Ðọc I: (Năm II) Gv 11, 9 - 12, 8Trích sách Giảng Viên.Trong ngày thanh xuân, ngươi hãy nhớ đến Ðấng Tạo thành ngươi, trước khi thời gian đau khổ tới và trước khi tới thời gian mà ngươi sẽ nói: "Tôi không thích"; trước khi mặt trời, ánh sáng, mặt trăng, tinh tú sẽ ra tối tăm, và trước khi mây đen kéo lại sau trận mưa, khi kẻ giữ nhà run sợ, khi những kẻ anh dũng khiếp nhược, khi còn ít bà xay bột cũng ngưng việc, khi mấy bà nhìn qua cửa sổ mà chẳng thấy gì, khi cửa phố phường khép lại và tiếng cối xay nhỏ dần, khi người ta nghe tiếng chim kêu mà chỗi dậy và tiếng hát của các thiếu nữ tắt dần đi, ở những nơi cao người ta run sợ và trên đường đi người ta cũng khiếp đảm.Trước khi dây bạc đứt tan, và bình vàng vỡ nát, chiếc vò bể tan bên bờ suối, trục quay nước giếng gãy tan tành, và tro bụi sẽ trở về đất, hồn sẽ trở về cùng Chúa, Ðấng đã tác tạo nó.Ðó là lời Chúa.Ðáp Ca: Tv 89, 3-4. 5-6. 12-13. 14 và 17Xướng: 1) Thực ngàn năm ở trước thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh. Chúa khiến con người trở về bụi đất, Người phán: "Hãy trở về gốc, hỡi con người". - Ðáp.3) Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chớ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài. - Ðáp. Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.Phúc Âm: Lc 9, 44b-45Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm / Cảm Nghiệm
Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XXV Thường Niên hôm nay về hình thức cũng không tiếp theo bài Phúc Âm hôm qua ở cùng đoạn 9 của Phúc Âm Thánh ký Luca, nhưng về nội dung lại có tính cách liên tục và đồng nhất.
Thân phận của một Đức Kitô đích thực
Ðang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các môn đệ rằng: "Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời". Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy.
"Con Người sẽ phải bị nộp. Các ông không đám hỏi Người về lời ấy".
Alleluia: Tv 114, 13cd
4) Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con. Xin cho chúng con được hưởng ân sủng Chúa là Thiên Chúa chúng con; sự nghiệp tay chúng con làm ra, xin Ngài củng cố; xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra. - Ðáp.
2) Chúa khiến họ trôi đi, họ như kẻ mơ màng buổi sáng, họ như cây cỏ mọc xanh tươi. Ban sáng cỏ nở hoa và xanh tốt, buổi chiều nó bị xén đi và nó héo khô. - Ðáp.
Ðáp: Thân lạy Chúa, Ngài là chỗ chúng con dung thân, từ đời nọ trải qua đời kia (c. 1).
Giảng viên đã nói: Phù vân trên mọi phù vân, và mọi sự đều là phù vân.
Hạnh đào sẽ trổ hoa, châu chấu sẽ béo mập, cây phong điểu sẽ đâm chồi nảy lộc, vì con người sắp đi về nhà vĩnh cửu, và kẻ than khóc rảo quanh mọi phố phường.
Hỡi thiếu niên, hãy hân hoan trong thời niên thiếu và tâm hồn ngươi hãy hưởng hạnh phúc trong những ngày thanh xuân, hãy sống theo đường lối tâm hồn ngươi, và theo cái nhìn của mắt ngươi. Nhưng ngươi hãy biết rằng Thiên Chúa sẽ xét xử ngươi về những điều đó. Ngươi hãy loại bỏ sự giận ghét khỏi lòng ngươi, và hãy khai trừ sự gian ác khỏi xác thịt ngươi: vì tuổi trẻ và khoái lạc đều là hư không.
"Trong những ngày thanh xuân, ngươi hãy nhớ đến Ðấng Tạo thành ngươi; trước khi tro bụi sẽ trở về đất và hồn sẽ trở về cùng Chúa".
Thật vậy, Giáo Hội đã không chọn đọc đoạn Phúc Âm về điều kiện làm môn đệ của Chúa Kitô (9:23-27), về biến cố biến hình trên núi (9:28-36), và về sự kiện Người trừ quỉ cho một bé trai (9:37-43a), tương tự như Giáo Hội đã bỏ 2 trong 3 biến cố này ở Phúc Âm Thánh ký Marco trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXV Thường Niên đầu tuần này, mà chỉ lấy đoạn Phúc Âm về lời Chúa Giêsu tiên báo lần hai cuộc vượt qua của Người. "Ðang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các môn đệ rằng: 'Phần các con, các con hãy ghi vào lòng những lời này là: Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời'. Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy". Trong bài Phúc Âm của Thánh ký Luca hôm nay cũng thế, trước khi Người báo trước cuộc vượt qua của Người lần thứ hai, một mầu nhiệm chưa thể nào thấu hiểu và chấp nhận được đối với trí khôn phàm nhân của các tông đồ, cũng như nhất là đối với tâm thức của các vị về một Đấng Thiên Sai đầy quyền năng giải phóng vẫn thường thấy trong Lịch sử Cứu Độ của Dân Do Thái, Người cũng phải lợi dụng: "Ðang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các môn đệ..." vềmầu nhiệm ấy, một mầu nhiệm quan trọng đến độ Người đã nhấn mạnh với các tông đồ rằng: "các con hãy ghi vào lòng những lời này...". Trong Bài Phúc Âm hôm nay có một chi tiết rất lạ lùng và phản nghịch nhau một cách chát chúa, đó là: "Ðang lúc mọi người thán phục về tất cả các việc Chúa Giêsu làm, thì Người phán cùng các môn đệ rằng: '... Con Người sẽ phải bị nộp vào tay người đời'". Chi tiết hoàn toàn tương khắc nhau một cách chát chúa, đó là đang khi Chúa đang nổi tiếng, càng ngày càng được dân chúng hâm mộ, kính phục và theo đuổi, thì Người lại nói về thân phận mà chẳng ai ngờ, chẳng ai muốn và có thể là chẳng ai muốn theo Người nữa. Nếu nói theo kiểu trần gian thì đúng là Người chẳng khôn ngoan tí nào, chỉ làm cho mình bị tổn thương trầm trọng và thiệt hại nặng nề mà thôi."Hỡi thiếu niên, hãy hân hoan trong thời niên thiếu và tâm hồn ngươi hãy hưởng hạnh phúc trong những ngày thanh xuân, hãy sống theo đường lối tâm hồn ngươi, và theo cái nhìn của mắt ngươi.... Trong ngày thanh xuân, ngươi hãy nhớ đến Ðấng Tạo thành ngươi, trước khi thời gian đau khổ tới và trước khi tới thời gian mà ngươi sẽ nói: "Tôi không thích"; trước khi mặt trời, ánh sáng, mặt trăng, tinh tú sẽ ra tối tăm, và trước khi mây đen kéo lại sau trận mưa, khi kẻ giữ nhà run sợ, khi những kẻ anh dũng khiếp nhược,... và tro bụi sẽ trở về đất, hồn sẽ trở về cùng Chúa, Ðấng đã tác tạo nó".1) Thực ngàn năm ở trước thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh. Chúa khiến con người trở về bụi đất, Người phán: "Hãy trở về gốc, hỡi con người".3) Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chớ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài.
Thánh COSMA và Thánh ĐAMIANÔ tử vì đạoTheo truyền thuyết, thánh Cosma và Đamianô là hai anh em sinh đôi. Sinh tại Ả rập. Các Ngài sớm mồ côi cha. Mẹ các Ngài là một góa phụ nhân đức, đã không tiếc gì để giáo dục con cái về tri thức và đạo đức. Bà gửi hai con theo học ở Syria. Tại đây Cosma và Đamianô nổi tiếng là lương thiện, vô vị lợi và trong trắng. Vì thế, người ta đã đặt cho hai ngài một danh xưng bằng tiếng Hy Lạp là “những người nghèo khó.” Với cách thức đó, các ngài đã hoán cải được nhiều người trở thành tín hữu Công giáo.Thiên Chúa đã chúc lành cho dự tính của các Ngài và ban cho các Ngài được thông thạo về nghề thuốc. Chữa bệnh hoàn toàn miễn phí, các Ngài càng ngày càng trở nên danh tiếng vì những cuộc chữa lành nhờ lời cầu nguyện. Những cuộc chữa lành lạ lùng này lôi cuốn được nhiều người, kể cả các lương dân đến với các Ngài. Tuy nhiên, chính vì tiếng tăm lừng lẫy này đã đưa tới cái chết vì đạo của các Ngài.Chứng kiến phép lạ tỏ tường ấy, thêm nhiều người được ơn trở lại. Sau khi Cosma và Đamianô qua đời, có nhiều chứng bệnh được chữa lành qua lời chuyển cầu của các ngài. Đôi khi hai vị còn hiện ra trong giấc mơ để mách bảo cho bệnh nhân phương pháp chữa bệnh. Nghe tin này, quan tổng trấn truyền lập giàn thiêu. Nhưng giữa ngọn lửa cháy bừng, hai thánh nhân vẫn không hề hấn gì. Cuối cùng quan tổng trấn ra lệnh xử trảm. Hai thánh Cosma và Đamianô khẩn khoản nài xin Chúa thương nhận lễ dâng của các Ngài và cầu xin Chúa tha tội cho những kẻ đã hành hạ mình. Sau những nhát chém đầu tiên, đầu các Ngài lìa xác và nhận phúc tử vì đạo. Hôm ấy là ngày 26-09-297.
Đaminh Maria cao tấn tĩnh, tổng hợp từ websites của TGP Sài Gòn, Dòng Tên và CGVDT
Danh tiếng của hai thánh Cosma và Đamianô lan rộng khắp Giáo hội vì những cuộc chữa lành bệnh các Ngài đã thực hiện. Hoàng đế Justinô I khuyến khích lòng sùng kính hai thánh nhân. Một nguyện đường được xây dựng ở Aege miền Cilicia để ghi nhớ nơi các Ngài chịu chết vì đạo. Tại Roma, Đức Thánh Cha Symmachô (498 - 514) đã cho xây nguyện đường kính hai thánh, và Đức Thánh Cha Felix IV (526 - 530) đã cho xây một đại giáo đường kính các Ngài. Tại Brazil, Cosma và Đamianô được coi là người bảo vệ trẻ em, vào ngày lễ kính, tín hữu Brazil tặng các trẻ em những túi kẹo có in hình các ngài. Cùng với thánh Luca, hai thánh Cosma và Đamianô được đặt làm thánh bổn mạng các y sĩ và các nhà giải phẫu.
Các hoàng đế Điôclêtianô và Maximianô quyết tận diệt Kitô giáo, đã sai tổng trấn Lysias đến Ege để ép buộc các Kitô hữu phải dâng hương tế thần. Ai không tuân lệnh sẽ bị sát hại. Các lương dân tố cáo với quan tổng trấn rằng có hai người rất thạo nghề thuốc nhưng lại là thù địch chí tử của các thần minh. Nếu họ tiếp tục hành nghề các đền thờ sẽ trống vắng và cả nước sẽ theo Kitô giáo hết. Nghe tin này quan tổng trấn truyền bắt giam hai Ngài. Sau khi bắt các Ngài phải dâng hương tế thần mà không được, ông ra lệnh hành hạ các Ngài. Nhờ ơn Chúa, hai thánh Cosma và Đamianô đã nhẫn nại chịu đựng, lại còn tỏ ra hân hoan nữa. Quan lính trói các Ngài rồi bỏ xuống biển, nhưng các thiên thần đã đến tháo cởi xiềng xích và cứu các Ngài bình an vô sự.
Nhiệt thành với đức tin, các Ngài dự tính học nghề thuốc. Khoa này vào thời ấy bị coi rẻ. Nhưng các Ngài tin rằng khi chữa lành thể xác con người các Ngài có thể góp phần vào việc chữa trị tật bệnh linh hồn. Mỗi khi có dịp, cả hai vị thánh đều kể cho các bệnh nhân của mình nghe biết về Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Và vì yêu mến cặp bác sĩ song sinh này, họ đã rất sẵn lòng lắng nghe hai ngài. Cosma và Đamianô thường mang lại sức khỏe cả phần xác lẫn phần hồn cho những người đến xin các ngài giúp đỡ.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
4) Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con. Xin cho chúng con được hưởng ân sủng Chúa là Thiên Chúa chúng con; sự nghiệp tay chúng con làm ra, xin Ngài củng cố; xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra.
2) Chúa khiến họ trôi đi, họ như kẻ mơ màng buổi sáng, họ như cây cỏ mọc xanh tươi. Ban sáng cỏ nở hoa và xanh tốt, buổi chiều nó bị xén đi và nó héo khô.
Đúng thế, tự mình, theo bản tính hạn hẹp và bất lực của loài người, họ thật sự là non dại, nếu không có Chúa, nếu Chúa không ở cùng họ, ban ơn cho họ, thành phần muốn trở thành người lớn, nghĩa là muốn khôn ngoan thì cần phải biết bám lấy Chúa: "Thân lạy Chúa, Ngài là chỗ chúng con dung thân, từ đời nọ trải qua đời kia", một tâm tình được bộc phát nguyên văn trong Câu Họa của Bài Đáp Ca hôm nay, một Câu Họa bao gồm tất cả nhận thức chân thực về thời gian ngắn ngủi, về cuộc đời tạm bợ mau qua của con người, về Thiên Chúa hằng hữu và sự sống biết diệt:
Thế nhưng, Người không thể nào không thể nói, hay cứ tiếp tục che đậy sự thật quá phũ phàng về Người, một cách lừa đảo chỉ có lợi cho mình mà không có lợi cho người, nhất là thành phần môn đệ theo Người, để tùy họ tự quyết và lượng sức xem có còn muốn tiếp tục theo Người nữa chăng, nếu còn thì họ hãy sửa soạn sẵn sàng một tương lai mù mịt đen tối chụp xuống đời họ. Đó là lý do mới có lời khuyên chí lý của Sách Giảng Viên trong Bài Đọc 1 hôm nay cho riêng thành phần trẻ trung, như trường hợp các môn đệ của Chúa Giêsu, những tâm hồn non dại trong Phúc Âm hôm nay, khi "các ông không lĩnh hội được ý nghĩa".
Phần các tông đồ, thành phần đã từ bỏ mọi sự mà theo Người, không biết có phải hoàn toàn vì lý do trần tục hay chăng, ở chỗ các vị hy vọng sau này có thể được vẻ vang bởi các vị đã trở thành chân tay thân tín của chính Đấng Thiên Sai đầy uy quyền của Thiên Chúa, như các vị đã có lần tranh nhau ngôi thứ, được Thánh ký Marco thuật lại trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm B? Cho dù không hoàn toàn như thế, nhưng đứng trước một mầu nhiệm siêu việt ấy, Phúc Âm hôm nay đã cho biết: "các ông không hiểu lời đó, vì nó còn bị che khuất, nên các ông không lĩnh hội được ý nghĩa, và các ông không dám hỏi Người về lời ấy".
Như đã cảm nhận về dung nhan lưỡng diện của "Đức Kitô" trong bài Phúc Âm hôm qua, một dung nhan có bộ mặt trái rất ư là kinh hoàng khiến cho chính vị trưởng tông đồ đoàn là Thánh Phêrô cũng phải vấp phạm. Bởi thế, sau khi tiết lộ về mầu nhiệm vô cùng bí mật này, Người chỉ dám tiết lộ sau khi đã thấy được đức tin thật chính xác của thành phần môn đệ tông đồ của Người, và Người cũng đã phải tìm cách củng cố cho đức tin của các vị nữa, bằng cách Người đã tỏ vinh quang của Người ra cho các vị một cách rạng ngời, qua việc Người biến hình trên núi cao, ám chỉ cuộc phục sinh khải hoàn của Người, như cả 3 Phúc Âm Nhất lãm đều thuật lại sau lần tiết lộ đầu tiên ấy.
Đúng thế, bài Phúc Âm hôm nay của Thánh ký Luca là bài Phúc Âm ghi lại lời Chúa Giêsu tiên báo lần thứ hai về cuộc vượt qua của Người: