NGỪƠI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH

NHÂN  QUẢ  NGHIỆP  BÁO  VÀ  NGƯỜI  CÔNG  GIÁO

          Qua các phương tiện truyền thông rộng rãi và mau chóng cho mọi  tầng lớp xã hội. Người Công giáo đã nghe hoặc chứng kiến qua hình ảnh những vụ việc  hết sức đau lòng chẳng hạn có linh mục đã đuổi đánh giám mục bản quyền  trong một  cuộc họp. Giáo dân biểu tình căng biểu ngữ  trước sân nhà thờ chính tòa ngay trong Thánh Lễ Chúa Nhật để đòi phong chức Linh Mục cho phụ nữ và sắp tới đây, giáo hội Đức sẽ đồng loạt tổ chức lễ kết hôn  và chúc phúc cho hàng trăm cặp đồng tính v.v…

          Cùng với những hiện tượng được cho là …đại nghịch bất đạo ấy còn có  những phong trào ly khai, bỏ đạo hàng loạt tại các nước Âu Châu !!! Trước hiện tượng có thể nói là phong ba bão táp cho Giáo Hội như thế, nhiều người không khỏi sợ hãi đưa đến lung lay niềm tin giống như các tông đồ khi xưa: “ Chúa  ôi, xin cứu chúng con kẻo chết mất” ( Mt 8, 25 ).

          Có đức tin chân thật thì không bao giờ sợ hãi bởi vì lòng tin đây chính là tin vào Chúa Giê Su, Đấng là ánh sáng soi cho trần gian: “ Ta là sự sang đến thế gian hầu hễ ai tin Ta thì chẳng cứ ở trong tối tăm” ( Ga 12, 46 ).

          Chúa đòi hỏi chúng ta phải tin vào Ngài nhưng tin vào Chúa là một việc  còn về phần  mỗi người trong chúng ta có sống với  đức tin ấy không đó mới là điều hệ trọng. Thánh Giacobe nói: “ Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin. Song không có việc làm  thì có ơn ích chi chăng ? Đức tin đó há có cứu được chăng ? Ví thử có anh em hoặc chị em nào trần truồng và thiếu ăn uống hàng ngày mà có kẻ trong anh em lại nói với họ: Hãy đi bình an, hãy ấm và no nhưng không cho họ đồ cần dùng về thân thể thì co ích chi không ? Đức tin cũng vậy, nếu nó không có việc làm thì tự nó sẽ chết” ( Gc 2, 14 -17 ).

          Đức tin và việc làm luôn phải gắn bó với nhau lý do là vì  chính việc làm bởi đức tin đó sẽ tạo cho ta một cái Nghiệp Lành tối thượng. Con người do Nghiệp mà sinh ra và rồi sẽ mang  Nghiệp mà chết đi.  Nguyên lý này thật quan trọng, tuy nhiên với tuyệt đại người  Công Giáo  nói riêng và những người nhìn nhận có một Đấng Tạo Hóa  sinh thành vũ trụ vạn vật nói  chung lại rất khó để mà chấp nhận.

          Tin có Đấng Tạo Hóa là niềm tin rất dễ được chấp nhận ngay cả trong tôn giáo  lẫn  triết học. Sở dĩ như thế  là bởi con ngưởi luôn cần có một đối

tượng…ngoại lai  nào đó để cầu khẩn, vái van. Đang khi đó xét ra không có đối tượng nào khác cao trọng  bằng Đấng tạo Hóa. Chính Chúa Giê Su  khi dạy cách cầu nguyện, Ngài cũng gọi đó là Đấng Cha…trên trời: “ Lạy Cha chúng tôi ở trên trời” ( Mt 6, 9 ).

          Khi Chúa Giê Su đề cập đến một Đấng Cha…trên trời thì chúng ta cần phải hiểu Đấng Cha ấy chỉ là một thứ…tùy thuyết dành cho quần chúng chưa được giáo hóa, còn với các Tông Đồ  thì Ngài mạc khải về Đấng Cha nội tại: “ Ngoài Cha không ai biêt Con. Ngoài Con và những ai Con muốn mạc khải cũng không ai biết Cha” ( lc 10, 22 ).

          Đức Ki Tô mạc khải về Đấng Cha…nội tại nhưng với thần học do ảnh hưởng của triết Hy lạp nên Đấng ấy  đã trở thành một thứ Đệ Nhất Nguyên Nhân, Đệ Nhât Động Cơ chẳng có quan hệ gì đến đời sống tâm linh của các tín hữu.

          Tôn giáo hoàn toàn khác với triết học ở chỗ, một đàng  thuộc lãnh vực suy tư, một đàng thuộc lãnh vực đức tin. Khi nói đến đức tin có nghĩa nó là của mỗi người. Không ai có thể…tin thay cho ai được. nếu không ai có thể ..tin thay cho ai  thì việc sống đạo cũng thế. Làm sao có thể…sống đạo thay cho người khác  ?

          Thế nhưng trong thực tế  lại hoàn toàn khác, việc sống đạo của giáo dân  hầu như  đã bị…khoán cho các Linh Mục coi xứ. về phần giáo dân  thì cái việc…khoán ấy  chắc hẳn là…tự nguyện chẳng có ý kiến gì nhưng về phần giáo phẩm thì cũng muốn như thế để cho được…bảo đảm cũng như có phần an tâm. Tuy nhiên điều ấy lại…lợi bất cập hại bởi chính là do cái não trạng  ỷ lại ấy mà người ta đâm ra  vô trách nhiệm, hàng dưới thì ỷ lại vào hàng trên còn hàng trên thì…trông chờ vào hàng trên nữa để rồi không ai có trách nhiệm gì  về phần rỗi của chính mình.

          Dù là sống đời sống xã hội hay tâm linh, mỗi người cần có trách nhiệm  về cuộc đời mình: Giàu hay nghèo, hạnh phúc hay khổ đau , tất cả đều do ở nơi mình gọi là Nghiệp. Thi hào  Nguyễn Du nói: “ Đã mang lấy nghiệp vào thân. Cũng đừng trách lẫn, trời gần trời xa”

          Nghiệp trong lãnh vực tâm linh gọi là  Nghiệp Báo bởi đây  chính là Định Luật Nhân Quả  luôn diễn tiến luôn luôn  như vậy. Đức Ki Tô nói: “ Không có cây tốt lại sanh trái xấu, cũng không có cây xấu lại sinh trái tốt. Vì cứ xem trái thì biết cây. Người ta không thể hái trái vả nơi lùm gai cũng không hái trái nho nơi

bụi rậm.  Người thiện do lòng chứa thiện mà phát ra điều thiện. Kẻ ác do lòng chứa ác mà phát ra điều ác. Vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” ( Lc 6, 42 -45 ).

          Chữ “Chứa” ở đây ám chỉ cho việc tích chứa, huân tập  với sự chủ động ( Tác Ý ) lâu ngày chầy tháng sẽ tạo thành một cái Nghiệp. Người có Nghiệp thiện lành là do  đã chất chứa, huân tập những việc thiện như làm phúc bố thí, cầu nguyện, ăn chay, làm việc Tông Đồ bác ái…Có nghiệp lành  tất sẽ được hưởng quả lành và quả lành ấy có thể diễn ra ngay trong đời này hoặc trong đời sau trên Thiên Đàng.

          Có tin Lẽ Nhân Quả như thế, con người mới sẵn lòng làm việc lành cùng với những hy sinh, chịu đựng. Trái lại người cứ  huân chứa những điều bất thiện như  trộm cắp gian dâm, dối trá, lường gạt….tất sẽ không sao tránh khỏi quả  xấu, đọa vào những cõi ác chịu muôn vàn khổ đau không sao kể xiết.

          Trong việc sống đạo, tin vào Lẽ Nhân Quả như lời Chúa truyền dạy sẽ sinh vô vàn ơn ích. Tuy  vậy đó là điều không hề dễ chút nào. Bởi trong thực tế có những người sống tham lam, ích kỷ nhưng bản thân họ và con cái vẫn có địa vị, quyền thế, giàu có sung sướng hơn ai ?Ngược lại  có những người ăn ở hiền lành  thật thà lại phải sống trong hoàn cảnh nghèo khó, yếu đau không có tiền chữa chạy v.v…

          Mặt khác để có thể tin vào Lẽ Nhân Quả thì cần phải tin con người không phải chỉ có  một kiếp sống này mà còn có những kiếp sống khác. Đối với người Công Giáo, thật khó lòng tin vào Nhân Quả  nếu vẫn cho rằng con người được Đấng Tạo Hóa dựng nên và chỉ có một kiếp sống này.

          Có tin vào Lẽ Nhân Quả, con người mới có thể có trách nhiệm cả về đời sống xã hội cũng như tâm linh nhưng đời sống tâm linh là quan hệ hơn hết. Tại sao ? Bởi vì chết không phải là…hết mà còn tiếp nối mãi đến  cõi vô cùng đời đời. Chính cái…vô cùng ấy khiến cho ta phải quan tâm. Chết rồi  sẽ phải đối diện với cái…vô cùng hoặc khốn nạn đời đời hoặc hạnh phúc bất tận.

          Thánh Augustino khi suy gẫm về cõi đời đời  ấy đã nói: “ Để làm điều sai trái  thì người ta không quản ngại khó nhọc gian lao, bày mưu tính kế, tìm mọi phương thế để đạt cho kỳ được.  Còn việc Rỗi Linh Hồn thì lại sợ khó  khăn, lao nhọc, sợ hãm mình hy sinh. Thành ra họ buông xuôi lẩn tranh. Con người chỉ nhận chân được giá trị trường cửu khi bước qua ngưỡng cửa của sự chết. Lúc ấy ta mới  tiếc nuối vì Thiên Chúa  đã trao ban biết bao nhiêu phương thế, bao nhiêu cơ hội để lập công  nên Thánh mà ta lại nỡ lòng từ chối Ơn Ngài” ( Thánh An Phong – Việc Rỗi Linh Hồn ).

          Đúng là con người chỉ nhận ra giá trị trường cửu khi bước qua ngưỡng cửa sự chết nhưng khi đó thì đã quá muộn, có hối cũng chẳng  còn kịp nữa. Để tránh cái sự …hối không kịp ấy thì chi bằng  khi còn có diễm phúc được làm người. Hơn nữa lại được làm Con Chúa, sống trong Giáo Hội của Chúa thì chúng ta hãy gắng sức tạo cho mình một cái Nghiệp Lành.

          Như đã biết, Nghiệp là do tác ý tức lòng muốn và lòng muốn ấy  cứ được lặp đi lặp lại mãi sẽ trở thành Nghiệp miễn là chúng ta phải kiên tâm bền đỗ: “ Cây to một ôm, khởi sanh nơi gốc nhỏ. Đài cao chín tầng, khởi đầu nhúm đất con. Đi xa nghìn dặm, khởi đầu một bước chân” ( Kinh Pháp Cú Thí Dụ )./.

Phùng  Văn  Hóa

 

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 4 Phục Sinh B

Video Player
 
00:00
 
31:17
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục