhập vào hắn. Chúa Giêsu nói với hắn: 'Con tính làm gì thì làm mau đi'. Nhưng những người đang ngồi ăn không một ai hiểu được vì sao Người lại nói với hắn như vậy. Có nhiều người tưởng tại Giuđa giữ túi tiền, nên Chúa Giêsu bảo hắn: Hãy mua những gì chúng ta cần dùng trong dịp lễ, hoặc Người bảo hắn bố thí cho người nghèo. Vậy sau khi nhận miếng bánh đó, Giuđa liền đi ra. Bấy giờ là đêm tối..."
(Isaia 49:1-6): "Chúa phán: 'Người là Ðấng đã tác tạo tôi thành tôi tớ Người, khi tôi còn trong lòng mẹ, để đem Giacóp về cho Người, và quy tụ Israel chung quanh Người. Tôi được vinh hiển trước mặt Chúa, và Thiên Chúa là sức mạnh tôi. Người đã phán: 'Con là tôi tớ Ta, để tái lập các chi họ Giacóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về; này đây Ta làm cho con nên ánh sáng các dân tộc, để con trở thành ơn cứu độ Ta ban cho đến tận bờ cõi trái đất'".
Thứ Ba
(Isaia 42:1-7): "Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai, không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gãy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. ... Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm".
Thứ Hai
Phụng vụ Lời Chúa cho 3 ngày trước Tam Nhật Thánh dường như có một liên hệ với nhau một cách liên tục bất khả phân ly. Thật vậy, ở bài đọc một, được trích từ Sách Tiên Tri Isaia, cả 3 ngày, đều nói về Người Tôi Tớ Chúa, và ở bài Phúc Âm, cả 3 ngày, luôn nhắc đến người môn đệ phản nộp Thày là Giuđa Íchca.