CẢM NGHIỆM SONG LC -THÁNH CA TIN MỪNG
- Details
- Category: 2. Cảm Nghiệm Sống Lời Chúa
Kinh Chuc Quy Cha, Quy Thay, Quy Soeurs, Quy AnhChi va GiaDinh cuoi tuan VuiVe - BinhAn. HXLy.
Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng muốn được người ta tôn trọng và đón tiếp, ai cũng ca tụng tính hiếu khách vì hiếu khách là một đức tính tốt, và người hiếu khách là người có tinh thần bác ái.
Sách Sáng thế cho biết ông Abraham là một người hiếu khách, ông đã mời ba người khách lạ vào lều và hầu hạ họ như tôi tớ. Đáp lại tấm thịnh tình của ông, ba vị sứ giả của Thiên Chúa loan báo cho ông biết là ông sẽ có con trai trong tuổi già (Bài đọc 1). Martha và Maria cũng là người hiếu khách, hai chị em đã đón tiếp Đức Giêsu vào nhà và đã phục vụ Ngài một cách tận tình, tuy mỗi người có một cách phục vụ khác nhau (Tin mừng).
Trong cách tương giao, câu chuyện giữa chủ và khách là một cuộc đối thoại chứ không phải là độc thoại. Theo tâm lý chung, ai cũng thích nói, muốn bộc lộ hết tâm tư cho người kia, nhưng người sành tâm lý và được người ta ưa chuộng là người biết lắng nghe, tạo cơ hội cho người kia bộc bạch hết tâm tình của mình. Trong cuộc đón tiếp Đức Giêsu vào nhà, Martha chỉ bận rộn cho bữa ăn mà bỏ quên Ngài, còn Maria thì biết tạo cơ hội cho Ngài thổ lộ tâm tình và được hiểu biết những chân lý mà Ngài muốn mạc khải cho. Trong hai cách phục vụ thì Chúa thích lối phục vụ của Maria hơn, đó là biết lắng nghe: “Maria đã chọn phần tốt nhất”.
Trong cuộc sống Kitô hữu, nhất là trong cuộc sống tông đồ, sinh hoạt để làm sáng danh Chúa là một điều tốt, nhưng những sinh hoạt ấy chỉ đem lại lợi ích nếu nó được đan dệt bằng sự cầu nguyện, bằng suy niệm và bằng sự thinh lặng trong sự hiện diện của Chúa. Chúng ta đừng đặt câu hỏi: Chúa có nói với chúng ta không, mà phải hỏi ngược lại: chúng ta có thinh lặng và yên tĩnh đủ để nghe Ngài hay không ?
Trên đường tiến về Giêrusalem, Đức Giêsu ghé vào nhà chị em Martha, Maria và Lazarô ở làng Bêtania, cách Giêrusalem ba cây số. Martha đón rước Đức Giêsu vào nhà. Cách đón tiếp của Martha đã chứng tỏ rằng gia đình này đã từng quen biết Ngài và đã có nhiều lần Ngài đến nhà như người quen biết thân mật (Ga 11,1-14).
Hai chị em có hai tính tình khác nhau: Martha là một người hoạt động, còn Maria là một người trầm lặng. Cô Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Ngài. Còn cô Martha thì lăng xăng lo lắng đón tiếp Chúa, một vị khách quý mà cô muốn bày tỏ hết lòng kính trọng. Martha cảm thấy khó chịu vì cô em không giúp mình một tay, sợ trễ giờ, đến nỗi phải xin Chúa can thiệp, với một giọng trách móc:”Xin Thầy bảo em con giúp con với”.
Không biết câu trả lời của Đức Giês có làm cho Martha buồn không: “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều chuyện. Chỉ có một sự cần mà thôi : Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không ai lấy mất” (Lc 10,42).
Martha là con người rất yêu mến Đức Giêsu, biết quan tâm tới sức khỏe của Ngài. Trên cuộc hành trình đi vào làng, Ngài mệt mỏi, đói bụng, phải được ăn uống bồi dưỡng để tiếp tục đi rao giảng Tin mừng. Sự lo lắng cho sức khỏe của người khác là nét tinh tế của người phụ nữ. Vì yêu Chúa nhiều, Martha mới lo lắng và lăng xăng như thế. Trong khi đó Ngài lại trách yêu Martha: “Martha, Martha, con lo lắng và lăng xăng nhiều chuyện quá”
Ngày nay, người đàn bà danh tiếng nhất thế giới là một nữ tu bác ái, một Martha thời đại: chân phước Têrêsa Calcutta. Bà đã hiểu và truyền lại cho con cái thiêng liêng của Bà tinh thần bài Tin mừng hôm nay. Cầu nguyện trước khi hoạt động. Mỗi ngày để ra một giờ để chầu Mình Thánh Chúa trước khi xuống “địa ngục Calcutta” để săn sóc kẻ nghèo hoặc đi vào trong các “nhà chết”.
Trong khi tiếp xúc với Chúa chúng ta phải biết trao đổi như người ta nói: “Có đi có lại mới toại lòng nhau”, nghĩa là phải biết nói và biết nghe, biết cho và biết nhận. Nhiều khi chúng ta rất hào phóng chỉ biết cho Chúa mà không biết nhận. Trong lúc Chúa muốn cho chúng ta tạo điều kiện để Chúa có cơ hội ban cho chúng ta nhiều ơn, để chúng ta tiếp nhận, nhưng tiếc thay, Ngài không có cơ hội.
Trong cuộc sống của người môn đệ, có lúc “tất bật”, và có lúc “lắng nghe”. Tuy nhiên, không thể có hoạt động tốt nếu không lắng nghe tốt. Maria đã thành công khi tạo cho mình một thái độ không thể thiếu của một môn đệ: là ngồi dưới chân Đức Giêsu, cô quên mọi sự khác, để toàn tâm chú ý vào Chúa và lời Ngài… Nhưng sau đó, có lẽ cô sẽ là một tông đồ hoạt động vì Thầy mình (Fiches dominicales).
Người Kitô hữu sống ở trần gian, nhiều lúc phải tất bật với những công việc, nhưng không thể thiếu được sự cầu nguyện. Đối với nhiều người, cầu nguyện chủ yếu là đọc kinh, nhưng đọc kinh chỉ là một trong những hình thức cầu nguyện. Cốt yếu của sự cầu nguyện là kết hợp với Chúa. Nhiều khi chúng ta không đọc kinh, chỉ thinh lặng trước sự hiện diện của Chúa cũng là một cách cầu nguyện rất hay. Thinh lặng cũng là một cách cầu nguyện.
Có lẽ kinh nguyện có lợi nhất là ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, không làm gì cả. Chỉ ngồi trong sự hiện diện của Thiên Chúa, như Maria ngồi trong sự hiện diện của Đức Giêsu. Nếu chúng ta dành một số thời giờ cho việc cầu nguyện và suy niệm, hoặc chỉ cần ngồi thinh lặng trong sự hiện diện của Thiên Chúa, thì không phải là thời gian lãng phí mà là thời gian được sử dụng tốt. Mỗi ngày chúng ta phải cố gắng, dù trong một thời gian ngắn, tìm kiếm khuôn mặt của Thiên Chúa.
*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:
Trong cuộc sống hằng ngày TÔI cần xác tín rằng: “Câu hỏi thường đặt ra không phải Thiên Chúa có nói với chúng ta hay không, nhưng là chúng ta có thinh lặng và yên tĩnh đủ để lắng nghe Ngài hay không”.
Trong cuộc sống hằng ngày TÔI cần xác tín rằng: “Câu hỏi thường đặt ra không phải Thiên Chúa có nói với chúng ta hay không, nhưng là chúng ta có thinh lặng và yên tĩnh đủ để lắng nghe Ngài hay không”.
" Hail, star of the sea,
Nurturing Mother of God,
And ever Virgin
Happy gate of Heaven."
Nurturing Mother of God,
And ever Virgin
Happy gate of Heaven."
-------------------------------------