Gặp Gỡ Chúa Kitô Trong Thánh Thần

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN- NGÀY GIỚI TRẺ PANAMA

Tầm quan trọng của Ngày Giới Trẻ Thế Giới
 
Vũ Văn An
17/Jan/2019
Gần đến Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2019 tại Panama, Đức Hồng Y Kevin Farrell, Bộ trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống đã cho phát hành cuốn video phỏng vấn ngài về ngày này.



Người trẻ là cỗ máy làm xã hội chuyển động

Trong cuốn video trên, Đức Hồng Y nói rằng “Người trẻ là giải pháp cho nhiều cuộc khủng hoảng của thế giới” và “Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đem lòng can đảm đến cho người trẻ”.

Đối với ngài, Ngày giới trẻ Thế giới là “một trong các biến cố quan trọng nhất đối với người trẻ trong lịch sử Giáo hội trong 40 năm qua. Tôi biết Đức Giáo Hoàng sẽ đặt để trong người trẻ ước nguyện lớn lao được tham gia vào đời sống thế giới và thay đổi nó”.

Nhắc tới tiên tri Gioen, Đức Hồng Y nói rằng người già mơ các giấc mơ còn người trẻ thì thấy các thị kiến (cùng nghĩa với viễn kiến) – và một số người nói “tại sao không”. Theo ngài, giống Đức Mẹ, người trẻ “là giải pháp, họ có các câu trả lời, các viễn kiến phải làm sao cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn”.

Ngài nói thêm: “người trẻ khắp thế giới là cột xương sống và là cỗ máy làm xã hội chuyển động. Người trẻ muốn cải thiện thế giới”.

Ramallah: vượt mọi trở ngại để đến Panama

Tuổi trẻ ở quê hương Chúa Giêsu thuộc Giáo Xứ Thánh Gia Ramallah đã kết thúc các cuộc gặp gỡ của họ vào ngày 11 tháng 1, 2019, nhằm chuẩn bị cho việc tham gia Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama.



Bốn mươi ba tham dự viên đã gặp nhau nhiều lần trong năm 2018, trong đó, Cha Bashar Fawadleh, giám đốc giới trẻ Palestine và ủy ban chuẩn bị, bảo đảm các em sẽ nhận được những chuẩn bị thiêng liêng và thực tiễn tốt nhất trước khi lên đường đi Panama.

Trong hai tuần lễ tại Panama, các tham dự viên sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tuồi trẻ thế giới và sẽ tham dự một cuộc tĩnh tâm và nhiều sinh hoạt khác.

Theo tuyên bố ngày 12 tháng1, 2019 của Tòa Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem, chắc chắn các em đã gặp nhiều trở ngại trong thời gian chuẩn bị, tuy nhiên, với các cố gắng của họ và tài trợ từ Dòng Mộ Thánh, họ có thể vượt qua các trở ngại này và sẵn sàng gặp Đức Phanxicô.

Ba tham dự viên sẽ đại diện tuổi trẻ Palestine trên diễn đàn Ngày Hội Tuổi Trẻ; Narmeen Odeh sẽ trình bầy chứng từ cuộc sống hàng ngày của em; còn Tamara Qassis và Kamel Matar sẽ suy tư về 1.5 triệu cỗ tràng hạt mân côi được làm bằng tay từ gỗ ôliu ở Bêlem và sẽ được phân phối trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama.

Ái nhĩ lan và chương trình phục vụ xã hội

Về phía Ái Nhĩ Lan, một nhóm 30 người trẻ dưới sự hướng dẫn của Đức Cha Donal McKeown, giám mục giáo phận Down và Connor, sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Panama.

Họ đến Panama ngày 18 tháng 1 và sẽ ngụ tại các gia đình của một xứ đạo chủ nhà là Xứ Thánh Tông Đồ Giacôbê (Parroquia Santiago Apostle). Tại đây, cùng với các nhóm Latvia và New Zealand, họ sẽ tham dự một chương trình công bằng xã hội với các giáo dân trẻ trong giáo xứ đi thăm người cao niên và những người buộc phải ở trong nhà và giúp chuẩn bị cũng như trao thực phẩm tới các gia đình túng thiếu trong vùng.

Vào hôm thứ Bẩy, 6 thành viên của nhóm sẽ dự cuộc tranh luận về môi trường với chủ đề Youth for the Common House – Safeguarding of Creation (Tuổi Trẻ vì Căn Nhà Chung – Bảo Vệ Sáng Thế) lấy hứng từ thông điệp Laudato Si của Đức Phanxicô.

Giáo hội và xã hội cần các bạn

Gần Ngày Giới Trẻ Thế Giới, phóng viên Massimiliano Menichetti của Vatican News đã có cuộc phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta của Panama City.

Trong cuộc phỏng vấn này, Đức Tổng Giám Mục nói đến các hoài bão của người hành hương trẻ và mô tả loại đón tiếp đang được chuẩn bị cho Đức Phanxicô khi ngài tới đó ngày 23 tháng 1.

Về việc chuẩn bị, Đức Tổng Giám Mục cho biết: trước nhất bằng cầu nguyện. Trong 2 năm qua, ngày 22 mỗi tháng được dành làm ngày cầu nguyện cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Sở dĩ chọn ngày này vì đây là ngày lễ kính Thánh Gioan Phaolô II, vị sáng lập của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngài cũng được một công ty tăm tiếng giúp chuẩn bị mọi sự một cách rất có phương pháp nhờ thế mà ủy ban chuẩn bị biết rõ từng bước và hướng đi của việc tổ chức.

Về hiện tình Giáo Hội Panama, Đức Tổng Giám Mục cho rằng khi tới đây, Đức Phanxicô sẽ thấy một giáo hội trẻ trung, vui tươi, chân chính, đa sắc tộc và đa văn hóa với một đức tin sống động và một cam kết công bố Tin Mừng. Một Giáo Hội sẽ không làm nản niềm tin mà Đức Phanxicô vốn đặt vào eo đất nhỏ bé này trong việc tổ chức biến cố độc đáo và có tính lịch sử như Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Một Giáo Hội luôn tái khẳng định giáo huấn của Đức Phanxicô, là loan báo một Giáo Hội đi ra ngoài và với tới những người ở ngoại vi. Một Giáo Hội biết đối thoại với những người “khác mình nhưng không xa cách” có khả năng đối thoại đại kết và liên tôn. Một Giáo Hội biết phục vụ mọi người, không trừ ai.



Về việc tìm kiếm Chúa Giêsu nhưng không quên di dân, người bản địa và cộng đồng gốc Phi Châu, Đức Tổng Giám Mục nói rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là nhắm các nhóm này. Chúng ta không thể làm ngơ họ mà cũng không thể không làm gì cả. Ngài tin khung cảnh Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ giúp tập chú vào họ nhiều hơn và làm thế nào Giáo Hội Trung Mỹ có thể đồng hành với họ.

Về kỳ vọng đối Ngày Giới Trẻ Thế Giới, Đức Tổng Giám Mục cho hay: ngài mong người trẻ thao thức hơn trong cuộc tìm kiếm câu trả lời của họ cho các vấn đề hiện sinh để họ có khả năng xác định được các dự án cho đời họ.

Ngài mong những người tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tình yêu thương xót của Chúa Cha ôm ấp, lợi dụng tối đa các bài giáo lý và thế giới quan của Đức Phanxicô, người đến đây để củng cố đức tin của họ, để nói với họ Giáo Hội và xã hội cần đến họ. Ước mong họ có lòng can đảm đáp lại lời kêu gọi của Thiên Chúa.
----------------------------------

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN -

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18/Jan/2019
Tuần Cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô 2019 (18-25.1.2019)
Chủ đề: ”Các ngươi hãy cố gắng trở thành người công chính đích thực” (Đnl 16, 18-20)

Hằng năm, các Giáo Hội Kitô tổ chức “Tuần Cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô” từ ngày 18 đến 25 tháng giêng. Tất cả các tín hữu Kitô trên khắp thế giới (Công Giáo, Chính Thống giáo, Tin lành, Anh giáo) được mời gọi cùng cầu nguyện và cử hành sự hiệp nhất trong tuần lễ này (và có thể kéo dài trong năm). Việc cầu nguyện cho hiệp nhất rất cần thiết vì chính Chúa Giêsu đã cầu xin cùng Chúa Cha cho môn đệ nên một: “Lạy Cha, xin cho tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21)

 Vài nét lịch sử

Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo (18-25 tháng 1) đã trở thành một sự kiện được tổ chức hàng năm. Lịch sử của nó được liên kết với Ignatius Spencer (1840), với Hội nghị Lambeth đầu tiên (1867), với sự khích lệ của Giáo hoàng Lê-ô XIII (1894).

Tuần cầu nguyện bộc phát mạnh mẽ trong thế kỷ XX. Năm 1908, mục sư Paul Watson thuộc Anh giáo tại Hoa Kỳ, đã đề nghị tổ chức " Tuần 8 ngày cầu nguyện cho Giáo Hội hiệp nhất - Octave for Church Unity".

Từ năm 1926 trở đi, Phong trào Đức tin và Trật tự chọn chủ đề cho mỗi năm.

Năm 1935, Cha Paul Couturier, thuộc giáo phận Lyon đã lấy lại sáng kiến trên của với một tinh thần mới. Cha xác tín rằng việc cầu nguyện là hình thức hiệp nhất duy nhất có thể có được trong hoàn cảnh lúc đó, đồng thời việc cầu nguyện của những tín hữu đơn sơ nhỏ bé nhất cũng quan trọng như những cuộc tranh luận của các nhà thần học. Cha Couturier cũng đề nghị các tín hữu Kitô gặp nhau hằng năm để cùng nhau cầu xin cho “sự hiệp nhất mà Chúa Kitô muốn, bằng những phương thế mà Ngài muốn” Lời đề nghị của cha Couturier đã được Đức Hồng Y Gerlier, Tổng Giám Mục Lyon hoan nghênh và đã được các Giáo hội khác nhiệt tình đón nhận.

Năm 1936 Giáo Hội Cải Cách ở Pháp đã hỗ trợ tích cực. Tuần lễ đã được chuẩn bị bởi "Trung tâm Hiệp nhất Kitô - L'Unité Chrétienne" tại Lyons và Phong trào Đức tin và Trật tự.

Năm 1954 Hội đồng Giáo hội Thế giới (thành lập năm 1948) yêu cầu các thành viên (cụ thể là tất cả các Giáo Hội Kitô ngoài Giáo Hội Công Giáo Rôma) tham dự vào việc cử hành Tuần Hiệp Nhất hằng năm.

Vào ngày 25 tháng giêng năm 1962, ĐGH Gioan XXIII bế mạc Tuần Hiệp nhất và bốn ngày sau ngài đã tuyên bố về Công Đồng Vatican 2 như sau: “Chúng ta hãy hiẽp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hòa.” Tinh thần hiệp nhất trở nên niềm hy vọng và động lực hướng dẫn Công Đồng, cũng như sau nầy là một trong những thành quả hiển nhiên nhất của Công Đồng.”

Sau khi Công đồng Vatican II ra Sắc lệnh về Hiệp nhất - Unitatis Redintegratio (1964), Tuần Cầu nguyện hiệp nhất cho các tín hữu Kitô đã được tổ chức từ năm 1968. Những bản văn cầu nguyện và Kinh Thánh được Hội đồng Hiệp nhất Kitô của Giáo hội Công Giáo và Hội đồng Giáo hội Thế giới (WCC) cùng nhau chọn lựa.

Chủ đề năm nay: ”Các ngươi hãy cố gắng trở thành người công chính đích thực”– “Anh (em) phải đặt cho các chi tộc của anh (em) những thẩm phán và ký lục trong mọi thành mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em); họ sẽ xét xử dân cách công minh.19 Anh (em) không được làm sai lệch công lý, không được thiên vị ai và không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ khôn ngoan hoá ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính.20 Anh (em) hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi, để anh (em) được sống và được chiếm hữu đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em).” (Đệ nhị luật 16, 18-20)
------------------------------------

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN-

Đối thoại thần học Công Giáo và Chính Thống Giáo về quyền bính Đức Giáo Hoàng
 
Đặng Tự Do
21/Nov/2018
Đối thoại thần học Công Giáo và Chính Thống Giáo đã bàn sang một vấn đề gay góc nhất trong các cuộc đối thoại giữa hai bên, đó là quyền bính tối thượng của vị Giám Mục Rôma.

Văn phòng Điều phối của Ủy ban Quốc tế về Đối thoại Thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo hội Chính thống, dưới sự đồng chủ tịch của Đức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, và Đức Tổng Giám Mục Job của tổng giáo phận Telmessos, thuộc Tòa Thượng Phụ Constantinople, đã gặp nhau từ ngày 13 đến 17 tháng 11 năm 2018, tại Tu viện Bose, bên Ý.

Hiện diện tại cuộc họp là mười thành viên Công Giáo và chín đại diện Chính Thống Giáo của các Giáo Hội Chính Thống khác nhau. Các thành viên của Ủy ban đã được đón tiếp nồng hậu bởi Cộng đồng tu viện Bose. Tại buổi khai mạc cuộc họp, Người sáng lập Cộng đồng, Sư huynh Enzo Bianchi, và Bề trên tu viện Luciano Manicardi, đã chào mừng những tham dự viên và bảo đảm với họ về lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của cộng đồng cho công việc của Ủy ban.

Ủy ban đã xem xét một bản dự thảo của văn bản có tựa đề, “Quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng và tính Công Đồng trong Thiên niên kỷ thứ hai và hôm nay”, được chuẩn bị bởi một ủy ban hỗn hợp. Ủy ban Điều phối sẽ đánh giá một phiên bản sửa đổi dự thảo tại cuộc họp tiếp theo của họ, được lên kế hoạch cho tháng 11 năm 2019.


Source: JOINT INTERNATIONAL COMMISSION FOR THEOLOGICAL DIALOGUE BETWEEN THE ROMAN CATHOLIC CHURCH AND THE ORTHODOX CHURCH Coordinating Committee Meeting Bose (Italy), 13-17 November 2018
--------------------------------------

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - BUỔI TRIẾU KIÊN CHUNG

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 9-1-2019

 

 

Kinh Lạy Cha - Bài 4: Chúa Giêsu cầu nguyện theo Phúc Âm Thánh Luca.

 

 

"Bài giáo lý hôm nay theo Phúc Âm Thánh Luca.

Thật vậy, đặc biệt theo Phúc Âm này, từ các trình thuật về thời thơ ấu,

đã diễn tả hình ảnh của Chúa Kitô ở trong một bầu khí đầy nguyện cầu"

 

 

"Chúa Giêsu cầu nguyện khi lãnh nhận Phép Rửa ở Sông Dược Đăng (Jordan),

Người thưa chuyện cùng Chúa Cha trước khi thực hiện các quyết định thật quan trọng;

Người thường rút lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện,

Người chuyển cầu cho Thánh Phêrô chẳng bao lâu sau đó chối bỏ Người".

 

Pope Francis at the weekly General Audience

 

"Ngay cả cuộc tử nạn của Đấng Thiên Sai cũng đầy bầu khí cầu nguyện...

Chỉ có trong Phúc Âm của Thánh Luca

chúng ta mới thấy điều yêu cầu của một người môn đệ 

xin chính Chúa Giêsu dạy cho mình có thể cầu nguyện".

 

Pope Francis speaks at the general audience Jan. 9, 2019. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

 

"Cầu nguyện là những gì thắng vượt trên những nỗi cô đơn và niềm thất vọng.

Hãy cầu nguyện. Cầu nguyện làm thay đổi thực tại; đừng quên điều ấy.

Cầu nguyện một là làm thay đổi sự vật hay làm thay đổi cõi lòng của chúng ta,

nhưng nó bao giờ cũng làm đổi thay"

 

 

Bài giáo lý hôm nay theo Phúc Âm Thánh Luca. Thật vậy, đặc biệt theo Phúc Âm này, từ các trình thuật về thời thơ ấu, đã diễn tả hình ảnh của Chúa Kitô ở trong một bầu khí đầy nguyện cầu. Ở đó có 3 bài ca vịnh trở thành lời nguyện cầu hằng ngày của Giáo Hội: Ca Vịnh Chúc Tụng Benedictus, Ca Vịnh Ngợi Khen Magnificat,  Ca Vịnh Bái Biệt Nunc DimittisTrong bài giáo lý chúng ta tiếp tục về Kinh Lạy Cha này, chúng ta thấy Chúa Giêsu là một con người cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện. Chẳng hạn, theo trình thuật của Thánh Luca thì đoạn về Biến Hình xuất phát từ giây phút cầu nguyện. Như thế này: "Và khi Người đang cầu nguyện thì dung mạo của Người biến đổi, và y phục của Người trở nên trắng xóa" (9:29).

Tuy nhiên, mỗi động tác của đời sống Chúa Giêsu đều được thúc đẩy bởi hơi thở Thần Linh, Đấng dẫn dắt Người nơi tất cả mọi tác hành của Người. Chúa Giêsu cầu nguyện khi lãnh nhận Phép Rửa ở Sông Dược Đăng (Jordan), Người thưa chuyện cùng Chúa Cha trước khi thực hiện các quyết định thật quan trọng; Người thường rút lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện, Người chuyển cầu cho Thánh Phêrô chẳng bao lâu sau đó chối bỏ Người. Người nói rằng: "Simon, Simon, này Satan nhắm bắt con và sàng con như sàng gạo, nhưng Thày đã cầu cho con để con vững tin" (22:31-32). Thật là an ủi khi biết rằng Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta, Người cầu cho tôi, cho từng người chúng ta để chúng ta vững tin. Đúng là thế. "Thế nhưng thưa cha, Người vẫn còn làm như thế hay chăng?" Người vẫn làm như vậy trước Chúa Cha. Chúa Giêsu cầu cho tôi. Mỗi người chúng ta có thể nói lên điều ấy. Chúng ta có thể thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Chúa đang cầu nguyện cho con, tiếp tục cầu nguyện khi con cần đến nó" - bởi thế, hãy can đảm.

Ngay cả cuộc tử nạn của Đấng Thiên Sai cũng đầy bầu khí cầu nguyện, cho đến độ giờ phút Khổ Nạn dường như mang đặc tính của những gì thâm trầm lạ lùng: Chúa Giêsu an ủi các người phụ nữ, cầu nguyện cho những kẻ đóng đang mình, hứa Thiên Đàng cho người trộm lành, thở hơi cuối cùng bằng lời: "Cha ơi, con xin phó thần trí của con trong tay Cha" (23:46). Việc Chúa Giêsu cầu nguyện dường như làm dịu bớt những cảm xúc mãnh liệt nhất, những ước muốn thanh toán hận thù, hòa giải con người với kẻ thù kinh hoàng nhất của họ, hòa giải con người với kẻ thù là sự chết ấy.

Chỉ có trong Phúc Âm của Thánh Luca chúng ta mới thấy điều yêu cầu của một người môn đệ xin chính Chúa Giêsu dạy cho mình có thể cầu nguyện. Điều xin này như sau: "Lạy Thày, xin dạy cho chúng con cầu nguyện" (11:1). Họ đã thấy Người cầu nguyện. "Xin dạy chúng con - cả chúng ta cũng có thể thưa cùng Chúa - Lạy Chúa, Chúa đang cầu nguyện cho chúng con, con biết như thế, nhưng xin hãy dạy con cầu nguyện, để con cũng có thể cầu nguyện nữa".

Xuất phát từ lời yêu cầu này là cả một giáo huấn bao rộng được Chúa Giêsu giải thích những gì Người làm nhờ đó họ cần phải thân thưa cùng Thiên Chúa bằng lời lẽ ra sao và bằng tâm tình như thế nào.

Phần đầu của giáo huấn này chính là lời Cha của chúng con. Cầu như thế này: "Lạy Cha là Đấng ở trên Trời". "Cha", một lời quá dễ thương để thân thưa. Chúng ta có thể trầm ngâm cầu nguyện suốt buổi chỉ với lời "Cha" ấy. Và cảm thấy chúng ta có một người cha, chứ không phải là một vị chủ nhân hoặc một dưỡng phụ - không, là một người cha. Kitô hữu thưa cùng Thiên Chúa bằng cách gọi Ngài trước hết là "Cha".

Nơi giáo huấn Chúa Giêsu ban cho các môn để của mình ấy, cần phải dừng lại ở một số dẫn giải cho sáng tỏ bản văn của lời cầu này. Chúa Giêsu dẫn giải một số điều để giúp chúng ta tin tưởng. Những dẫn giải ấy nhấn mạnh đến các thái độ của người tín hũu cầu nguyện. Chẳng hạn, có một dụ ngôn về người bạn quấy rầy, làm phiến đến cả một gia đình đang thiếp ngủ, vì một người bất thình lình ghé thăm mà không có đồ ăn thức uống gì cho họ. Chúa Giêsu đã nói gì về người gõ cửa đánh thức bạn dậy như thế? "Thày bảo cho các con biết cho dù người bạn ấy không thức dậy cung cấp cho người quấy rầy mình vì tình bạn thì cũng vì bị quấy rầy mà dậy để đáp ứng bất cứ nhu cầu nào của người ấy" (11:9). Với dụ ngôn này, Người muốn dạy chúng ta cầu nguyện và liên lỉ cầu nguyện. Ngay sau đó Người cho một thí dụ về một người cha có đứa con đang đói. Tất cả anh chị em, những người làm bố và ông bà ở đây, khi con cái hay cháu chắt của mình xin điều gì đó, vì đói và cứ kêu nài, rồi khóc lóc, rên la, bởi đói: "Ai làm cha trong các ngươi có đứa con xin con cá lại đưa cho nó con rắn thay vì cá ư" (câu 11). Tất cả anh chị em đều có kinh nghiệm khi con cái xin mình, anh chị em cho chúng ăn những gì chúng xin, vì thiện ích của chúng. Bằng những lời lẽ ấy Chúa Giêsu cho thấy rằng Thiên Chúa bao giờ cũng đáp ứng, không một lời cầu nào lại không được lắng nghe. Tại sao? - vì Ngài là Cha, và Ngài không quên con cái đau khổ của mình.

Dĩ nhiên, những lời khẳng định này khiến chúng ta cảm thấy lạ lùng, vì có nhiều lời cầu nguyện của chúng ta dường như chẳng nhận được lắng nghe gì hết. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã kêu xin mà không được lãnh nhận, - tất cả chúng ta đều cảm thấy điều ấy - biết bao nhiêu lần chúng ta đã gõ cửa mà chỉ thấy cửa đóng then cài? Trong những lúc ấy, Chúa Giêsu khuyên chúng ta rằng chúng ta cứ tiếp tục chứ đừng bỏ cuộc. Lời cầu nguyện bao giờ cũng biến đổi thực tại - luôn luôn như thế. Nếu các sự vật chung quanh chúng ta không thay đổi, thì ít là chúng ta thay đổi, cõi lòng của chúng ta đổi thay. Chúa Giêsu đã hứa ban tặng ân Thánh Linh cho hết mọi con người nam nữ cầu nguyện.

Chúng ta có thể tin tưởng rằng Thiên Chúa đáp ứng. Chỉ có một điều không chắc là vào lúc nào thôi, nhưng chúng ta không được ngờ vực là Ngài sẽ đáp ứng. Có thể chúng ta cần phải kiên trì cả đời mình, nhưng Ngài sẽ đáp ứng. Ngài đã hứa như thế: Ngài không như một người cha trao con rắn thay vì con cá. Không có gì chắc chắn hơn là ước muốn hạnh phúc mà tất cả chúng ta ấp ủ trong lòng một ngày kia sẽ được nên trọn. Chúa Giêsu phán rằng: "Thiên Chúa lại không minh oan cho kẻ Ngài chọn đang ngày đêm kêu lên Ngài hay sao?" (18:7). Đúng thế, Ngài sẽ minh oan; Ngài sẽ lắng nghe chúng ta. Còn một ngày nào vinh quang và phục sinh bằng ngày đó chứ!

Từ nay cầu nguyện là những gì thắng vượt trên những nỗi cô đơn và niềm thất vọng. Hãy cầu nguyện. Cầu nguyện làm thay đổi thực tại; đừng quên điều ấy. Cầu nguyện một là làm thay đổi sự vật hay làm thay đổi cõi lòng của chúng ta, nhưng nó bao giờ cũng làm đổi thay. Từ nay cầu nguyện là những gì thắng vượt trên những nỗi cô đơn và niềm thất vọng. Nó như thể thấy được hết mọi mảnh tạo vật đang thì thào nơi trạng thái lịm đi của một thứ lịch sử mà đôi khi chúng ta không hiểu được lý do tại sao. Thế nhưng, nó là một chuyển biến, cứ tiếp diễn, và rồi ở cùng  đường thì đâu là tận cùng con đường chúng ta đi? Ở cuối lời nguyện cầu, ở cuối thời gian chúng ta cầu nguyện, ở cuối cuộc đời thì cái gì ở dó? Đó là một Người Cha đang chờ đợi hết mọi sự và hết mọi người bằng đôi cánh tay rộng mở. Chúng ta hãy nhìn vào Người Cha này.

  

https://zenit.org/articles/general-audience-on-the-our-father-knock-and-it-will-be-opened-to-you-full-text/

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

 -------------------------

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - PHÉP LÀNH ĐTC