Gặp Gỡ Chúa Kitô Trong Thánh Thần

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN -NIỀM VUI

Niềm vui trong Thánh Thần

   ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

Bài Tin Mừng hôm nay chứa chan niềm vui. Bà Elizabeth vui mừng vì được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm. Đức Maria vui mừng vì được Thiên Chúa đoái thương. Thánh Gioan Baotixita vui mừng vì được tha tội ngay từ khi còn trong lòng mẹ. Những niềm vui ấy hoà chung, biến buổi gặp gỡ thành một lễ hội vui mừng tạ ơn Thiên Chúa. Nguồn gốc của những niềm vui ấy là ơn Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần đã giúp chuẩn bị các tâm hồn đón nhận niềm vui ơn cứu chuộc. Ta thấy được ơn Chúa Thánh Thần qua những dấu hiệu sau đây.

Dấu hiệu thứ nhất: ơn khiêm nhường.

Tâm hồn có Chúa Thánh Thần sẽ trở nên khiêm nhường. Khiêm nhường vì biết thân phận mình hèn yếu, bé nhỏ, tội lỗi. Khiêm nhường vì biết tất cả những ơn nhận được không phải do công trạng của mình nhưng là do lòng thương xót của Chúa. Vì thế, khi nhận được tin làm mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã xưng mình là “nữ tỳ của Thiên Chúa”. Bà Elizabeth khiêm nhường tự hỏi: “Bởi đâu tôi được phúc đón tiếp Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm tôi”. Và Đức Maria đã trả lời bằng một bài ca khiêm nhường ngợi khen Thiên Chúa vì tình yêu thương đã đoái thương đến phận hèn nữ tỳ của Chúa.

Dấu hiệu thứ hai: ơn bác ái.

Thánh Thần là tình yêu. Đến đâu là đốt lên lửa bác ái ở đấy, Ngài đã rợp bóng trên Đức Maria và lập tức Đức Maria được tràn đầy lòng bác ái, đã nghĩ đến bà chị họ. Đức Maria không nghĩ phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và chuẩn bị cho bản thân trong thời kỳ sinh nở sắp tới, nhưng đã nghĩ phải ra đi giúp bà chị họ neo đơn, yếu mệt. Đây là một lòng bác ái mạnh mẽ, nên Đức Maria vội vã lên đường ngay, không chần chừ, không tính toán. Lòng bác ái không chỉ hướng về những người thân trong gia tộc mà còn mở rộng ra cho cả dân tộc, cả đồng loại. Nên trong bài Magnificat, Đức Maria đã nhớ đến công ơn tổ tiên và nhớ đến cả dân tộc.

Dấu hiệu thứ ba: ơn quên mình.

Được ơn Chúa Thánh Thần tác động, tâm hồn sẽ quên bản thân mình. Trước hết quên mình để hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Đức Maria đã hoàn toàn quên mình khi thưa với thiên thần: “Này tôi là nữ tỳ của Thiên Chúa, tôi xin vâng như lời thiên sứ truyền”. Không những quên mình cho thánh ý Chúa, Đức Maria còn quên mình vì tha nhân. Ngài quên mình cũng đang mang thai, cần được nghỉ ngơi, cần được chuẩn bị, chỉ nghĩ đến bà chị họ thai nghén ốm yếu, nên đã bỏ nhà ra đi thăm viếng. Ngài quên mình là khách mời trong tiệc cưới Cana, nên đã xuống bếp giúp đỡ việc bếp núc, và hoà vào cả nỗi lo của chủ nhà thiếu rượu. Ngài quên mình nên đã theo Đức Giêsu và can đảm đứng dưới chân thập giá, cùng chịu đau đớn nhục nhã với Con.

Dấu hiệu thứ tư: ơn phục vụ.

Lòng bác ái, sự khiêm nhường và sự quên mình được kết tinh ở cao điểm phục vụ. Tâm hồn được Chúa Thánh Thần tác động sẽ tìm phục vụ như tìm niềm vui, niềm hạnh phúc. Vì thế Đức Maria không quản thân phận là Mẹ Thiên Chúa đã đến phục vụ cho bà Elizabeth. Đức Maria cũng không nề hà mình đang thời kỳ thai nghén đã vui vẻ phục vụ người họ hàng cần sự giúp đỡ. Là Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria đã tự nguyện trở nên tôi tớ để phục vụ con người. Đó chính là kết tinh của ơn Chúa Thánh Thần.

Với tất cả những đặc điểm của ơn Chúa Thánh Thần, cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Elizabeth, cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và Thánh Gioan Baotixita còn trong bào thai đã trở thành cuộc gặp gỡ của niềm vui: niềm vui ơn cứu độ. Nhờ những chuẩn bị của Chúa Thánh Thần, hai người mẹ và hai bào thai đã họp thành cộng đoàn biết đón nhận và trao tặng ơn cứu độ. Đã tập họp thành Nước Thiên Chúa, đã là cộng đoàn đầu tiên đón nhận được ơn cứu độ, tiên báo cho Giáo Hội và Nước Thiên Chúa.

Chỉ còn vỏn vẹn mấy ngày nữa là đến lễ Giáng Sinh, ta hãy noi gương Đức Maria, nài xin Chúa Thánh Thần biến đổi tâm hồn ta nên xứng đáng đón nhận Chúa Cứu Thế. Ta hãy xin Đức Maria dạy ta biết sống theo ơn Chúa Thánh Thần trong khiêm nhường, bác ái, quên mình và phục vụ, để ta được niềm vui đón nhận ơn cứu độ.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Có những dấu chỉ nào cho thấy ơn Chúa Thánh Thần?

2. Nhờ đâu cuộc gặp gỡ giữa Đức Maria và bà Elizabeth tràn đầy niềm vui?

3. Những cuộc viếng thăm gặp gỡ của bạn có đem lại niềm vui cho người khác và cho chính bạn không?

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

GẶP GỠ CHÚA KITO TRONG THÁNH THẦN - LÒNG TÔI SAO VẪN CÒN BIÊN GIỚI

Lòng tôi sao vẫn còn biên giới?

         ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

Đầu Mùa Vọng 2018, tôi có một chuyến đi ra vùng núi rừng phía Bắc, dừng chân đôi chút ở các tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn. Chuyến đi thăm anh em và trở lại chốn xưa, nơi mà hơn 6 năm trước tôi đã có nhiều dịp đi lại, dừng chân, và chọn lựa những địa danh ghi trong danh mục dấn thân và phục vụ của mình với những gì mình có được, trong trách nhiệm của mình.

Biên giới đón tôi bằng bầu trời mù sương, cảnh lặng lẽ của núi rừng và cả cảnh lặng lẽ của con người, Thánh Lễ ba anh em Linh Mục chúng tôi dâng vào lúc 19g00 có số Giáo Dân tham dự gấp đôi Linh Mục, sáng hôm sau lễ dâng lúc 6g00 không một Giáo Dân nào tham dự. Anh em cho tôi biết Lễ Chúa Nhật trên dưới 100 người và dâng vào lúc 13g00 trưa, chỉ dâng vào giờ đó mới có Giáo Dân. Họ rời bản làng từ các ngóc ngách của núi rừng sáng sớm, có khi đêm hôm trước, kịp đến với bữa cơm trưa, dự Lễ và lãnh gạo hay quần áo rồi trở về bản làng. Đi thăm Giáo Dân, xe hai bánh chỉ di chuyển được một đoạn đường, còn lại là leo núi. Ngôi Nhà Thờ trung tâm lạnh lẽo cô độc, hai Giáo Điểm xa trung tâm gần trăm cây số, không có Nhà Thờ, muốn dâng lễ phải thuê nhà người ta!

Bắc Kạn xem ra “sầm uất” hơn, một ngôi Nhà Thờ nhỏ đang được xây dựng bên bờ sông Cầu, hơn 6 năm trước tôi đến thăm miếng đất này, miếng đất 400 mét vuông, đắp bồi bên bờ sông dựng lên một ngôi Nhà Nguyện nhỏ bằng gỗ, Đức Cha đến dâng Lễ, ngài gọi đó là ngôi Nhà Nguyện có lắp đặt máy lạnh đa chiều, bởi các tấm vách được ghép bằng nhiều miếng gỗ cong vênh tạm bợ, các khe hở khắp nơi, gió lạnh núi rừng lùa vào, đứng đâu cũng có gió. Chỉ ngôi Nhà Nguyện nhỏ đó thôi, nhờ ơn Chúa và nỗ lực loan báo Tin Mừng, một số anh chị em người H’Mông đã tin theo Đạo, anh em kể cho tôi nghe về thành quả đó với câu chuyện đầy kinh ngạc. “Họ bảo Đạo này là Đạo thật vì có Nhà Thờ! Thế là họ theo”. Vậy cố gắng để có một Nhà Thờ vững chãi hơn và lớn hơn một chút, anh em đã khởi công ngôi Nhà Thờ chênh vênh này ngay bên sườn dốc sông Cầu.

Tôi trở về thành phố Sàigòn ngay sau chuyến đi và thấy những nhộn nhịp nơi một thành phố đông dân, náo nhiệt. Buổi chiều tối đi giảng Mùa Vọng ở các Giáo xứ, thấy người ta đã giăng đèn kết hoa, lễ chiều tan về đi dưới những hàng đèn sáng rực đủ màu đủ kiểu, chẳng ai nghĩ là đất nước này đang đi vào thời kỳ khó khăn mọi mặt, việc tổ chức Lễ Giáng Sinh ở thành phố này cho chúng ta cái cảm giác về sự giàu có, tự do và thịnh vượng của xã hội lẫn tôn giáo. Nhưng những cảm nhận của tôi về chuyến đi vừa qua đã không bị che lấp vì những chuyện bên ngoài ấy.

Có một chút gì đó não nùng trong lòng khi chứng kiến các hình ảnh trái ngược nhau của một xã hội con người, một Giáo Hội con người! Chuyến bay nhanh chóng trong vòng vài tiếng đồng hồ càng làm cho nỗi lòng day dứt nhiều hơn. Có một biên giới trong lòng mình mà bên kia giải phân cách hai con người, hai nếp sống hai chọn lựa có vẻ không liên quan gì với nhau.

Được biết ở một Giáo Phận nọ trên đất nước này, vị Giám Mục Giáo Phận vừa trao đổi với các Dòng Tu trong Giáo Phận thực hiện một Lễ Giáng Sinh theo hướng truyền giáo, các Nhà Dòng mở cửa tổ chức lễ hội cho mọi người nhất là người ngoại giáo, ngài đề nghị có quà và có bữa cơm cho người nghèo. Bao giờ người Kitô hữu ở Sàigòn này quyết định mang lễ hội Giáng Sinh về những miền xa xăm cho người nghèo và người ngoại được hưởng.

 Có một lời trong Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng do Đức Giáo Tông Phanxicô gởi đến cho mọi người (số 2):

“Mối nguy lớn trên thế giới hôm nay, một thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ.

Khi mà đời sống nội tâm của chúng ta bị trói chặt trong những lợi ích và những mối quan tâm riêng của nó, thì không còn chỗ cho người khác, không còn chỗ cho người nghèo. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, niềm vui an bình của tình yêu của Người không còn được cảm thấy, và ước muốn làm điều thiện bị phai mờ. Đây chính là một mối nguy cho cả người tín hữu (…)

Đó không phải là ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, cũng không phải là đời sống trong Thần Khí bắt nguồn từ trái tim của Đức Kitô Phục Sinh.”

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 7.12.2018, theo Ephata 826
(Tựa đề lấy từ lời trong bài “Bên cầu biên giới” của Phạm Duy)

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN

ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 12-12-2018

 

 Kinh Lạy Cha - Bài 2: Lời nguyện cầu của con người

  

 

"'Kinh Lạy Cha' là kinh nguyện đi sâu vào thực tại cụ thể của con người"

 

 

"Cầu nguyện được bắt đầu bằng chính đời sống"

 

Pope Francis speaks at weekly General Audience

 

"Chúa Giêsu không muốn dập tắt những gì là con người nơi việc cầu nguyện;

Người không muốn làm cho nó bị tê liệt"

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Chúng ta tiếp tục buổi giáo lý về "Kinh Lạy Cha" vừa được bắt đầu tuần rồi. Chúa Giêsu đặt lên miệng lưỡi các môn đệ của Người một kinh nguyện ngắn gọn táo bạo được kết cấu bởi 7 vấn đề - một con số không phải là ngẫu nhiên tình cờ trong Thánh Kinh mà là ám chỉ tính cách viên trọn. Tôi nói rằng táo bạo, vì nếu Chúa Kitô không gợi ý, thì có lẽ chẳng có ai trong chúng ta - chẳng có thành phần thần học gia nổi nang nhất - dám cầu cùng Thiên Chúa như thế. Thật vậy, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Người tiến đến cùng Thiên Chúa mà tin tưởng tỏ bày một số điều nguyện cầu: trước hết là liên quan đến Ngài, sau đó đến chúng ta. Không có Lời Dẫn Nhập nơi "Kinh Lạy Cha". Chúa Giêsu không dạy các công thức để "làm cho mọi người mến" Chúa, trái lại, Người mời gọi cầu nguyện cùng Người để khỏi bị trở ngại bởi những gì là băn khoăn lo sợ. Người không bảo hãy thưa cùng Thiên Chúa là "Đấng Quyền Năng", là "Đấng Tối Cao", "Chúa rất xa cách chúng con; con là một kẻ khốn nạn". Không, Người không nói như vậy, mà chỉ là "Lạy Cha", hoàn toàn đơn sơ, như con cái hướng về cha của chúng. Chữ "Cha" này nói lên lòng tin tưởng cậy trông của con cái.

"Kinh Lạy Cha" là kinh nguyện đi sâu vào thực tại cụ thể của con người. Chẳng hạn chúng ta xin lương thực, lương thực hằng ngày của chúng ta, một nguyện cầu đơn sơ nhưng thiết yếu, một nguyện cầu cho thấy rằng đức tin không phải là một thứ "trưng bày", không dính dáng gì tới đời sống, một nguyện cầu vang lên khi tất cả mọi nhu cầu khác đã được mãn nguyện. Trái lại, cầu nguyện được bắt đầu bằng chính đời sống. Cầu nguyện - Chúa Giêsu dạy chúng ta - không bắt đầu nơi việc hiện hữu của con người sau khi no bụng, mà cầu nguyện ở ngay bất cứ chỗ nào có con người, có bất cứ ai đang đói khổ, đang khóc lóc, đang đối chọi, đang đau khổ và đang đặt vấn đề "tại sao". Ở một nghĩa nào đó, lời cầu nguyện tiên khởi của chúng ta là tiếng kêu được kèm theo hơi thở đầu tiên của chúng ta. Tiếng khóc chào đời của một đứa bé sơ sinh là những gì loan báo thân mệnh của cả đời sống chúng ta: cơn đói liên lỉ của chúng ta, nỗi khát liên lỉ của chúng ta và việc tìm cầu hạnh phúc liên lỉ của chúng ta.

Chúa Giêsu không muốn dập tắt những gì là con người nơi việc cầu nguyệnNgười không muốn làm cho nó bị tê liệt. Người không muốn chúng ta nản chí đặt vấn đề và yêu cầu, khi biết chịu đựng tất cả mọi sự. Trái lại, Người muốn hết mọi đau khổ, hết mọi lo âu vươn tới Trời và trở thành một cuộc đối thoại.

Có người đã từng nói rằng sống đức tin là thói quen kêu khóc.

Tất cả chúng ta cần phải như Batimê trong Phúc Âm (xem Marco 10:46-52) - đoạn Phúc Âm về Batimê, con của Timê - thuật lại người mù này ngồi ăn xin ở cổng thành Giêricô. Rất nhiều người tốt lành ở chung quanh anh ta truyền anh ta phải im tiếng. "Im đi! Chúa đang đi ngang qua. Im. Đừng có quấy rối. Sư phụ có nhiều điều cần phải làm; đừng làm phiền đến Người. Ngươi cứ kêu la điếc cả tai. Đừng có mà phiền nhiễu". Tuy nhiên, anh ta không nghe lời khuyên đó: bằng việc cương quyết thánh đức, anh ta hy vọng thân phận thảm thương của anh ta cuối cùng thế nào cũng giúp cho anh ta được gặp Chúa Giêsu. Nên anh ta càng la to hơn! Và có người nhã nhặn bảo anh ta rằng: "Đừng nhé. Người là Vị Sư Phụ đó, chúng tôi van xin anh! Anh tệ quá đi!" Anh ta đã kêu gào vì anh ta muốn thấy, anh ta muốn được chữa lành.

"Ngài Giêsu ơi, xin thương xót tôi!" (câu 47), Chúa Giêsu đã cho anh ta được nhìn thấy và nói với anh ta rằng: "đức tin của anh đã chữa anh" (câu 52), như thể cho thấy rằng điều quyết liệt cho việc chữa lành này là lời cầu nguyện, một lời thỉnh cầu tin tưởng vang lên, mãnh liệt hơn cả "cái cảm quan tốt lành" của rất là nhiều người muốn anh ta câm nín. Lời cầu nguyện chẳng những đi trước việc cứu độ mà con chất chứa việc cứu độ một cách nào đó, vì nó giải thoát con người khỏi nỗi thất vọng của những ai không tin rằng có rất nhiều trường hợp bất khả chịu đựng mà vẫn có lối thoát.

Như thế, các tín hữu chắc chắn cũng cảm thấy nhu cầu cần phải ca tụng Thiên Chúa. Các Phúc Âm trình thuật cho chúng ta thấy tiếng than vãn hân hoan bộc phát từ tâm can của Chúa Giêsu, tràn đầy những gì là tri ân ngưỡng mộ đối với Chúa Cha (xem Mathêu 11:25-27). Các Kitô hữu tiên khởi thậm chí còn cảm thấy cần phải thêm một lời tụng ca vào đoạn văn của "Kinh Lạy Cha" nữa: "Vì uy quyền và vinh hiển của Cha đến muôn đời" (Didache, 8,2).

Tuy nhiên, không ai trong chúng ta cần phải chấp nhận cái lý thuyết cho rằng lời nguyện kêu xin là một hình thức cho thấy đức tin yếu kém, trong khi đó lời nguyện chân thực nhất chỉ thuần là lời ca khen chúc tụng, lời cầu tìm kiếm Thiên Chúa mà không đặt nặng bất cứ lời cầu xin nào. Không, không đúng. Lời nguyện kêu xin là những gì chân thực, là những gì tự phát, là một tác động của niềm tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha, Đấng thiện hảo, Đấng Quyền Năng. Nó là một tác động của đức tin trong tôi, một kẻ nhỏ bé, một tội nhân, thiếu thốn. Thế nên, một lời nguyện kêu xin một điều gì đó thì rất cao quí. Thiên Chúa là Cha, Đấng vô cùng thương cảm chúng ta và muốn con cái của Ngài nói với Ngài một cách dạn dĩ, trực tiếp, bằng cách gọi Ngài là "Cha", hay, trong những lúc khó khăn, thân thưa rằng: "Nhưng Lạy Chúa, Chúa đã thực hiện cho con những gì đây?" Bởi vậy, chúng ta có thể nói với Ngài hết mọi sự, bao gồm cả những điều méo mó và khó hiểu xẩy ra trong đời sống của chúng ta. Ngài đã hứa với chúng ta rằng Ngài sẽ ở với chúng ta luôn mãi, cho đến ngày cuối cùng chúng ta sống trên trái đất này. Chúng ta hãy cầu Kinh Lạy Cha, bắt đầu một cách đơn giản như thế này: "Lạy Cha" hay "Cha ơi". Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta rất nhiều. 

https://zenit.org/articles/general-audience-full-text-a-prayer-that-asks-with-trust/

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ-TUẦN CHÍN NGÀY

Tuần Cửu Nhật Mừng Lễ Giáng Sinh (15/12 – 24/12)

                ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

MỤC LỤC

Luisa Piccarreta, Nên Thánh Trên Giường – Trang 1

Ngày Thứ Nhất – Trang 2

Ngày Thứ Hai – Trang 3

Ngày Thứ Ba – Trang 4

Ngày Thứ Tư – Trang 5

Ngày Thứ Năm – Trang 6

Ngày Thứ Sáu – Trang 7

Ngày Thứ Bảy – Trang 8

Ngày Thứ Tám – Trang 9

Ngày Thứ Chín – Trang 10

– o O o –

LUISA PICCARRETA, NÊN THÁNH TRÊN GIƯỜNG

Bộ Phong Thánh đang cứu xét hồ sơ xin phong chân phước cho một vị Nữ Tôi Tớ Chúa thuộc tổng Giáo phận Trani, tỉnh Bari, nam Italia, là chị Luisa Piccarreta, qua đời năm 1947, hưởng thọ 82 tuổị Suốt 70 năm trời, chị Luisa nằm liệt giường, nhưng luôn sống theo Thánh Ý Chúa và vẫn có thể làm nghề thêu thùa để tự lực mưu sinh, và nuôi nấng em gái cũng như những người trợ giúp. Trong 70 năm, cứ mỗi sáng, thân thể của Luisa cứng đơ như xác chết, và cần có một linh mục làm dấu Thánh Giá chúc lành để trở lại trạng thái bình thường.

Chị Luisa chỉ học lớp một, bậc tiểu học, sống bằng nghề thêu gối nệm, hầu như cả đời phải nằm trên giường, nhưng đã được ơn thần bí, kết hiệp với Chúa, và theo lệnh cha giải tội, chị đã viết nhật ký gồm 36 cuốn dầy, ghi lại những gì Chúa mạc khải cho chị.  Tuy nhiên, khi bị Bộ Thánh Vụ lên án và liệt kê các tác phẩm đó vào danh mục các sách cấm (Index), chị mau mắn hoàn toàn vâng phục.

THÂN THẾ

Luisa Piccarreta sinh ngày 23-4-1865, là người thứ tư trong một gia đình có 5 người con gái, và thân phụ Nicola làm tá điền trong một nông trại lớn của gia đình Mastrorilli. Tại đó, Luisa đã trải qua những năm tháng dài của thời thơ ấu và niên thiếụ Trước xóm nhà ấy ngày nay vẫn còn một cây dâu tằm to lớn, với một hốc lớn trong thân cây, trong đó cô bé Luisa thường ẩn nấp để cầu nguyện, xa tránh những cặp mắt tò mò.   Chính tại nơi cô tịch ấy, Luisa đã khởi sự cuộc phiêu lưu thần linh, hướng dẫn chị trên những nẻo đường đau khổ và thánh thiện.

Năm lên 9 tuổi, Luisa được rước Chúa Giêsu Thánh Thể lần đầu và chịu phép Thêm Sức, và từ lúc đó, Luisa thường cầu nguyện lâu giờ trước Mình Thánh Chúa.  Năm 11 tuổi, Luisa muốn ghi tên gia nhập Hội Con Ðức Mẹ – rất thịnh hành bấy giờ – thuộc giáo xứ thánh Giusẹ Năm 18 tuổi, Luisa gia nhập dòng Ba Ða Minh với tên dòng là Mađalena.  Chị là một trong những người đầu tiên ghi tên gia nhập Dòng Ba do cha sở cổ võ. Lòng sùng kính của Luisa đối với Mẹ Thiên Chúa biến thành một linh đạo sâu xa, báo trước điều mà một ngày kia chị sẽ viết về Ðức Mẹ.

Tiếng Chúa Giêsu dẫn đưa Luisa tới chỗ từ bỏ chính mình khỏi mọi sự và mọi người. Khoảng năm 18 tuổi, từ bao lơn nhà, ở đường Nazario Sauro, Luisa được thị kiến Chúa Giêsu đang vất vả dưới sức nặng của thánh giá, Ngài hướng nhìn về Luisa và thốt lên những lời này: “Hỡi linh hồn, hãy giúp Cha!”. Từ lúc đó, trong tâm hồn Luisa bừng cháy lòng khao khát khôn lường, mong được chịu đau khổ vì Chúa Giêsu và vì phần rỗi các linh hồn.  Và thế là những đau khổ thể lý khởi sự, thêm vào những đau khổ tinh thần, đi tới mức độ anh hùng.

Gia đình tưởng những hiện tượng ấy là bệnh tật nên đã đưa Luisa đi các bác sĩ khám bệnh. Nhưng tất cả các bác sĩ đó đều ngỡ ngàng trước một trường hợp bệnh lý duy nhất và lạ lùng như thể Luisa bị cứng đơ như xác chết, – cho dù chị có những dấu hiệu còn sống – và không có phương pháp trị liệu nào có thể giải thoát chị khỏi cực hình khôn tả ấỵ   Khi tất cả mọi phương thế y khoa đều được sử dụng mà không kết quả, người ta tìm đến với các linh mục như hy vọng cuối cùng.   Một linh mục dòng thánh Augustino, cha Cosma Loiodice, được mời tới bên giường bệnh nhân; trước sự ngỡ ngàng của mọi người hiện diện, cha chỉ cần làm dấu Thánh Giá trên thân thể chị, thế là chị hồi phục tức khắc các cơ năng bình thường.   Khi cha Loiodice trở về tu viện, một vài linh mục triều khác được mời tới, các vị cũng làm dấu Thánh Giá, và Luisa trở lại bình thường.

Trong thời kỳ đầu tiên, những hiểu lầm và đau khổ tủi nhục nhất, Luisa phải chịu do các linh mục, các vị coi chị là một thiếu nữ kênh kiệu, điên khùng, một người muốn lôi kéo người khác chú ý tới mình. Có lần các linh mục để Luisa ở trong tình trạng cứng đơ như xác chết hơn 20 ngàỵ   Luisa chấp nhận vai trò nạn nhân, và đi tới độ sống trong một tình trạng rất đặc biệt: mỗi sáng chị bị cứng đơ, bất động, nằm co trên giường, không ai có thể duỗi chị ra, hoặc nâng đôi cánh tay, hay cử động đầu hoặc chân của chi. Luisa cần sự hiện diện của vị linh mục làm dấu Thánh Giá chúc lành cho chị, hủy bỏ trạng thái cứng đơ như xác chết, và làm cho chị trở lại công việc bình thường là làm nệm gối.

Vị TGM bấy giờ là Ðức Cha Giuseppe Bianchi Dottula hay biết được những gì xảy ra tại Corato, và sau khi nghe ý kiến của một số linh mục, ngài muốn đích thân đảm trách vụ này, và sau khi suy nghĩ chín chắn, ngài bổ nhiệm một vị giải tội riêng là cha Michele De Benedictis, một linh mục nổi bật, và Luisa cởi mở tâm hồn chị cho ngài. Cha Michele, vốn là một linh mục khôn ngoan, có đời sống thánh thiện. Ngài đặt giới hạn cho những đau khổ của Luisa và chị không được làm gì mà không có sự ưng thuận của cha. Chính cha đã truyền cho Luisa phải dùng bữa mỗi ngày ít là một lần, cho dù ngay sau đó chị ói mửa ra hết những gì đã ăn. Luisa chỉ sống bằng Thánh Ý Chúa. Dưới sự hướng dẫn của cha Michele, Luisa đã được phép tiếp tục nằm giường như lễ vật đền tội. Bấy giờ là năm 1888. Luisa như bị đóng đinh vào giường đau đớn, luôn ngồi như thế trong 59 năm trời nữa, cho tới khi qua đời.

Năm 1898, Ðức tân TGM Tommaso De Stefano bổ nhiệm một linh mục giải tội mới, cha Gennaro Di Gennaro, cha chu toàn nhiệm vụ này trong 24 năm trời. Vị giải tội mới, trực giác được những kỳ công Chúa làm nơi linh hồn Luisa, nên đã quyết liệt truyền lệnh cho chị phải viết lại tất cả những gì là Ơn Chúa hoạt động nơi chi.  Mặc dù vị Nữ Tôi Tớ Chúa trình bày hết mọi lý lẽ, nhưng chị vẫn không khỏi vâng lời cha giải tội: kể cả lý do chị chỉ được chuẩn bị rất ít về chữ nghĩa cũng không làm cho chị khỏi phải vâng lờị Cha Gennaro Di Gennaro tỏ ra lạnh lùng và cương quyết, mặc dù biết rằng Luisa chỉ học năm đầu của bậc tiểu học. Thế là từ ngày 28-2-1889, Luisa bắt đầu viết nhật ký, tổng cộng là 36 cuốn dầy! Chương cuối cùng được viết xong vào ngày 28 tháng 12 năm 1939, ngày mà chị nhận được lệnh không viết nữa.

Năm 1938, một trận phong vũ vùi dập Luisa Piccarreta: chị bị Tòa Thánh công khai phủ nhận và các sách của chị bị liệt kê vào danh mục các sách cấm. Khi bản án của Bộ Thánh Vụ được công bố, chị tuân phục ngay giáo quyền.

Từ Roma, một linh mục được giáo quyền gửi tới, yêu cầu chị Luisa nộp tất cả các thủ bản của chị, chị bình thản và mau mắn giao nộp. Thế là tất cả các tác phẩm của chị được giữ kín trong văn khố mật của Bộ Thánh Vụ.

Ngày 7 tháng 10 năm 1938, do lệnh trên, chị Luisa phải rời bỏ tu viện và tìm một nơi ở mới. Chị trải qua 9 năm cuối đời trong một căn nhà ở đường Mađalena, nơi mà những người già ở Corato biết rõ và cũng từ nơi đó họ thấy linh cữu của chị đưa ra khỏi nhà ngày 8 tháng 3 năm 1947.

Cuộc sống của chị Luisa rất khiêm hạ; chị chỉ sở hữu vài của cải hoặc không có gì cả. Chị sống trong một căn nhà thuê, được em gái Angelina và một vài phụ nữ đạo đức trợ giúp ân cần. Tài sản chị có không đủ để trả tiền thuê nhà. Ðể sinh sống, chị chăm chỉ làm nghề thêu thùa, đủ để nuôi sống bản thân và em gái, vì chị không cần áo hoặc giày cho mình. Lương thực của chị chỉ có vài gram thịt, do người phụ tá là Rosaria Bucci mang lại cho chi. Luisa không mua sắm gì, và cũng chẳng ước muốn gì. Chị thường bị ói ra ngay sau khi nuốt xuống. Diện mạo chị không phải là khuôn mặt của người sắp chết, nhưng cũng không phải là người hoàn toàn khỏe mạnh. Dầu vậy, không bao giờ chị ngồi không, năng lực của chị được sử dụng để chịu đau khổ hằng ngày hoặc để làm việc, và cuộc sống của chị, đối với những ai biết rõ chị, thực là một phép lạ liên tục.

Chị Luisa có lòng từ bỏ lạ lùng đối với những gì không do công việc hằng ngày của chị mà ra! Chị cương quyết từ chối tiền bạc và quà tặng cho chị dưới bất kỳ danh nghĩa nào. Không bao giờ chị chấp nhận tiền bạc do việc xuất bản các sách của chị. Chị quyết liệt từ khước và gửi trả lại tiền bạc mà những ngừơi đạo đức thỉnh thoảng gởi cho chị.

Nhà ở của chị Luisa giống như một đan viện, không có người tò mò nào bén mạng tới.   Chị luôn có vài phụ nữ ở cạnh, họ sống theo cùng một linh đạo, và cũng có một số thiếu nữ đến nhà chị để học thêu thùa nệm gối.   Từ “nhà tiệc ly” ấy đã phát sinh nhiều ơn gọi tu trì.   Nhưng công việc huấn luyện của chị không chỉ dừng lại nơi các thiếu nữ mà thôi, nhiều thanh niên khác cũng được chị gởi tới các dòng nam hoặc vào chủng viện để tiến lên chức linh mục.

Chị Luisa qua đời ngày 4 tháng 3 năm 1947, thọ 81 tuổi sau 15 ngày chịu bệnh sưng phổi nặng. Ðó là bệnh duy nhất được xác nhận trong cuộc đời chị.

Vừa khi nghe tin chị Luisa qua đời, toàn dân đổ dồn về nhà chị như dòng nước lũ, và các nhân viên công lực phải can thiệp để giữ trật tự cho đám đông, ngày đêm kéo tới xem chị Luisa, một phụ nữ mà họ rất quí mến. Có tiếng reo lên: “Bà Thánh Luisa đã qua đời!”.  Ðể giữ trật tự cho đám đông đến viếng chị, với sự đồng ý của chính quyền dân sự và vị đặc trách về y tế, thi hài chị Luisa được quàn trong vòng 4 ngày, mà không có dấu hiệu gì hư hỏng.  Chị Luisa như thể không chết, chị ngồi trên giường, mặc áo trắng, như thể chị ngủ, vì như đã nói, thân thể chị không bị cứng đơ như xác chết.

Thực vậy, người ta có thể cử động đầu của chị theo mọi chiều hướng, nâng đôi cánh tay, gấp bàn tay và mọi ngón tay; người ta cũng có thể vạch mi mắt và quan sát đôi mắt sáng suốt không chút vẩn đục của chị.  Tất cả đều coi chị như còn sống, và đang chìm đắm trong giấc ngủ say. Một hội đồng bác sĩ được triệu tập, và sau khi khám nghiệm kỹ lưỡng thi hài, họ tuyên bố rằng chị Luisa đã chết thật và vì thế, phải nghĩ rằng đó là một cái chết thực sự chứ không phải cái chết bề ngoài như mọi người tưởng.

Vào ngày lễ Chúa Kitô Vua, 20-11-1994, tại nhà thờ chính ở Corato, thuộc tổng giáo phận Trani, tỉnh Bari, nam Italia, trước sự hiện diện của rất đông dân chúng địa phương và từ nơi khác kéo tới, Ðức Cha Carmelo Cassati, TGM sở tại, đã chính thức mở án phong chân phước cho Nữ Tôi Tớ Chúa Luisa Piccarreta.

 

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

GẶP GỠ ĐỨC KITO TRONG THÁNH THẦN- KINH LẠY CHA

 

KINH LẠY CHA (Mt 6,7-15)

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng,

Nước Cha trị đến,Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như Trên Trời.

Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Nhưngcứuchúng con chokhỏisựdữ. Amen.

ĐâylàlờikinhChúaGiêsuKitôdạycác tông đồ cầu nguyện và truyền thừa cho chúng ta, và cho đến muôn thuở, muônđời.NgàilàgươngmẫuvàlàThầydạychúng ta cầunguyện.KhôngmộtKitôhữunàolàkhôngthuộcnằmlònglờikinhnày.

Theo truyền thống văn hóa Công Giáo Việt Nam, các gia đình công giáo đều được cha mẹ hay ông bà dạy đọc kinh này khi các em biết nói. Cũng thế, các cháu nội của chúng tôi thuộc lòng kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh. Nghe các cháu đọc kinh với giọng trẻ thơ ngọng nghịu rất là dễ thương và cảm động. Tạ ơn Chúa.

Tôi, một tân tòng, khi nhận phép Rửa để trở nên một Kitô hữu, con Chúa Ba Ngôi, hiệp thông với cộng đoàn trong một lòng tin vào Chúa Kitô, cùng với cộng đoàn dân Chúa xướng Kinh Lạy Cha, thực sự lúc bấy giờ tôi chẳng hiểu gì mấy lời kinh này. Chỉ biết mình rất cảm động sung sướng được cộng đoàn dân Chúa đón nhận,qua người mẹ đỡ đầu rất đạo đức trong cộng đoàn. Khi lên rước Thánh Thể Chúa, con tim tôi thổn thức khá lâu, biểu lộ ra trong giòng nước mắt.

Nhưng rồi theo thời gian cái rung động đó mất dần vì cuộc sống đời thường với công ăn việc làm, cơm áo gạo tiền, sinh con, nuôi con, dạy con đã chiếm hết cả thời giờ. Tôi thực sự chỉ sống với Chúa ngày Chúa Nhật đến dự Thánh Lễ mà thôi.

Tuy nhiên, mỗi cháu nhỏ nào ra đời, khi biết nói, tôi cũng biết dạy cháu đọc ba kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh. Đọc thuộc lòng mà cả mẹ và các con chả hiểu gì. Cứ đọc thuộc lòng là thấy vui và đủ rồi. (mà không biết đủ cho Chúa hay cho mình? Chắc là cả hai nên yên tâm lắm lắm).

Từ khi tôi được Chúa Thánh Thần chạm đến trái tim thì khối óc mới biết suy nghĩ và học hỏi Lời Chúa nên bây giờ mỗi kinh, mỗi việc làm đều biết cậy nhờ ơn Chúa.

Hôm nay, đọc lời Kinh Lạy Cha, chúng tôi xin ghi ơn Chúa vì „muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương“, biết ơn Giáo Hội cùng các vị mục tử và tất cả cộng đoàn dân Chúa trên toàn cầu.

Ngày nay khi đọc “Lạy Cha chúng con ở Trên Trời” thì mới hiểu ra, mình là con của Cha Trên Trời. Mình không ích kỷ, không cô đơn vì Cha Mình đông đàn con cái. Mình được làm anh chị em với Thầy Giêsu. Cha là Cha Chung của cả và nhân loại, để mình cầu nguyện cho nhau, cùng nhau thăng tiến trên con đường sống thánh thiện hơn, nên công chínhhơn trong tình yêu của Cha Trên Trời, để thế gian trở nên nhân ái an hòa hơn.

Thỉnh thoảng giáo xứ chúng tôi có Thánh Lễ chung với nhà thờ Tin Lành (hệ phái Luther) chúng tôi cùng nắm taynhau đọc lên lời kinh chung, Kinh Lạy Cha thật thân thiết và càm động. Tôi có cảm tưởng Cha Trên Trời nhìn chúng tôi hài lòng mỉm cười.

ChaỞ Trên Trờikhông có nghĩa là Cha ở một vị trí nào cả. Cha là Đấng Hiện Hữu, là Chính Đấng Tự Có, là Thiên Đàng, là ở khắp mọi nơi với uy quyền của Cha vượt lên trên tất cả mọi tạo vật.Cha là Thiên Chúa Ba Ngôi,hiệp nhất là Một, Cha Ở Trên Trời cũng có nghĩa là ở trong mình, ở với mình, đó chính là một mầu nhiệm. „Các con không biết rằng, các con là đền thờ của Chúa Thánh Thần sao!“.

Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến:Đây là ước muốn của Chúa Giêsu, người Thầy của chúng ta, người bạn của chúng ta, người anh em của chúng ta, Ngài cầu nguyện với chúng ta và đòi hỏi tất cả chúng ta cùng với Ngài rao truyền Tin Mừng Ơn Cứu Độ, đó là mộtsự hãnh diện, một sứ mệnh mà không một Kitô hữu nào được miễn trừ khi đã trưởng thành.

Chúa Giêsu đã vâng lời chịu chết trên thập giá như một tên nô lệ, đã sống lại sau ba ngày chôn trong mộ đá, và đã về Trời, nhưngnhờ Thần Khí của Chúa Cha:„… Còn Thầy, Thầy vẫn ở với các con mọi ngày cho đến tận thế“. Chúng ta thi hành trách nhiệm và sứ mệnh mở mang Nước Cha cùng với Thầy Giêsu, để đem sự bình an, hoan lạc và công chính cho nhân loại, làm cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến. „Vì Nước Thiên Chúa….. là  sự công chính, bình an, hoan lạc trong Thánh Thần.“ (x. Rm 14,17).

Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như Trên Trời:Ý của Chúa Cha chính là, muôn sự tại Thiên, thành sự tại nhân. Chúa Giêsu là Người Thầy, Người Bạn của chúng ta ước mong chúng ta góp phần làm cho Ý Cha được thể hiện, làm Vinh Danh Cha dưới thế gian cũng như ở Trên Trời.

Làm vinh danh Chúa Cha, chúng ta phải mở lòng cho Thần Khí Chúa cầu nguyện hằng ngày, đểsống chân thật, sống với tinh thần khó nghèo, hiền lành, khiêm nhường, bác ái, vui vẻ và yêu thương mọi người, can đảm rao truyền Lời Chúa.Lời Ngài được bốn Thánh Sử linh ứng, đã ghi lại trong Thánh Kinh Tân Ước và các lời khuyên dạy của các Thánh Tông Đồ.

Chúa Cha hạnh phúc dường bao khi nhìn đàn con biết sống chứng nhân cho Cha, theo gương sống khiêm nhường, yêu thương, tha thứ của Thầy Giêsu, để chờ đón Thầy trở lại trong vinh quang. „Ngài sẽ trở lại trong vinh quangchúng ta trông chờ ngày hồng phúc, là ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta xuất hiện trong vinh quang.“(x.Tt 2,13).

Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày dùng đủ. Mình có thật chỉ xin dùng đủ lương thực hằng ngày không? Lương thực dùng đủ không chỉ có cơm ăn áo mặc, mà còn có tất cả những thức cần dùng cho cuộc sống của con người. Nhưng không phải là tiêu chuẩn để mình tích trữ thu vén mọi thứ cho hơn người, và giữ khư khư, không chia sẽ?

Ngoài lương thực vật chất, chúng ta rất cần lương thực siêu nhiên, mà Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta cầu xin hằng ngày, hôm nay. Lương thực siêu nhiên là chính Chúa Giêsu Kitô, Người đang được hiến tế hằng ngày qua lời truyền phép của linh mục khi dâng bánh và rượu trên Bàn Thờ, là dâng chính Chúa Giêsu Kitô, khi ngài đọc lời chúc tụng, vinh danh Chúa Cha. Chính Chúa Giêsu Thánh Thể đã hiện diện trong chiếc bánh không men nhỏ bé, Bánh ban Sự Sống đời đời. „Thánh Thể chính là Chúa Giêsu, là tất cả Chúa Giêsu!... Trong Thánh Thể, Chúa ngự đó trọn vẹn, hoàn toàn sống động, là Giêsu Chí Ái của con, cũng y hệt như khi xưa Chúa sống lại tại nhà của Thánh Gia ở Nazareth… Như khi xưa ở giữa các tông đồ vậy. Cũng thế, Chúa đang ở đây, lạy Chúa Chí Ái và Tất Cả của con!“ (Lời Anh Charles (1897) (MSE, 174).

 Giờ này, lúc này là lúc Chúa Cha mở lòng thương xót cho cả và nhân loại. Chúng tahãy tha thiết cầu xinChúa Cha nhận Mình Máu, Linh Hồn và Thần Tính của Chúa Giêsu Kitô đang được hiến tế trên bàn thờ, lễ vật được dâng trong giờ này hợp cùng lễ vật được dâng trên toàn thế giới để cầu xin cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha Trị Đến.

Lời cầu nguyện này nhắc nhở tôi hằng ngày, đừng quên Chúa Giêsu Kitô ở với mình, ở trong mình,Thần Khí Ngài nhắc nhở và thức tỉnh những khi mình không ý thức trong ý nghĩ, lời nói, việc làm, để sống xứng đáng bổn phận làm con, đáp trả tình yêu vô biên của Cha, mặc dầu mình vẫn còn mỏng dòn yếu đuối, nhưng mình cố gắng bao nhiêu có thể với giới hạn của mình.

Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Đây là một sự đòi hỏi mà Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hành trong đời sống hằng ngày. Chúng ta có thực hành được hay không, là do sự chọn lựa của chính mình, luôn luôn tùy thuộc vào sự tự do và tình yêu Chúa, cùng mở lòng cho Chúa Thánh Thần hoạt động trợ giúp.

Điều kiện chính yếu để tha thứ cho người xúc phạm mình, là mình thực lòng muốn và nhận ra, chắc chắn mình là người có phần lỗi trong đó. Tha thứ cho họ cũng là tha thứ cho chính mình, và đẹp lòng Chúa. Chính ta phải là người đi bướctrước, tha thứ cho người xúc phạm ta, thì Cha Trên Trời mới tha thứ cho mình, tha hết, tha mãi mãi.„không phải tha bảy lần mà tha bảy mươi lần bẩy“. (Mt 18,22).

Nhờ ơn Chúa, trải qua hành trình dự nhiềukhóa tĩnh tâm hằng năm, học tập sống đức tin hằng ngày, gắn bó được với Chúa nên Thần Khí Ngài đã giúp tôi biết tha thứ cho người xúc phạm rất đau đớn đến mình.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Thời nào sự dữ cũng đầy rẫy và tinh vi, chước cám dỗ nào cũng hấp dẫn và ngọt ngào. Không có ơn Chúa chúng ta sa phạm ngay vì cái đam mê của tính xác thịt nó điều khiển sự thèm muốn của mình.

Chúa Giêsu đã luôn bảo vệ chúng ta „…xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần“ (x. Ga 17,15b) song chúng ta cần mở lòng cho Thần Khí của Cha trợ giúp để ta tránh sa chước cám dỗ và được gìn giữ cho khỏi sự dữ.Vậy chúng ta phảilàm gì để đáp lời cầu xin của Chúa Giêsu biết gìn giữ tâm hồn mình đủ để rồi cứ vấp ngã, phạm tội hoài hoài… Nhờ những tội lỗi mình phạm cho chúng ta thấy rõ mình để chúng ta trưởng thành và tiến bộ trên đường nhân đức. Một đức hạnh chín chắn phải là một đức hạnh được trải qua thử thách.

Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo Thần Khí, và như vậy anh em sẽ không còn đam mê của tính xác thịt nữa.“ (Gl 5,16). Là Kitô hữu chúng ta phải sống theo Thần Khí là sống đời sống nội tâm mạnh mẽ, để Ngài soi sáng phân định sự việc, thế nào là xấu, là tốt. Thế nào là sự lành, sự dự… xấu nhiều, xấu ít, tốt nhiều, tối ít, tốt nhất để mình có thể đi đến quyết định xác đáng và đúng đắn theo ý Chúa.

Elisabeth Nguyễn

 ------------------------------