Giai đoạn trùng tu đầu tiên, diễn ra cách đây 2 năm trước, đã gỡ bỏ chiếc lồng kim loại được xây dựng vào năm 1947 bị hư hại vì động đất. Bắt đầu vào tháng 5 năm 2016, công trình này có chi phí khoảng 3 triệu đô la, với sự đóng góp của nhiều nhóm Palestine, Do thái, Giordan, các Giáo Hội Kitô tại Giêrusalem và nhiều cá nhân. "Đó là sự kết thúc của một giai đoạn và khởi đầu một giai đoạn mới", Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, Giám Quản Tông Tòa tại Giêrusalem tuyên bố ngày 22 tháng 3. Có một buổi “cử hành tôn giáo cách đơn giản và đại kết với những bài hát và lời cầu nguyện” đã được tổ chức tại nơi linh thiêng để kết thúc một giai đoạn khôi phục. Tất cả những người đóng góp đã được mời tham dự, bao gồm cả chính quyền Israel.

Ngày 27.5.2019 tại thành cổ Giêrusalem, Đức Giáo Chủ Chính thống Hy Lạp Theophilus III ở Giêrusalem, Cha Giám Hộ Thánh Địa Francesco Patton, và Đức Giáo Chủ Armenia Nourhan Manoughian đã ký một thỏa thuận bắt đầu giai đoạn thứ hai của việc trùng tu Vương cung thánh đường Mộ Chúa.

Thỏa thuận về giai đoạn thứ hai của công trình sẽ bao gồm việc nâng toàn bộ nền thánh đường để loại bỏ sự những xâm nhập và để tiến hành san phẳng mặt bằng. Như vậy, vấn đề các bộ phận hiện chưa được kết nối sẽ được giải quyết.

Thỏa thuận dự kiến một giai đoạn nghiên cứu đầu tiên về tình huống sẽ bắt đầu vào tháng 9 và sẽ kéo dài khoảng một năm. Khác với sự can thiệp trước đây được thực hiện do Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens, giai đoạn thứ hai của trùng tu sẽ được điều phối do hai tổ chức khoa học hàn lâm Italia, nhưng tên của hai nhóm chưa được công bố. "Chúng tôi đang hoàn tất các thỏa thuận", Cha Patton giải thích như vậy. Tuy nhiên, trùng tu sẽ gặp ít khó khăn trong việc đảm bảo không làm gián đoạn dòng người hành hương đến Mộ Chúa.

Giai đoạn mới của các công trình cũng có ý nghĩa rất lớn xét theo quan điểm đại kết. Cha Patton xác nhận đã có "mối quan hệ thực sự của hợp tác, tin tưởng và tình huynh đệ" đang tồn tại giữa các Giáo Hội Kitô khác nhau ở Giêrusalem. Cuối cùng, Cha nhấn mạnh rằng công việc tái cấu trúc sẽ là một dịp quan trọng cho các cuộc điều tra khảo cổ, như thường xảy ra ở Thánh địa.

Việc nâng cao nền thánh đường sẽ cho phép chúng ta điều tra các phần còn lại của vương cung thánh đường Constantinô - được Hoàng Hậu Helen xây dựng vào đầu thế kỷ thứ tư - ngay tại nơI Chúa Giêsu được an táng và phục sinh. Hơn nữa, các công cụ mới có thể giúp các nhà khảo cổ học ngày nay có cơ hội để hiểu rõ hơn về toàn bộ cấu trúc của nghĩa địa, trong đó có phần mộ của Chúa Giêsu.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
-------------------------------------