CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TS DUYỆT

  •  
    DM Tran
     
     

    CON TÔI LÀ NGƯỜI ĐỒNG TÍNH!..

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

     

    Nếu có một ngày, người con của bạn nói với bạn: “Con không muốn cưới vợ, hoặc con không muốn lấy chồng. Nhưng con muốn sống với người bạn trai hay người bạn gái của con.” Chắc chắn khi nghe như vậy, bạn sẽ rất sửng sốt, khủng hoảng, và thất vọng! Nhưng đây không phải là phản ứng của riêng bạn mà là của phần đông những cha mẹ, phụ huynh khi biết mình có một người con thuộc thành phần đồng tính.

     

    NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LÀ AI?

     

    LGBTQ là chữ viết tổng hợp của Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (lưỡng tính), Transgender (đổi giống), and Queer/Questioning (kỳ dị/nghi ngờ).

     

    Đây là những người tự cảm thấy bên trong mình ẩn hiện phái tính của mình. Thí dụ, bên ngoài là một cậu trai hay một cô gái, nhưng trong người cậu trai ấy là một cô gái, hoặc ngược lại. Và trong cách sống, những người này thường thể hiện qua những cảm tình, như hành động, nói năng, áo quần. Tiếng chuyên môn gọi là Gender identity.  

     

    Họ là bị thu hút hay là đối tượng thu hút sự thu hút lãng mạn hoặc cảm nhận về tính dục đối với người khác (Sexual attraction).

     

    Tự đánh giá về căn tính của phái tính (Sexual identity). Thí dụ, đồng tính nam, đồng tính nữ, hoặc lưỡng tính. 

     

    Và trong quan hệ tình dục (Sexual behavior), họ muốn chia sẻ với những người mà họ cho là cùng phái tính.

     

    Những đặc tính trên có thể bao gồm trong một người, nhưng phần đông lại che dấu, vì    sợ rằng công khai hành động phái tính sẽ dẫn đến việc kỳ thị hoặc coi thường.

     

    Trong một khảo cứu gần đây có 11% những người Mỹ trưởng thành ít nhất đã có lần cảm thấy hấp dẫn bởi một người cùng giới tính. 8,2% cho biết đã liên hệ với người cùng phái, nhưng chỉ có 3,5% chấp nhận mình là đồng tính nam, đồng tính nữ, hoặc lưỡng tính. [1]

     

    NGUYÊN NHÂN TÌNH TRẠNG PHÁI TÍNH

     

    Tuy không do lựa chọn, nhưng trạng thái phái tính của một người có thể thay đổi trong suốt cuộc sống. Nhiều người biết mình là đồng tính ngay trước khi dậy thì. Trong những trường hợp này tâm lý trị liệu, chữa trị, hoặc khuyên ngăn không thay đổi được căn tính phái tính của một người.   

     

    Giảng sư Christopher C. H. Cook, Giám Đốc the Centre for Spirituality, Theology & Health tại Durham University, năm 2021, qua cuộc khảo cứu mang tên “What causes sexual orientation?” [2] đã phân tích một số những lý do đưa đến tình trạng đồng tính, gồm:

     

    Genetics (Di truyền):

     

    Đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố song sinh. Nhưng song sinh được phân ra thành 2 loại và Non-identical, or dizygotic (DZ). 

    Identical, or monozygotic (MZ): Sinh đôi cùng trứng, giống hệt nhau còn được gọi là đơn hợp tử. Các cặp song sinh này chia sẻ 100%  genes, giới tính, màu mắt, nhóm máu v.v. 

    Non-identical, or dizygotic (DZ): Sinh đôi khác trứng hay sinh đôi hai hợp tử. Các em chia sẻ 50% genes. Có thể khác nhau về giới tính, màu mắt, nhóm máu v.v.

    Kết quả cho thấy những phân tích nguyên nhân phái tính của người đồng tính bao gồm 32% là do di truyền.  

     

    Kích thích tố (Hormones):

     

    Hormones tạo nên những tính chất về tâm sinh lý. Những điều này được định hình do ảnh hưởng của những kích thích tố trong thời gian phát triển ban đầu (đặc biệt intra-uterine). Một số chịu ảnh hưởng do những thời gian phát triển nguy kịch.

     

    Anh chị em cùng huyết thống:

     

    Do ảnh hưởng từ các anh trai. Là con trai trong một gia đình có nhiều anh trai. Nhưng những người chị lại không có ảnh hưởng này.

     

    Môi trường xã hội:

     

    Nơi chốn làm việc, bạn bè giao du, và ngay cả môi trường học đường, những thầy cô, các môn học, những sách vở đọc, tìm hiểu và tra cứu.

     

    THỪA NHẬN CỦA XÃ HỘI

     

    Năm 1973, Hiệp Hội Các Bác Sỹ Tâm Thần Hoa Kỳ (APA) trong một cuộc thăm dò ý kiến 5.854 các bác sỹ tâm thần (psychiatrist) đã bỏ phiếu loại hội chứng đồng tính khỏi chứng bệnh tâm thần, trong khi đó chỉ có 3.810 vị vẫn cho rằng đồng tính là một hình thức tâm bệnh. Kết quả là mặc dù đồng tính không còn bị liệt vào danh sách tâm bệnh, nhưng đã được thay thế bằng một tên gọi là “sexual orientation disturbance” for people “in conflict with” their sexual orientation. Mãi đến năm 1987, hội chứng này mới hoàn toàn được loại khỏi tiêu chuẩn định bệnh những bệnh nhân tâm thần.

     

    Sau đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), vào năm 1992 cũng loại bỏ chứng bệnh này khỏi danh mục tâm bệnh. Và ghi chú rằng đây là một tình trạng thuộc phái tính chứ không do lựa chọn.

     

    Ngày nay, trong tâm lý trị liệu tại Mỹ và Âu Châu, khi gặp những trường hợp liên quan đến đồng tính, hình thức trị liệu chính là khuyến khích những người này chấp nhận quan niệm phái tính của mình, giúp họ tự tin và sống trưởng thành hơn về mặt tâm lý.

     

    Tóm lại, đồng tính không còn được coi như tình trạng tâm bệnh. Các nhà khoa học cho đến nay vẫn không tìm ra được lý do chính đáng của hiện tượng này, nhưng đưa ra lý thuyết cho rằng, đồng tính là do sự phức tạp về di truyền, nội tiết, và những ảnh hưởng môi trường. [3] 

     

    Tuy nhiên, đó chỉ là cái nhìn của tâm lý, của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Riêng về khía cạnh luân lý và xã hội, cái nhìn này vẫn chưa được nhiều người chấp nhận. Và đó là lý do day dứt cho những người trong cộng đồng LGBTQ, và cho cả phần đông các nhà giáo dục, luân lý, tôn giáo, và đặc biệt, những phụ huynh có con em trong trường hợp này.  

     

    ỨNG DỤNG THỰC HÀNH

     

    Đồng tính là một vấn đề hiện còn đang gây ra nhiều tranh cãi và nhiều vấn đề liên quan đến đời sống của những người trong cộng đồng LGBTQ. Đây là vấn đề không hề đơn giản và dễ dàng để trả lời ủng hộ hay phản đối, thương hay ghét, chấp nhận hay không chấp nhận. Quan niệm của mỗi người còn tùy vào ảnh hưởng gia đình, giáo dục, văn  hóa, xã hội và tôn giáo.

     

    Riêng về vấn đề tôn giáo, nếu để mình rơi vào quan niệm chủ quan về luân lý, thành kiến, và quá khích, người ta sẽ không dễ dàng chấp nhận những người đồng tính. Nhưng trong một cái nhìn khác, căn cứ vào câu nói của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời ký giả Andrea Tornielli trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Rio de Janeiro trở về Roma ngày 28 tháng Bẩy, 2013 liên quan đến chủ đề những người đồng tính, ngài nói: “who am I to judge” (Tôi là ai mà phán xét.) Qua câu nói này, nhiều người đã cho rằng Đức Giáo Hoàng đứng về phía những người đồng tính. Nhưng trong thực tế, câu trả lời không có nghĩa là đúng hay sai, đồng ý hay không đồng ý. Nó chỉ phản ảnh cái nhìn luân lý về sự phán xét và kết án người khác. 

     

    Tuy nhiên nếu căn cứ vào kết quả khảo cứu của giáo sư Christopher C. H. Cook, với  32% là do di truyền, 25% môi trường gia đình, và 43% môi trường đặc biệt, thì chúng ta có thể tin rằng đồng tính và đời sống đồng tính có 68% xác suất đến từ những lý do khác ngoài di truyền mà khoa tâm lý, giáo dục có thể ảnh hưởng tốt. Và đây là những gì mà phụ huynh, các nhà giáo dục, các nhà luân lý có thể làm được, bao gồm 3 việc đó là: Đề phòng, hướng dẫn, và đồng cảm.

     

    Đề phòng:

     

    Khi nói đến đề phòng là nói đến những gì cần phải làm để ngăn cản một chuyện sẽ xảy ra. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh.” Với 25% ảnh hưởng do môi trường gia đình, điều mà cha mẹ có thể làm là bảo toàn sự chung thủy của hôn nhân và xây dựng một gia đình hạnh phúc. Điều đáng buồn là nhiều vợ chồng lấy nhau, đã sinh con đẻ cái, bây giờ lại ly dị và chuyển qua sống đời đồng tính. Chồng sống với một người đàn ông, vợ sống với một người đàn bà.

     

    Ngoài ra, nếu con cái thấy cha mình rượu chè, cờ bạc, trai gái, bỏ bê trách nhiệm và nhất là lỗ mãng, hành hung mẹ mình, liệu người con gái có muốn lấy chồng không? Hoặc ngược lại, một bà mẹ suốt ngày lười biếng, ăn quà, sắm sửa, đỏm dáng, lăng nhăng bồ bịch, thì liệu người con trai của bà có muốn lấy vợ hay không? Cũng trong bầu khí gia đình, nếu người anh, người chị, sống buông thả, trai gái, thất tình, chán đời, ly dị, liệu người em có muốn bước vào đời sống hôn nhân theo những tấm gương đó hay không? Đây là nỗi ám ảnh mà nhiều bạn trẻ vẫn thường tâm sự, và tỏ ra nghi ngờ cái hạnh phúc của hôn nhân, gia đình. 

     

    Còn lại 43% những yếu tố khác như giáo dục gia đình, giáo dục học đường, ảnh hưởng bạn bè, ảnh hưởng môi trường làm việc, xã hội, tôn giáo…

     

    Hướng dẫn:

     

    Nếu nhìn về phương diện hướng dẫn thì với 68% các trường hợp mà ta gọi là đồng tính vẫn có cơ hội để được hướng dẫn, trị liệu. Và đây là công việc của cha mẹ, phụ huynh, các nhà giáo dục, đạo đức và tâm lý. Điều này cũng cho thấy có nhiều trường hợp đồng tính chẳng qua chỉ vì bị mê hoặc, dụ dỗ, nhất thời yếu đuối, bị sức ép của gia đình, bạn bè, xã hội chứ thực chất không phải là người tự sinh ra đã mang sẵn những yếu tố di truyền bất di dịch về phái tính.

     

    Đồng cảm:

     

    Sau cùng, trở lại với con số 32% là do di truyền. Nhưng vẫn theo giáo sư Cook, thì tính chất duy truyền này cũng rất phức tạp. Riêng di truyền theo đặc tính song sinh cũng đã chia thành 2 trường hợp. Song sinh cùng trứng, và song sinh khác trứng. Thêm vào đó, những yếu tố phát triển bào thai như kích thích tố, những trường hợp mang thai đặc biệt. Tóm lại, số những người đồng tính một cách thực sự - đồng tính tự bản chất - tuy chưa được xác định, nhưng có lẽ chỉ là con số ít ỏi. Và trong trường hợp này, cách hữu hiệu nhất để đối phó hoặc hướng dẫn là chấp nhận và thương yêu, nâng đỡ. Giáo dục cuối cùng là giúp các em nhận thức về mình, về con người và xu hướng phái tính của mình để sống sao hạnh phúc, xứng đáng với nhân phẩm và giá trị của mình.

     

     

    THAY LỜI KẾT

     

    Tóm lại, đồng tính, hôn nhân đồng tính là những đề tài mang tính xã hội, đạo đức xã hội, và tâm lý. Tôi đã có dịp nghiên cứu về vấn đề này từ năm 1980 lúc còn là sinh viên trong chương trình Tâm Lý Ứng Dụng. Ngày 15 tháng 11 năm 2013, tôi cũng đã trình bày về đề tài “Phong hóa Việt Nam và mối quan hệ đồng tính” tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Saigon do Soeur Hồng Quế tổ chức, cùng với Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn lúc đó là giám đốc, và một bác sỹ y khoa. Buổi hội thảo hôm đó rất sôi nổi, hào hứng và tạo cơ hội để các em đồng tính có dịp nói lên cảm nghĩ và suy nghĩ của mình.

     

    Nếu chỉ nhận định vấn đề bằng cảm tính và tự nhiên ta sẽ rất dễ rơi vào tình trạng hoặc thái quá, hoặc bất cập. Điểm chính ở đây là nếu chúng ta có một người con đồng tính, hoặc nếu chính chúng ta là người đồng tính thì việc cần thiết nhất vẫn là chấp nhận sự thật về con mình hay về chính mình. Tiếp đến là hướng dẫn con mình cũng như tìm cho mình một lối sống thích hợp, hạnh phúc, xứng đáng với phẩm giá và tư cách của một con người.     

     

     

    ___________

     

    Tài liệu tham khảo:

     

     

    1.How Many People are Lesbian, Gay, Bisexual, and ...

    https://williamsinstitute.law.ucla.edu › Publications

     

    2. Full article: The causes of human sexual orientation - Taylor ...

    https://www.tandfonline.com › ... ›

     

    3.https://en.wikipedia.org › wiki › Homosexuality.

    Homosexuality - Wikipedia