CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - IM LẶNG TRONG THÁNH LỄ?

  •  
    Chi Tran -LEYEN

     
     
     
     
     


    Tại sao quan trọng là phải giữ thinh lặng trong thánh lễ
    By phanxicovn
    Trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Hội trường Phaolô VI sáng thứ tư 10-1-2018, Đức Phanxicô nói tiếp bài giáo lý về thánh lễ. Tuần vừa rồi ngài đề cập đến việc đọc kinh ăn năn đền tội khi bắt đầu thánh lễ, sau đó là kinh Gloria. Kinh Gloria là kinh có từ rất xưa, nhắc lại tiếng hát của các thiên thần khi Chúa Giêsu sinh ra và đó là “đất mở ra hướng về trời để đáp trả vòng ôm của Trời với Trái Đất”.
    Xin đọc: Đức Mẹ thinh lặng trong thang máy của Đức Giáo hoàng
    Sau khi đọc lời ngợi khen thì linh mục giữ thinh lặng một lúc. Đức Phanxicô giải thích: “Thinh lặng này không phải là thinh lặng không lời nhưng là thinh lặng để lắng nghe các tiếng nói khác”: tiếng nói của tâm hồn và nhất là tiếng nói của Thần Khí. Dịp này, Đức Phanxicô khuyên các linh mục nên dành thì giờ thinh lặng, vì “chúng ta thường có thói quen coi thường thinh lặng này”.
    Ngài nói thêm: “Thinh lặng giúp chúng ta nhìn lại mình, nghĩ về lý do nào để mình có mặt tại đây”, trong thánh lễ này. Đức Giáo hoàng ghi nhận: “Đó là giây phút thuận lợi để mở lòng ra với Chúa, vì niềm vui, các đau đớn, các mệt mỏi sẽ mau chóng đến trong tâm trí chúng ta”.
    Kế đó là phần dâng lên Chúa các ý chỉ cầu nguyện, chủ tế cũng dâng lên các lời cầu nguyện thầm kín trong lòng giáo dân dự lễ. Đức Phanxicô nhắc lại: “Qua truyền thống ngày xưa, việc gom ý chỉ cầu nguyện là dâng lên Chúa Cha, qua lời cầu bàu của Chúa Kitô và qua quyền năng của Chúa Thánh Thần”, trong một hình thức dâng lên Chúa Ba Ngôi.
    Sau bài học giáo lý, vào cuối buổi tiếp kiến chung, Đức Phanxicô có lời chào các nhóm hành hương thuộc nhiều quốc gia qua các ngôn ngữ của họ, Pháp. Đức, Tây Ban Nha, Ả-Rập. Ngài xin khách hành hương suy niệm các lời cầu nguyện, dù khi không còn dự thánh lễ.
    Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     
    11