Tiêu điểm
Cái quý nhất của con nguời là được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Cái hạnh phúc lớn nhất của con người là gìn giữ nét đẹp cao qúy đó nơi phẩm giá làm người của mình. Và điều cần thiết nhất để có một cuộc sống tốt với mọi ngừơi là nhận ra tha nhân cũng chính là hình ảnh của Thiên Chúa.
Thế nhưng, nhiều người đã phủ nhận điều cao qúy nơi phẩm giá làm người của mình. Họ không tin rằng có Thiên Chúa. Họ chối từ sự sống thần linh mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Từ đó người ta cũng không lo gìn giữ cái đẹp của phẩm giá làm người của mình. Họ chỉ thấy con người là một loài vật có ăn có uống. Thế giới của họ là một thế giới mạnh thắng, yếu thua, và “cá . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Mùa Chay mang mầu tím ảm đạm. Mầu tím buồn để ta nhớ đến thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. Mầu tím buồn để đến cuộc sống mong manh chóng tàn nơi cõi thế. Mầu tím buồn đưa ta đi theo bước Chúa Giêsu trên đường khổ nạn. Mầu tím buồn nhắc ta nhớ đến cái chết đau khổ của Người trên thánh giá.
Giữa bầu khí ảm đạm của mùa Chay, hôm nay bỗng bừng lên làn ánh sáng chói chang từ đỉnh núi Ta bo. Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện, dung mạo Người bỗng dưng đổi khác. Thần tính phát lộ khiến dung mạo Người trở nên sáng láng, ánh sáng rực rỡ làm say mê tâm hồn các môn đệ. Được sống trong khung cảnh thần thiêng thánh thiên, các ông không muốn rời bỏ . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Trong trình thuật Tin Mừng của thánh Luca hôm nay, Chúa Giêsu biểu lộ thiên tính của mình cho các môn đệ thân thiết nhất. Chúa Giêsu cho thấy Ngài là Đấng vinh quang, vượt trội hơn cả Môsê và Êlia, vốn là những nhân vật vĩ đại trong lịch sử của dân Israel thời Cựu Ước. Cuộc biến hình của Chúa Giêsu là để xác định lời công bố trước đó của Ngài về cuộc khổ nạn, cái chết và trên hết là Sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy” (Lc 9:22). Cuộc biến hình của Chúa Giêsu cũng là để các môn đệ được chọn của Ngài biết rằng Ngài chính là Thiên Chúa . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Bạn, ai trong ta đã không nhiều lần sốt ruột, vì cớ này hay vì cớ khác.
Chờ tàu, tàu không đến, sốt ruột; mong mẹ về, mẹ không về, sốt ruột; mong chóng đến ngày đi tu, ngày ấy không đến, sốt ruột; mong chóng được rửa tội, ngày ấy chậm đến, sót ruột; mong chóng được công ăn việc làm, mãi không được, sốt ruột… và bao nhiêu cái sốt ruột khác nữa. Trong đời Bạn, cũng như trong đời bất cứ ai, chúng ta đã gặp trăm cái sốt ruột, lắm lúc đến đổ mồ hôi, lắm khi đến quên ăn mất ngủ, lắm lúc đến phát điên phát khóc, phải không Bạn?
Nhưng ngồi nghĩ lại, sốt ruột làm gì cho mệt trí, và lắm khi sốt ruột chẳng ích gì… Mong tàu, tàu không đến, sốt ruột… được ích gì? Bạn . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
16/03/25 Chúa nhật tuần 2 mc – c
Lc 9,28b-36
Chúa ki-tô, định hướng đời tôi
Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người.” (Lc 9,28b-36)
Suy niệm: Chàng phi công St. Exupéry đồng thời là nhà văn nổi tiếng của Pháp, cho biết, bay giữa đêm tối thật là nguy hiểm. Phi công có thể lầm lẫn giữa sao trên trời và ánh sáng dưới đất. Vì thế, tỉnh táo phân biệt và định hướng quyết định sự sống còn của phi công. Ba chàng ‘phi công’ Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an suýt mất mạng trong chuyến bay đức tin. Phê-rô . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Đức Giêsu khởi đầu cuộc rao giảng Tin Mừng về tình yêu thương xót và cứu độ của Thiên Chúa; rồi trong tư cách một người phàm, qua kinh nghiệm ‘cám dỗ’ nơi chính bản thân mình, Người cho thấy phải tiếp nhận Tin Mừng cứu độ đó như thế nào. Kinh nghiệm chiến đấu với cám đỗ này mang tính phổ quát, cách riêng có giá đối với Kitô mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh, không chỉ dưới khía cạnh luân lý nhưng nhất là trong thái độ tiếp nhận Tin Mừng. Càng là Kitô hữu, dầu là các linh mục – tu sĩ đã được tu luyện nhiều năm tháng, ai trong chúng ta cũng cần liên tục vượt thắng các cơn cám dỗ đánh trực tiếp vào niềm tin của mình.
Nói tới ‘cám dỗ’ thông thường ta nghĩ . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Nguyên nhân chính khiến người ta không được hạnh phúc trong nội tâm là tính vị kỷ hay còn gọi là ích kỷ. Kẻ nào tự cho mình là quan trọng bằng cách khoe khoang thì thực sự kẻ ấy đang phô bày bằng cứ cho thấy hắn thuộc loại người vô giá trị. Tính kiêu ngạo là một nỗ lực gây ra ấn tượng về những gì thực ra chúng ta không hề có.
Người ta hẳn sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu thay vì tán dương cái ngã của mình đến vô tận thì lại biết đẩy lùi cái ngã ấy vào con số không. Lúc đó họ sẽ gặp được cái vô biên đích thực nhờ vào nhân đức quý hiếm nhất trong các nhân đức của thời hiện đại này đó là đức khiêm tốn. Khiêm tốn là đưa ra sự thực về chính mình. Một người cao 1,8m . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Khi bàn về thân phận con người, triết gia Platon nhận định rằng: “Con người như một cỗ xe có hai ngựa kéo về hai chiều đối nghịch.” Có một thế lực cao cả lôi kéo người ta về hướng tốt và một quyền lực đen tối kéo người ta về hướng xấu; và như thế, bản thân con người bị giằng co, xâu xé bởi hai thế lực đối kháng nhau!
Cảnh xung đột nội tâm nầy nhiều khi trở nên hết sức gay gắt và ác liệt đến độ thánh Phao-lô phải đau lòng than lên: “Điều lành tôi muốn, tôi không làm; trong khi điều dữ tôi gớm ghét, tôi lại làm… Vô phúc thay con người tôi!” (Rm 7, 19.24).
Các xung đột nội tâm hay các chước cám dỗ không buông tha bất cứ ai và sẽ bám riết con người cho đến . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Thằng bé nói:
“Chào Soeur.
“Còn mấy phút nữa là tới giờ em có cuộc phỏng vấn xin việc làm. Em giúp Soeur một tay nhé?
“Chắc là có một việc nào đó em có thể giúp đỡ Soeur được phải không nào?
“Công việc chung quanh còn nhiều quá.
“Nếu có công việc gì Soeur cứ cho em biết nhé?
“Em sẽ làm bất cứ việc gì Soeur muốn nhờ em làm.”
Thằng bé nhìn tôi, đôi mắt và đôi tai của nó đều lanh lợi, nó kiễng tới kiễng lui trên đôi giầy trượt có bánh xe dưới chân, như thể đang chờ tới giờ khởi hành một cuộc đua.
Suốt bằng ấy năm trời ở tại Nhà Giao Ước, trong tất cả những đứa trẻ tôi đã từng gặp (tôi đã từng gặp rất nhiều… trong suốt 26 năm qua, tôi đã từng gặp trên . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp
Thưa quý vị, thưa các bạn, chịu cám dỗ là “ thân phận “ con người, khi bị cám dỗ là khi bị xúi giục bởi thần dữ là satan. Con người là loài thụ tạo đứng sau thiên thần, khi con người “không muốn “ làm bạn với Thiên Chúa, thì họ sa chước cám dỗ, nghĩa là “mắc bẫy” satan.
Như vậy, khi bị cám dỗ là khi con người tách mình khỏi Thiên Chúa, tức phần nhân tính của họ bị “tấn công” bởi satan và nó đã thành công (đó là sa chước cám dỗ). Còn khi bị cám dỗ, con người biết chạy đến bên Thiên Chúa để cầu xin mặc lấy “Thần Tính” của Ngài , tức Thần Khí, là Chúa Thánh Thần, thì satan rút lui.
Vâng, về nguyên tắc là thế, nhưng cái khó của con người là có biết phân . . . >> Bấm vào tên bài để đọc tiếp