Gặp Gỡ Chúa Kitô Trong Thánh Thần

GẶP GỞ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN -ĐTC -BUỔI TRIỀU KIẾN CHUNG

  • Nov 22 at 11:43 AM
     

    ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 21-11-2018

     

    Các Giới Răn- Bài 16 về Giới Răn Thứ 10

     

     

    "Giới Răn cuối cùng... Những lời này không phải là những lời cuối cùng của bản văn mà còn nhiều hơn nữa:

    chúng là tầm vóc viên trọn của cuộc hành trình xuyên qua Thập Giới,

    chạm đến tận cốt lõi của tất cả những gì được ban cho chúng ta nơi Thập Giới".

     

     

    "Tất cả các Giới Răn đều có phận sự qui định ranh giới của sự sống,

    qui định cái giới hạn mà nếu con người vượt ra ngoài họ sẽ hủy diệt bản thân họ và tha nhân của mình,

    làm hư hoại mối liên hệ với Thiên Chúa"

     

    Pope Francis speaks at the Wednesday General Audience

     

    "Lời cuối cùng này nhấn mạnh đến sự kiện là tất cả những vi phạm vượt biên

     đều xuất phát từ một cội rễ sâu xa bên trong, đó là các ước muốn xấu.

    Tất cả mọi tội lỗi đều xuất phát từ một ước muốn bậy bạ nào đó - tất cả

    Điểm đến - Giới Răn cuối cùng - của cuộc hành trình này đó là cõi lòng"

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Cuộc gặp gỡ của chúng ta về Thập Giới hôm nay đưa chúng ta tới Giới Răn cuối cùng. Chúng ta đã nghe giới răn này vào lúc mở đầu. Những lời này không phải là những lời cuối cùng của bản văn mà còn nhiều hơn nữa: chúng là tầm vóc viên trọn của cuộc hành trình xuyên qua Thập Giới, chạm đến tận cốt lõi của tất cả những gì được ban cho chúng ta nơi Thập Giới. Thật vậy, theo thước ngắm thì chúng không thêm vào một nội dung mới mẻ: những qui định "chớ lấy vợ chồng người [...] hay bất cứ những gì thuộc về tha nhân của các ngươi" ít là được ẩn tàng nơi các Giới Răn về ngoại tình và về trộm cắp; vậy thì đâu là phần vụ của những lời cuối cùng ấy? Phải chăng đó là một tóm gọn? Hay con một điều gì khác nữa? Chúng ta hãy nhớ rằng tất cả các Giới Răn đều có phận sự qui định ranh giới của sự sống, qui định cái giới hạn mà nếu con người vượt ra ngoài họ sẽ hủy diệt bản thân họ và tha nhân của mình, làm hư hoại mối liên hệ với Thiên Chúa. Nếu anh chị em vượt ra ngoài thì anh chị em hủy hoại bản thân của anh chị em; anh chị em đồng thời cũng hủy hoại mối liên hệ với Thiên Chúa cùng với mối liên hệ cùng tha nhân. Các Giới Răn vạch ra điều ấy. Lời cuối cùng này nhấn mạnh đến sự kiện là tất cả những vi phạm vượt biên đều xuất phát từ một cội rễ sâu xa bên trong, đó là các ước muốn xấuTất cả mọi tội lỗi đều xuất phát từ một ước muốn bậy bạ nào đó - tất cả. Tâm can bắt đầu hướng đến đó, và người ta nhập cuộc và cuối cùng là vấp phạm. Thế nhưng, đó không phải là một thứ vấp phạm về hình thức và pháp lý: nó là một vấp phạm làm tổn thương bản thân mình và kẻ khác. Chúa Giêsu nói về nó một cách trong Phúc Âm: Từ bên trong, từ lòng của con người, mới xuất phát ra những ý nghĩ xấu, tà dâm, trộm cắp, sát nhân, ngoại tình, thèm muốn, gian ác, lừa dối, dâm loàn, ghen hờn, vu khống, kiêu kỳ, đần độn. Tất cả những sự dữ ấy đều xuất phát từ bên trong, và chúng làm cho con người ra dơ bẩn" (Marco 7:21-23).

    Thế nên, chúng ta hiểu rằng tất cả hành trình được thực hiện theo Thập Giới đều trở nên vô ích nếu nó không đạt đến chỗ chạm đến tầm mức lòng người này. Từ đó không phải là nơi xuất phát ra tất cả những thứ xấu xa dễ sợ ấy sao? Thập Giới là những gì minh tường và sâu xa ở chiều kích ấy, vì điểm đến - Giới Răn cuối cùng - của cuộc hành trình này đó là cõi lòng, và nếu vậy, nếu cõi lòng không được thanh thoát, thì tất cả những gì còn lại chỉ có ích lợi chút ít thôi. Cái thách đố là ở chỗ: giải thoát cõi lòng khỏi tất cả những cái xấu xa dễ sợ ấy. Những chỉ thị của Thiên Chúa không thể nào chỉ là một cái mã mỹ miều của đời sống, một cái mã ở bất cứ trường hợp nào cũng vẫn là một thứ hiện hữu của thành phần nô lệ chứ không phải của những người con cái. Thường thì ở đằng sau cái mặt nạ Pharisiêu của những gì là đúng đắn ngột ngạt tiềm ẩn một cái gì đó ghê sợ và bất ổn.

    Trái lại, chúng ta cần phải để mình bị tước đi cái mặt nạ nhờ những Giới Răn này về lòng muốn, vì chúng tỏ cho chúng ta thấy cái nghèo khổ của chúng ta, để dẫn chúng ta đến một nỗi tủi nhục thánh hảo. Mỗi người chúng ta có thể tự vấn xem: vậy thì đâu là những ước muốn tồi bại thường xẩy ra cho tôi? Ghen tương, tham lam, nhảm nhí? - tất cả những điều ấy xẩy ra cho tôi từ bên trong mình của tôi. Mỗi người chúng ta có thể tự hỏi xem chúng có giúp ích cho mình hay chăng. Con người cần cảm thấy nỗi tủi nhục ân phúc này, mội nỗi tủi nhục nhờ đó họ khám phá ra rằng họ không thể tự mình giải thoát bản thân họ; một nỗi tủi nhục nhờ đó họ kêu xin Thiên Chúa cứu độ họ. Thánh Phaolô đã giải thích về nỗi tủi nhục này một cách bất khả sánh, ở chỗ ngài đã qui nó về Giới Răn chớ thèm muốn này (xem Roma 7:7-24).

    Thật là vô bổ khi nghĩ rằng người ta có thể sửa mình mà chẳng cần ân sủng của Thánh Linh. Đúng là vô ích khi cho rằng chúng ta có thể thanh tẩy cõi lòng của chúng ta bằng một nỗ lực cả thể chỉ bằng ý muốn của chúng ta: không thể nào. Cần phải hướng bản thân mình về mối liên hệ với Thiên Chúa, một cách chân thật và tự do: chỉ có thế các nỗ lực của chúng ta mới sinh hoa trái, vì chính Thánh Linh mới là Đấng dẫn chúng ta tiến tới mà thôi.

    Công việc của Lề Luật thánh kinh không phải là để đánh lừa con người là việc tuân phục theo chữ nghĩa sẽ dẫn họ tới chỗ được cứu độ theo kiến thức, mà hơn thể nữa, đến một ơn cứu độ bất khả đạt. Phận vụ của Lề Luật đó là dẫn chúng ta tới sự thật của mình, tức là tới sự bần cùng của mình, một sự bần cùng trở thành một cửa ngõ chân thực và là một cửa ngõ cá thể cho lòng thương xót Chúa, một lòng thương xót biến đổi chúng ta và canh tân chúng ta. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể canh tân cõi lòng của chúng ta, miễn là chúng ta mở lòng mình ra cho Ngài: đó là điều kiện duy nhất. Ngài là Đấng thực hiện tất cả mọi sự, thế nhưng chúng ta cần phải mở lòng mình ra cho Ngài. Những Lời Cuối Cùng này của Thập Giới dạy cho tất cả chúng ta nhận thấy mình là những kẻ ăn mày ăn xin; chúng ta hãy xin cho được ơn ấy. "Phúc cho người nghèo khó về tinh thần, vì Nước Trời thuộc về họ" (Mathêu 5:3). Phải, phúc cho những ai thôi lừa đảo bản thân mình, tin tưởng rằng họ có thể cứu bản thân họ khỏi cái yếu hèn mà chẳng cần đến lòng thương xót Chúa là yếu tố duy nhất có thể chữa lành. Chỉ có duy lòng thương xót Chúa mới chữa lành con tim. Phúc cho những ai nhận biết những ước muốn gian tà xấu xa của họ, và bằng một tấm lòng thống hối cùng tủi nhục, sống như là tội nhân hơn là kẻ công chính trước nhan Thiên Chúa cũng như người ta. Điều Thánh Phêrô thưa cùng Chúa thật là tốt đẹp: "Ôi Chúa, xin hãy tránh xa con ra, vì con là một kẻ tội lỗi". Đó thực là một lời cầu đẹp đẽ: "Ôi Chúa, xin hãy tránh xa con ra, vì con là một kẻ tội lỗi".

    Những người này là những con người mới cò lòng cảm thương, những con người có thể thương xót kẻ khác vì họ cảm thấy lòng thương xót ngay nơi bản thân của họ.

    https://zenit.org/articles/general-audience-pope-continues-teachings-on-ten-commandments/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu    

     

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN -ĐI VỚI GIOI TRE

Walk With Him

 

Youth Catholic Life Communities dedicated to friendship, faith development and services
Lead Me Lord

Now more than ever, in a world that is often without light and without the courage of noble ideals, people need the fresh, vital spirituality of the Gospel.”

-Pope Saint John Paul II

Who is the Augustine Institute?

In 1993 at World Youth Day in Denver, Pope Saint John Paul II called for a New Evangelization. At the Augustine Institute, we strive to answer this call every day in our mission to help Catholics understand, live, and share their faith.

Through the Augustine Institute and FORMED, we have reached tens of millions of Catholics, and you are now part of this family! Using FORMED will not only help you grow in your faith, but you will be able to share your faith with your friends and family.

We are all in this together!

With more than 400 graduate students worldwide and more than 600,000 registered FORMED users, together we are reaching millions for Christ! Our kiosks are in more than 8,000 parishes across the globe and, every year, we distribute millions of DVDs, CDs, and books to spread the message of the New Evangelization.

Keep us in your prayers, and be assured that you are in ours, as we all continue to follow Christ’s call to bring everyone to him!

We’re pleased to announce the availability of FORMED, an online service for accessing thousands of Catholic videos, audios and ebooks On Demand anytime, anywhere! As a member, you will have access to entertaining movies, inspiring audio talks, informative bible studies, and much more.

We are providing this resource free of charge to help our members learn and grow in their faith. You will also be able to easily access any featured content the we are promoting within our community from time to time. So please join us.

Also once you have signed up, don’t forget to download the free iOS or Android app to put FORMED at your fingertips.

We hope you will enjoy this incredible gift and please spread the word to others. To sign up for FREE, just visit us here: https://cttdva.formed.org.

Daily Readings

Today's Homily                                           

Books of the Bible

Catechism Mini

Confession of Sins (7-14)

Confession of Sins (For Over Age Of 15 Years)

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG T.T.-BẾ MẠC THĐGM


Thánh lễ bế mạc Thượng HĐGM thứ 15 về giới trẻ

Thánh lễ bế mạc Thượng HĐGM thứ 15 về giới trẻ (AFP or licensors)

Lúc 10 giờ sáng chúa nhật 28-10, ĐTC đã chủ sự thánh lễ tạ ơn bế mạc Thượng HĐGM. Vì trời mưa gió, nên lễ được cử hành bên trong Đền thờ thánh Phêrô, đông chật 9 ngàn tín hữu và hàng ngàn người khác dự lễ qua màn hình ở quảng trường bên ngoài.

Đồng tế với ĐTC có các nghị phụ, trong đó có 50 Hồng Y, 6 vị Thượng Phụ, phần lớn còn lại là các GM đại biểu của các HĐGM cùng với một số LM, trong đó có 10 vị do Liên hiệp các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên và 10 vị do ĐTC bổ nhiệm. Hơn 40 dự thính viên ngồi tại những hàng ghế gần bàn thờ.

 Bài đọc thứ I bằng tiếng Anh trích từ sách Ngôn Sứ Giêrêmia (31,7-9) do anh Cao Hữu Minh Trí, dự thính viên thuộc giáo phận Sàigòn, tuyên đọc.

 Bài giảng của ĐTC

 Trong bài giảng thánh lễ, dựa vào trình thuật Tin Mừng theo thánh Marco về việc Chúa Giêsu chữa lành anh Bartimeo bị mù bẩm sinh, ĐTC đã rút ra 3 bài học từ thái độ của Chúa Giêsu, đó là lắng nghe, trở nên gần gũi và làm chứng, để áp dụng vào hành trình Thượng HĐGM vừa chấm dứt và hành trình tiếp sau đó.

 Lắng nghe

 Trước hết Chúa Giêsu đã lắng nghe tiếng kêu của anh mù Bartimeo nằm một mình bên vệ đường, không được yêu thương, bị bỏ rơi. Anh ta mù và không có ai nghe anh. Chúa Giêsu lắng nghe tiếng kêu của anh. Và khi gặp anh, Ngài để anh ta nói và anh đã xin cho mình được thấy. ĐTC nói:

 Đó bước đầu tiên để giúp hành trình đức tin là lắng nghe. Đó là tông đồ bằng tai: lắng nghe trước khi nói.

 Trái lại, nhiều người ở với Chúa Giêsu đã khiển tránh anh Bartimeo để anh im đi (Xc v.48). Đối với các môn đệ này, kẻ túng quẫn là người gây xáo trộn trên đường, một sự bất ngờ xảy trong chương trình định trước. Họ thích thời kỳ của họ hơn là thời kỳ của Thầy, thích lời nói của họ hơn là nghe người khác.. Trái lại, đối với Chúa Giêsu, tiếng kêu của người cầu cứu không phải là điều làm phiền, cản trở bước đường, nhưng là một yêu cầu sinh tử. Đối với chúng ta, thật là quan trọng dường nào khi lắng nghe cuộc sống! Các con của Cha trên trời lắng nghe anh em mình: không nghe những chuyện tầm phào vô ích, nhưng nghe những nhu cầu của tha nhân…

 Trong chiều hướng trên đây, ĐTC đã nhân danh tất cả những người lớn xin lỗi những người trẻ vì – ngài nói – nhiều khi ”chúng tôi đã không lắng nghe các bạn.. Trong tư cách là Giáo Hội của Chúa Giêsu, chúng tôi muốn lắng nghe các bạn với tình yêu thương, xác tín chắc chắn về hai điều: thứ I, cuộc sống của các bạn là quí giá đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa trẻ trung và yêu thương người trẻ; thứ hai cuộc sống của các bạn là quí giá đối với chúng tôi, cần thiết để tiến bước”.

 Đồng hành trong đức tin

 Sau khi lắng nghe, bước thứ hai là để đồng hành trong đức tin là trở nên gần gũi. Chúa Giêsu hỏi anh mù: Anh muốn gì? Anh muốn tôi làm gì cho anh? Làm chứ không phải chỉ nói mà thôi. Chúa đặt mình trong tư thế của Bartimeo, không xa cách những mong đợi của anh. Đó là cách thức hành động của Thiên Chúa; đích thân can dự trong tình yêu thương đặc biệt đối với mỗi người. Trong cách hành động của Ngài, Ngài thông truyền sứ điệp, và nhờ đó đức tin nảy mầm trong cuộc sống… đức tin là sự sống. Chúng ta không thể là những người duy đạo lý hoặc duy hành động; chúng ta được kêu gọi thi hành công việc của Chúa cho thế giới của Thiên Chúa, trong sự gần gũi, gắn bó với Chúa, hiệp thông giữa chúng ta, gần gũi các anh chị em..

 Làm chứng

  ”Bước thứ ba là làm chứng. Chúng ta hãy nhìn các môn đệ gọi anh mù Bartimeo: họ không đến gặp anh đang ăn xin, với một đồng tiền nhỏ hoặc ban cho anh những lời khuyên; họ đến nhân danh Chúa Giêsu, nói với anh ba lời của Chúa: ”Can đảm lên, hãy đứng lên, Người gọi anh kìa!” (v.49).

 ĐTC giải thích: ”Chờ đợi những người anh em đang tìm kiếm đến gõ cửa của chúng ta, đó không phải là điều hợp với tinh thần Kitô; chúng ta phải đi đến gặp họ, không mang bản thân chúng ta, nhưng mang Chúa Giêsu. Chúa sai chúng ta, như những môn đệ ấy, nhân danh Chúa khích lệ và nâng đỡ dậy. Chúa sai chúng ta nói với mỗi người: ”Thiên Chúa yêu cầu bạn hãy để cho Ngài yêu thương bạn”. Bao nhiêu lần thay vì mang sứ điệp giải thoát ấy, chúng ta đã mang chính mình, mang những công thức, những nhãn hiệu trong Giáo Hội! Bao nhiêu lần thay vì đón nhận lời Chúa, chúng ta coi những ý tưởng của chúng ta là Lời Chúa! Bao nhiêu lần dân chúng cảm thấy gánh nặng của các cơ cấu tổ chức của chúng ta hơn là sự hiện diện thân hữu của Chúa Giêsu! Thế là chúng ta trở thành một tổ chức phi chính phủ, không phải là cộng đoàn những người được cứu độ sống niềm vui của Chúa”.

 Lời cám ơn của ĐTC

 Trong phần kết của bài giảng, ĐTC cám ơn tất cả những người đã tham dự vào cuộc đồng hành với nhau, cám ơn vì chứng tá của mọi người. Ngài nói: ”Chúng ta đã làm việc trong tình hiệp thông và thẳng thắn, với ước muốn phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài. Xin Chúa chúc lành cho những bước đường của chúng ta để chúng ta có thể lắng nghe những người trẻ, trở nên gần gũi và làm chứng cho họ niềm vui cuộc sống của chúng ta là Chúa Giêsu. (Rei 28-10-2018)

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ CHUYỂN

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN-TẠI SAO ĐI DÀNG THÁNH GIÁ

 

  • nguyenthi leyen
    Nov 9 at 12:34 AM
     

    Tại sao đi Đàng Thánh Giá?


    Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa.
     
    Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá.
     Dang Thanh Gia 1
    1. Đàng Thánh Giá giúp chúng ta tín thác vào Chúa Giêsu
     
    Thập Giá của Đức Kitô chứa đầy tình yêu Thiên Chúa. Qua Thập Giá, chúng ta thấy lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tín thác vào Chúa Giêsu, hãy tận hiến cho Ngài, vì Ngài không bao giờ làm cho ai thất vọng! Chúng ta chỉ có thể tìm thấy Ơn Cứu Độ nơi Đức Kitô chịu đóng đinh và phục sinh.
     
    2. Đàng Thánh Giá đưa chúng ta vào lịch sử
     
    Bạn muốn nên giống Philatô, Simôn Kyrênê, Phêrô, Maria Mácđala? Chúa Giêsu đang âu yếm nhìn bạn và hỏi bạn: “Con có muốn vác thập giá lên Can-vê với Ta không?”. Có khó trả lời không? Và bạn trả lời Ngài thế nào?
     
    3. Đàng Thánh Giá nhắc chúng ta nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu vì chúng ta
     
    Thập Giá của Đức Kitô trĩu nặng vì tội lỗi của nhân loại, trong đó có phần tội lỗi của bạn. Chúa Giêsu chấp nhận vì vâng lời Chúa Cha và vì yêu thương chúng ta. Ngài đang nói với chúng ta: “Hãy can đảm lên! Con không vác thập giá một mình đâu. Ta vác với con mà. Ta đã chiến thắng tử thần, và Ta cho con cả niềm hy vọng và sự sống”.
     
    4. Đàng Thánh Giá thúc giục chúng ta hành động
     
    Thập Giá mời gọi chúng ta từ bỏ mình vì yêu mến Đức Kitô, dạy chúng ta chấp nhận người khác với lòng yêu thương và sự cảm thông – nhất là đối với những người đau khổ, nghèo khó, cô đơn, bị ruồng bỏ,... kể cả kẻ thù.
     
    5. Đàng Thánh Giá giúp chúng ta quyết định
     
    Thập Giá cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu bị xét xử oan sai vì yêu thương chúng ta. Hãy nhớ điều này: Thiên Chúa yêu thương chúng ta nhưng Ngài cũng sẽ xét xử chúng ta. Chúng ta được cứu độ hay không, đó là lỗi của chính chúng ta, Thiên Chúa luôn yêu thương và muốn cứu thoát chúng ta chứ Ngài không kết án chúng ta.
     
    6. Đàng Thánh Giá mặc khải cách phản ứng của Thiên Chúa
     
    Thập Giá là lời đáp lại với sự dữ trên thế gian. Đôi khi có vẻ như Thiên Chúa im lặng, làm ngơ, không phản ứng với điều ác. Tuy nhiên, Ngài vẫn nói, Ngài vẫn phản ứng, và câu trả lời là Thập Giá của Đức Kitô: Hãy yêu thương và tha thứ.
     
    7. Đàng Thánh Giá cho chúng ta biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta
     
    Thiên Chúa trao gì cho những người nhìn lên Thánh Giá và chạm vào Thánh Giá? Thập Giá để lại gì nơi mỗi chúng ta? Một kho tàng vô giá: Lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
     
    8. Đàng Thánh Giá đưa chúng ta từ Thập Giá tới Sự Phục Sinh
     
    Chúa Giêsu đưa chúng ta từ thất bại tới thành công, từ đau khổ tới hạnh phúc, từ nhục nhã tới vinh quang, từ sự chết tới sự sống. Thập Giá dạy chúng ta biết rằng sự dữ không là lời cuối cùng, mà là yêu thương và tha thứ.
     
    Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin giúp chúng con luôn biết chấp nhận đau khổ, can đảm chịu đóng đinh với Ngài, chịu chết với Ngài, và chịu mai táng với Ngài, vì chỉ có như vậy thì chúng con mới hy vọng được phục sinh vinh quang với Ngài. Amen.
     
    TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Focus.org)

     
     

 

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - Chúa nhật 28-10-18

 

Chia sẻ Lời Chúa - Chúa nhật 28-10-18


CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ: Tin Mừng Theo Thánh Mác-cô 10, 46-52

Chúa Giêsu nói với người mù: "Ðức tin của anh đã chữa anh". Tức thì anh ta thấy được và đi theo Người."(Mc. 10, 52)

Anh Chị Em yêu quý,
Một người mù đến với Chúa Giêsu và ông có thể được nhìn thấy. Chúa Giêsu bảo ông ta: "Đức tin của anh đã chữa anh."

Đôi mắt thể lý của thân xác là để xem các vật thể hữu hình. Tuy nhiên, con mắt của đức tin là để học biết sự thật. Người mù gọi Giêsu là con vua Đa-vít hai lần để kiên trì với đức tin của mình rằng Chúa Giêsu là Đấng xức dầu như vua Đa-vít.

Sự thật có thể giúp anh ta thoát khỏi sự mù lòa vì cả tình trạng thể chất lẫn tinh thần. Ông đã đi theo Chúa Giêsu trên đường đi với Ngài. Chúa Giêsu nói ngài đến phục vụ chứ không để được phục vụ vì ngài yêu thương con người. Người mù theo Chúa Giêsu theo con đường của ngài là yêu thương và phục vụ. Con mắt của đức tin để nhận biết Chúa Giêsu là Đấng cứu thế có thể giúp cứu rỗi linh hồn ông bởi vì ông đã gặp gỡ và cùng bước đi theo ngài.

Bất cứ ai biết và tin vào Chúa Giêsu là Đấng cứu thế rồi bước đi theo ngài có thể vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.”(Ga 8, 12)

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Bạn và tôi đã thực sự gặp gỡ và tin theo Chúa Giêsu trên con đường của ngài giống như người mù chưa? Mục đích chính của chúng ta là gì nếu bước theo Chúa Giêsu?

Kính chúc bình an của Chúa Ki-tô!

Đom. Quang


Bible sharing - Sunday 10-28-18

Gospel MK 10, 46-52

Jesus told a blind man, "Go your way; your faith has saved you." Immediately he received his sight and followed him on the way."(Mk. 10, 52)

Beloved Brothers and Sisters,

A blind man came to Jesus and could see. Jesus told him, "your faith has saved you". The physical eyes of the body are to see the objects. However, the eye of faith is to learn the truth. A blind man called Jesus as the son of David two times to persist with his faith that Jesus was the anointing one as King David.

The truth could help him free from the blindness for both physical and spiritual status. He followed Jesus on the way with him. Jesus said he came to serve, not to be served because he loved the human. The blind man followed Jesus in the same way as to love and to serve. The eye of faith to acknowledge Jesus as a messiah could help to save his soul because he met and followed him.

Whoever knows and believes in Jesus as a savior then follows him can enter the Kingdom of God. Jesus said, " I am the light of the world. Whoever follows me will not walk in darkness, but will have the light of life.”(Jn. 8, 12)

Have you and I truly encountered and followed Jesus on his way yet like the blind man? What is our main purpose if we follow Jesus?

Peace of Christ!

Bro. Dominic Quang