CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - ĐƯỜNG VÀO TÂM DỊCH

  •  
    Thong Nguyen
    Sat, Sep 18 at 7:19 PM
     

    Lên đường, vào tâm dịch!

     

    LTS: Đoàn của giáo xứ Tân Bắc gồm 2 cha phó và 15 bạn trẻ đã tham gia vào chương trình của giáo phận Xuân Lộc tình nguyện hỗ trợ chống dịch tại tỉnh Đồng Nai. Từ tuyến đầu, đoàn đã chia sẻ với Công giáo và Dân tộc những tâm tình…

     

     

    Mặt chị tái xanh. Chị lặng lẽ đi lại và nói: “Em ơi! Em làm xét nghiệm lại cho chị lần nữa đi”. Cứ như thế, chị xin làm đi làm lại đến 3 lần, que xét nghiệm nhanh vẫn tiếp tục nổi lên 2 vạch màu đỏ. Sau một hồi, chị ngồi xuống ven đường, trên đám cỏ, thẫn thờ… Đó là một trong rất nhiều câu chuyện của những trường hợp đang sống bình an giữa xã hội, bỗng dưng cuộc sống đảo lộn do nhiễm siêu vi Corona mà chúng tôi đã gặp.

    Đoàn chúng tôi thuộc giáo xứ Tân Bắc (giáo phận Xuân Lộc), gồm 2 cha phó và 15 bạn trẻ. Theo lời kêu gọi của Đức Giám mục giáo phận, qua cha chánh xứ Giuse Tạ Duy Tuyền, chúng tôi bắt đầu hành trình thiện nguyện, đến những vùng mà dịch bệnh đang bùng phát mạnh, vùng đất mà ngay cả người ở đó cũng muốn tránh đi, chứ đừng nói là đến. Cả đoàn lên đường với lời động viên của cha chánh xứ, người mà chúng tôi vẫn gọi với cái từ thân thương là “bố”. Bố nhắn nhủ chúng tôi: “Ra đi có thể nguy hiểm, cũng có thể mất mạng, nhưng Giáo hội cần, xã hội cần và người dân đang cần”. Thế là chúng tôi hăng hái cất bước.

     

    Lúc ấy, chúng tôi chỉ nghĩ là mình sẽ đi với ước nguyện đóng góp chút gì đó cho Giáo hội và xã hội trong hành trình chống dịch. 15 bạn trẻ, đang ở độ tuổi đôi mươi, lứa tuổi cười nhiều hơn khóc, hồn nhiên và ngây thơ, có những bạn chưa từng phải lo đến chuyện ăn, chuyện mặc. Khi chiếc xe lăn bánh, nhìn những người thân quen ở lại vẫy tay chào, chúng tôi bắt đầu thấy lòng chùng xuống. Chúng tôi biết rằng, thời gian tới sẽ phải đối diện với những khó khăn, phải tự lo cho mình, phải đối diện với nỗi nhớ nhà, nhớ cha, nhớ mẹ, nỗi lo lắng bởi nguy hiểm vây quanh…Thế nhưng, tinh thần tuổi trẻ lấn át mọi nỗi lo, mọi nỗi sợ, chúng tôi vẫn vui vẻ, hăng hái lên đường vì biết rằng lần này mình đi không vì mình, nhưng vì niềm tin, lòng yêu mến.

    Sau nghi thức sai đi, chúng tôi được xe đưa đến điểm tập trung, cũng là nơi chúng tôi sẽ nghỉ ngơi, sinh hoạt sau thời gian làm việc. Đây là một nhà trẻ, những vật dụng từ ghế ngồi, cái bàn, hay bồn rửa mặt… cái gì cũng bé bé, xinh xinh. Đoàn được đón tiếp nhiệt tình, với sự chăm lo chu đáo, đầy đủ của chính quyền địa phương, để chúng tôi có thể an tâm phục vụ.

     

    Ngày đầu tiên đi lấy mẫu, chúng tôi hăng hái lên đường, một nhóm 15 người, chia ra làm 4 đội, về 4 khu vực trong xã Hiệp Phước để xét nghiệm cho người dân. Mặc bộ đồ bảo hộ màu xanh, đeo lên mặt kính chống giọt bắn và khẩu trang, nhìn chúng tôi ai cũng như mập ra, luộm thuộm đến buồn cười. Thế nhưng, chính những lúc nhìn có vẻ buồn cười ấy, lại là lúc chúng tôi cảm thấy trách nhiệm đặt nặng lên những đôi vai trẻ, trách nhiệm đối với bệnh nhân, trách nhiệm đối với người thân và chính bản thân mình.

    Ngày đầu vào việc êm ả, với kết quả chúng tôi vẫn giữ được “bàn tay xanh” (không có ca dương tính nào). Ngày thứ hai, khi tôi - trưởng đoàn - vừa đến trạm xét nghiệm, thì thấy một bạn giới trẻ ngồi thẫn thờ bên bồn hoa vệ đường. Lo lắng, tôi vội chạy đến hỏi, bạn trẻ ấy nhìn tôi với cặp mắt hoang mang: “Cha ơi! Có ca dương tính rồi, con đang lần hạt”. Cảm giác ấy, cái cảm giác sợ hãi thật sự, hoang mang thật sự, thương cảm thật sự ấy trong chúng tôi ai cũng phải trải qua một lần, vì ở đây được xem là “vùng đỏ”, vùng mà không ngày nào không có vài chục ca dương tính với SARS-CoV-2.

    Buổi tối về, trong lúc ăn cơm, bạn trẻ ấy đã dùng bữa cơm với những giọt nước mắt. Thế nhưng lúc này, những giọt nước mắt ấy không còn là sợ hãi, không còn là lo lắng, mà là những giọt nước mắt yêu thương, thương cho một em nhỏ 9 tuổi, một bà cụ đi không còn vững vì tuổi già, và một ông chú với gương mặt phong sương. Tất cả điều dương tính với siêu vi và chuẩn bị đến khu cách ly.

    Bản thân tôi là trưởng đoàn, vừa lo lại vừa mừng, lo vì không biết rồi chúng tôi sẽ ra sao khi mà ngày nào cũng phải đối diện với nguy cơ lây nhiễm, phải chứng kiến những mảnh đời lao đao vì dịch bệnh, đó là chưa kể một số người đến xét nghiệm không những không tuân thủ theo chỉ dẫn của chúng tôi, mà còn mắng chửi, mỉa mai…

    Thế nhưng chính những lúc lo lắng ấy, trong tôi lại dấy lên một niềm vui khôn tả, vui vì các bạn trẻ đang dần trưởng thành cả về tâm lý, lẫn tình cảm. Chính cuộc sống phục vụ nơi tuyến đầu chống dịch này sẽ giúp trái tim các bạn rộn rã trong tình yêu thương, giúp các bạn biết quý trọng cuộc sống hiện tại hơn, quý trọng thời gian được sống bên cha mẹ, bên người thân. Quan trọng nhất là các bạn sẽ cảm thấy cuộc đời này cần phải cho đi, cần phải hy sinh, sẻ chia thì mới tìm được hạnh phúc đích thực cho mình và mang hạnh phúc cho người khác.

     

    Nếu được phép, tôi xin ví hình ảnh của các bạn trẻ khi đón nhận, yêu thương và phục vụ người dân lúc này, giống như hình ảnh Mẹ Têrêsa thành Calcutta lúc phục vụ những người phong tại khu cách ly. Mẹ đã từng nói, sở dĩ Mẹ không sợ khi ôm và chăm sóc những người bệnh phong, vì Mẹ nhìn thấy được Chúa Kitô nơi họ. Và các bạn trẻ cũng thế, các bạn đã và đang nhận ra được khi phục vụ tha nhân, phục vụ những người đang cần đến tình yêu, sẻ chia là lúc đang làm việc ấy cho Chúa, và vì Chúa.

    Chuyện kể về đợt thiện nguyện của các bạn trẻ Tân Bắc không biết bao giờ mới hết, có những cảm nhận có thể viết ra thành lời, cũng có những cảm nhận chỉ có thể dùng trái tim yêu thương và cảm thông mới có thể hiểu thấu. Đó là chưa nói đến những lúc cùng nhau vượt qua khó khăn, cùng nhau tham dự thánh lễ buổi sáng, những giờ kinh ngắn gọn buổi tối, cùng nhau nấu nước xông, cùng nhau ăn bữa cơm như một gia đình thứ hai, chăm sóc cho nhau trong lúc không khỏe, nấu cho nhau những chén cháo trắng lúc nửa đêm… và còn nhiều thật nhiều những lần ngồi tâm sự với nhau chuyện quá khứ, hiện tại, cùng với những tiếng cười vô tư của một tuổi trẻ trong vắt.

     

    Dẫu biết rằng khi đến tuyến đầu sẽ vất vả, sẽ gặp khó khăn cả về thể xác lẫn tinh thần, có khi còn nguy hiểm, nhưng với tinh thần Kitô giáo, luôn hy sinh và phục vụ, chúng tôi vẫn đi và vẫn sẽ tiếp tục đi để phục vụ. Dù là nơi nào, hoàn cảnh như thế nào, thì mỗi người trong đoàn đềut tìm cho mình được niềm vui, sự hăng hái, với lời hứa đầy yêu thương của cha chánh xứ Tân Bắc: “Các con cứ đi, Cha sẽ luôn là hậu cần tốt nhất về vật chất, và giáo xứ sẽ luôn đồng hành với các con bằng giờ Lòng Thương Xót Chúa vào 15g hằng ngày”.

     

    Lm Giuse Nguyễn Quốc Tỉnh và Đoàn thiện nguyện Giới trẻ Giáo xứ Tân Bắc

     

     

    ______\__________________
     


    Khuôn mặt rạng rỡ

    Lm. Mark Link SJ

     

    Trích BTCN 19/9/2021

     

    Một thầy giáo ra bài làm cho các học sinh: "Hãy viết lại quãng thời gian trongcuộc đời  em  'một người Samari tốt lànhđối với ai đó." Một trong các họcsinh đã viết bài ấy như sau:

     

    "Vào mùa  trước khi tôi lên trung họcgiáo xứ chúng tôi tổ chức một ngày đithăm người già  người tàn tật ở một bệnh viện gần đóCả một dẫy xe lăn bệnh nhân làm tôi choáng vángLúc đầu tôi chỉ nhìn thấy toàn xe lăn.

    "Sau đó tôi nhận thấy  người ngồi xe lăn nhìn chăm chăm vào đôi chân của tôi.

     

    "Chỉ  thếBấy giờ tôi không chỉ nhìn đến xe lăn  tôi bắt đầu nhìn thấy ngườingồi trong đóTôi thấy các  tàn tậtnhững cựu chiến binh bị  liệtnhững ônggià không ai chăm sóccác em nhỏ thật mảnh khảnhTất cả đang chờ đợi xem ai đó để ý đến họTôi ngột ngạtvội vàng bước đi.

     

    "Tôi rảo bước quanh bệnh viện đến một giờ đồng hồTôi cảm thấy tức giận ThiênChúa  hoàn toàn hoang mang khi thấy quá nhiều sự đau khổ trong một nơichốnTôi cảm thấy  đơn hơn bất cứ bệnh nhân nàoTôi  người cần sự giúpđỡchứ không phải họ.

     

    "Nhưng một lúc sauvị Thiên Chúa  tôi trút sự giận dữ lên Người bỗng dưngtrở nên thực tế hơn bao giờ hết trong cuộc đờiTôi cảm thấy Thiên Chúa đã yêuthương những người này một cách đặc biệt.

     

    "Đó  một cảm nghiệm kỳ lạbỗng dưng đức tin sút giảm  bỗng dưng đức tin gia tăng--tất cả xảy ra trong khoảng khắc.

     

    "Tôi trở lại nơi  những người già  tàn tật tôi bắt đầu làm bất cứ   thểđể làm họ vuilấy cho họ ly nước ngọt  chỉ nói chuyện với họTôi làm chogương mặt họ sáng lên vào buổi chiều hôm ấy.

     

    "Nhưng trong tất cả các khuôn mặt rạng rỡ hôm ấymột khuôn mặt nổi bật hơntất cảTôi không bao giờ quên được khuôn mặt ấyĐó  khuôn mặt của chínhtôiChưa bao giờ tôi cảm thấy mình tốt lành đến thếchưa bao giờ tôi cảm thấyvui như vậy."

    ...

     

    Câu chuyện này thích hợp với bài đọc ngày hôm nay. Đặc biệt thích hợp vớiđiều  Chúa Giêsu nói với các môn đệ sau khi họ cãi nhau xem ai  người lớnnhất.

     

    Chúa Giêsu nói, "Ai muốn  người đầu thì phải tự đặt mình chót hết  trở thànhngười phục vụ tất cả" (Mc 9:35).

     

      vậy Chúa Giêsu đã dùng  hội này để nhấn mạnh đến một chủ đề nổi bậttrong phúc âmgiúp đỡ người khácnhất  người  nhu cầuChúng ta hãy xemxét chủ đề này kỹ hơn.

     

    Hãy nhìn đến chủ đề từ hai quan điểmTrước hếthãy nhìn  dưới quan điểm củangười  nhu cầuThứ haihãy nhìn  dưới quan điểm của những người giúp đỡ.

     

    Trong cuốn sách Majority of One, tác giả Sydney Harris đã diễn tả quãng thờigian ông bị gẫy xương ở bàn chânkhiến ông phải chống gậy đi khập khiễng trongvài ngàyVề cảm nghiệm nàyông viết:

     

    "Điều khoan khoái về cảm nghiệm này  nếu không   sẽ thật đau lòng cách người ta đối xử với tôiHọ mở cửa cho tôigiúp tôi bước lên xe taxi, nhườngchỗ cho tôi trong thang máyTinh thần tôi phấn khởi khi được đối xử như vậy."

     

    Nhận xét của ông Harris cho thấy sự phục vụ đã làm  theo quan điểm của người nhu cầu đã làm cho khuôn mặt họ rạng rỡ làm họ cảm thấy  người lo lắng đến họ làm họ cảm thấy  người thương mến họ.

     

    Điều này đưa chúng ta đến quan điểm thứ haisự phục vụ tác động gì nơi nhữngngười giúp đỡ người khác? Không   tốt hơn để minh họa bằng nhận xét củaem học sinh trênkhi em nói:

     

    "Tôi làm cho gương mặt họ sáng lên vào buổi chiều hôm ấyNhưng trong tất cảcác khuôn mặt rạng rỡ hôm ấymột khuôn mặt nổi bật hơn tất cảTôi không bao giờ quên được khuôn mặt ấyĐó  khuôn mặt của chính tôiChưa bao giờ tôicảm thấy mình tốt lành đến thếchưa bao giờ tôi cảm thấy vui như vậy."

     

    Sự nhận xét của em minh họa điều  sự phục vụ đã tác động nơi những ngườigiúp đỡ người chung quanh làm cho gương mặt họ rạng rỡ hơn cả khuôn mặtcủa những người được sự giúp đỡ.

     

     tôi nghĩ  do của điều này thật đơn giản phát xuất từ điều  chúng ta quên xuất phát từ điều  chúng ta không thấy phát xuất từ điều chúng ta cần được nhắc nhở luôn luôn

     

     một bức tranh thời thế kỷ 19 vẽ một hàng dài những người nghèo trong mộtkhu tồi tàn của thành phốhọ đang đứng đợi trước một nhà phát chẩn.

    Đó  một bức tranh đáng chú ý. Nhưng điều đáng chú ý nhất trong bức tranh một trong những người nghèo đứng xếp hàngÔng ta  vòng hào quang trên đầuNhìn kỹ lại thì đó  Chúa Giêsu.  điều này cho chúng ta thấy  do  khuônmặt những người giúp đỡ than nhân lại rực rỡ hơn những người được giúp đỡChính  khi giúp đỡ người nghèohọ khám phá ra Chúa Giêsu trong thế giớingày nay. Người ở ngay trong những người  nhu cầu.

     

    Đây  điều chúng ta quênĐây  điều chúng ta không thấyĐây  điều chúng ta cần được nhắc đi nhắc lại.

     

     không ai khác hơn  chính Chúa Giêsu đã nói: "Ta đóicác ngươi đã cho ăn; Ta khátcác ngươi đã cho uống; Ta  khách lạcác ngươi đã tiếp rước; Ta trầntruồngcác ngươi đã cho mặc; Ta đau yếucác ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi các ngươi đến hỏi han… mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anhem  nhỏ nhất của Ta đây các ngươi đã làm cho chính Ta vậy!" (Mt 25:35-36, 40).

     

    Chúng ta hãy chấm dứt bằng sự thành khẩn lắng nghe lời mạnh mẽ của Albert Schweitzer, một trong những Kitô Hữu  đại trong thế kỷ của chúng ta.

     

    Vào lúc 30 tuổiông hy sinh sự nghiệp của một nghệ  trình tấu cho những ngườinhà giầu ở Âu Châu  trở nên một bác  đi truyền giáo  chăm sóc người nghèoở Phi Châu. Khi về giàông nói:

     

    "Tôi không biết định mệnh của bạn ra saonhưng tôi biết chắc một điềungườithực sự hạnh phúc  người tìm cách phục vụ người khác."

    Chúng ta hãy lập lại những lời này một lần nữa  chúng thật quan trọng.

     

    "Tôi không biết định mệnh của bạn ra saonhưng tôi biết chắc một điềungườithực sự hạnh phúc  người tìm cách phục vụ người khác."


     
    _____________