Từ ‘Người Do Thái’ trong Tân Ước
Từ ‘Người Do Thái’ xuất hiện gần 200 lần trong Tân Ước. Và nó luôn có nghĩa là một thành viên của quốc gia Y-sơ-ra-ên, của chủng tộc Do Thái. Từ ‘Do Thái’ có nguồn gốc từ ‘Giu-đa’, một trong những bộ tộc của Y-sơ-ra-ên.
Nó có nghĩa là ‘Khen Ngợi’ hoặc ‘Tạ Ơn’.
Như vậy, từ ‘Người Do Thái’ có nghĩa là ‘người đang ca tụng Chúa’. Nơi duy nhất trong Tân Ước mà Phao-lô sử dụng từ ‘Do Thái’
theo nghĩa hơi hạn chế là trong Rô-ma 2:28-29:
“Vì một người chỉ bề ngoài là người Do Thái thì không phải là người Do Thái thật, còn sự cắt bì về mặt thể xác bên ngoài thì không phải là sự cắt bì thật.
Nhưng một người bên trong là người Do Thái mới thực là người Do Thái; sự cắt bì thật phát xuất từ tấm lòng, bởi Thánh Linh, chứ không theo chữ nghĩa. Một người như vậy sẽ được khen ngợi, không phải từ loài người, mà từ Đức Chúa Trời…”
Ở đây, Phao-lô đang dùng lối chơi chữ của từ ‘Do Thái’. Ông có ý muốn nói chỉ có vẻ bề ngoài là người Do Thái thôi là chưa đủ.
Một người Do Thái thật phải có tình trạng bên trong của tấm lòng khiến người đó ca ngợi Đức Chúa Trời, và điều đó khiến họ được Chúa khen ngợi.
‘KI TÔ HỮU cũng tương tự như vậy thôi.
Một người bề ngoài có thể là thành viên của một Giáo hội CHÚA Ki Tô được thánh tẩy khi còn nhỏ, đã tuyên xưng đức tin và trải qua tất cả các bí tích của Giáo hội,
nhưng nếu bạn không sống theo điều được mong đợi, hoặc thậm chí không có đức tin cá nhân, bạn không phải là Ki Tô Hữu theo đúng nghĩa của từ này.
“ 7 vậy anh em hãy nhận biết rằng những kẻ có đức tin là con cháu thật của Áp-ra-ham.
8 Kinh Thánh cũng biết trước rằng Đức Chúa Trời sẽ xưng dân ngoại là công bình bởi đức tin,
nên đã rao truyền trước cho Áp-ra-ham tin lành nầy: Các dân sẽ nhờ ngươi mà được phước.” Ga lát 3:7-8
Anh Chị em ta ca ngợi Chúa vì cộng đồng tín hữu là do Đức Tin nơi Chúa Jesus Ki Tô Amen.