CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HUY NGUYỄN - VĂN CHƯƠNG HỘ GIÁO
- Details
- Category: 21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới
-
Huy NguyenSat, Oct 15 at 4:28 PM
10/8/22
Trong tuần này tôi có đọc một bài viết rất công phu về các văn chương hộ giáo (apologetic literature) của Việt Nam. Đây là một công trình mà tác giả đã bỏ nhiều công sức để thực hiện và người Công Giáo Việt Nam nên đọc để hiểu thêm về quá trình truyền bá Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam.
Tuy nhiên có một nhận xét của tác giả mà tôi nghĩ cần phải bàn luận thêm. Đó là các tác phẩm hộ giá này đã góp phần tạo nên thái độ “cứng đầu” của người giáo dân trước sự cấm đoán của triều đình và đưa đến việc chấp nhận tử đạo để bảo toàn đức tin. Trên lý thuyết thì điều này nghe cũng hợp lý vì làm sao có thể giải thích được việc người ta có thể nhất quyết theo một tôn giáo mới lạ để đi vào con đường chết nếu tôn giáo này không chứng minh được là vượt lên trên hết tất cả các tôn giáo bản xứ? Đây là vai trò của văn chương hộ giáo. Nhưng xin tự hỏi, bạn có dám hy sinh mạng sống của mình chỉ vì tôn giáo của bạn cao siêu hơn tất cả mọi tôn giáo khác không? Hay là do chỉ có đạo của bạn là đi đúng đường còn các tôn giáo khác là sai lầm?
Người ta hay nói rằng có hằng trăm ngàn người chết vì đức tin Công Giáo trong các cuộc bắt đạo. Điều này hư thực như thế nào? Hội Thánh La Mã ước lượng có khoảng 130000 cho đến 300000 người bị chết vì bắt đạo. Trong số này có khoảng 10000 hồ sơ được trình lên tòa thánh để xin phong thánh và sau cùng thì có 117 vị được phong thánh. Để so sánh, ở bên Hàn Quốc có khoảng 8000 đến 10000 người bị tử đạo. Họ cũng nộp khoảng 10000 hồ sơ xin phong thánh và có được 103 vị tử đạo, một con số tương đương với Việt Nam. Nếu số người tử đạo ở Việt Nam nhiều hơn Hàn Quốc ít nhất là 13 lần thì tại sao Việt Nam lại không có nhiều thánh tử đạo hơn cả Hàn Quốc một chục lần? Lý do là đa số các người tử đạo này không chết ở trong tù ngục hoặc trên pháp trường mà nạn nhân của các cuộc bạo động, chém giết ở địa phương do những phần tử quá khích hoặc do phong trào Văn Thân khởi xướng. Ngày này, chúng ta hay nghe những mẫu tin về người Thiên Chúa Giáo bị người Hồi Giáo bách hại tại Trung Đông. Chúng ta đã có thái độ gì về những tin tức này? Liệu những người này cũng sẽ được nộp đơn để xin phong thánh không? Do đó cần phải phân biệt đâu là nạn nhân của bạo động tôn giáo và đâu là những người thực sự chọn cái chết để chứng minh đức tin mặc dù tất cả đều chết vì danh nghĩa tôn giáo. Đây là một đề tài mà tôi sẽ đào sâu hơn trong lần tới.
Đi ngược lại dòng thời gian, tôi nghĩ văn chương hộ giáo không mang một vai trò quan trọng trong đời sống đức tin của người dân thời đó. Thứ nhất, đa số người dân là không biết đọc. Thêm nữa kỹ nghệ in ấn còn thô sơ. Sách vở thì khan hiếm vì còn phải chép bằng tay. Bản “Tam Giáo Chư Vọng” duy nhất còn tồn tại lại ngày nay cũng là một bản chép tay. Do đó các tài liệu này không được phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Thứ hai, đây là một đề tài mà người giáo dân thường quan tâm đến. Ngày nay, chúng ta có nhiều tài liệu, ai cũng biết đọc, nhưng thử hỏi bao nhiêu người trong chúng ta tìm đọc các tài liệu về đạo, nhất là tài liệu về hộ giáo để tăng trưởng thêm đức tin? Nếu bây giờ với bao nhiêu văn minh và tiện nghi mà chúng ta còn chưa quan tâm đến việc này thì hỏi ngày xưa người dân quê mùa họ sẽ theo đạo như thế nào?
Lý do chính mà các giáo dân ngày xưa họ chịu tử đạo so với giáo dân ngày nay không phải là vì đức tin của họ đã được củng cố bởi những tài liệu hộ giáo hoặc họ có đức tin vững chắc hơn thời nay. Nhưng vì họ đã được khuyến khích để chấp nhận cái chết để được vinh phúc trên trời. Họ đã được chuẩn bị phải đối đáp như thế nào khi bị bắt. Họ đã được dạy những kinh để đọc khi ở trong tù. Ngày nay, Hội Thánh đã có một thái độ khác với hơn 200 năm về trước để đối phó việc bách đạo. Tuy nhiên điều quan trọng nhất từ thời xưa đến thời nay để cho người ta sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình khi cảm nhận được tình thương mà Thiên Chúa dành cho họ và phần thưởng vĩnh cửu đang chờ đón họ ở trên Nước Trời.
Áp dụng bài học này, khi chúng ta rao giảng Tin Mừng đến cho những người ngoại giáo, chúng ta khó có thể cảm hóa họ chỉ bằng đạo lý suông nếu chúng ta không làm cho họ cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ.
(\__/)
(='.'=)
(")_(")阮俊輝