2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa

CẢM NGHIỆM SỐNG LC NGẮN GỌN - MƠ NGUYỄN

CẢM NGHIỆM SỐNG LỜI CHÚA - GỒM 5 CHỦ ĐỀ

  •  
    Hoc Pham -SON NGUYEN - THUNGUYEN CHUYỂN...
     
    Sent: 11/3/2022 1:33:02 PM Central Standard Time
    Subj.: 1/ :{snhn2} MẦU NHIỆM CÁC THÁNH THÔNG CÔNG, 2/ MỘT ĐỜI TÌM KIẾM, 3/THIẾU SÓT, 4/ Cn XXXII Tn C, 5/ CHÚA NHẬT 32 TN
     
    Sent: Thursday, November 3, 2022 at 12:33:08 AM CDT
    Subject: {snhn2} MẦU NHIỆM CÁC THÁNH THÔNG CÔNG

    MẦU NHIỆM CÁC THÁNH THÔNG CÔNG

    1. Nguồn Gốc Lễ Cầu Cho Các Linh Hồn

    – Theo lịch sử Hội thánh: Thánh Odilo (962- 1048) là viện phụ của đan viện Cluny trong đế quốc Germany, là một tu sĩ rất có lòng đạo đức.  Ngài luôn tưởng nhớ cầu nguyện kèm ăn chay hãm mình và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời . Một hôm, một đan sĩ Dòng của ngài đi hành hương Đất thánh.  Trên đường trở về, tàu chở vị đan sĩ đã bị bão đánh giạt vào một hòn đảo, và tại đây đan sĩ đã gặp gỡ và trao đổi với một vị ẩn sĩ.  Trong buổi trò chuyện, ẩn sĩ cho biết: “Trên đảo này có nhiều hang lửa, trong hang có nhiều linh hồn người chết thường bị hành hạ, đánh đập đau đớn.  Có lần tôi nghe được mấy tên quỉ phàn nàn với nhau về Viện phụ Odilo và các đan sĩ Dòng Cluny mỗi ngày đều giải thoát được một số linh hồn được ra khỏi hang lửa nói trên.  Vì thế, xin thầy hãy về nói với cha Odilo và các anh em trong Dòng tiếp tục cứu giúp các linh hồn đang chịu đau khổ.  Việc này làm cho các thánh trên trời vui mừng và cũng làm cho ma quỷ trong hỏa ngục phải buồn sầu tức giận.  Sau khi nghe tu sĩ kể lại sự việc, cha Odilo đã chọn ngày 2 tháng 11 hằng năm để cử hành lễ cầu hồn trong đan viện Cluny của ngài.  Về sau lễ cầu hồn này đã truyền sang nước Pháp, và Đức Giáo hoàng Gioan 14 đã thiết lập lễ Cầu cho các linh hồn trong Hội Thánh Công Giáo Rôma từ giữa thế kỷ 11.

     – Giáo lý Hội Thánh Công giáo do Đức Thánh cha Gioan Phaolo 2 ban hành năm 1992 có 3 số nói về luyện ngục như sau:

     Số 1030: Cần có Luyện ngục: “Những ai chết trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng. 

    Số 1031: Luyện ngục để thanh tẩy: “Giáo Hội gọi là luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt.  Giáo Hội đã trình bày giáo lý của đức tin về Luyện ngục, nhất là tại các Công đồng Florentia (xem DS 1304) và Trentô (xem DS 1820; 1580).  Dựa vào một số bản văn của Thánh Kinh (Chẳng hạn 1 Cr 3,15; 1 Pr 1,7), truyền thống của Giáo Hội nói đến một thứ lửa thanh luyện: “Đối với một số những lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán xét, theo như những gì mà Đấng là Chân lý đã dạy khi Ngài nói rằng nếu ai nói lời phạm thánh chống lại Chúa Thánh Thần, thì sẽ không được tha cả đời này lẫn ở đời sau” (Mt 12,31).  Theo lời quyết đoán này, chúng ta có thể hiểu rằng một số lỗi lầm có thể được tha ở đời này, nhưng một số lỗi khác thì được tha ở đời sau” (Th. Gregoriô Cả, Dial. 4,39).

    Số 1032: Người sống cứu người chết: Giáo huấn này cũng dựa vào cách cầu nguyện cho kẻ chết, như được nói đến trong Thánh Kinh: “Đó là lý do tại sao ông Giuđa Macabê đã truyền phải dâng hy lễ đền tội này cho các người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi của mình” (x. 2 Mcb 12,46). 

    – Ngày 10 tháng 8 năm 1915: Trong một Tông hiến, Tòa thánh cho các linh mục được dâng 3 lễ vào ngày lễ Cầu hồn: 1 cầu như ý người xin, được lấy bổng lễ, 1 cầu theo ý Đức Thánh Cha (không bổng), và 1 cầu cho các linh hồn (không bổng).  Giáo hội cũng xác định dành trọn tháng 11 dành để cầu cho các linh hồn Luyện ngục.

    – Ngày 1 tháng 11 năm 1967, ĐTC Phaolô 6, trong Tông huấn Ân xá đã ban một đại xá với điều kiện thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu theo ý ĐGH) cho những ai “viếng nhà thờ vào Chúa nhật trước hoặc sau, hoặc chính lễ Các Thánh (số 67), và những ai viếng nghĩa địa trong 8 ngày đầu tháng 11 để cầu cho các linh hồn (số 13).

    1. Giáo Lý Về Một Hội Thánh Ba Tình Trạng:

    Chúa Giêsu thiết lập Nước Trời là Hội Thánh.  Hội Thánh ấy hiện nay gồm có ba tình trạng: Một là Hội Thánh “Lữ Hành,” hai là Hội Thánh “Vinh Thắng,” ba là Hội Thánh “Đau Khổ” như sau: 

    Hội Thánh “Lữ Hành” trần gian: Gồm các tín hữu đang còn sống, đang bước đi trên con đường của Chúa Giêsu.  Như Dân Israel xưa, Hội thánh sẽ phải vượt qua sa mạc trần gian tiến về Đất Hứa Nước Trời là Thiên Đàng đời sau.  Các tín hữu trong Hội thánh lữ hành trần gian còn phải chiến đấu với ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt của mình.  Họ được Chúa ban cho hai thứ bánh thiêng liêng là Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể.  Nhờ đó họ sẽ đủ sức vượt qua sa mạc trần gian để tiến về miền Đất Hứa là Thiên Đàng đời sau. 

    – Hội Thánh “Vinh Thắng” trên trời: Gồm các tín hữu đã qua đời trong niềm tin cậy vào Chúa.  Khi còn sống ở trần gian, các ngài đã thực hành Hiến Chương Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật của Chúa Giêsu, nên ngày nay các ngài đang được hưởng hạnh phúc Thiên Đàng với Chúa.

    – Hội Thánh “Đau Khổ” thanh luyện: Gồm các tín hữu tuy đi theo con đường của Chúa Giêsu, nhưng khi chết vẫn đang ở trong tình trạng còn nhiều sai lỗi, chưa xứng đáng được vào Nước Trời.  Họ cần tiếp tục chịu đau khổ trong ngọn lửa tin yêu để được thanh luyện sạch mọi vết nhơ.  Rồi khi hoàn toàn trở nên thánh thiện, họ sẽ được về hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.

    1. Tín Điều Các Thánh Thông Công:

    Ngọai trừ các người theo ma quỷ phải sa hỏa ngục để chịu hình phạt lìa xa Chúa đời đời, còn các tín hữu tin vào Chúa Giêsu dù còn sống hay đã qua đời, dù đã được lên trời hay đang được thanh luyện cũng đều được thông hiệp với ơn cứu độ của Chúa Giêsu và cầu nguyện cho nhau.  Đó là mầu nhiệm các thánh cùng thông công:

    Các tín hữu còn sống có thể giúp các linh hồn đã qua đời bằng việc viếng nhà thờ hay Đất Thánh và đọc kinh cầu nguyện, xưng tội rước lễ và cầu nguyện hiệp thông với Đức Giáo Hoàng để được nhận các ân xá trong dịp đầu tháng 11; Nhất là có thể xin lễ và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn, làm các việc lành phúc đức như chia sẻ bác ái phục vụ với ý chỉ cầu nguyện đền tội thay cho các linh hồn ông bà cha mẹ đang ở trong chốn luyện hình.  Nhờ đó các linh hồn sẽ được ơn Chúa chiếu soi, được thêm lòng yêu mến Chúa để được tha thứ tội lỗi như lời Chúa: “Yêu nhiều sẽ được tha nhiều.  Khi các linh hồn được nên thanh sạch thánh thiện hoàn toàn thì sẽ được Chúa đưa vào hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.  Bấy giờ các ngài sẽ không quên cầu bầu cùng Chúa xuống muôn ơn lành cho con cháu là chúng ta trên trần gian.

    Riêng khái niệm về Lâm-bô: Lâm bô là khái niệm của thánh Albertô Cả (1200-1280), nói về một nơi dành cho các linh hồn trẻ em chết khi chưa được lãnh bí tích Rửa tội.  Tuy chúng không bị phạt nhưng cũng không được lên thiên đàng vì chưa được rửa tội.  Về sau khái niệm này ít được đề cập đến.  Gần đây Ủy ban thần học quốc tế thuộc bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố một tài liệu mang tên “Niềm hy vọng ơn cứu rỗi dành cho các trẻ em chết mà không được rửa tội. Trong đó Ủy Ban cho rằng: “Giả thuyết về Lâm-bô” không có nền tảng rõ ràng trong Mặc Khải.  Theo ủy ban, có nhiều lý do rút ra từ thần học và phụng vụ cho phép chúng ta tin tưởng và hy vọng rằng các em chết trước khi được rửa tội cũng được hưởng nhan thánh Chúa, vì “Thiên Chúa muốn cho hết mọi người đều được hưởng ơn cứu độ.  Tuy vậy, Ủy ban cũng khẳng định bí tích rửa tội vẫn là điều kiện cần thiết để được hưởng ơn cứu rỗi của Đức Giêsu như lời Chúa phán: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3,5).  Tóm lại: Hội Thánh tín thác các em chết khi chưa chịu phép rửa tội cho lòng thương xót của Chúa, và hy vọng nhờ đức tin của Hội Thánh, các em cũng được hưởng ơn cứu độ (x. GLHTCG số 1261).

    1. Phải “Biết Chết” Để “Biết Sống”:

    – Không thích nói đến cái chết: Nhiều người nghĩ rằng: không nói đến sự chết thì mình sẽ không phải chết.  Nhà tỷ phú Mỹ William Randoph Hearst, chủ nhân của nhiều tờ báo và phim trường ở Holywood hồi trước thế chiến thứ hai, đã ra lệnh cấm các nhân viên của mình nhắc đến từ ngữ “chết” trước mặt ông.  Những ai lỡ miệng nói ra liền bị đuổi việc.  Ông là người thông minh, tài giỏi, thành công, nhưng lại không dám đối diện với sự thật phũ phàng là sự chết!  Rồi cuối cùng Hearst cũng bị chết bất đắc kỳ tử, để lại một tòa lâu đài rộng lớn, hiện nay trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở bang California Hoa Kỳ.

    – “Sinh ký tử quy” (Sống gửi thác về): Nhiều người khi lớn tuổi liền nghĩ đến việc hậu sự và lo chuẩn bị cho cái chết của mình, bằng việc mua đất nghĩa trang, chọn nhà quàn, mua sẵn ván làm hòm để trong nhà.  Họ còn viết chúc thư về những điều con cháu phải làm để lo việc ma chay cho họ: Khi chết phải cho họ chiếc áo này, đeo vòng ngọc kia, cầm cái quạt nọ.  Lại còn dặn dò phải bỏ vào quan tài dụng cụ này hay vòng vàng kia để sử dụng ở thế giới bên kia, giống như chuẩn bị hành lý cho một chuyến đi xa để về với ông bà tổ tiên.

    – Chết là bắt đầu một cuộc sống mới: Đối với những kẻ không tin có Thiên Chúa và đời sau thì chết đi là hết!  Nếu quả thực như thế thì cái chết thật đáng sợ!  Vì nó là đặt dấu chấm hết tất cả những ước mơ của đời người: “Con người là bụi cát lại trở về với cát bụi!”  Nhưng đức tin Kitô giáo dạy cho biết: chết không phải là hết.  Nó chỉ là khởi đầu của một cuộc sống mới vĩnh hằng.  Sau cái chết mỗi người sẽ phải trả lẽ những gì đã làm khi còn sống trước tòa Chúa phán xét.  Nếu chúng ta đã sống trong ân nghĩa của Chúa thì giờ chết sẽ là sự trở về ngôi nhà của mình.  “Sinh ký tử quy”: Chúng ta sẽ được trở về thiên đàng, là nhà của Thiên Chúa Cha, Đấng đã dựng nên loài người chúng ta.  Ở đây không còn nước mắt đau khổ, nhưng chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn như sách Khải Huyền đã viết: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.  Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, khóc than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (x. Kh 21,4).

    – Đền tội khi sống lúc chết: Dầu vậy trong cuộc sống, ít nhiều lần các tín hữu chúng ta cũng đã để cho những dục vọng làm chủ bản thân mình, khiến chúng ta không vâng lời Chúa, không làm theo thánh ý Thiên Chúa. Đó là ta đã phạm tội hay mắc phải các thói hư.  Khi chúng ta còn sống thì các tai nạn, bệnh tật và các điều trái ý cực lòng gặp phải sẽ giúp chúng ta đền tội đã phạm.  Rồi sau khi qua đời chúng ta còn tiếp tục được thanh luyện trong lửa tin yêu gọi là tình trạng luyện hình. 

    5- Lời Cầu:

    Lạy Chúa Giêsu, mỗi lần đối diện với cái chết gần kề, con cảm thấy run sợ vì con chưa sẵn sàng để gặp Chúa.  Trong suốt cuộc đời, con đã lo toan rất nhiều thứ như lo tìm kiếm tiền tài, danh vọng, chức quyền trần gian…  Còn điều quan trọng chính yếu là chuẩn bị cho giờ chết sẽ đến thì con lại chưa quan tâm đúng mức!  Con thật dại khờ khi nghĩ rằng mình sẽ có đủ thời gian chuẩn bị trước khi chết.  Nhưng lời Chúa đã dạy “Con Người sẽ đến như kẻ trộm” và đòi con phải luôn tỉnh thức bằng thái độ sẵn sàng.  Một ngày nào đó con không ngờ trước, con sẽ phải ra trình diện trước mặt Chúa, không biết bấy giờ Chúa có nhận ra con không, hay Chúa sẽ bảo con: “Ta không hề biết các ngươi.  Hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7,23).

    Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho con ơn khôn ngoan của Thánh Thần để con sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại Chúa ban trong ơn nghĩa Chúa, để ngày nào đó khi giờ chết đến, con sẽ ra trình diện trước mặt Chúa không phải như hai người xa lạ, nhưng như người rất thân quen.  Khi ấy Chúa sẽ gọi con bằng một cái tên trìu mến và giang rộng vòng tay đón con vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời đời: “Hỡi kẻ được Cha Ta chúc phúc, hãy vào hưởng ‘Vương Quốc’ dọn sẵn cho các con từ thuở tạo thiên lập địa” (x. Mt 25,34), Amen! 

    Lm. Đan Vinh

     
    2/ From: ngocnga_12
    Sent: 11/3/2022 8:18:20 AM Central Standard Time
    Subject: MỘT ĐỜI TÌM KIẾM
     
    A LOOKING FOR LIFE.jpg
     

    MỘT ĐỜI TÌM KIẾM

    Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.

    Alexander Đại Đế thấy Diogenes triết gia, đang chăm chú nhìn vào một đống xương người. Vua hỏi nhà triết học rằng, “Ông đang tìm kiếm điều gì?”. Diogenes trả lời, “Điều mà tôi không thể tìm thấy!”; và Diogenes thú nhận, ông đã để cả ‘một đời tìm kiếm’ điều ông không thể tìm thấy!

    Kính thưa Anh Chị em,

    Diogenes đã để cả ‘một đời tìm kiếm’ điều ông không thể tìm thấy! Và Cuộc đời mỗi người, xét cho cùng, là ‘một đời tìm kiếm!’. Vậy mà thật thú vị, Lời Chúa hôm nay còn cho biết, không chỉ con người tìm kiếm; cả Thiên Chúa, Ngài cũng ‘một đời tìm kiếm!’.

    Từ phút chào đời, con người đã rành rọt trong việc kiếm tìm! Chưa cần phải mở mắt, đứa bé đỏ ỏng đã biết tìm vú mẹ. Quá trình trưởng thành của nó, rốt cuộc, cũng là một quá trình tìm kiếm. Con người tìm kiếm cái ăn, cái mặc; tìm kiếm tri thức, của ăn tinh thần; tìm kiếm lẽ phải, sự thiện, sự thật; và tuyệt vời nhất, cái đáng tìm kiếm nhất của nó chính là Thiên Chúa, Chân - Thiện - Mỹ. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”.

    Trong thư Philipphê hôm nay, Phaolô biệt phái tâm sự. Gần nửa cuộc đời, dường như Phaolô đã hoài sức tìm kiếm sự hoàn thiện khi nỗ lực chu tất lề luật; mãi cho đến khi biết được Chúa Kitô. Tìm được Ngài, Phaolô không thiết tha gì đến quá khứ; Phaolô thú nhận, “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi!”.

    Và thật bất ngờ, bản thân Thiên Chúa, chính Ngài cũng ‘một đời tìm kiếm!’. Từ thuở địa đàng, Ngài đã tìm kiếm, “Ađam, ngươi ở đâu?”. Với con người, tìm kiếm một cái gì, là tìm kiếm cho chính nó; với Thiên Chúa, thì không như thế. Điều Thiên Chúa kiếm tìm không cho bản thân Ngài mà cho chính đối tượng Ngài tìm kiếm; vì lẽ, với Thiên Chúa, tìm kiếm là xót thương, là cứu vớt! Dụ ngôn “Con Chiên Lạc” và “Đồng Bạc Bị Mất” trong Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó! Chúa Giêsu thường xuyên ‘giao du’ với những người thu thuế và tội lỗi đến nỗi nên cớ vấp phạm cho giới biệt phái. Qua hai dụ ngôn, Chúa Giêsu ví mình như người chăn chiên đi tìm con chiên lạc hay như người phụ nữ chong đèn, quét nhà tìm bằng được đồng bạc bị mất. Với Ngài, mỗi tội nhân đều quý. Như người mục tử và người phụ nữ, Chúa Giêsu ‘say mê tìm kiếm’. Đúng thế, Thiên Chúa say mê tìm kiếm con người; và như vậy, ngoài những tên gọi thường ngày, Thiên Chúa còn có một cái tên khác, “Đấng Tìm Kiếm”, ‘một đời tìm kiếm!’.

    Ngoài việc tìm kiếm, Tin Mừng hôm nay còn nói đến niềm vui tìm được! Luca viết, “Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác chiên lên vai”; đây là chi tiết ‘ly kỳ’ mà chỉ một mình Luca có! Để rồi, người chăn chiên và người phụ nữ “mời bạn bè, hàng xóm” đến chung vui; và niềm vui đạt tới đỉnh điểm khi Chúa Giêsu kết luận, “Cũng thế, tôi nói cho các ông hay, giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Đó chính là lý do và mục đích cuối cùng khi Thiên Chúa, Đấng ‘một đời tìm kiếm’ sai Con Một Ngài xuống thế làm người!   

    Anh Chị em,

    “Tâm hồn những ai tìm kiếm Chúa, nào hoan hỷ!”. Tại sao? Người tìm kiếm Chúa hoan hỷ vì biết rằng, Thiên Chúa đi tìm nó trước! Gioan nói, “Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước!”. Vì thế, trên hành trình tìm kiếm Chúa, bạn và tôi biết rằng, Thiên Chúa luôn ngược chiều với chúng ta, Ngài đi tìm chúng ta trước. Ngay khi bạn vừa đặt chân xuống dòng suối, tìm lên ngọn nguồn, thì chính dòng nước đã ôm chầm bạn! Việc tìm kiếm Chúa còn là một hồng ân, chính nhờ sự dun dũi của Thánh Thần mà con người mới có khả năng tìm kiếm Ngài. Một điều quan trọng khác chúng ta phải lưu ý là bạn và tôi phải xin ơn nhận biết mình lạc lối. Phải, tất cả chúng ta đều lạc lối mỗi người mỗi kiểu, theo những cách khác nhau. Chúa Giêsu, Đấng ‘một đời tìm kiếm’ đang tìm kiếm chúng ta; Ngài tìm kiếm mỗi người tận đồi Canvê; và mỗi ngày, Ngài tìm kiếm và đợi chờ chúng ta trong Thánh Thể, trong các biến cố, trong anh chị em mình. Và điều quan trọng nhất, hãy kíp nhận ra Ngài, và hãy ‘cho phép mình được tìm thấy!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, Đấng ‘một đời tìm kiếm’, Chúa say mê tìm con; xin cho con say mê kiếm Chúa; và nhất là, ban cho con sức mạnh để con có thể ‘cho phép mình được tìm thấy!’, Amen.

    3/ From: ngocnga_12
    Sent: 11/3/2022 8:36:02 AM Central Standard Time
    Subject: THIẾU SÓT

     

    THIẾU SÓT

     

    Thiếu sót tình yêu thương là thiếu sót lớn của Kitô hữu.  Khổ nỗi, ít khi nó được xem như một tội.  Người ta thừa nhận là có tội khi nó gây thiệt hại cho người lân cận nhưng không coi là tội khi thiếu sót hoặc từ khước yêu thương.

     

    Người ta kể lại một câu chuyện về người bán chiếc xe “dỏm” cho một người nước ngoài, rồi đi xưng tội.  Sau đó, người ấy gặp một người bạn cũ trong quán rượu.  Khi người bạn này nghe nói ông ta đã đi xưng tội, liền nói “Tôi hy vọng anh đã kể lại cho linh mục nghe anh lừa gạt người mua xe như thế nào”.

     

    “Đời nào tôi làm thế”, ông ta trả lời. “Tôi xưng ra các tội của tôi cho linh mục.  Nhưng linh mục không có quyền biết công việc kinh doanh của tôi”.

     

    Nguy hiểm lớn đe dọa người-đi-nhà-thờ là họ không biết mối liên quan giữa việc họ làm trong nhà thờ ngày Chúa nhật với việc làm trong quan hệ với người lân cận vào những ngày khác trong tuần.

     

    Người ta có thể xem xét lương tâm mình nhưng không đụng gì đến toàn cảnh: Người có lương tâm làm tròn bổn phận của mình, lương thiện trong công việc làm ăn, công bằng, tôn trọng và hợp tác với những người sống cùng một mái nhà v.v…  Với những người như thế, tôn giáo tách rời khỏi đời sống và trở thành một vấn đề riêng tư giữa họ và Thiên Chúa.  Theo Kinh Thánh, một tôn giáo như thế là sự bóp méo, xuyên tạc.  Tệ hơn nữa là một điều đáng ghét.

     

    Phân ly hai giới răn lớn ấy là việc rất dễ dàng.  Trong một ý nghĩa nào đó, chỉ có một giới răn duy nhất – giới răn của tình yêu.  Nó giống như một đồng tiền, một thực thể có hai mặt.  Không thể có mặt này mà không có mặt kia, không phải chúng ta ghét những người lân cận của chúng ta.  Không, chúng ta không ghét những người lân cận.  Nhưng chỉ vì chúng ta khước từ đưa họ vào trái tim chúng ta.  Nếu sự thật được nói ra, chúng ta lãnh đạm và thờ ơ với họ.

     

    Mọi người trong chúng ta có khả năng yêu thương to lớn, nhưng khổ nỗi, hiếm khi chúng ta sử dụng hết.  Diễn viên Christopher Reeve, nổi tiếng về hình tượng siêu nhân mà ông thể hiện trong phim ảnh.  Tuy nhiên, trong một tai nạn té ngựa, ông bị liệt từ cổ trở xuống và phải ngồi xe lăn.  Ông nói ông đã nhận được 100.000 lá thư bày tỏ thiện cảm và sự ủng hộ của quần chúng.  Điều này dẫn ông đến chỗ hỏi rằng: “Tại sao cần phải có một bi kịch trước khi chúng ta bày tỏ sự cảm kích của chúng ta đối với một người khác?”

     

    Chúng ta bày tỏ điều đó quá chậm và đầy sự hối tiếc.  Chúng ta chờ cho đến khi quá muộn để nói và tỏ cho người khác thấy rằng chúng ta yêu họ.  Chúng ta bày tỏ quá muộn ý muốn sửa chữa một mối bất hòa, quá chậm nỗi vui mừng về sức khỏe và quà tặng của con cái hoặc cha mẹ chúng ta.

     

    Đức Giêsu nói với người Kinh sư: “Ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu!”  Biết rõ về hai giới răn quan trọng nhất là bước đầu tiên.  Đem chúng ta thực hành là bước thứ hai.  Chúng ta không còn xa nước Thiên Chúa là bao – Chỉ cần thêm một bước nữa.  Để thực hiện được bước này, chúng ta cần Thiên Chúa chạm tay Người vào tâm hồn chúng ta.

     

    Sưu tầm

     

    **************************************

    Lạy Chúa,

    Ước gì con có thể yêu Chúa

    Bằng một trái tim sốt mến,

    Dứt khoát hiến dâng!

    Ước gì con biết yêu Chúa vì Chúa

    Và ở lại trong tình yêu Chúa

    Như những nhà thần bí lớn đã biết yêu Chúa…

     

    Chớ gì con có thể đồng thời yêu anh em

    Bằng một trái tim nhân từ, niềm nở thủy chung,

    Vì Chúa, vì anh em,

    Mà vẫn đơn sơ, chân thành,

    Ân cần săn sóc, hoà mình với họ,

    Luôn sẵn sàng yêu mỗi người,

    Yêu mọi người, xem tất cả là Dân Chúa.

     

    Chớ gì con biết yêu anh em

    Như Chúa yêu họ, như Chúa yêu con….

    Song lạy Chúa, đâu có dễ như vậy

    Đối với trái tim phàm hèn con,

    Bao giờ cũng chứa đầy tự ái,

    Có lúc lạnh lùng như sắt đá,

    Có lúc quá trớn bồng bột…..

     

    Jean Dozolme


    4/From: ngocnga_12
    Sent: 11/3/2022 8:16:39 AM Central Standard Time
    Subject: Cn XXXII Tn C (3 Attachments)
     
    5/ From: ngocnga_12
    Sent: 11/3/2022 8:22:28 AM Central Standard Time
    Subject: CHÚA NHẬT 32 TN

    Phụng Vụ Lời Chúa: Chúa nhật 32 Thường niên năm C 
    CHẾT LÀ BIẾN ĐỔI
     

    (Suy niệm Tin mừng Lu-ca (20, 27-38) trích đọc vào Chúa nhật 32 thường niên) 

     

    Khi chết rồi, số phận con người ra sao? Đây là một vấn nạn muôn thuở của con người. 

    Nhiều người cho rằng chết là hết, là đi vào hư vô, chẳng còn gì. Có người tin là sau khi chết, con người sẽ đầu thai kiếp khác, vân vân… 

    Là người phàm, không ai có thể biết rõ số phận con người sau khi chết, chỉ có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người cũng như muôn vật muôn loài mới biết rõ mà thôi. 

    Vì thế, muốn biết sự thật về bí mật nầy, chúng ta phải cậy nhờ vào giáo huấn của Thiên Chúa. 

     

    Nhờ ánh sáng Chúa Thánh Thần soi chiếu, thánh Phao-lô dạy chúng ta biết rằng chết không phải là hết, nhưng là biến đổi nên người mới. Ngài viết:   

     Chúng ta sẽ không chết, nhưng hết thảy chúng ta sẽ được biến đổi... vì chưng thân xác hư hoại nầy sẽ mặc lấy bất hoại, đồ chết dở nầy sẽ mặc lấy trường sinh bất tử” (I Cor 15, 51. 53). 


    Chúa Giê-su dạy có sự sống đời sau 

    Khi những người thuộc phái Xa-đốc đến chất vấn Chúa Giê-su về cuộc sống đời sau, Chúa Giê-su khẳng định là có. Ngài dạy rằng: "Những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau … thì không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20, 36).  

    Trong dụ ngôn “Phán xét cuối cùng”, Chúa Giê-su dạy ta biết: đến ngày tận thế, Ngài sẽ ngự đến phán xét loài người. Kẻ dữ thì “phải ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng lấy sự sống muôn đời” (Mt 25, 46). Như thế, Chúa Giê-su khẳng định không những có cuộc sống đời sau mà còn cho biết cuộc sống đó sẽ kéo dài “muôn đời muôn kiếp.” 

    Chúa Giê-su còn tỏ cho các môn đệ cũng như chúng ta biết: Ngài về trời để dọn chỗ cho chúng ta và Ngài sẽ trở lại, đưa chúng ta về với Ngài. Ngài nói: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở... Thầy đi dọn chỗ cho anh em.  … và Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-2).   

    Ngoài ra, qua cuộc tử nạn và phục sinh, Chúa Giê-su xé tan bức màn bí mật bao trùm sự chết. 

    Chúa Giêsu đã làm người như chúng ta, đã mang thân phận con người mỏng giòn, đã sống và đã chết như chúng ta nhưng Ngài đã sống lại. Sự sống lại của Ngài chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng đằng sau cái chết là một đời sống mới. 

     

    Công trình cứu chuộc của Chúa Giê-su chứng tỏ có sự sống đời sau 

    Để cứu con người thoát ách tội lỗi và sự chết, đưa họ vào thiên đàng hưởng phúc muôn đời, Chúa Giê-su phải trả giá bằng cuộc khổ nạn đau thương và chịu chết thê thảm trên thập giá. 

    Nếu không có cuộc sống đời sau, không có thiên đàng, hoả ngục; con người chết rồi là hết và sau khi chết, ai cũng chỉ còn là tro bụi như ai… thì cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su là hoàn toàn vô ích; cái chết đau thương của Chúa Giê-su trên thập giá chẳng mang lại lợi ích gì cho bất cứ ai.  

    Chẳng lẽ Ngôi Hai Thiên Chúa lại chịu khổ nạn và chịu chết cách vô ích sao? 

    Đây là một bằng chứng mạnh mẽ cho biết có sự sống đời sau trên thiên đàng. 

     

    Lạy Chúa Giê-su, 

    Niềm tin vào sự sống đời sau mang lại cho con người niềm hy vọng và hạnh phúc. 

    Xin cho niềm tin nầy trở thành động cơ mạnh mẽ thúc đẩy chúng con sống tốt lành thánh thiện để mai đây đáng được hưởng phúc đời đời. Amen. 

     

    Linh mục Inhaxiô Trần Ngà  

    Tin mừng Luca 20, 27-38 

    Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: "Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ? "

     

    Đức Giê-su đáp: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống

     

     ---------------------------------------


CẢM NGHIỆM SỐNG LC - - KÍNH CAC THÁNH NAM NỮ

  •  LM MINH ANH
     
     
    THỨ BA KÍNH CAC THÁNH NAM NỮ
     

    HƠN LÀ NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG

    TIN MỪNG 5, 1-12

    “Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài”.

    Trong chuyến thăm nước Anh, Đức Bênêđictô 16 đã nói với các bạn trẻ, “Cha hy vọng, trong số các bạn đang nghe cha đây, sẽ có một số vị thánh tương lai của thế kỷ 21! Điều Thiên Chúa muốn trên hết đối với mỗi người chúng ta là phải nên thánh! Ngài yêu chúng con hơn những gì chúng con có thể tưởng tượng, Ngài muốn điều tốt nhất cho chúng con. Và điều tốt nhất là chúng con lớn lên trong sự thánh thiện!”. Đức Bênêđictô không ngần ngại thách đố các bạn trẻ Anh và các bạn trẻ trên thế giới rằng, “Hãy là những vị thánh ‘hơn là những người nổi tiếng!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Hãy là những vị thánh ‘hơn là những người nổi tiếng!’”. Đó cũng là những gì chúng ta được thách thức nhân ngày Giáo Hội mừng kính và tôn vinh “Tất Cả Các Thánh”. Các ngài đã thực hiện điều Thiên Chúa muốn; họ chọn là những vị thánh ‘hơn là những người nổi tiếng!’; và “Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài” như xác định của Thánh Vịnh đáp ca.

    Tưởng nhớ tất cả những tâm hồn thánh thiện, những đàn ông, phụ nữ, trẻ em, những người tử đạo, những ai tuyên xưng đức tin và những con người vô danh khác đã được rửa tội hoặc chưa được rửa tội, trong đó hẳn có ông bà, cha mẹ của chúng ta… chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì tình yêu thương của Ngài đã ban cho Giáo Hội vô vàn tâm hồn thánh khiết này. Đây là điều sách Khải Huyền hôm nay nhắc đến, “Một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ”. Điều phân biệt là họ đã mở lòng với ân sủng Chúa cách sâu sắc, trở nên mạnh mẽ trong Ngài. Theo những cách thức khác nhau, họ có một điểm chung là giặt trắng áo mình trong Máu Con Chiên; tức là phản ánh một điều gì đó về chân dung người môn đệ mà Chúa Giêsu đã phác hoạ qua các mối phúc trong Tin Mừng hôm nay.

    Và nếu tất cả các mối phúc về căn bản là một bức chân dung hoàn hảo về Chúa Giêsu, thì từng mối phúc cũng là một chân dung của mỗi vị thánh, mà mỗi vị mỗi vẻ, mỗi sắc màu, đã góp phần làm nên cộng đồng triều thần thiên quốc. Hôm nay chúng ta mừng kính và biết ơn các ngài, những người nam người nữ thánh thiện vốn đã mặc khải Thiên Chúa cho chúng ta theo một số cách thức từ những đặc sủng riêng theo ơn gọi của từng người trong họ. Đây là những môn đệ Giêsu, những người đã không rơi vào tinh thần thế tục của thời đại nhưng đã vượt lên thời đại; một số, thậm chí đã thay đổi thời đại. Họ là những người không bị văng ra ngoài bởi vòng xoáy của những sai trái đang xảy ra chung quanh. Họ tiếp tục sống trong thế giới bằng cách dõi theo Chúa Giêsu, nên giống Ngài và cuốn hút bao người tiếp cận và tin yêu Đấng họ phụng thờ.

    Các thánh được mừng kính hôm nay còn là những con người đang cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Họ nói với chúng ta rằng, sự thánh thiện có thể có ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào; họ cầu cho chúng ta được nên giống Chúa, nên con cái Ngài ngày một hơn. Bài đọc thứ hai cho biết, trong cuộc sống mai sau, chúng ta sẽ nên giống Chúa; tuy nhiên, nó cũng tuyên bố rằng ‘lúc này và ở đây’, chúng ta đã là con cái Ngài, chia sẻ mối quan hệ của chính Thiên Chúa nhờ phép Thánh Tẩy đã nhận lãnh. Phải, phép Rửa là cơ sở của sự thánh thiện cho chúng ta.

    Anh Chị em,

    “Đây chính là dòng dõi những kẻ tìm kiếm thánh nhan Ngài”. Lời này đang dành cho bạn và tôi, những kẻ tìm kiếm nhan thánh Chúa. Phần phúc Nước Trời đang chờ đợi chúng ta; đó cũng là giấc mơ của Thiên Chúa. Điều tốt nhất mà chúng ta cố gắng đạt cho được ở đời này là “lớn lên trong sự thánh thiện”. Sự thánh thiện không là một điều gì đó quá sức khiến chúng ta không thể với tới; đúng hơn, phép Rửa mời gọi chúng ta nên thánh thiện, ân sủng giúp chúng ta bước đi trọn vẹn hơn vào các lối hẹp Tin Mừng; qua đó, Thiên Chúa hiện diện hoàn toàn hơn trong mỗi người và từng người. Ân sủng Chúa đổ xuống chúng ta mỗi ngày và không ngừng mời gọi chúng ta “lớn lên trong sự thánh thiện”. Công việc của chúng ta là cộng tác với ân sủng để nên thánh ‘hơn là những người nổi tiếng’, ân sủng giúp chúng ta quan chiêm thánh nhan Chúa, kết hiệp với Ngài, không chỉ mai ngày, nhưng ngay hôm nay, trong cuộc sống của mình.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, con thường thích nổi tiếng dưới đất; vì thế, con nhọc nhằn, tân toan. Xin nuôi dưỡng khát vọng nên thánh trong con; với ân sủng Chúa, con sẽ làm thánh! Tại sao không?”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     
     
     
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON - THỨ NĂM

  •  TGM NGUYỄN NĂNG

    Thứ Năm tuần 31 Thường niên năm II - Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Lc 15,1-10)

    Tin mừng: Lc 15, 1-10

    1Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng. 2Những người Pharisêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” 3Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này:

    4 “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? 5Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. 6Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.

    7Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn. 8 “Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ? 9Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.

    10Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Dụ ngôn tìm chiên lạc và tìm đồng bạc bị đánh mất nói lên lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với mọi tội nhân. Qua đó Chúa mời gọi ta trở về với Chúa để nhận ơn tha thứ và để ta cũng biết tha thứ cho anh em.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, qua dụ ngôn tìm chiên lạc và tìm đồng bạc bị đánh mất, con cảm thấy lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân thật bao la vô ngần. Cái nhìn yêu thương cảm thông của Chúa thật khác xa với cái nhìn hằn học ghen tị của những người biệt phái và luật sĩ.

    Lạy Chúa, Chúa không bao giờ bỏ rơi con, cho dù con là một kẻ đốn mạt tội lỗi. Người chăn chiên quên đi chín mươi chín con chiên đang ở với mình để đi tìm một con chiên lạc, hình ảnh ấy diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với tội nhân thật lạ thường biết bao. Chúa vẫn luôn nghĩ đến con cho dù trong trái tim con không hề có hình ảnh Chúa. Chúa vẫn yêu thương con cho dù bao lần con đã xúc phạm đến Chúa. Và Chúa sẵn sàng ra đi tìm kiếm con cho dù con luôn tìm cách trốn chạy, muốn xa lìa Chúa.

    Lạy Chúa, xin cho con luôn biết tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa để con quyết tâm trở về với Chúa. Xin cho con xác tín rằng: Chúa sẽ vui mừng biết bao khi thấy con thật lòng ăn năn thống hối tội lỗi, vì chính tình yêu thương tha thứ của Chúa sẽ mang đến cho con niềm hạnh phúc bình an. Và xin Chúa ban cho con trái tim nhân ái của Chúa, để con cũng biết yêu thương tha thứ cho những anh em lầm lỡ và giúp đỡ họ trở về với Chúa. Amen.

    Ghi nhớ: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải”.
    Kính chuyển:
    Hồng