ĐỜI SỐNG MỚI TRONG THẦN KHÍ - TƯ TẾ-NGÔN SỨ-VƯƠNG ĐẾ

Ngôn Sứ – Tư Tế – Vương Đế

Thưa quý vị, thưa các bạn thoạt tiên khi đọc Đoạn Lời Chúa ( Lc 23, 35 -43) hôm nay, Lễ Chúa Kitô, Vua Vũ Trụ, chúng ta không tìm thấy “Vương Quyền” của Người ở đâu? Dường như, Người là một “tên tội phạm”, đang bị lùng bắt. Rõ ràng, phần đầu của Đoạn Lời Chúa hôm nay từ câu 35- 38 diễn tả điều ấy, không thấy dấu hiệu gì, Người là VUA, mà lại VUA DÂN DOTHAI và là VUA VŨ TRỤ nữa. Vâng, nhưng suy niệm kỹ, chúng ta thấy, thật tuyệt vời, cũng phần Lời Chúa ấy nói lên “Ngôn sứ tính” tức đặc tính ngôn sứ của Người.

Theo đó, Vương quyền của Chúa Giêsu chính là Kitô, có nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu tấn phong, đồng thời, Đấng Kitô ở đây là GIÊSU , có nghĩa là Đấng Cứu Thế. Như vậy, Đấng Cứu Thế chính là một Vị Vua đích thực, nhưng Vị Vua ấy phải được “ giương lên”, treo lên cao để muôn dân, muôn Nước tôn thờ. Chúng ta thấy, thời gian minh chứng điều ấy, có vị vua nào , từ khi đâng quang lên ngôi trị vì lâu như Vua Giêsu không ? Vì , ngoài Vị Vua Giêsu ra không có ai “Cứu Độ” nhân loại được. Ý nghĩa “VUA” của Chúa Giêsu thật tuyệt vời và đúng nghĩa, bởi vì, Người không làm vua nhân thế, vua trần gian, mà là VUA Vĩnh Cửu, Vua siêu nhiên. Ngai vàng của Người không ai có thể cướp được, vì nơi ấy tình yêu Thiên Chúa đã biểu lộ cách vinh quang nhất, vì thập giá là nơi biểu lộ tình yêu của thiên Chúa, chứ không phải nơi biểu lộ quyền năng của Ngài. Vì thế, Ngài vàng của Vua GIÊSU không ai có thể “cướp” được, vì sự cướp bóc, gian tà, bất chính không thể đến gần Thánh giá vinh quang của Người, dù là nới ấy được cho là thất bại, là thua trận, nhưng chính tình yêu đã lên ngôi, tình yêu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu- Kitô đã “đăng quang” vĩnh cửu.

Như vậy, tính ngôn sứ của phần đầu Đoạn Tin Mừng hôm nay là  gì? Thưa , đó là sự rao giảng của Chúa Giêsu, tính ngôn sứ của Người đã “đưa” Người đến Thập giá. Sự ô nhục của Thập giá là sự vinh quang cho Lời Người rao giảng, tính ngôn sứ của Người là biểu lộ, hay là giương cao một tình yêu, bởi vì, vai trò, hay sứ vụ trước tiên của Chúa Giêsu chính là tính ngôn sứ của Người. Toàn bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ứơc chính là tính ngôn sứ của Đấng Cứu Thế, mà Đấng Cứu Thế đến để làm gì ? Há, chẳng phải là để “giương cao” tình yêu của Thiên Chúa hay sao!

Chúng ta thấy, thế gian mới chính là sự ô nhục, vì rõ ràng, nếu thế gian thánh thiện thì làm gì có sự chết. Lúc ấy, cũng không có Thập giá làm gì, vì sự ô nhục của thế gian, mà Chúa Giêsu gánh lấy cả tội lội thế gian giá trị của thập giá chính là như vậy. Mọi sự ô nhục của thế gian được Thập giá gánh lấy, nhưng thế nhân không nhìn ra sự ấy, họ chỉ nhìn thấy một “ Con Người” mang Danh là GIÊSU bị treo lên cách nhục nhã, nhưng, rõ ràng như Lời Chúa Giêsu nói :” Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ lầm không biết!”.

Vâng, đây chính là sứ mạng ngôn sứ của Đức Kitô, sau khi Người rao giảng bằng Lời, tức nói Lời Ngôn sứ, thì Người đã nói bằng hành động “chịu “ treo lên Thập giá.

Sứ mạng ngôn sứ của Chúa Giêsu trên Thập giá là một minh chứng rõ ràng nhất, vì Lời của tình yêu không gì bằng sự chứng minh cụ thể trên sự cam go nhất. Từ đó, như lời Chúa nói :” Khi Ta được treo lên, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta” là như vậy.

Như vậy, ngôn sứ tức người được sai đi nói Lời của Thiên Chúa, Chúa Giêsu không những nói lời của Thiên Chúa, mà Người còn nói lên bằng “ hành động” của Thiên Chúa.

Phần thứ hai : Tính Tư Tế

Sự bị mạ lỵ, sự khinh chê, sự lăng nhục Người trên Thập giá, sự đau đớn và tủi nhục tột đỉnh của Chúa Giêsu trên Thập giá, mão gai đâm thấu vào óc, Thánh Thể kiệt sức, suy tàn, giữa hai tên gian phi, một Thánh Thể rũ rượi không còn hình người. nhưng , lại bị một tên gian phi mạ lỵ.

Rõ ràng, một Hy Tế vĩ đại của một Vị Ngôn sứ của Thiên Chúa, vì không có lễ vật nào lớn hơn chính Vị Tư Tế ấy hiến dâng, “… Máu chiên bò Chúa không ưng, của lễ toàn thiêu, Người không nhận, thì nầy Con xin đến để thi hành Thánh Ý Cha”.

Như vậy, Vị Tư Tế Giêsu vừa là của lễ, là bàn thờ để tiến dâng lên cho Thiên Chúa trên Thập giá là Núi Thánh. Như vậy, Thập giá  là phương tiện Cứu Độ  để biểu lộ một tình yêu của Thiên Chúa, nhưng trên hết “ lễ Vật” trên Thập giá là “ kết quả” của một sự giày xéo một  nhân mạng vô tội, nơi ấy người Dothai đã xúc phạm, đã rẻ rúng một “ Con Người “, một Nhân Tính của một Nhân Vị Đấng Cứu Thế, họ mạnh dạn bất chấp tất cả để lên án và “giày xéo” một nhân mạng vô tội. Như vậy, bản án Thập giá tố cáo sự bất công nhãn tiền của nhân loại, nếu muốn hỏi tội lỗi của nhân loại ở đâu, thì hãy nhìn lên Thập giá. Nơi đó, có tội của tôi, tội của bạn, tội của mọi người.

Nhưng, Lễ Vật Giêsu không trở nên hư vô, vì Thập giá biểu thị tình yêu, chứ không biểu thị quyền năng. Nhưng, chính tình yêu  duy nhất và hằng hữu nơi Thiên Chúa được biểu lộ trên Thập giá , sự công chính và tình thương của Thiên Chúa trở nên “ QUYỀN NĂNG” nơi Đức Giêsu – Kitô. Tức khắc Thập giá trở nên THÁNH GIÁ nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.

Phần thứ ba: Vương quyền của Đức Kitô chính là quyền năng Thánh giá.

Kết quả của công lý và tình thương của Thiên Chúa được thể hiện qua Chúa Giêsu trên Thánh giá , mặc nhiên phải hoàn tất bằng một “VƯƠNG QUYỀN “ của Người, đó là sự Phục Sinh.

Như vậy, ba giai đoạn hay tiến trình của một Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người cho chúng ta một chân lý Kitô hữu có cùng một sứ mạng đồng nhất là: Ngôn Sứ – Tư Tế – Vương Đế. Amen

Amen  :  có nghĩa là xác tín trong Đức Giêsu –Kitô. Vì tiếng Amen cũng có nghĩa là Chúa Giêsu- Kitô (Kh 3, 14).

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con trung thành bước theo Người để thực thi ba sứ vụ của Người, mà Chúa Cha đã ủy thác cho Người. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời ./. Amen

 Phêrô Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts