ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NGHE VÀ THỰC HÀNH LC

  •  
    Tinh Cao
    Mon, Oct 5 at 3:54 PM
     
     

    Thứ Ba     CN27TN-A


    NGHE VÀ THỰC HÀNH Lời Chúa

     

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Gl 1, 13-24

    "Người đã mạc khải cho tôi biết Con của Người, để tôi rao giảng Người cho dân ngoại".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

    Anh em thân mến, anh em nghe nói về đời sống của tôi trước kia, khi theo đạo Do-thái: tôi đã bắt bớ và phá hoại Hội Thánh của Thiên Chúa thái quá. Trong đạo Do-thái, tôi đã vượt hẳn nhiều bạn đồng giống nòi, đồng tuổi với tôi, và tôi nhiệt thành hơn bất cứ ai đối với truyền thống của cha ông tôi.

    Nhưng khi Ðấng tách riêng tôi ra từ lòng mẹ, và dùng ơn Người mà kêu gọi tôi, để tôi rao giảng Người trong các dân ngoại, thì không lúc nào tôi bàn hỏi người xác thịt máu huyết, và tôi không lên Giêrusalem để gặp các vị làm tông đồ trước tôi, nhưng tôi đi ngay đến Arabia, rồi lại trở về Ðamas. Ðoạn ba năm sau, tôi mới lên Giêrusalem để gặp Phêrô, và lưu lại với ông mười lăm ngày. Tôi không gặp một tông đồ nào khác, ngoài Giacôbê, anh em của Chúa. Những điều này tôi viết cho anh em, đây trước mặt Thiên Chúa, tôi không nói dối.

    Thế rồi tôi đã đi về miền Syria và Cilicia. Nhưng các giáo đoàn của Ðức Kitô ở xứ Giuđêa chưa biết mặt tôi, họ chỉ nghe đồn rằng: "Người xưa kia bắt bớ chúng ta, giờ đây lại rao giảng đức tin mà thuở trước ông muốn bài trừ", và vì tôi, họ ngợi khen Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 138, 1-3. 13-14ab. 14c-15

    Ðáp: Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trong đường lối đời đời (c. 24b).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, Ngài thăm dò và biết rõ con, Ngài biết con lúc con ngồi hay con đứng. Ngài hiểu thấu tư tưởng con tự đàng xa, khi con bước đi hay nằm nghỉ, Ngài thấy hết, Ngài để ý tới mọi đường lối của con. - Ðáp.

    2) Chính Ngài đã nặn ra thận tạng con, đã dệt ra con trong lòng thân mẫu. Con ngợi khen Ngài đã tạo nên con lạ lùng như thế, vì công cuộc của Ngài thực diệu huyền. - Ðáp.

    3) Linh hồn con, Chúa hoàn toàn biết rõ, thể chất con không giấu nổi mắt Ngài, lúc con được cấu tạo hình hài trong nơi kín đáo, lúc con được dệt thân ở chỗ đất sâu. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 144, 14cd

    Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 10, 38-42

    "Martha rước Người vào nhà mình. Maria đã chọn phần tốt nhất".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với".

    Nhưng Chúa đáp: "Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

    image.png

     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

     

     

     

    Vấn đề là ở chỗ "lo lắng bối rối về nhiều chuyện" chứ không phải ở chỗ "bận rộn với việc thiết đãi khách"

     

     

    Hôm nay, Thứ Ba Tuần XXVII Thường Niên, Bài Phúc Âm của Thánh ký Luca thuật lại sự kiện về việc Chúa Giêsu ghé vào thăm gia đình 3 chị em Matta, Maria và Lazarô, và được người chị cả tiếp đón nồng hậu, nhưng rất tiếc bà chị lại đã tỏ ra ghen tị với người em gái của mình trước mặt Chúa Giêsu: 

    "Khi ấy Chúa Giêsu vào một làng kia, và có một phụ nữ tên là Martha rước Người vào nhà mình. Bà có người em gái tên là Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Martha bận rộn với việc thiết đãi khách. Bà đứng lại thưa Người rằng: 'Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với'. Nhưng Chúa đáp: 'Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện (quá). Chỉ có một sự cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất'". 

    Thật ra Chúa Giêsu không trách Matta về việc phục vụ cần thiết của chị, cho bằng trách chị "lo lắng bối rối về nhiều chuyện", đến độ trở thành bất an, được bộc lộ qua thái độ và ngôn ngữ có tính cách ghen tị với em của chị: "Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với". 

    Nếu chị cứ âm thầm làm tất cả những gì cần thiết như chị cảm thấy để ân cần tiếp đãi vị đại khách của gia đình chị là Chúa Giêsu, với một tâm hồn hoàn toàn yêu mến Thày và yêu thương các em trong nhà, sẵn sàng chịu thiệt để cho chúng thay mình đang bận làm việc gần gũi tiếp chuyện với Thày, thì chị đâu có bị khiển trách như thế.  

    Tuy nhiên, qua lời chị ghen tị với em của chị như thế mới thấy được rằng chính chị cũng muốn được gần gũi với Chúa Giêsu như em của chị. Đó là lý do có những lúc hoạt động không còn giờ cầu nguyện, tâm hồn vẫn có thể khao khát Chúa, vẫn có thể cầu nguyện bằng chính lòng khao khát của mình, miễm là đừng coi thường cầu nguyện khi có giờ và chỉ vì thích hoạt động mà bỏ cầu nguyện khi có thể. 

    Phải, sống nội tâm và bằng an, sống vì Chúa và cho tha nhân là "sự cần duy nhất mà thôi", bằng không tất cả mọi hoạt động của chúng ta, cho dù lành thánh mấy chăng nữa, cho dụ thiện ích mấy chăng nữa, cũng có thể trở thành dịp tội cho con người hoạt động, cuối cùng họ chỉ mất công vô ích mà thậm chí hoạt động còn trở thành nguy hiểm cho tâm hồn của họ nữa.  

    Như thế, có thể nói Matta là biểu hiệu cho đời sống hoạt động, còn Maria biểu hiệu cho đời sống cầu nguyện: "Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất". Căn cứ vào giáo huấn của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay qua sự kiện Matta-Maria này, chúng ta thấy: 1- đời sống nội tâm cầu nguyện là chính yếu và cần trước hết và trên hết; 2- có biết lắng nghe tiếng Chúa bằng đời cầu nguyện mới có thể làm theo ý Ngài khi hoạt động, bằng không lúc đầu làm vì Chúa cuối cùng làm cho mình. 

    Thánh Phaolô, vị tông đồ dân ngoại, trong Bài Đọc 1 hôm nay, đã cho giáo đoàn Galata biết về con người bản thân hai đoạn đời của ngài, một con người nhiệt tình với ạo giáo của cha ông là Do Thái giáo ở đoạn đời đầu: "Trong đạo Do-thái, tôi đã vượt hẳn nhiều bạn đồng giống nòi, đồng tuổi với tôi, và tôi nhiệt thành hơn bất cứ ai đối với truyền thống của cha ông tôi", như một Matta hăng say phục vụ Chúa Kitô thượng khách hôm ấy ở nhà chị, nhưng vẫn làm phật lòng vị thượng khách này, bởi thế vị thượng khách này đã thương tình chỉ bảo cho ch ý Người muốn nơi hành động của Maria em của chị, đứa em bị chị trách khéo, một lời trách khéo liên quan cả đến vị thượng khách của chị nữa.

    Không biết nhân vật Matta trong bài Phúc Âm có nhận biết mình và có nghe theo lời Chúa sau này hay chăng, nhưng chàng Saolê thuở xa xưa thuộc đoạn đời Do Thái giáo ấy trong Bài Đọc 1 hôm nay, nhờ ơn Chúa, đã thực sự trở thành một vị tông đồ dân ngoại Phaolô, ngay sau "khi Ðấng tách riêng tôi ra từ lòng mẹ, và dùng ơn Người mà kêu gọi tôi, để tôi rao giảng Người trong các dân ngoại", đến độ "các giáo đoàn của Ðức Kitô ở xứ Giuđêa chưa biết mặt tôi, họ chỉ nghe đồn rằng: "'Người xưa kia bắt bớ chúng ta, giờ đây lại rao giảng đức tin mà thuở trước ông muốn bài trừ', và vì tôi, họ ngợi khen Thiên Chúa".

     

    Đó là lý do, chúng ta cần phải "theo đạo", theo Chúa, chứ không phải hay hơn là "đạo theo", đạo theo chúng ta, Chúa theo chúng ta. Nhưng muốn được thế, chúng ta cần phải liên lỉ tâm nguyện như câu họa trong Bài Đáp Ca hôm nay: "Lạy Chúa, xin hướng dẫn con trong đường lối đời đời", với tất cả thâm tín về bản thân mình, nhờ đó hoàn toàn tin tưởng vào Chúa:

     

    1) Lạy Chúa, Ngài thăm dò và biết rõ con, Ngài biết con lúc con ngồi hay con đứng. Ngài hiểu thấu tư tưởng con tự đàng xa, khi con bước đi hay nằm nghỉ, Ngài thấy hết, Ngài để ý tới mọi đường lối của con.

    2) Chính Ngài đã nặn ra thận tạng con, đã dệt ra con trong lòng thân mẫu. Con ngợi khen Ngài đã tạo nên con lạ lùng như thế, vì công cuộc của Ngài thực diệu huyền.

    3) Linh hồn con, Chúa hoàn toàn biết rõ, thể chất con không giấu nổi mắt Ngài, lúc con được cấu tạo hình hài trong nơi kín đáo, lúc con được dệt thân ở chỗ đất sâu.

     

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

     TN.XXVIIL-3.mp3

     

    Thánh Brunô, linh mục lập dòng  

     

     

     

    --