21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jan 11 at 12:35 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Đức Maria ở đâu trong trái tim chúng ta?



    Câu hỏi trên được bật ra khi tôi cũng như tất cả những người Việt Nam đứng ngay khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tại thời điểm ấy, ai là người bạn thích tâm sự đầu tiên? Người mà bạn chọn lựa để trò chuyện trong giây phút này của năm ắt sẽ thường trú tại một vị trí tương xứng trong tim của bạn.

    Trong niềm tin Công Giáo, ngoài việc tôn thờ duy nhất một Thiên Chúa thì các giáo dân còn tôn kính nhiều vị Thánh khác, trong đó Đức Maria được sùng kính một cách đặc biệt. Vì yêu thương con người bị giới hạn bởi các giác quan, trí lực khi bước vào thế giới thuộc thần trí, Đức Mẹ Maria đã nhiều lần tỏ mình ra cho chúng ta. Và lần tỏ ra ở Lộ Đức thuộc miền nam nuớc Pháp là một trong những lần hiện ra danh tiếng nhất.

    Trong các giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II là người cò lòng sùng kính đặc biệt với Đức Maria. Ngài hành hương đến Lộ Đức hai lần, nơi Đức Maria hiện ra cho một bé gái 14 tuổi tên Bernadette. Lần đầu vào tháng 8.1983 và lần sau 8.2004.

    Nhằm đáp lại tình yêu bao la mà Đức Maria đã dành cho chúng ta, chúng ta tự hỏi: Người đang ở đâu trong tim mình. Để có đáp án một cách đúng đắn câu hỏi trên, chúng ta nghiêm túc trả lời các câu hỏi phụ sau:

    • Ai là người bạn chia vui đầu tiên khi đón nhận niềm hân hoan?

    • Ai là người bạn chia sẻ khó khăn đầu tiên khi đối diện một thử thách?

    • Ai là người bạn cảm tạ đầu tiên khi có một kết quả tốt đẹp?

    • Ai là người bạn chạy đến kêu cầu đầu tiên khi gặp phải bài toán nan giải trong cuộc đời?

    • Bạn kể về ai nhiều nhất khi trò chuyện với những người xung quanh?

    • Trong chiếc bóp, túi xách, hình nền chiếc điện thoại, bạn đang ép hình ảnh của người nào?

    • Trên bàn làm việc, bạn đang treo hình ảnh của ai?

    • Một ngày 24 giờ, bạn dành thời gian cho ai nhiều nhất?

    • Đức Maria mong muốn bạn đứng ở đâu sau khi kết thúc cuộc đời này và bạn đáp trả bẳng cách nào?

    • Đức Maria mong muốn bạn làm gì trong mỗi ngày và chính bạn đã làm được bao nhiêu phần trăm những ước muốn đó?

    Nếu trái tim ta không rộng mở để chào đón, Đức Maria quá khó để có thể lưu trú trong tim của chúng ta. Ngay cả khí đã có hình ảnh của Người trong trái tim, nếu chúng ta không muốn tình yêu với Đức Maria ngày càng lớn lên thông qua những lời cầu liên lỉ, thì tình yêu ấy mãi mãi không tăng trưởng, thậm chí có thể lụi tàn theo thời gian.

    Lạy Mẹ Maria, chúng con không chỉ yếu đuối về thể xác mà còn yếu đuối cả phần hồn. Xin luôn cầu bầu cho chúng con để chúng con không chỉ có một thể chất khỏe mạnh mà còn phần hồn trong sạch và luôn hướng về Thiên Chúa. Nếu ước muốn duy nhất của Chúa Giêsu là thi hành ý muốn của Chúa Cha, thì ý muốn duy nhất của chúng con cũng là làm theo thánh ý Chúa. Xin chỉ cho chúng con biết, chúng con phải làm gì.

    Tác giả bài viết: G. Tuấn Anh (tonggiaophanhanoi.org)

     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - VỀ MA QUỶ

 

  •  
    nguyenthi leyen chuyển
     
    Sat, Jan 9 at 11:44 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LỜI CHỨNG CỦA Y SĨ VỀ MA QUỈ
     
    Bây giờ chúng ta đã có đủ chứng cớ để bác bỏ những giải thích quá sơ lược cho rằng những hiện tượng ma quái được kể ra đây là do việc ăn chay hãm mình quá đáng của cha Viannây, hay do khuynh hướng cho bất kì chuyện gì xảy đến cũng đều do siêu nhiên cả của ngài. Các linh mục bạn của ngài khởi đầu cũng nghĩ như vậy. Nhưng rồi họ cũng phải thay đổi ý kiến. 
    Cuối cùng, mọi người đều phải công nhận sự bình tĩnh lạ thường và lành mạnh của ngài, và công nhận những chuyện xảy ra giữa ngài và Satan là có thực. Ngài nói những chuyện đó một cách rất tự nhiên, vừa nói vừa pha trò châm biếm. Cathérine Lassagne đã nhiều lần lưu ý tới những chuyện ngài kể cho những người chung quanh về đề tài ấy. Như ta đã biết, đó cũng chính là một trong những phản ứng của ngài đối với ma quỷ: 
    - "Tao sẽ nói với họ tất cả những gì mày làm để người ta cười mày!".
     
    Chúng ta cũng nên nghe các y sĩ của ngài nói về vấn đề này. Tất cả những người sống gần ngài đều nói rằng ngài hoàn toàn quân bình về thể lý cũng như tâm lý. Người ta hỏi ông J.B Saunier, là bác sĩ thường xuyên chữa bệnh cho ngài, về những chuyện ma quỷ quấy nhiễu. 

    Khi người ta dám mở miệng ra nói với ông hai tiếng "ảo ảnh", thì ông trả lời một cách quả quyết rằng: 
    - "Để trả lời cho những cố gắng nhằm giải thích những hiện tượng thuộc loại này về mặt sinh lý, chúng tôi chỉ có một điều phải nói, là nếu người ta có thể chấp nhận những giải thích ấy khi đã biết rõ những sự kiện được thực hiện trong những điều kiện bệnh lý xảy ra đồng thời, khiến ta thấy được bản chất của những sự kiện, là những sự kiện bình thường không bao giờ gây ra một khuyết tật nào - như trì độn, động kinh hay những dấu hiệu điên loạn - thì không thể nào gán cho những sự kiện đó có cùng một nguyên nhân khi chúng hội tụ lại với nhau như trong trường hợp của cha Viannây, khi mọi chức năng trong cơ thể ngài đều hoạt động rất điều hòa, ý tưởng của ngài rất rõ ràng minh bạch, nhận thức rất tinh tế, phán đoán và cách nhìn rất chắc chắn, sự tự chủ rất đầy đủ, sức khoẻ kì diệu của ngài giữ được mãi, hầu như không hề bị suy giảm giữa những công việc liên tục đến hàng loạt khiến ngài phải tiêu hao sức lực".
     
    Y sĩ này có lý. Những ơn siêu nhiên mà Thiên Chúa ban cho cha sở họ Ars để tôn vinh ngài đã được ghép với những tính tốt tự nhiên của ngài, những tính tốt mà lịch sử dễ dàng nhận thấy. Ngài có những thiên tư cần thiết để trừ quỷ một cách hữu hiệu hơn bất cứ một linh mục nào khác trong địa phận của ngài, và có thể hơn mọi linh mục đồng thời với ngài. 
    Một hôm, Đức Cha Devie, giám mục của ngài, đã làm cho một số những kẻ phê bình ngài phải câm miệng:
    - "Tôi không biết là cha sở Ars có được đào luyện hay không, nhưng tôi biết rằng ngài được ơn soi sáng". 
    Đức Cha rất xác tín về điều đó đến nỗi đã ban cho ngài được phép toàn quyền sử dụng mọi quyền năng trừ quỷ của ngài trong tất cả mọi trường hợp đến với ngài. 
    Chúng ta sẽ thấy ngài làm việc ấy trong một chương khác trong sách này.
     
    Nhưng trước đó, chúng ta nên tiếp tục tìm hiểu những cuộc tấn công của ma quỷ trong đời sống của vị thánh thời đại này.
    vungtinvaochua
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI- VỢ CHỒNG CÓ 5 CON

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jan 5 at 7:32 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    PHÉP LẠ THÁNH GIUSE
     
    Vợ chồng có 5 con chết trước khi sinh, cầu Thánh Giuse được con theo ý nguyện
     
    Trong xứ kia về nước Pháp, có hai vợ chồng vừa giầu vừa ngoan đạo. Nhưng vợ chồng phải sự khó lớn, vì vợ mang thai con nào, con ấy liền bị chết trong bụng mẹ, không kịp lãnh phép Rửa tội. Các y sĩ nói rằng: tại bà ta có tật trong dạ, nên không bao giờ sinh được nữa.

    Vợ chồng thấy vậy thì tin lời các thày thuốc, nhưng vẫn nài xin Chúa: nếu con mình không sống được, thì ít là cho nó được rửa tội trước khi chết để nó được rỗi linh hồn. Nhưng dù vợ chồng xin, thì cũng chẳng được, vì cả 5 lần thụ thai, con trẻ đều chết trong bụng mẹ, chẳng đứa nào được chịu phép Rửa tội.

    Vợ chồng buồn bã quá, hầu như ngã lòng. May có một người chị em đã vào nhà dòng từ ngày còn nhỏ, nghe vợ chồng gặp tai nạn như vậy, liền viết thư bảo vợ chồng trông cậy cầu xin Thánh Cả Giuse , chắc Người sẽ cho được như ý.

    Vợ chồng cùng kế chẳng biết làm sao, thì nghe lời nữ tu, hợp lòng cầu xin Thánh Cả Giuse .

    Chẳng bao lâu, người vợ sinh được đứa con tốt lành, khỏe mạnh, đặt tên cho nó là Giuse, để mọi người biết, đứa bé ấy là ơn Thánh Cả Giuse , nó đã sinh ngày 6 tháng Thánh Cả Giuse .

    Từ bấy giờ, vợ chồng ấy cùng các giáo dân trong miền được thêm lòng trông cậy kính mến Thánh Cả Giuse hơn nữa.
     
    hdmtggv.weebly
     
     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Jan 7 at 1:45 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT RA KHỎI NỖI Ô NHỤC

     

    Nỗi hổ nhục có thể cô lập chúng ta và thúc bách chúng ta thu mình lại, nhưng ta vẫn có khả năng thoát ra khỏi nó.
     

    Có lẽ chúng ta đã từng trải qua nhiều tình huống khiến bản thân cảm thấy nhục nhã. Đó là một cảm xúc rất khó chịu, làm ta đỏ mặt, mắt nhìn xuống và chỉ muốn mặt đất nuốt chửng mình đi cho rồi.

     

    Sau khi không vâng lời và ăn ‘trái cây biết Thiện Ác’, Ađam và Evà cũng đã xấu hổ nhục nhã khi thấy mình trần truồng. Nhưng cảm giác này xuất hiện khi nào và tại sao? Và làm thế nào để thoát ra khỏi nó?

     

    Nỗi hổ nhục chạm vào căn tính của chúng ta

     

    Trong cuốn sách Mourir de dire: La honte (Đau chết đi được khi nói đến nỗi hổ nhục), ông Boris Cyrulnik  - là bác sĩ tâm thần kinh và chuyên gia về hành vi con người - đã gọi nỗi hổ nhục là “chất độc của tâm hồn”. Ông cũng nói: “Làm thế nào để chúng ta không nhốt mình trong đó như trốn trong tủ tối? Làm thế nào để chúng ta có thể trưởng thành trong vô số các phản ứng theo cảm xúc mà nó tạo ra trong chúng ta? Và làm thế nào để có thể lấy lại được sự tự do và tự hào mà không rơi vào một thái cực khác của sự vô liêm sỉ (không biết xấu hổ), nghĩa là thờ ơ với người khác và có thể dẫn đến điều tồi tệ nhất?

     

    Các nhà tâm lý học đã nói với chúng ta rằng, ta cảm thấy hổ nhục khi ta để cho người khác nhận ra rằng ta đã không đạt được các tiêu chuẩn: ‘phù hợp, tự lực tự cường, tính dục và năng lực cạnh tranh’ (một cách tốt đẹp hoặc thậm chí là tốt nhất, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn) mà tập thể của mình mong muốn.

     

    Nỗi hổ nhục ảnh hưởng đến căn tính của ta, đến cách ta đối mặt với bản thân, đối mặt với người khác, và hủy hoại căn tính của ta. Tôi thấy nhục nhã vì đã quá ích kỷ trong tình huống như vậy. Tôi tưởng mình đã hào phóng hơn. Tôi xấu hổ khi biết người khác nhận định về hành vi của tôi.

     

    Cyrulnik giải thích: “Cảm giác này luôn nảy sinh cách thầm kín ở sâu bên trong tôi, nơi tôi diễn đạt những gì tôi không thể nói ra bên ngoài, bởi vì tôi rất sợ những gì người khác nghĩ về tôi.”

     

    Sự thú nhận - con đường để sửa chữa

     

    Nỗi hổ nhục cũng có thể nảy sinh do bị người khác lăng nhục, chẳng hạn như mất thể diện do người khác cố tình trêu tức. Nỗi hổ nhục không được kềm chế có thể dẫn đến bùng nổ bạo lực do lòng tự trọng bị tổn thương, cần được khôi phục. Việc thừa nhận bản thân “có lỗi” và bày tỏ sự xấu hổ về một hành vi nào đó có thể loại chúng ta ra khỏi tập thể, nhưng cũng có thể có tác động tích cực. Như câu tục ngữ, "Nhận tội, là đã được tha tội một nửa rồi." Để nhận tội, bạn phải cảm thấy xấu hổ vì đã phạm tội và ý thức về nó.

     

    Cảm thấy hổ nhục vốn dĩ đã là tự lên án hành vi của mình. Thú nhận là mình xấu hổ sẽ đưa đến việc sửa chữa nó. Chúng ta có thể thấy trong đoạn Tin Mừng kể về người phụ nữ ngoại tình, Chúa Giêsu cảm nhận được nỗi hổ nhục của người phụ nữ ấy và Ngài xót thương cô. Chẳng phải Ngài đã nâng cao phẩm giá đã mất của người phụ nữ này qua câu nói: "Hãy đi và đừng phạm tội nữa" hay sao?

     

    Edifa (Aleteia)
    Nguyệt Nguyễn chuyển ngữ

    (tgpsaigon.net 06.01.2021)

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHÚA KHÔNG THIÊN VỊ AI!

 

  •  
    Kristie Phan
     
     
    Sun, Dec 13, 2020 at 12:02 PM
     
     
     
     
     
     
     
     
    CHÚA CÓ THIÊN VỊ KHÔNG?
     
         Chúa có thương một số người nào đó nhiều hơn những người khác không?  Chúa có thiên vị không?    Đây là vấn đề tranh cãi từ hàng thế kỷ nay: Liệu có một chủng tộc nào được Chúa chọn?  Có phải một số người nào được định trước sẽ lên thiên đường hay xuống địa ngục không?  Có phải Chúa thương người nghèo hơn người giàu?  Có phải Chúa thương người có tội hơn người ngay thẳng?  Có phải Chúa thương người trinh tiết hơn người lập gia đình?  Ít nhất là nhìn bề ngoài, có vẻ như thánh kinh nói rằng Chúa thương một số người hơn những người khác.  Nhưng có đúng như vậy không?
         Khó mà trả lời được câu hỏi này, vì phần nào đó là một câu hỏi sai lầm.  Thông thường, bất cứ khi nào chúng ta dựng lên những kiểu đối lập như thế (Có phải Chúa thương người này hơn người kia?), thì chúng ta đang lập ra một lối đi trên một con đường sai:
        Ví dụ, khi Chúa Giê-su nói cả thiên đàng vui mừng khi có một người trở lại hơn là vui với chín mươi chín người không cần hối cải; thì không phải Chúa khẳng định thương người có tội sâu đậm hơn người ngay thẳng.  Đối với Chúa Giê-su, khi nói trong hoàn cảnh cụ thể này, là không hề ngụ ý nói tới người ngay thẳng.  Chỉ đang nói với kẻ có tội (những người cảm thấy cần phải trở lại) và những người tự cho là mình ngay thẳng (những người có tội nhưng chưa hiểu mình cần ăn năn hối lỗi).  Hối cải, ít nhất trong bối cảnh đặc biệt này, không phải là một điều kiện tiên quyết cho đời sống Ki-tô hữu.  Không hề có ngụ ý về người ngay thẳng ở đây, chỉ những người có tội, và hành trình Ki-tô luôn luôn là một hành trình của trở lại, một sự quay về ràng, như đàn chiên quay về chuồng.  Chúng ta mở lòng ra để nhận tình thương yêu của Chúa bất cứ lúc nào chúng ta nhận ra điều đó.  Chúa thật sự thiên vị những kẻ có tội, nhưng những kẻ có tội bao gồm tất cả chúng ta.
        Điều này cũng đúng đối với chuyện có phải Chúa thương người nghèo hơn người giàu hay không.  Một cách xác quyết, Giê-su nói rằng Chúa ưu ái người nghèo, nhưng như vậy có phải là Chúa th��ơng người giàu ít đi không?
         Thêm một lần nữa, chúng ta phải cẩn trọng trong cách chúng ta đặt những phạm trù này tương phản với nhau: nghèo tương phản với giàu.  Điều được khẳng định ở đây không phải là khi chúng ta nghèo thì Chúa thương chúng ta hơn so với khi chúng ta giàu.  Mà đúng hơn, ý ở đây là Chúa thương chúng ta trong cái nghèo nàn của chúng ta, và khi chúng ta chấp nhận mình nghèo thì dễ dàng mở lòng ra để được yêu thương và dễ dàng bày tỏ lòng biết ơn hơn.  Đối với Chúa Giê-su, chỉ có hai loại người: những người nghèo và những người chưa tiếp xúc với cái nghèo nàn của mình.  Và cũng không phải là Chúa thích chúng ta nghèo và thương chúng ta hơn khi chúng ta nghèo.  Mà đúng ra, chính là khi chúng ta nghèo và tiếp xúc với cái nghèo của mình thì chúng ta dễ dàng mở lòng ra với tình thương hơn, kể cả tình thương của Chúa lẫn tình thương của người khác.  Chúa thật sự thiên vị người nghèo, nhưng, giá như chúng ta hiểu đúng tình trạng của mình, rằng những người nghèo bao gồm tất cả chúng ta.
        Nguyên tắc này cũng cần được áp dụng đối với các vấn đề chung quanh vấn đề thiêng liêng và vấn đề tình dục.  Có phải Chúa thương chúng ta hơn khi chúng ta chưa trọn vẹn về mặt tình dục so với khi trọn vẹn không?   
        Phúc âm nhấn mạnh rằng Chúa Giê-su sinh ra từ một trinh nữ, được chôn trong một nấm mồ chưa từng chôn ai, và vì thế, chúng ta được mời gọi để có một trái tim trinh trắng.  Bởi điều này mà trên con đường thiêng liêng Ki-tô cũng như trong các truyền thống linh đạo của mọi tôn giáo lớn trên thế giới, từ xưa đến nay vẫn luôn luôn có một dòng tư tưởng cho rằng cách nào đó Chúa ban phước cho những ai sống đời độc thân hơn những người lập gia đình, rằng sự trinh trắng là tình trạng tinh thần được ưu ái hơn.  Có phải Chúa thương chúng ta hơn nếu chúng ta là những người trinh trắng?
         Chúng ta lại phải cẩn trọng trong cách đặt những phạm trù này tương phản với nhau: trinh trắng và không trinh trắng.  Lời dặn ở đây là Chúa thương những gì là trinh trắng trong bản thân chúng ta.  Mối quan hệ tương phản ở đây không phải là giữa những ai ngủ một mình và những người không ngủ một mình, mà là giữa những người bảo vệ những gì trinh trắng trong bản thân, và những người không làm như vậy; giữa những người có thể đổ mồ hôi máu để tiếp tục chịu đựng căng thẳng khi sống mà không tuyệt đích thoả mãn (tất cả mọi loại) và những người không làm như vậy.  Chính khi chúng ta bảo vệ những gì trinh trắng trong bản thân và khi chúng ta không bỏ qua những giai điệu thầm kín chính đáng của cuộc sống vì những căng thẳng của mình là lúc chúng ta mở lòng ra hơn để tiếp nhận tình thương yêu, tình thương yêu của Chúa và tình thương yêu của con người.
       Chúa thật sự thiên vị những người trinh trắng, nhưng, nếu chúng ta sống với lòng khiêm cung và nhẫn nại đúng mực, thì những người trinh trắng đó gồm tất cả chúng ta.
     Cũng có thể nói như vậy về việc Chúa Giê-su trân trọng trẻ con như những con người lý tưởng.  Không phải Người dạy rằng Chúa thương trẻ con hơn người lớn.  Sự tương phản này không phải là giữa trẻ con và người lớn, mà là giữa những ai, giống như trẻ con, biết họ cần được giúp đỡ, và những người vì kiêu căng hay vì tổn thương đã không còn thừa nhận họ cần Chúa hay cần ai khác.  Chính khi chúng ta thừa nhận sự thật sâu xa rằng chúng ta không thể tự mình mà đầy đủ thì chúng ta mới mở lòng ra để Chúa và người khác ưu ái.  Chúa thật sự thiên vị những ai giống như trẻ con, nhưng, hy vọng là trẻ con bao gồm tất cả chúng ta.
        Chúa có đối xử thiên vị hay không?  Có, nhưng không phải là giữa những người khác nhau, mà là giữa những trạng thái khác nhau trong chính tâm hồn chúng ta.
     Rev. Ron Rolheiser, OMI
     
    Jesus and his disciples.jpg


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      CHÚA CÓ THIÊN VỊ KHÔNG.docx
      122.8kB